BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên thiết bị dạy học tự làm:
TÌM HIỂU VỀ CÁC THỂ THƠ THEO MÔ HÌNH CẤU TRÚC
I. Thông tin chung
Qua nghiên cứu học tập cũng như thực tế công tác, tôi nhận thấy Thiết bị dạy học
Cũng từ những trải nghiệm thực tế của bản thân , căn cứ vào mục tiêu giáo dục , việc đổi mới phương pháp và chương trình sách giáo khoa hiện hành , tôi thấy việc tiếp thu và thực hành kiến thức qua các văn bản thơ ca của học sinh còn hạn chế. Đặc biệt là các thể loại thơ cổ. Bên cạnh đó các em còn có những tiết thực hành: Tập làm thơ bốn chữ , Tập làm thơ năm chữ ( Ngữ Văn lớp 6); Tập làm thơ lục bát (Ngữ Văn lớp 7); Tập làm thơ bảy chữ (Ngữ Văn lớp 8); Tập làm thơ tám chữ (Ngữ Văn lớp 9). Tất nhiên nhà trường phổ thông không nhằm mục đích đào luyện các em thành các nhà văn, nhà thơ ( Điều đó còn phụ thuộc vào năng khiếu thiên bẩm, sự đam mê…) . Nhưng rất cần giáo dục cho học sinh để các em bồi đắp và nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp mang đậm tính nhâ n văn, nhân bản: yêu quê hương đất nước, trân trọng và phấn đấu cho những giá trị tốt đẹp của Con N gười… Môn Ngữ Văn đã và đang góp phần vào mục tiêu cao cả đó. Nếu không có những hiểu biết nhất định về cấu tạo của các thể thơ, các em sẽ không cảm nhận đầy đủ về cái hay, cái đẹp của những áng thơ trác tuyệt được chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS.
Để gây hứng thú cho học sinh trong học tập tiếp thu kiến thức mới cũng như những tiết thực hành ở bộ môn Ngữ Văn, ngoài việc sử dụng các TBDH được cấp, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện làm một số TBDH. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dạy học, chúng tôi đã có được những thành công bước đầu. Các em học sinh hăng say tìm tòi những kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc sử dụng hợp lí TBDH. Một trong những sản phẩm TBDH nói trên là: Bảng mô hình ” TÌM HIỂU VỀ CÁC THỂ THƠ THEO MÔ HÌNH CẤU TRÚC “
II. Công dụng (chức năng) của TBDH tự làm
+ Ngữ Văn 6: 03 văn bản thơ.
+ Ngữ Văn 7: 17 văn bản thơ.
+ Ngữ Văn 8: 10 văn bản thơ.
+ Ngữ Văn 9: 17 văn bản thơ.
+ Lớp 7 : Tập làm thơ lục bát.
+ Lớp 8: Tập làm thơ bảy chữ.
+ Lớp 9: Tập làm thơ tám chữ.
– Sử dụng trong các tiết ôn tập Ngữ Văn.
– Sử dụng trong các buổi ngoại khóa Văn học; sinh hoạt CLB bạn yêu thơ…
III. Qui trình thiết kế TBDH tự làm
1. Nguyên tắc và cấu tạo
Bảng mô hình ” TÌM HIỂU VỀ CÁC THỂ THƠ THEO MÔ HÌNH CẤU TRÚC ” được cấu tạo bởi hai phần chính : phần tĩnh và phần động .
– Cũng trong phần trình bày của bảng mô hình, một số kiến thức cơ bản về các thể thơ cũng được chon lọc và thuyết minh một cách cô đọng, khoa học. Điều đó góp phần củng cố kiến thức cho học sinh một cách trực quan, sinh động. Tuy nhiên đây chỉ là phần khái quát kiến thức. Để làm tốt những bài tập thực hành thì học sinh phải tư duy sâu, phân tích, so sánh đối chiếu…các thông tin này với văn bản cụ thể.
+ Hệ thống thanh trong tiếng Việt.
+ Các cách gieo vần trong thơ tiếng Việt.
+ Nhạc tính của từ.
