Top 15 # Tại Sao Người Bị Tiểu Đường Dễ Bị Nhiễm Trùng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Người Bệnh Tiểu Đường Dễ Bị Nhiễm Trùng?

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng ở những người bệnh tiểu đường luôn cao hơn so với những người khác.

Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao.

Những vị trí trên cơ thể dễ bị nhiễm trùng

Người đái tháo đường dễ bị viêm phổi và lao phổi và dễ tổn thương nặng, gây biến chứng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng. Nhiễm trùng da với các biểu hiện viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào, loét chân, viêm da do tụ cầu và nhiễm nấm ở kẽ các ngón chân, móng chân gây hoại tử chi…

Nhiễm trùng lợi và chân răng: Đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, gây rụng răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng. Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong nếu không được điều trị.

Ngoài ra còn có thể gặp những nhiễm khuẩn hiếm gặp khác như viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai…

Dễ nhiễm trùng vì vi khuẩn “thích” ngọt

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết sây xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và chữa lâu khỏi, thậm chí không thể khỏi.

Ngoài ra, khi bị đái tháo đường, bệnh nhân hay mắc các biến chứng đi kèm như rối loạn thần kinh cảm giác. Rối loạn này làm cho người mắc ĐTĐ phát hiện chậm khi bị những vật nhọn sắc đâm vào vì thế tổn thương thường nặng.

Rồi sự rối loạn mỡ trong máu làm cho mạch máu bị xơ cứng, hẹp lại… gây thiếu máu dẫn tới các bộ phận xa tim nên khi gặp tổn thương, hệ thống bạch cầu không đến đủ để làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố này khiến bệnh nhân ĐTĐ luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc mắc phải những bệnh lý nhiễm trùng. Phòng và điều trịĐể phòng ngừa, người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo bằng cách xoa bột Talc vào những vùng da hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên.Luôn trang bị đầy đủ khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng những loại quần áo, tất, mũ vải mềm chất liệu thấm hút mồ hôi.Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây các tổn thương trong khoang miệng.Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.Về điều trị, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết, kiểm soát chỉ số HbA1C, ngăn chặn những tổn thương có thể mắc phải và vệ sinh đúng cách. Theo Dân trí

Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-sao-nguoi-benh-tieu-duong-de-bi-nhiem-trung-n22127.html)

Nữ Dễ Bị Nhiễm Trùng Đường Tiểu, Vì Sao?

Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niệu đạo và gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới… Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận. Bệnh hay gặp ở trẻ em gái, ở người lớn phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới; mùa hè, thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn bình thường; mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; niệu đạo và bàng quang bị viêm; đau ở vùng chậu và bụng; cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; cơ thể có thể sốt nhẹ và mệt mỏi… Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt. Một số người dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần đi khám ngay và làm một số xét nghiệm. Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Sơ đồ nhiễm trùng đường tiểu ở nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp. Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi trùng đi ngược dòng vào bàng quang dễ dàng hơn; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi trùng ngược dòng vào bàng quang. Sử dụng màng ngăn âm đạo và một số phương pháp tránh thai (thuốc tránh thai) cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết – nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh sẽ làm vi khuẩn sinh sôi. Ngược lại, việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Phòng ngừa và điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh. Các kháng sinh nên chọn như nhóm trimazon, nhóm quinolon phối hợp với các thuốc có tác dụng sát khuẩn đường niệu, kèm theo uống nhiều nước. Nếu đái buốt nhiều có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ trơn như spasmaverin, nospa để làm giảm triệu chứng. Trường hợp nặng cần điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên nhiễm trùng tiểu là căn bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa, chị em phụ nữ nên thực hiện bằng các biện pháp đơn giản như sau:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Nước giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Bên cạnh đó nên đi tiểu đều đặn và không nhịn tiểu lâu gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm trùng đường tiểu nói riêng, chị em cần vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày 1-2 lần. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên xịt nước hoặc cho tay vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là tối trước khi ngủ. Vệ sinh sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào vùng sinh dục. Trong những ngày kinh nguyệt, đóng băng vệ sinh đúng cách và thường xuyên thay băng. Nên chọn đồ lót làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt. Đi tiểu sau quan hệ tình dục, vì trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

ThS. Nguyễn Tố Ngân

Tại Sao Người Bệnh Tiểu Đường Dễ Bị Nhiễm Trùng? Câu Trả Lời Có Ngay Sau Đây!

