Top 8 # Tại Sao Úc Không Dập Được Cháy Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tóm Lại Là: Tại Sao Rừng Ở Úc Cháy?

1. Chuyện gì đang diễn ra ở nước Úc?

Nước Úc đang chống chọi với cháy rừng diện rộng, kéo dài. Tới 6 giờ sáng ngày 07/01, tại bang New South Wales (NSW) có 136 vụ cháy, trong đó có 69 vụ lửa cháy lan rộng chưa kiểm soát được.

2. Ở đâu cháy to nhất?

Bang New South Wales là nơi ngọn lửa tàn phá nhiều nhất với 6 triệu héc ta rừng và khu dân cư bị ảnh hưởng, một diện tích bằng 6 thành phố Sài Gòn cộng lại.

3. Từ bao giờ rừng bắt đầu cháy?

Tại NSW, rừng bắt đầu cháy từ tháng 09/2019, tính đến nay đã được hơn 4 tháng. Trước đó, lần cuối Úc cháy rừng nghiêm trọng là vào Thứ Bảy Đen năm 2009, khi 173 người thiệt mạng tại Victoria, bang tiếp giáp phía Nam với NSW.

4. Ai đã đốt rừng?

Cháy rừng là thiên tai phổ biến ở Úc. Ngọn lửa gốc có thể bắt đầu do lá cây khô bắt lửa dưới ánh nắng mặt trời hay sét đánh khi tiết trời quá nóng và hanh khô.

Hiện tại, vẫn chưa rõ có tác động của con người trong những ngọn lửa đầu tiên hay không.

5. Tại sao năm nay rừng cháy khủng khiếp vậy?

Cháy rừng là một phần thiết yếu của hệ sinh thái ở Úc. Cháy rừng tự nhiên cũng có những lợi ích nhất định, như giúp đất dinh dưỡng hơn, giúp cây con tiếp xúc với ánh mặt trời, giúp một số loài cây sinh sôi.

Tuy nhiên, cháy rừng ở Úc năm nay nghiêm trọng hơn hẳn so với các năm khác. Có nhiều tranh cãi về nguyên nhân của diễn biến xấu này.

Nhiều chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu là chất xúc tác chính. Nhiệt độ trung bình ở Úc tăng 1°C so với năm 1920. Gió mạnh, hạn hán, và nhiệt độ cao kỷ lục tạo điều kiện thuận lợi để ngọn lửa hoành hành.

Một số chuyên gia và chính trị gia cho rằng các nhà hoạt động môi trường đang “làm quá”. Chris Kenny, Biên tập viên của tờ Australian, nhấn mạnh hạn hán và hỏa hoạn đã, đang, và sẽ là những thiên tai phổ biến tại Úc – biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân chủ đạo.

View this post on Instagram

A post shared by Black Jaguar-White Tiger (@blackjaguarwhitetiger) on Jan 6, 2020 at 6:54pm PST

6. Bao nhiêu thiệt hại đã được ước tính?

25 người mất tích và thiệt mạng, trong đó có 3 lính cứu hỏa.

Nửa tỉ động vật chết cháy, trong đó có ⅓ số gấu koala ở NSW. Koala không biết chạy trốn, chúng lặng lẽ ôm cây chờ nguy hiểm qua đi. Loài vật hiền lành, khờ khạo này không có nhiều cơ hội sống sót.

14.7 triệu héc ta rừng và khu dân cư bị thiêu trụi trên cả nước. Tổng diện tích hỏa hoạn bằng 13 thành phố Sài Gòn cộng lại và gấp 16 lần diện tích rừng Amazon cháy cùng năm.

400µg/m3 là nồng độ bụi mịn trong không khí của Sydney vào tháng 12/2019, gấp 40 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

1.39 tỉ USD được Thủ tướng công bố sẽ điều vào quỹ hỗ trợ thiên tai.

7. Làm thế nào để hết cháy rừng?

Theo ông Thomas Duff, một chuyên gia về cháy rừng, hỏa hoạn ở Úc có thể được dập tắt trong ba trường hợp sau:

Mưa đủ rộng và lâu để dập những đám cháy, tuy mưa cũng tạo nên những trở ngại trong cứu hộ, dập lửa, và giao thông;

Gió bớt mạnh để lực lượng cứu hỏa có thể kiểm soát ngọn lửa;

Rừng cháy hết, không còn gì để lửa bắt vào nữa.

Tại Sao Các Đám Cháy Ở Úc Rất Khó Dập Tắt?

Gió mạnh, nhiệt độ cao, thông và bạch đàn là vật liệu dễ cháy, cũng như hệ thống tổ chức chữa cháy rừng trong nước đã khiến cho các vụ cháy tự nhiên quy mô lớn ở Úc không thể dập tắt nhanh trong mùa đông này.

