Top 7 # Tại Sao Rùa Sống Lâu Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Loài Rùa Lại Sống Lâu Đến Vậy?

Hầu hết các loài rùa đều có thể sống trong thời gian rất dài, đến hàng trăm năm. Có một chú rùa với tên gọi Harriet, sống ở đảo Galapagos đã chết vào năm 2006 ở tuổi 175. Một con khác có tên Adwaita, rùa khổng lồ trên đảo Galapagos có số tuổi là 250. T uổi thọ của con rùa lâu nhất được ghi nhận lên tới 700 năm, đó quả là một con số khổng lồ.

Tại sao loài rùa lại có thể sống lâu như vậy?

Gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu bí mật trường thọ của rùa từ các phương diện như tế bào học, giải phẫu học, sinh lí học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự trường thọ của rùa có quan hệ mật thiết với hành động chậm chạp, quá trình trao đổi chất tương đối chậm và cơ năng sinh lí chịu đói chịu khát của chúng.

Một điều khác làm lên bí quyết trường thọ của loài rùa là ăn chay. Căn cứ vào quan sát và nghiên cứu, các nhà động vật học và các chuyên gia nuôi rùa cho rằng, rùa có đầu lớn, ăn chay, có tuổi thọ dài hơn so với rùa có đầu nhỏ, ăn thịt hay thức ăn tạp. Ví dụ, rùa tượng sống ở trên đảo nhiệt đới Thái Bình Dương và ấn Độ Dương là rùa sống trên cạn lớn nhất trên thế giới, thức ăn chủ yếu của nó là cỏ xanh, quả dại và cây bàn tay tiên (còn gọi là cây xương rồng bà), tuổi thọ rất dài, có thể sống trên 300 tuổi, là loài rùa trường thọ mà mọi người công nhận.

Như vậy ta có thể thấy tuổi thọ của rùa vượt xa con người, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Đó là một người mang tên Li Qing Yun (Lý Thanh Vân) – một cụ già thọ 256 tuổi đã phá kỷ lục, đây không phải là truyền thuyết hay tưởng tượng mà là một nhân vật có thật.

Theo thời báo New York năm 1930 đưa tin, giáo sư Hu Zhong Lian (Hồ Trung Liêm) tại đại học Thành Đô Trung Quốc đã phát hiện trong sử sách năm 1827 của Trung Quốc có ghi lời chúc mừng cụ Li Qing Yun thọ 150 tuổi, đến năm 1877 vẫn có tài liệu ghi chúc mừng cụ tròn 200 tuổi. Năm 1928, thời báo New York có bài viết ghi rõ, người hàng xóm của cụ Li đều khẳng định ông cha của họ từ nhỏ đều đã quen biết cụ Li, khi đó cụ Li đã là một người trưởng thành.

Một trường hợp khác mang đậm sắc thái huyền thoại đó là ông Bành Tổ. Theo “Thần tiên truyện” thì ông Bành Tổ là một người họ Tiên tên Khanh, là cháu xa đời vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành – Từ châu) vì thế nên gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khoẻ, được mời ra giữ chức Đại phu. Như vậy tuổi của ông vượt rất xa tuổi người bình thường.

Điều thú vị là tuổi của những nhân vật này lại khá tương đồng với độ tuổi của loài rùa. Vậy điểm chung ở đây là gì?

Những người sống lâu đều sống chậm, không tham danh lợi phú quý, chú trọng tập khí công, thiền định

Bành Tổ thuở nhỏ thích điềm tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, chủ việc dưỡng sinh. Khi phải ra làm quan, ông thường cáo ốm ở nhà, không dự gì đến chính sự. Ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) lại truyền rằng: Bành Tổ là cháu của Châu Húc, đến năm cuối nhà Ân ông đã ngoài 700 tuổi, mà thân thể vẫn cường tráng. Ông thích yên tĩnh, chuyên tâm tu đạo. Châu Mục Vương mến mộ cao danh của ông muốn mời ông nhận chức đại phu. Bành Tổ cáo bệnh khéo chối từ.