* Phần này gồm các chi tiết sau:
+ Thơ song thất lục bát
+ Thơ bảy chữ ( thất ngôn từ tuyệt; thất ngôn bát cú)
Nguyên liệu, kích thước: Tạo các thanh mỏng, nhẹ hình chữ nhật; có kích thước khoảng 0,04m x 0,4 m bằng chất liệu gỗ ép carton, tấm nhựa ( như tấm trần nhựa ). Chúng ta cũng có thể tận dụng vỏ thùng carton cũ, vỏ hộp bánh v.v… và viết các thông tin nói trên bằng sơn, bút dạ màu. Sao cho có thể gài vào thanh cài trên bảng.
1.2.2. Các kí hiệu thể hiện luật, vần:
+ B : ( thanh Bằng) kí hiệu của các âm tiết có dấu thanh là dấu huyền và k hông có dấu thanh
– Nguyên liệu, kích thước, hình thức thể hiện:
+ Về chất liệu: ta cũng có thể tận dụng vỏ thùng carton cũ, vỏ hộp bánh v.v… và viết các thông tin nói trên bằng sơn, bút dạ màu. Sao cho có thể gài vào thanh cài trên bảng.
+ Số lượng: từ 80 miếng trở lên.
2. Lắp ráp và bố trí thiết bị dạy học tự làm
(Nêu cách lắp ráp và bố trí TBDH, có thể có ảnh hoặc hình vẽ minh họa)
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
Sử dụng trong giờ Đọc-Hiểu văn bản thơ:
– Giáo viên sử dụng TBDH để giúp học sinh tìm hiểu về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật:
+ Số chữ trong câu.
+ Cách gieo vần.
Tất cả đều có thể quan sát trên bảng mô hình .
– GV giới thiệu và cài các miếng rời ghi kí hiệu luật bằng( B) -trắc(T). Những vị trí chữ in hoa là bắt buộc phải tuân thủ luật thơ. Các chữ in thường có thể được thay đổi.
– Về vần : GV kết hợp với TBDH, giúp HS nắm được những quy định về vần, luật của thể thơ.
Thất ngôn bát cú
( Vần được thể hiện ở các chữ cuối câu: 1,2,4,6,8)
– Dùng để củng cố bài: GV có thể yêu cầu HS sắp xếp lại các kí hiệu theo luật thơ mà văn bản đã thể hiện. Cũng có thể đảo một số vị trí kí hiệu và yêu cầu HS phát hiện, sửa chữa…
VD: Ngữ Văn 7, bài13, “Làm thơ lục bát”
– GV cho HS quan sát bảng mô hình, giới thiệu cho các em nắm được luật thơ lục bát. Hướng dẫn các em cách làm thơ lục bát.
– Cho HS đọc Bài tham khảo ( SGK tr.157)
– Gắn các kí hiệu bằng( B) -trắc(T) lên bảng.
– Giới thiệu cho HS về vần trong thơ lục bát .
– GV lưu ý HS: các chữ in hoa là bắt buộc phải tuân thủ luật thơ, các chữ in thường có thể được thay đổi b ( Bằng)/ hoặc t(Trắc)
( Kí hiệu V: chỉ các vị trí hiệp vần). Trong ví dụ bài thơ gieo vần bằng. Chữ thứ sáu câu lục vần với chữ thứ sáu câu bát; chữ thứ tám câu bát vần với chữ thứ sáu câu lục tiếp theo.
Sử dụng trong giờ ngoại khóa Văn học, các buổi sinh hoạt CLB những bạn yêu thơ… :
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
– TBDH Bảng mô hình ” TÌM HIỂU VỀ CÁC THỂ THƠ THEO MÔ HÌNH CẤU TRÚC ” được làm từ các nguyên vật liệu mỏng, nhẹ ( như gỗ dán, bìa carton…) nên trong quá trình vận chuyển và sử dụng cần tránh va đập mạnh và thấm nước. Khi không sử dụng chúng ta có thể treo bảng cố định trên tường. Các mảnh ghép nên đựng trong túi nilong để tránh thất thoát.
– Trong quá trình sử dụng: phần ví dụ các văn bản có thể viết trực tiếp bằng bút viết bảng trắng, nếu bảng được làm từ gỗ dán mặt phooc-mi-ca . Với các chất liệu khác, chúng ta có thể đánh máy hoặc chép lên giấy và đính vào bảng.
NGƯỜI VIẾT THUYẾT MINH
Ngô Tuấn Định