Top 8 # Tại Sao Lại Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bà Bầu Dễ Bị Tiểu Đường Thai Kỳ ?

Nếu bệnh tiểu đường xảy đến với bạn trong thời kỳ mang thai, có nghĩa là mẹ bầu đang gặp rắc rối với bệnh tiểu dường thai kỳ.

Tại sao tầm bổ quá mức dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ?

Trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi để giúp cho sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi. Điều này có thể gây ra sự rối loạn trong việc sản xuất insulin của cơ thể. Thêm vào đó, nếu chế dộ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai không được kiểm soát do việc ốm nghén, mẹ bồi bổ quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường, chất béo, đạm (sữa, cơm, cháo chim hầm, nội tạng động vật…) khiến lượng đường Glucose trong máu tăng cao. Tuyến tụy không sản xuất đủ insuline để điều tiết, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bắc tiểu đường thai kỳ.

Những món ăn dễ gây bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu khoa học, nội tạng động vật chứa nhiều đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo, đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, những loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, cung cấp cho mẹ bầu một lượng lớn Cholesteron xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Đồ ăn ngọt, nhiều tinh bột

Đồ ngọt, nhiều tinh bột như: bánh ngọt, sữa, cơm… cung cấp nhiều năng lượng, giúp mẹ bầu tránh xa các cảm giác mệt mỏi, stress trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại trường đại học Auckland (New Zealand), việc ăn nhiều đồ ngọt khi mang thai có thể làm giảm các chất dinh dưỡng cung cấp đến thai nhi, đặc biệt là thai nhi gái. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường trong thời kỳ mang thai.

3. Đồ hộp và thức ăn chế biến sẵn

Đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản không tốt cho phụ nữa mang thai. Nhiều tài liệu chứng minh, mẹ bầu ăn nhiều đồ hộp trong thời kỳ đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hơn nữa, các loại đồ ăn chế biến sẵn như hoa quả đóng hộp, chứa một lượng lớn đường hóa học, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và u bàng quang.

4. Đồ chiên rán

Theo các nhà khoa học của đại học Harvard (Mỹ), đồ chiên, rán giải phóng các chất độc vào thực phẩm, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Những phụ nữ thường xuyên ăn khoai tây chiên, trứng tráng, gà rán… dễ mắc bệnh tiểu đường thai thai kỳ trong giai đoạn đầu.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ bầu rất cao, nhưng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, lựa chọn các đồ tươi, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các món ăn lành mạnh.

Tiểu Đường Thai Kỳ: Tại Sao Nó Xảy Ra?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hiểu rõ về căn bệnh này cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các thai phụ giảm được nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể các biến chứng.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai ở Mỹ mỗi năm.

Có hai loại tiểu đường thai kỳ, bao gồm: tiểu đường thai kỳ type 1 và tiểu đường thai kỳ type 2. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

2. Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không đặc hiệu vì vậy bệnh thường được phát hiện khi thai phụ thực hiện kiểm tra định kỳ.

Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc tiểu đường thai kỳ, bao gồm:

Bạn cảm thấy khát hơn bình thường

Bạn đói bụng và ăn nhiều hơn bình thường

Bạn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.

3. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường có tên là glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời sử dụng nó để tạo năng lượng.

Khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể bạn cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, bao gồm:

Có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để mắc bệnh tiểu đường (đây được gọi là tiền đái tháo đường)

Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường

Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

Thai phụ mắc huyết áp cao

Đã từng sinh em bé có trọng lượng trên 4kg

Đã từng sinh bé bị dị tật bẩm sinh hoặc bị chết non

Thai phụ trên 25 tuổi.

4. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào khoảng nửa sau của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra trong khoảng từ tuần 24 đến 28 hoặc có thể sớm hơn nếu bạn có nguy cơ cao.

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao hơn một mức nhất định, thường là khoảng 200 miligam mỗi decilit (mg / dL), bạn sẽ cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Điều này có nghĩa là kiểm tra lượng đường trong máu của bạn khi không có thức ăn và làm xét nghiệm glucose sau 3 giờ.

Nếu bạn có nguy cơ cao nhưng kết quả xét nghiệm của bạn là bình thường, bác sĩ có thể kiểm tra lại sau đó một khoảng thời gian để đảm bảo chắc chắn bạn không mắc bệnh tiểu đường.

5. Điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều trị sớm sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Bác sĩ sẽ thực hiện một số việc sau:

Kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 4 lần mỗi ngày

Kiểm tra nước tiểu để tìm ketone

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi cân nặng của bạn và sự phát triển của em bé, đồng thời có thể cung cấp cho bạn insulin hoặc một loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những mục tiêu này dành riêng cho phụ nữ mang thai nhằm kiểm tra lượng đường trong máu:

Trước bữa ăn: 95 mg / dL hoặc ít hơn

Một giờ sau bữa ăn: 140 mg / dL hoặc ít hơn

Hai giờ sau bữa ăn: 120 mg / dL hoặc ít hơn.

Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, bao gồm:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường: Thực hiện kế hoạch ăn uống dành riêng cho những người mắc tiểu đường. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Thay vì lựa chọn các đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem, bạn có thể dùng một số sản phẩm khác như trái cây, cà rốt hay nho khô, thêm vào khẩu phần ăn rau xanh và ngũ cốc.

Tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai: bạn nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp đều là những lựa chọn tốt, tất nhiên bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường bắt đầu vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm glucose sớm, có thể vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này được thực hiện lại một lần nữa trong khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ và nếu kết quả là âm tính thì bạn sẽ không cần phải xét nghiệm lại.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ được rất nhiều gia đình lựa chọn thăm khám trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, khi mẹ bầu lựa chọn Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên mẹ bầu sẽ được tham gia đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

BS Phạm Thị Xuân Minh đã có 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa đặc biệt là lĩnh vực Sản bệnh lí, chuyên môn, xử trí nhiều ca phẫu thuật nặng và khó.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguyên Nhân Tại Sao Người Bị Bệnh Tiểu Đường Lại Dễ Bị Mù?

Mù mắt là biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường.

Bác Huân, một cán bộ hưu trí 68 tuổi đang sống cùng với các con tại Hà Nội Bác Huân là một bệnh nhân đái tháo đường đã nhiều năm nay. Chia sẻ với chúng tôi, bác cho biết: ‘Tôi phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường một cách rất vô tình. Năm 2005, tôi bị sốt xuất huyết và khi phải thử máu tôi mới biết mình bị đái tháo đường. Bác sĩ bảo tôi có thể đã bị đái tháo đường trước đó nhiều năm mà không biết’.

Theo lời bác Huân cuộc sống của bác, thậm chí của cả những thành viên trong gia đình đều thay đổi theo chế độ ăn kiêng của người đái tháo đường Bác rất lo lắng cho sức khỏe nghe nói bệnh đái tháo đường dẫn đến nhiều biến chứng như tim thận

Bác chăm chỉ tập thể dục 30 phút mỗi ngày và hạn chế xem tivi trong thời gian dài. Đồng thời cũng tham gia Câu lạc bộ đái tháo đường để tìm hiểu thông tin về cách phòng tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ bảo quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng tháng nào bác cũng đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết và men gan Mỗi khi đi khám về, các con bác đều hỏi về chỉ số đường huyết Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết nằm trong ngưỡng cho phép, vậy là yên tâm.

Nghe lời bác sĩ, từ đó bác Huân chủ động đi khám mắt mỗi năm một lần để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường ở mắt. Bác sĩ cho biết, có một số biến chứng về mắt như bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân đái tháo đường mà không được điều trị trong vòng 72 giờ thì người bệnh có nguy cơ sẽ bị mù vĩnh viễn.

Bác Huân không phải là bệnh nhân đái tháo đường duy nhất không được khuyến cáo hoặc biết đầy đủ thông tin biến chứng về mắt do bệnh đái tháo đường gây ra. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh chóng nhất trên thế giới. Ước tính hiện tại có khoảng 3 đến 4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Những bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được theo dõi, quản lý tại các phòng khám nội tiết nhưng không có chỉ định kiểm tra mắt định kỳ. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường về thị lực bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt và thường lúc này đã có những tổn thương không thể phục hồi ở đáy mắt.

Việc xây dựng một mô hình quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường nhằm ngăn ngừa tỷ lệ mất thị lực do biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường là vô cùng cấp thiết. Trước hết cần sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị nội tiết và các đơn vị nhãn khoa cho từng tỉnh/khu vực trên cả nước. Một vấn đề quan trọng khác là mô hình phù hợp để quản lý số lượng bệnh nhân đái tháo đường đông đảo trong khi lực lượng nhân viên y tế trong lĩnh vực nhãn khoa rất ít. Song song với mô hình đó, việc nâng cao nhận thức cho bệnh nhân, cộng đồng và nhân viên y tế, cũng như xây dựng các quy trình chuyên môn trong việc tầm soát và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường cũng vô cùng quan trọng.

Lý Do Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ?

Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vậy vì sao mẹ bầu hay bị tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi. Trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng.

Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.

Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức. Tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn. Có khả năng gấp lên đến 2 lần.

Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Thừa cân, lớn tuổi, di truyền

Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi. Hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu

Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.

Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai

Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.

Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.