Trang Tử trong chương “Khắc Ý” có đoạn nói: “Việc tập thở để đưa không khí cũ ra ngoài, tiếp nhận không khí mới vào cơ thể; việc co duỗi chân tay, chính là nhằm để kéo dài tuổi thọ. Việc tập luyện phép dưỡng sinh này đã từng được Bành Tổ là người có tuổi thọ rất cao, luôn luôn ưa thích”.

Cụ Li như đã kể trên, sống đến 150 tuổi, nghe nói cụ là người biết đọc biết viết từ nhỏ, năm 10 tuổi cụ đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Thời đó trở về trước mọi người đều lấy việc đi hái thuốc làm nghề chính. Sau này cụ chuyển sang bán thảo dược của người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.

Theo lời những hậu duệ của cụ Li kể lại, cụ Li đã từng gặp người thọ 500 tuổi, đây chính là thầy dạy khí công và người nói với cụ cách ăn uống để có tuổi thọ như vậy.

Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.

Xã hội hiện đại ngày nay, ai cũng đều gấp gáp vì nhu cầu này khác, thương trường như chiến trường khiến chúng ta chẳng kịp nghĩ nhiều đến những thứ không giúp sinh ra được lợi nhuận ngay trước mắt. Cuộc sống như vậy rất mệt mỏi và khiến chúng ta chưa già đã bệnh.

Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Ý tứ chính là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. Cho nên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại.

1001 Thắc Mắc: Bí Quyết Gì Giúp Rùa Sống Lâu, Vì Sao Rùa Thở Được Bằng Mông?

Bí mật sống lâu của chúng là gì?

Chuyển hóa chất chậm đồng nghĩa với việc rùa đốt năng lượng rất ít, giúp gia tăng tuổi thọ. Chúng có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn. Hơn nữa, loài rùa nói chung di chuyển rất chậm nên cũng không tốn quá nhiều năng lượng.

Loài rùa còn có lớp mai cứng cáp bao phủ hầu hết cơ thể để bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi. Khi đã phát triển đầy đủ, rùa có thể tự bảo vệ bản thân khỏi hầu hết các loài.

Đặc biệt, chúng có lối sống rất lành mạnh. Chúng thường chỉ ăn rau, cây xanh, tránh khỏi các chất béo và cholesterol.

Vì sao rùa thở được bằng mông?

Tiến sỹ Maria Wohakowski, Mỹ, nhà nghiên cứu và bảo vệ rùa biển suốt 1 thập kỷ nay cho biết, bên dưới mai rùa là cả một hệ hô hấp đặc biệt. Bạn có thể thấy phổi của chúng nằm ở phía trên. Trong khi hầu hết động vật thở bằng cách co bóp lồng ngực như một chiếc máy bơm thì rùa không thể làm điều này vì mai của chúng chính là lồng ngực. Chúng sử dụng các cơ bắp phía trong mai để bơm không khí ra vào cơ thể.

Đó là trong phần lớn thời gian, đôi lúc chúng hít vào bằng miệng và thở ra bằng “cửa sau”. “Cửa sau” này còn có tác dụng để rùa tiểu tiện, đại tiện và đẻ trứng. Cấu tạo của nó có thể giống như mang cá, hút nước vào và hấp thụ oxy. Các nhà khoa học cho rằng rùa làm vậy mỗi khi chúng lặn dưới nước lâu, chẳng hạn như khi ngủ đông.

Tiến sỹ Maria Wohakowski kết luận: rùa là loài vật trên cạn duy nhất trên Trái Đất có thể thở bằng “mông”.

Vì sao rùa biển mau nước mắt?

Cứ khoảng giữa tháng 6-7, rùa biển lại bơi lên bờ, đào một cái hố, đẻ trứng vào đó rồi phủ cát lên trên. Những lúc đó, người ta thường thấy hai hàng lệ ròng ròng từ mắt nó. Có người nói chúng đau đẻ quá, người khác thì cho rằng ra chúng làm thế để mắt khỏi khô. Thực tế thì sao?