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà người tiểu đường thường hay gặp phải. Để hiểu rõ hơn lý do tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng cũng như cách phòng tránh sao cho hiệu quả, an toàn, mời các bạn cùng theo dõi thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà người tiểu đường thường hay gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm một loại vi sinh vật nào đó, gây nhiễm khuẩn từ nhẹ đến nặng. Nhiễm trùng ở người tiểu đường thường nặng, diễn biến phức tạp, dai dẳng và hay tái phát nhiều hơn so với người bình thường.

Thống kê gần đây nhất cho thấy, gần một nửa bệnh nhân tiểu đường có ít nhất một lần phải nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì gặp các bệnh lý do nhiễm trùng. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

Lý do khiến cho người tiểu đường thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng là bởi:

Người tiểu đường thường có lượng đường trong máu tăng cao, đây là môi trường vô cùng ưa thích của các loại vi khuẩn. Chính vì thế mà bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do nồng độ đường huyết cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Hơn nữa, tình trạng rối loạn thần kinh cảm giác ở người tiểu đường cũng khiến họ chậm phát hiện các tổn thương ngoài da khi bị trầy xước, đây cũng là yếu tố khiến cho khả năng nhiễm khuẩn tăng cao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường thường bị tổn thương mạch máu ngoại biên khiến cho lưu lượng máu đến các chi bị giảm, dẫn đến giảm dinh dưỡng mô, và khả năng phản ứng miễn dịch kém hiệu quả. Điều này khiến cho quá trình chống lại vi khuẩn gây bệnh lại thêm khó khăn hơn.

Người tiểu đường thường bị nhiễm trùng ở những cơ quan nào?

Đái tháo đường gây nhiễm trùng tiết niệu phổ biến ở bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Các bệnh lý thường gặp bao gồm:

Viêm bàng quang: Các triệu chứng thường gặp bao gồm đái rắt, đái buốt, nước tiểu đục hoặc có cặn, đôi khi có máu.

Viêm cầu thận, bể thận: Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức vùng hông, sốt cao, rét run, nước tiểu đục, một số trường hợp có thể tiểu ra máu.

Bệnh lý nhiễm trùng phổi ở người tiểu đường thường gặp nhất là viêm phổi và lao phổi.

Viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường thường có biểu hiện sốt cao, ho, khạc đờm có thể lẫn máu, khó thở, đau tức ngực,… tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết.

Lao phổi gây nên tình trạng chán ăn, cơ thể mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, gầy sút nhanh chóng, sốt nhẹ về chiều, kho khan hoặc có đờm, ho ra máu, kèm đau ngực,… Bệnh nhân tiểu đường bị lao phổi thường có diễn tiến nặng nề, bệnh tiến triển nhanh, nếu không được điều trị có thể dẫn tới suy kiệt, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Nhiễm trùng răng miệng là một trong những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Các bệnh lý thường gặp bao gồm: viêm lợi, viêm quanh răng, viêm chân răng, sưng lợi, sâu răng,… Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.

Nhiễm trùng da, mô mềm ở người tiểu đường thường gặp nhất là các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân. Tình trạng này gây hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm da do tụ cầu còn gây mụn nhọt ở người tiểu đường. Nữ giới có thể nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục, nấm kẽ chân, tay,…

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, người tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau:

Kiểm soát tốt đường huyết, tuân thủ chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,…

Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên: sử dụng bàn chải mềm, vệ sinh răng miệng đúng cách và tránh gây tổn thương, trầy xước trong khoang miệng.