Đây là ý kiến của các chuyên gia từ Rosleskhoz (Cơ quan Lâm nghiệp Liên bang Nga) và chi nhánh Hòa bình xanh của Nga đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Theo truyền thông Úc, diện tích các đám cháy tự nhiên trên lục địa này là hơn 6,3 triệu ha. Hỏa hoạn khiến 27 người chết và hàng nghìn ngôi nhà bị cháy. Khói từ các đám cháy ở Úc đã gây ra thêm 250 triệu tấn khí thải CO2, chiếm hơn 1/3 lượng khí thải CO2 hàng năm của Úc. Hỏa hoạn trên lục địa bắt đầu hồi tháng 9 năm 2019 và vẫn chưa được dập tắt.

Nắng nóng hoàn hảo

“Khó khăn trong điều kiện thời tiết bất thường – gió mạnh, trong ba tháng không có mưa, rừng nhiều thông và bạch đàn, cũng như bụi cây nhỏ là vật liệu dễ cháy. Hơn nữa, các đám cháy tạo ra bão cục bộ và góp phần gia tăng giông bão.Theo báo cáo thống kê. 13% các vụ hỏa hoạn phát sinh từ giông bão, nhưng trong những giai đoạn cực đoan như vậy, con số này lớn hơn nhiều “, ông Alexander Panfilov, phó giám đốc Cơ quan Lâm nghiệp Liên bang Nga cho biết.

Theo Cơ quan Khí tượng Quốc gia Úc, kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận ngày 16 tháng 12 ở nước này là 41,9 độ C. Ngoài ra, mùa hè năm ngoái, trong 11 ngày nắng nóng, trên lục địa đã ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Lần cuối cùng, tình huống tương tự xảy ra vào năm 1910. Ngoài ra, từ tháng 11 đến tháng 12, 85% lượng mưa của nước này đã giảm với lượng nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình của các năm trước.

Chuyên gia từ Rosleskhoz cũng lưu ý rằng Úc có tổng diện tích rừng là 137,7 triệu ha, trong đó vùng cây bụi là 99,8 triệu ha. Rừng chỉ chiếm 18%.

“Với một cơn gió mạnh (40-60 km/giờ), gần như tất cả các đám cháy đều lên cao, ngọn lửa có thể đạt tới độ cao 200 mét, tàn lửa dễ cháy kéo dài đến hàng trăm mét và thậm chí hàng km, gây ra các đám cháy mới”, ông Panfilov nói.

Động vật trong vụ cháy rừng ở Úc

© REUTERS / Tracey Nearmy

Hươu cao cổ trong vườn thú giữa làn khói lửa cháy rừng ở Úc

© REUTERS / Alkis Konstantinidis

Người đàn ông với con chó trên nền cảnh ngôi nhà bị cháy ở Úc

© REUTERS / Tracey Nearmy

Hậu quả vụ cháy rừng ở Úc

© REUTERS / Alkis Konstantinidis

Kangaroo chết trong vụ cháy rừng ở Úc

© REUTERS / Tracey Nearmy

© REUTERS / Tracey Nearmy

Ông Anton Beneslavsky, chuyên gia về cháy rừng ở chi nhánh Hòa bình xanh của Nga, đồng ý với ý kiến ​​chính thức của nhóm.

“Hạn hán, gió mạnh, đặc điểm cảnh quan và thảm thực vật dẫn đến hỏa hoạn mạnh mẽ. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại, kể cả biến đổi khí hậu. Mùa khô cằn đã được quan sát ở Úc trong vài năm nay”, chuyên gia kết luận.

Úc dập cháy như thế nào

Theo ông Alexander Panfilov, Cục Lâm nghiệp và Công nghiệp rừng Úc hoạt động tại Úc, không có ảnh hưởng hành chính đối với các hoạt động của các sở lâm nghiệp quốc doanh. Mỗi tiểu bang trong nước đều có cơ quan lâm nghiệp riêng, có thể khác nhau về cấu trúc. Các sở cứu hỏa địa phương, các cơ quan tự trị, chủ sở hữu các vùng lãnh thổ tự nhiên cùng nhau lên kế hoạch cho các biện pháp chữa cháy.

“Ở những vùng sâu vùng xa, vai trò chính trong việc dập tắt các đám cháy rừng được thực hiện bởi các đội cứu hỏa tự nguyện, không thua kém gì các chuyên gia. Ngoài ra còn có các đơn vị lính cứu hỏa chuyên nghiệp được đưa đến địa bàn để chữa cháy từ trên máy bay” – ông Panfilov nói.