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm lấy một ống dẫn thông qua thực quản của rùa biển, bơm vào dạ dày một lượng nước biển bằng một nửa thể trọng của nó, sau 3-4 giờ, 90% lượng muối vào cơ thể nó đều được thải ra ngoài nhờ nước mắt.

Tuyến thể nằm sau hốc mắt của rùa biển là cơ quan bài tiết ra ngoài lượng muối thừa trong cơ thể. Các nhà động vật học gọi cơ quan này là “tuyến muối”. Rùa biển có tuyến muối nên nó mới có thể nuốt những động vật và thực vật ở biển có hàm lượng muối tương đối cao, cũng như uống nước biển để chống khát.

Châu Anh (t/h)

15 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Quả Đất

15. Lươn vây dài New Zealand

Lươn vây dài New Zealand có nguồn gốc từ New Zealand và Australia, những con lươn này thường sống đến 60 tuổi và cá thể sống lâu nhất được ghi nhận là 106 tuổi.

Giống như cá mập xanh, những con cá này phát triển rất chậm, đó là lý do tại sao chúng có thể sống lâu đến như vậy.

14. Giun ống Lamellibrachia

Những sinh vật biển đầy màu sắc này sống dọc theo các lỗ thông hơi hydrocacbon dưới đáy biển. Chúng sống khoảng 170 năm nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng có những cá thể sống tới 250 năm. Lamellibrachia phát triển chậm trong suốt thời gian tồn tại với chiều dài hơn 182cm. Sinh vật này được tìm thấy ở Đại Tây Dương, đặc biệt là những vùng nông của lưu vực vịnh Mexico.

13. Thằn lằn Tuataras

Hai loài Tuataras còn sống ngày nay là những thành viên còn sống sót duy nhất của nhóm động vật phát triển mạnh mẽ 200 triệu năm trước, chúng là những con khủng long sống. Chúng cũng là một trong những loài vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất, từ 100 đến 200 năm.

12. Ốc vòi voi

Ốc vòi voi có nguồn gốc từ Tây Bắc Thái Bình Dương, là loài vật có thể sống hơn 165 năm. Trong 4 năm đầu tiên của cuộc đời, ốc vòi voi phát triển cơ thể nhanh chóng, tăng trung bình hơn 2,5 cm mỗi năm. Với đặc điểm “cổ” (hay còn gọi là ống hút) dài, cơ thể của ốc vòi voi có thể hơn 90 cm. Trong khi đó, lớp vỏ ngoài thường không dài tới 20,3 cm. Đây là loài trai nước mặn có nguồn gốc từ Puget Sound và được cho là sống ít nhất 160 năm.

11. Cá Rougheye

Rougheye là một trong những loài cá có vòng đời lâu nhất, chúng phát triển rất chậm, phải mất hàng chục năm để trở thành một con trưởng thành. Vòng đời của Rougheye có thể kéo dài 200 năm, có ghi nhận về cá thể Rougheye sống lâu nhất là 205 năm. Rougheye thường sinh sống ở độ sâu 170 đến 700m dưới mực nước biển, và ở các vùng biển Thái Bình Dương.

10. Nhím biển đỏ

Nhím biển đỏ là loài nhím biển có kích thước lớn nhất, có thể lên đến 25cm. Chúng xuất hiện cách đây 450 triệu năm, và trong vòng đời của mình thường rất ít di chuyển nên nhím biển đỏ có rất nhiều gai nhọn bảo vệ. Đôi khi chúng cũng thường tập trung lại với nhau và đi tìm kiếm thức ăn, tuy nhiên chúng bò khá chậm. Có một điều đặc biệt là tuổi thọ trung bình của nhím biển đỏ là 30 năm, nhưng nếu vượt qua chúng có thể sống tới hơn 200 năm.

9. Cá voi Bowhead

Một số nhà khoa học tin rằng cá voi bowhaed có thể là loài sinh vật có vú lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Một chú cá voi ở Thái Bình Dương có tên là Bada đã sống được khoảng 211 năm. Hầu hết các chú cá voi bowhead chết ở độ tuổi từ 20 đến 60, nhưng cũng có đến 4 chú cá voi loại này sống được từ 91 đến 172 năm tuổi.

