Top 9 # Tại Sao Lại Gọi Là Răng Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Lại Gọi Là Răng Khôn?

Tại sao lại gọi là răng khôn?

Răng khôn là răng như thế nào?

Răng khôn là răng mọc cuối cùng. Thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, là lứa tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ nên được gọi là răng khôn chứ không phải nhờ răng này mà khôn hơn, thông minh hơn.

Biểu hiện của răng khôn

– Cơn đau dữ dội tỏa ra về phía mắt, tai hoặc đầu.

– Đau nhói nướu răng ở trong cùng. 

– Đau hàm hoặc đau ở mặt sau miệng. 

– Nướu bị sưng hoặc viêm. 

– Đau đầu dai dẳng hoặc đau tai.

Ngoài ra chúng cũng thường gây sưng, viêm, hơi thở hôi rất khó chịu.

Các thực phẩm nên và không nên ăn khi đau răng khôn

Khi mọc loại răng này, bạn nên tiêu thụ những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu. Và nếu đau răng thì cần phải lựa chọn kĩ hơn. Bạn có thể dùng súp, cháo để thay thế cho cơm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin thông qua sữa chua, sinh tố, nước ép…

Uống nhiều nước và hạn chế nhai mạnh, cử động miệng nhiều để không ảnh hưởng đến vết thương. Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường để không làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Vậy có nên nhổ răng khôn hay không?

Hiện nay, loại răng này còn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái do nó mang lại thì rất phổ biến. Thông thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay có nhiều biến chứng hơn mọc hàm trên. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có cành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, không được ngay ngắn. Khi mọc răng khôn, nếu có dấu hiệu bất thường, gây phiền toái, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và chữa trị. Hiện nay, chưa có thống nhất chính thức về việc nên hay không nên nhổ răng này.

Tại Sao Lại Gọi Là Răng Khôn? Răng Khôn Có Tác Dụng Gì?

Tại sao lại gọi là răng khôn? Răng khôn có tác dụng gì? Nên nhổ răng khôn hay giữ lại? Hiện này trên thế giới uớc tính, có khoảng 65% dân số sẽ mọc răng khôn, trong thời gian đó sẽ có những đau đớn, khó chịu và rắc rối là không thể tránh khỏi.

Thông thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay có nhiều biến chứng đau nhức hơn khi nó mọc ở hàm trên. Do nó được mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có cành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, không được ngay ngắn.

Khi răng khôn mọc, nếu các bạn thấy có dấu hiệu bất thường hoặc gây ra quá nhiều phiền toái, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và chữa trị. Hiện nay, chưa có thống nhất chính thức về việc nên hay không nên nhổ răng này. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn khi nó gây ra quá nhiều phiền toái cho chủ nhân trong sinh hoạt thường ngày là rất cần thiết.

Răng khôn (Có tên khoa học là Wisdom tooth) là một thuật ngữ ở ngành nha khoa nói về chiếc răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba (third molars) ở hàm dưới và hàm trên. Răng khôn là cái răng mọc cuối cùng của một đời người. Thông thường răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi.

Ở độ tuổi này được đánh giá là lứa tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ nên nó được gọi là răng khôn, chứ không phải nhờ cái răng này mà người ta khôn hơn hay thông minh hơn… Thông thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay có nhiều biến chứng hơn răng khôn hàm trên.

2. Tại sao gọi là răng khôn?

Trong khi mọc răng khôn nhiều người có cảm giác đau đớn ở chiếc răng, nhiều người còn nói vui rằng: Đây phải gọi là răng ngu chứ sao lại gọi là răng không được? Có phải khi răng đó mọc là khôn ra không? Nên giữ lại hay là nên nhổ răng khôn đi? Như nói ở trên, răng khôn mọc ở lứa tuổi trưởng thành nhất về sức khỏe, sự thông minh nên người ta thường gọi nó là răng khôn.

Nguồn gốc của cái tên răng khôn này xuất phải từ thế kỷ 19. Khi đó, người ta nhận thấy rằng những chiếc răng khôn tai quái này thường chỉ xuất hiện vào lúc con người khoảng 17-25 tuổi.