Không nhịn tiểu, uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, rửa sạch vùng kín sau khi quan hệ tình dục nhằm chống nhiễm khuẩn.

Người tiểu đường cần giữ da khô ráo ở những vùng hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ ngón chân, thường xuyên cắt móng tay, móng chân. Vệ sinh da thường xuyên, giữ da luôn sạch sẽ.

Với các vết thương, cần phải chăm sóc cẩn thận, rửa sạch bằng cồn hoặc nước muối sinh lý và băng bó cẩn thận ngay khi mới phát hiện.

Người bệnh nên lựa chọn một vài môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội,… và dành thời gian tập thể dục mỗi ngày từ 30 – 60 phút. Lưu ý hạn chế các hoạt động gắng sức hoặc làm tăng áp lực lớn lên bàn chân như chạy nhảy.

Bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cẩn trọng với bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng có thể xảy ra. Đôi khi nhiễm trùng dai dẳng kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán.

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không?

Nguyên Nhân Tại Sao Người Bị Bệnh Tiểu Đường Lại Dễ Bị Mù?

Mù mắt là biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường.

Bác Huân, một cán bộ hưu trí 68 tuổi đang sống cùng với các con tại Hà Nội Bác Huân là một bệnh nhân đái tháo đường đã nhiều năm nay. Chia sẻ với chúng tôi, bác cho biết: ‘Tôi phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường một cách rất vô tình. Năm 2005, tôi bị sốt xuất huyết và khi phải thử máu tôi mới biết mình bị đái tháo đường. Bác sĩ bảo tôi có thể đã bị đái tháo đường trước đó nhiều năm mà không biết’.

Theo lời bác Huân cuộc sống của bác, thậm chí của cả những thành viên trong gia đình đều thay đổi theo chế độ ăn kiêng của người đái tháo đường Bác rất lo lắng cho sức khỏe nghe nói bệnh đái tháo đường dẫn đến nhiều biến chứng như tim thận

Bác chăm chỉ tập thể dục 30 phút mỗi ngày và hạn chế xem tivi trong thời gian dài. Đồng thời cũng tham gia Câu lạc bộ đái tháo đường để tìm hiểu thông tin về cách phòng tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ bảo quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng tháng nào bác cũng đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết và men gan Mỗi khi đi khám về, các con bác đều hỏi về chỉ số đường huyết Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết nằm trong ngưỡng cho phép, vậy là yên tâm.

Nghe lời bác sĩ, từ đó bác Huân chủ động đi khám mắt mỗi năm một lần để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường ở mắt. Bác sĩ cho biết, có một số biến chứng về mắt như bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân đái tháo đường mà không được điều trị trong vòng 72 giờ thì người bệnh có nguy cơ sẽ bị mù vĩnh viễn.

Bác Huân không phải là bệnh nhân đái tháo đường duy nhất không được khuyến cáo hoặc biết đầy đủ thông tin biến chứng về mắt do bệnh đái tháo đường gây ra. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh chóng nhất trên thế giới. Ước tính hiện tại có khoảng 3 đến 4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Những bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được theo dõi, quản lý tại các phòng khám nội tiết nhưng không có chỉ định kiểm tra mắt định kỳ. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường về thị lực bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt và thường lúc này đã có những tổn thương không thể phục hồi ở đáy mắt.

Việc xây dựng một mô hình quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường nhằm ngăn ngừa tỷ lệ mất thị lực do biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường là vô cùng cấp thiết. Trước hết cần sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị nội tiết và các đơn vị nhãn khoa cho từng tỉnh/khu vực trên cả nước. Một vấn đề quan trọng khác là mô hình phù hợp để quản lý số lượng bệnh nhân đái tháo đường đông đảo trong khi lực lượng nhân viên y tế trong lĩnh vực nhãn khoa rất ít. Song song với mô hình đó, việc nâng cao nhận thức cho bệnh nhân, cộng đồng và nhân viên y tế, cũng như xây dựng các quy trình chuyên môn trong việc tầm soát và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường cũng vô cùng quan trọng.