8. Cá chép koi

Tuy rằng tuổi thọ trung bình của cá chép koi chỉ vào khoảng 50 năm, tuy nhiên một trường hợp đặc biệt đã giúp loài cá nhỏ bé này có tên trong danh sách những loài vật sống “dai” nhất quả đất. Đó là một chú cá koi có tên là Hanako đã sống 226 năm, từ năm 1751 đến năm 1977. Tuổi thọ của chú cá này được xác nhận bằng cách đếm số vân trên vẩy, tương tự như việc xác định tuổi thọ của cây dựa vào vân gỗ.

7. Giun ống Vestimentiferan

Loài động vật thân mềm này sống trong một lớp vỏ bảo vệ và cố định trong suốt quãng đời của mình. Giun ống Vestimentiferan có chiều dài cơ thể lên đến 3m và hay sống tập trung thành những nhóm rất đông, có thể lên tới hàng nghìn con. Chúng thướng sống tập trung tại vùng vịnh phía bắc Mexico, nơi có độ sâu hơn 750m dưới mực nước biển. Giun ống Vestimentiferan phát triển rất chậm, thông thường chúng có thể sống hơn 250 năm.

6. Cá mập Greenland

Những con cá mập này có thể sống đến 200 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện một trường hợp 400 tuổi. Điều này đã khiến chúng trở thành động vật có xương sống lâu đời nhất trên thế giới. Loài vật này sống lâu vì chúng phát triển rất chậm, khoảng 1 cm mỗi năm và đạt đến độ tuổi già khi 100 tuổi.

5. Trai nước ngọt

Trong khi rất nhiều loài vật khó có thể thích nghi khi thay đổi môi trường sống, từ khí hậu, địa chất đến nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học thay đổi. Thì loài trai nước ngọt lại có khả năng thích nghi khá tốt khi phải thay đổi hoàn toàn điều kiện sống. Có lẽ chính vì điều này mà chúng có thể sống tới hơn 250 năm. Loài trai nước ngọt thường được tìm thấy ở vùng bán đảo Scandinavia.

4. Rùa

Rùa vẫn được biết đến là loài vật có tuổi thọ khá cao, trung bình một con rùa khỏe mạnh có thể sống tới 150 năm tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng loại rùa khác nhau. Một chú rùa có tên là Adwaita sống tại một vườn thú ở Kolkata đã sống tới hơn 250 năm và chết do một vết nứt ở vỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không bị tai nạn đáng tiếc đó, có lẽ chú rùa Adwaita còn có thể sống lâu hơn rất nhiều.

3. Sò biển Quahog

Loài sò biển này có nguồn gốc từ Bắc Đại Tây Dương, nó sống ở độ sâu từ 8 tới 396m. Để tránh bị ăn thịt, chúng có thể trốn sâu dưới đáy biển và sống ở đó trong một khoảng thời gian dài mà không cần tìm kiếm thức ăn và oxy. Sò biển Bắc Đại Tây Dương là loài nhuyễn thể có tuổi thọ khoảng 400 năm, con lâu nhất có thể sống đến 507 tuổi. Theo nghiên cứu, sở dĩ chúng sống lâu như vậy vì trong cơ thể có chứa chất kháng oxit hóa cao lạ thường.

2. Bọt biển Nam Cực

Nhiều người lầm tưởng bọt biển là thực vật, tuy nhiên thực chất chúng lại là một loài động vật ít hoạt động, mỗi ngày chúng chỉ di chuyển có 1mm. Bọt biển cũng có tốc độ phát triển rất chậm, do đó chúng có vòng đời khá dài. Những loài bọt biển thông thường có tuổi thọ từ ba đến hai mươi năm, duy nhất có loài bọt biển Nam cực có tuổi thọ lên đến 1550 năm.