Mặt khác, người ta nhận thấy rằng đó cũng chính là giai đoạn mà tất cả chúng ta dần hoàn thiện bản thân, chuyển từ vị thành niên sang trưởng thành. Do đó, người ta đặt luôn tên gọi của nó là răng khôn với ngụ ý như đánh dấu sự trưởng thành, chín chắn và khôn lớn hơn của con người.

Lưu ý, khi người có chiếc răng này sẽ không làm cho họ không hơn, cũng không làm cho họ thông minh hay giỏi giang hơn. Không những không làm cho người có chiếc răng này thông minh hơn, nó còn gây cho chủ nhân nó nhiều đau đớn và khó chịu hơn trước khi nó được mọc ra.

3. Răng khôn có tác dụng gì?

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi bởi chức năng của những chiếc răng khôn này. Tuy chức năng và tác dụng của nó không rõ ràng và chưa được chứng minh cụ thể, nhưng mà có những phiền toái do nó mang lại cho chủ nhân của nó thì lại rất phổ biến.

Việc con người có sự mọc răng khôn có tác dụng gì và ý nghĩa của nó ra sao chắc có thể nhiều người chưa nắm rõ được. Răng khôn là loại răng mà ai cũng sẽ phải mọc, nên việc tìm hiểu kỹ về chúng trước khi có một quyết định nên nhổ đi hay là để lại là một điều cần thiết.

Về tác dụng của nó thì hiện nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu hoặc kết luận chính thức nào về công dụng của nó khi xuất hiện. Nếu bắt buộc phải trả lời tác dụng của răng khôn là gì thì văn phòng thám tử Sài Gòn chúng tôi chỉ có thể nói rằng: Khi răng khôn mọc là đánh dấu sự trưởng thành của con người.

4. Nên nhổ răng khôn hay để lại?

Nói cách khác so với nghĩa đen của nó, răng khôn đang là “kẻ thù” của rất nhiều người vì chính nó khi xuất hiện đã mang lại phiền toái cho chủ nhân hơn, trong khi đó, nó lại còn mọc không ngay ngắn nữa.

Hầu như răng khôn đều phải nhổ, theo kết quả nghiên cứ và điều tra, thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ thì ước tính đến nay có khoảng 85% răng khôn đều bị nhổ bỏ thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời của bạn về sau.

Lý do cần phải nhổ là vì chiếc răng khôn này nó thường mọc vào những vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã chật mà răng khôn lại nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm, nên việc vệ sinh răng miệng cũng như giữ gìn hơi thở không có mùi là rất khó. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.

Đã có rất nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng họ cố tình không nhổ bỏ đi, và không được chữa trị kịp thời nên đã bị nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh gây ra xô răng, nhiễm trùng răng miệng.

Thời điểm mọc răng khôn là thời điểm khá nhạy cảm khi xương hàm cứng, còn niêm mạc, mô thì phủ dày bên trên dẫn đến việc thiếu không gian để phát triển. Cũng do đó, những chiếc răng khôn thường mọc ngầm, bị lệch lạc vì thiếu chỗ, đôi khi còn đâm cả vào chiếc răng bên cạnh. Và đây cũng chính là nguyên nhân mà chiếc răng khôn gây cho chúng ta cảm giác đau nhức.

Răng Khôn Là Răng Gì? Tại Sao Gọi Là Răng Khôn?

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được thông tin như sau:

Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm răng cửa (8 chiếc), răng nanh (4 chiếc), răng tiền hàm (8 chiếc), răng hàm (12 chiếc). Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí thứ 8, tính từ ngoài vào trong.

Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Do đó, ông bà ta gọi chúng là “khôn” để đánh dấu sự trưởng thành về thể chất, trí tuệ.

Mọc răng khôn không làm chúng ta thông minh hơn. Ngược lại, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Ở độ tuổi này, xương hàm của chúng ta đã phát triển ổn định, mô nướu cũng cứng chắc hơn trước nên răng khôn mọc lên khá khó khăn.

Song song với đó, vì mọc ở vị trí sau cùng của hàm, phía trước có răng số 7 và các răng vĩnh viễn khác, phía sau là cành xương hàm dưới, nên răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, không ngay ngắn.

Để xác định răng khôn của bạn nên nhổ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X – Quang để xác định hướng mọc của chúng và tình trạng của các mô xung quanh.

Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, nguy cơ biến chứng thấp, có thể không cần phải nhổ đi. Nếu chúng đang phát triển, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xoa dịu các triệu chứng sưng, đau và theo dõi tình trạng của chúng khi bệnh nhân đến khám răng định kỳ.

Ngược lại, khi răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để phòng ngừa biến chứng về sau. Như:

✦ Viêm nướu: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể làm cho mô nướu bị kích thích, sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh răng gây ảnh hưởng trên diện rộng.

4. Nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?

Nhổ răng khôn là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp, bạn có thể nhà trong ngày.

Cận cảnh nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê khu vực can thiệp để bạn không cảm thấy đau nhức và thoải mái trong quá trình thực hiện.

Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để tách răng ra khỏi các mô xung quanh. Trong một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ có thể phải mở nướu, cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài.

Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng khôn được thực hiện bằng máy siêu âm. Sóng siêu âm phát ra từ thiết bị này sẽ tác động lên dây chằng xung quanh răng khiến chúng đứt ra mà không làm ảnh hưởng đến các mô khác. Nhờ đó, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, sang chấn, vết nhổ cũng nhanh lành hơn.

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đóng miệng vết thương (nếu cần thiết), cho bạn cắn gạc để cầm máu, kê toa thuốc và hướng dẫn chăm sóc. Sau đó, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi.

Không giống như các răng khác, răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn thường không cần phải trồng lại.

Hiv Là Gì? Tại Sao Lại Gọi Là Căn Bệnh Thế Kỷ?

HIV là gì?

Virus nhiễm HIV.

HIV là viết tắt của “Human immunodeficiency virus”, một loại virus tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu CD4 hay tế bào T. Virus này truyền từ người sang người qua các dịch cơ thể như máu, tinh trùng, dịch âm đạo… Trong lịch sử, HIV chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con.

Theo thời gian, HIV phá hủy nhiều tế bào CD4 đến mức cơ thể không thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật, dẫn tới giai đoạn nặng nhất của bệnh: Hội chứng suy giảm miễn dịch hay AIDS. Người mắc AIDS thường không có khả năng chống chọi với các loại bệnh và có thể tử vong vì bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm phổi. Nhiễm virus HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, khiến người bệnh trở nên dễ mắc ung thư và nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tử vong dễ dàng.

Điều khiến HIV đáng sợ là chúng có khả năng tiến hóa liên tục, khiến việc tìm ra vắc-xin phòng chống loại virus này gần như là không thể.

HIV lây qua những con đường nào?

HIV chủ yếu được truyền qua các con đường:

Truyền máu trực tiếp từ người bị bệnh HIV sang người bình thường chính là đường lây lan HIV nhanh nhất. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp bởi trước khi lấy máu phải qua quá trình xét nghiệm xem có đủ điều kiện truyền hay không. Thông thường, HIV lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virus không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở người nghiện chích ma túy. Virus HIV có trong máu của bệnh nhân, khi tiêm chích làm kim tiêm có chứa máu nhiễm HIV. Sau đó kim này không được vệ sinh sạch sẽ lại dùng tiêm cho người khác, dẫn đến lây virus.

Quan hệ tình dục: Đây là phương thức lây phổ biến nhất trên thế giới. Người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ. Quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách. Quan hệ bằng miệng ít có khả năng lan truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, trong miệng có lở xước hay chảy máu răng mà không biết thì HIV vẫn có khả năng lây bệnh.

Truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ. Tuổi đời của trẻ dương tính với virus HIV chỉ kéo dài đến khoảng 3 năm.

Tuy nhiên, HIV không lây qua các con đường:

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm HIV

Giai đoạn đầu tiên (hay giai đoạn cửa sổ) là nhiễm trùng cấp tính, thường từ 2-6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm. Lúc này, người bệnh có một vài triệu chứng sớm để nhận biết.

Giai đoạn thứ 2, người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Giai đoạn này kéo dài, thậm chí nhiều năm. Ở giai đoạn cuối, người bệnh chuyển sang AIDS với nền tảng suy giảm miễn dịch nặng, với rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Sốt: Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Khi sốt thường đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng. Lúc này, virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn nên gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch.

Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu sớm hoặc muộn của HIV. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt khác thường và buồn ngủ.

Đau nhức người: Người bệnh thường cảm thấy đau cơ, khớp, sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm hoặc các nhiễm trùng khác.

Đau họng, đau đầu: Đây cũng là hai dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn cửa sổ. Nếu người bệnh có các hành vi khiến việc lây nhiễm có thể xảy ra, nên xét nghiệm HIV lúc này bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất. Lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không thấy. Người bệnh nên chọn cách phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

Buồn nôn, tiêu chảy: Khoảng 30-60% người bệnh có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn trong giai đoạn sớm của bệnh HIV. Theo khuyến cáo của bác sĩ, để biết kết quả chính xác nhất một người có bị HIV hay không, cách duy nhất là xét nghiệm. Trường hợp chắc chắn có nguy cơ phơi nhiễm, người bệnh ngay lập tức nên uống thuốc chống phơi nhiễm, trước khi dương tính với HIV.

Tại sao lại gọi là căn bệnh thế kỷ

HIV/AIDS căn bệnh không trừ một quốc gia.

Ca nhiễm HIV đầu tiên được xác định vào năm 1959, từ mẫu máu của một người đàn ông ở vùng hiện tại là Kinshasa ở Cộng hòa Congo. Mẫu máu được phân tích và phát hiện ra virus HIV. Trước đó, nhiều trường hợp đã tử vong vì những bệnh bình thường cho thấy có thể HIV là nguyên nhân, nhưng đây là lần đầu tiên mẫu máu khẳng định bệnh nhân nhiễm loại virus này.

Theo số liệu của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, hiện 37,9 triệu người vẫn sống chung với HIV/AIDS và số ca mắc mới vẫn gia tăng ở khoảng 50 quốc gia. Gần 1.000 trẻ em gái và phụ nữ bị nhiễm HIV mỗi ngày. Các chuyên gia cảnh báo nếu không ngăn chặn tình trạng này nó sẽ lây nhiễm nhiều hơn nữa đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Việc thiếu hụt nguồn lực cho công tác phòng chống HIV nên độ bao phủ của các dịch vụ còn thấp, đặc biệt là đối với các nhóm nguy cơ cao thì hiện nay độ bao phủ dịch vụ đối với họ mới hơn 35%. Số bệnh nhân cần được điều trị đặt mục tiêu 90% thì hiện nay chúng ta mới đạt hơn 50%…

Một yếu tố nữa khiến công tác phòng chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn là ngành y tế hiện đang sáp nhập hệ thống các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh. Sự sáp nhập này làm thay đổi tổ chức hệ thống ở các tuyến, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch.

Chung tay vì đại dịch thế kỷ.

Để thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Các chính sách hỗ trợ.

Các đơn vị cần đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là phân phát bơm kim tiêm và bao cao su cho các nhóm nguy cơ cao; tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Bên cạnh đó, ngành y tế và các địa phương cần đẩy mạnh truyền thông, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường phối hợp liên ngành và huy động xã hội tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử làm cho những người nhiễm HIV, đặc biệt là những đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, mại dâm sẽ khiến họ lẩn tránh, không thể tiếp cận với các dịch vụ làm cho dịch bệnh càng tiểm ẩn, lây lan và khó kiểm soát.

Liệu đã có cách để chống lại căn bệnh thế kỷ này

Một nhóm nhà khoa học đa quốc gia đã tìm ra một phát hiện đầy sửng sốt, có thể thay đổi cuộc đời của hàng chục triệu người nhiễm virus HIV.

Thông báo của trường Đại học bang South Ural cho hay phát hiện trên có thể mở ra đường cho một loạt thuốc kháng virus mới, có khả năng chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV. Thống kê cho thấy, có 37,9 triệu người nhiễm AIDS trên toàn thế giới năm 2018. Khoảng 23,3 triệu người được điều trị bằng liệu pháp kháng virus. Số ca mắc HIV mới đã giảm 40% kể từ trận đại dịch năm 1997.

Theo đó, cơ chế tiêu diệt HIV về cơ bản là tách nguyên tử kẽm khỏi các phân tử virus HIV, khiến chúng không thể hoạt động nữa. Qua nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra các loại thuốc có tiềm năng chống virus mạnh mà không “đầu độc” các tế bào gốc khỏe mạnh, làm giảm tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.