1. Sứa bất tử

Loài sứa này có tên khoa học là Turritopsis nutricula, chúng có một khả năng đặc biệt là quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Đây là trường hợp duy nhất từng được phát hiện ra về một loại sinh vật đa bào có khả năng quay ngược vòng đời khi giao phối sau khi đã trưởng thành về mặt tình dục. Về mặt lý thuyết, quá trình này diễn ra vô hạn, và dẫn đến việc loại sứa này bất tử.

Rùa Vàng Quý Hiếm Nhất Là Loại Nào? Cách Nhận Biết Rùa Vàng Đơn Giản

Rùa vàng quý hiếm nhất là loại nào?

Rùa vàng quý hiếm này phân bố và sinh sống chủ yếu ở các khu vực trong Đông Nam Á đặc biệt là ở các khu vực tập trung Đông Nam Á, Đông Bắc Bắc Bộ và tiểu lục địa Ấn Độ.

Đặc điểm hình dạng của núi vàng

Đặc biệt hơn về hình dáng là giữa những tấm vẩy với phần yếm có các đốm đen. Cân nặng của một có thể giao động trong khoảng 3,5km với chiều dài tương ứng trong khoảng từ 30cm hoặc 30,5cm…

Mặc dù là một trong những loại rùa vàng quý hiếm tuy nhiên chúng không hề “kén” ăn, những thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm thực vật, các loại quả rụng, cỏ hoặc rau xanh, tuy nhiên nếu có ý định nuôi loại rùa này ở môi trường trong nhà thay vì ở tự nhiên thì chỉ duy nhất thức ăn với rau xanh là không đủ với chúng.

Loại rùa núi vàng có thể ăn được nhiều thịt, ốc trứng và nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Tập tính của rùa núi Vàng

Chúng cần một lượng nước nhất định để sinh sống liên tục và không thể sống ở các vùng lạnh. Rùa núi vàng là một loại bò sát không thể kiểm soát được nhiệt độ của bản thân nên chúng cần sinh sống và tìm kiếm ở nhiều môi trường khác nhau để có thể sinh hoạt ở cả mặt trời và bóng râm.

Rùa núi vàng sống được bao lâu?

Rùa núi vàng giá bao nhiêu?

Thông thường định giá loại rùa vàng này được tính theo kg, tuy nhiên chúng không thực sự có giá quá cao như nhiều người vẫn nhầm tưởng, rùa núi vàng giá rẻ hơn loại rùa 3 vạch. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu về việc nuôi rùa vàng giá bao nhiêu có thể tham khảo hơn.

Ngoài ra khi chăm sóc nuôi dưỡng rùa vàng quý hiếm này các bạn không nên chó chúng ăn quá nhiều bởi kích thước dạ dày của chúng là khá nhỏ, nên cách ngày cho chúng ăn một lần và đối với những loại rùa nhỏ có thể cách từ 3 – 5 ngày và đặc biệt là không nên cho ăn quá nhiều chuối mặc dù chúng là loại thức ăn phù hợp cho rùa núi vàng vì có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi trong các chất.

+ Cách chăm sóc rùa: Mặc dù loài rùa núi vàng này tương đối dễ nuôi và không hề kén ăn cũng như chăm sóc quá cầu kì, tuy nhiên người nuôi cần chú ý cho rùa tắm nắng khoảng 15 phút/ngày sẽ giúp bổ sung canxi tự nhiên tốt hơn, đặc biệt là vào các thời điểm nhất định từ 8h sáng – 9h sáng, không nên để rùa phơi nắng quá nhiều hoặc không phơi nắng. Bạn có thể chú ý trong việc giữ gìn vệ sinh nhưng không cần tắm cho chúng quá nhiều bởi chúng là loài bò sát trên cạn và các bạn có thể vệ sinh cho chúng với tần suất 1 tháng 1 lần là đủ để tránh khiến cho chúng bị ốm.

Rùa núi vàng cũng sở hữu nhũng ý nghĩa tâm linh đặc biệt như một biểu tượng đặc trưng cho sự trường thọ và linh thiêng, mang đến những điều may mắn,ngoài ra với phong thủy con rùa vàng cũng giúp làm tăng thêm dương khí cho ngôi nhà của bạn và nếu đặt tượng hình rùa núi vàng trong nhà nên đặt ở hướng Tây Bắc sẽ là tốt nhất.

Loài rùa này có tên quốc tế là Cuora trifasciata với đặc điểm nhận dạng dễ nhận thấy chính là 3 vạch màu xám đen được điểm dọc trên gờ thân mai

Đối với loại rùa 3 vạch, thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm những món ăn từ tự nhiên bao gồm loại củ, quả, cây rau hay rong rêu ở các khe đá, ven suối, khe rãnh, thậm chí là cả sâu bọ. Loài này cũng có sức nhịn đối lâu hơn loại rùa vàng quý hiếm núi vàng.

Tập tính sống của rùa 3 vạch

Về chu kì sinh sản, loài rùa 3 vạch thường để trứng vào mùa hè và mỗi lần để chỉ có trứng nên khả năng duy trì giống nòi không cao.

Loài rùa này sở hữu giá trị cao trong việc chữa bệnh hay làm thực phẩm để chữa bệnh với các bộ phận như mai và yếm có thể sử dụng để nấu cao. Bột mai rùa có thể được sử dụng để nấu món cao linh quy, món ăn truyền thống và rất bổ dưỡng của người Hoa thuộc vùng Ngô Châu, ngoài ra loài rùa này cũng đang đứng trước nguy cơ về nạn tuyệt chủng khi bị săn bắt mạnh không kể mùa vụ và có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thông thường giá trị quy đổi về mặt kinh tế của loại rùa vàng này trong khoảng từ 300 – 500 triệu/kg, mệnh giá của một con rùa thậm chí được tính theo kg.

Bên cạnh đó, tìm hiểu về các loài rùa vàng còn có loại rùa sen vàng hay loài rùa bụng vàng, tuy nhiên đây không hẳn là những loài rùa vàng quý hiếm bởi chúng sinh sống và phát triển phổ biến trên phạm vi rộng ở nhiều quốc gia lãnh thổ và các vùng miền khác nhau.

Cách nhận biết rùa núi vàng quý hiếm

Đây cũng là một trong những cách nhận biết loại rùa núi vàng, loại bò sát này có tập tính hiền và không bao giờ cắn người, chúng chỉ biết rúc vào trong mai khi bị đe dọa.

Độ tương quan giữa tuổi thọ và các vòng mai của rùa

Thông qua việc sử dụng hình ảnh rùa vàng

Trong điều kiện nếu bạn chưa đủ tinh tế để nhận ra những điểm nhận biệt trong đặc điểm hình thái cũng như hình thức bên ngoài thì bạn có thể sử dụng hình ảnh của loài rùa núi vàng để đối chứng và so sánh những đặc điểm đặc trưng của một chú rùa vàng quý hiếm, tuy nhiên cách đối chiếu này có độ chính xác cao bởi mặc dù có thể sở hữu những hình dáng chung nhưng rất có thể những điểm nhận dạng trên rùa được tạo ra để người bán kiếm lợi nhuận cá nhân.

Chú ý đặc điểm nhận dạng ở phần đầu rùa

Cách nhận biết rùa 3 vạch

Dựa vào các đặc điểm nhận dạng cơ bản

Vạch đặc trưng trên thân rùa

Đúng như với tên gọi của mình là loại rùa 3 vạch, điểm đặc trưng của chúng chính là trên lưng màu nâu có 3 vạch màu xám đen chạy dọc theo 3 gờ trên mai. Có lẽ cũng chính vì những đặc điểm dễ nhận thấy này mà loài rùa có tên là rùa hộp 3 vạch.

Chú ý phần màu sắc của yếm rùa 3 vạch

Trên thực tế loài rùa 3 vạch có giá trị kinh tế lớn hơn so với loài rùa núi vàng,tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ lớn khi bị săn lùng đến tận diệt và những người săn bắt, mua bán và sở hữu trái phép loại rùa này có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó những rùa vàng quý hiếm sẽ có môi trường sinh sống tốt nhất ở trong môi trường tự nhiên để có thể thực hiện sinh sản và duy trì giống nòi.