© REUTERS / Tracey Nearmy

Ông cũng nói thêm rằng, năm 2003, Trung tâm hàng không quốc gia chữa cháy rừng được thành lập tại Úc để hỗ trợ các sở cứu hỏa nhà nước trong việc dập tắt đám cháy. Hàng năm, Trung tâm thuê khoảng 130 máy bay hạng nặng và máy bay trực thăng để dập tắt đám cháy tự nhiên. Trung tâm cũng phối hợp dập cháy ở các tiểu bang khác nhau, tổng cộng có khoảng 500 máy bay có thể tham gia dập hỏa hoạn.

Theo ông Anton Beneslavsky – chuyên gia Greenpeace, khoảng 90% lực lượng cứu hỏa ở Úc là tình nguyện viên tham gia các đội đặc biệt được trang bị tốt với các thiết bị tiêu chuẩn.

Ông Beneslavsky lưu ý rằng lính cứu hỏa tình nguyện ở Úc là một trong số những lực lượng chuyên nghiệp nhất trên thế giới, nhưng để chữa cháy, họ phải xin nghỉ làm. Như tờ Sydney Morning Herald đã đưa tin, Thủ tướng Úc Scott Morisson hứa sẽ trả lương cho các tình nguyện viên trong đợt nghỉ làm bốn tuần đi chữa cháy.

Ông Beneslavsky nói:

“Khi cần phải rời đi một hoặc hai ngày, hệ thống vẫn hoạt động, nhưng khi lên đến vài tuần, thì chuyện ngừng hoạt động trong thời gian như vậy khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là đối với những người có công việc kinh doanh riêng và rất khó bù đắp thiệt hại cho họ.”

Hỏa hoạn trong tương lai

Trong khi đó, theo đại diện của Greenpeace, vụ hỏa hoạn năm 2019 là hình mẫu của cháy rừng trong tương lai đối với Úc. Bây giờ sẽ cháy thường xuyên như thế này. Ông Beneslavsky lưu ý rằng tình trạng cháy tự nhiên ở Úc không thể khắc phục được ngay lập tức.

“Thực tế là hoạt động của con người đã dẫn đến những hậu quả như vậy. Một trăm năm rưỡi canh tác trên đất Úc đã thay đổi đáng kể môi trường tự nhiên. Đây là một hiện tượng lịch sử toàn cầu. Nhân loại đang phải đối phó với điều kiện môi trường không phù hợp đã phát triển qua hàng triệu năm. Con người cần có đồng ruộng để gieo trồng. Họ đốt cỏ hoặc chặt cây. Trong khi đó, họ kiểm soát ngọn lửa này không tốt, là thế là xảy ra đám cháy”, chuyên gia giải thích.

© REUTERS / Tracey Nearmy

Ông nói thêm rằng những loài thực vật không thể thích nghi với đám cháy đang biến mất và khu vực trở nên nghèo hơn về đa dạng sinh học. Nhưng có những khu rừng thích nghi với các đám cháy liên tục: chúng chấp nhận thực tế thường xuyên xảy ra. Ở Úc, các hệ thống tự nhiên đã quen với các đám cháy thường xuyên, nhưng con người thì không thể quen với các đám cháy.

“Có những nước mà người ta thường đốt đồng. Ví dụ, ở Đức và Thụy Điển, ở Anh, Ireland và Tây Ban Nha người ta vẫn đốt những cánh đồng của họ, đốt rất nhiều. Họ đã đốt đồng hàng thiên niên kỷ. Chúng ta đốt mọi thứ quanh ta, và làm chuyện đó từ lâu, không chỉ đơn giản là làm nông nghiệp” – ông Beneslavsky nói.

Theo chuyên gia này, khái niệm “đám cháy không đúng mùa” có thể biến mất không chỉ ở Úc, mà còn ở Siberia và Viễn Đông.

“Về tình hình phát triển sự kiện, ở Úc trước đây vốn đã có 90% sa mạc, bây giờ khả năng cao là những khu vực thường xuyên bị cháy và gần sa mạc rồi cũng biến thành sa mạc” – chuyên gia nói thêm.

Vì Sao Cháy Rừng Ở Úc Lại Nghiêm Trọng Tới Vậy?

Những đám cháy rừng tại Úc bùng phát từ tháng 9/2019 và cho đến nay vẫn chưa được khống chế.

Nhiệt độ cao kỷ lục cùng thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do biến đổi khí hậu đã tạo ra hàng chục đám cháy quy mô lớn trông như những “biển lửa” nhấn chìm Úc, khiến quang cảnh nhiều nơi trông không khác gì “ngày tận thế”, Reuters ngày 6/1 đưa tin.

Bầu trời Úc đổ rực không khác gì ngày tận thế.

Tính đến nay, đã có ít nhất 25 người đã thiệt mạng, hai người mất tích, hàng trăm người khác bị bỏng, hơn 1.000 ngôi nhà và 9 triệu ha rừng cây đã bị phá hủy vì cháy rừng. Lửa và khói bụi từ các đám cháy cũng khiến chất lượng không khí ở thủ đô Canberra cùng nhiều thành phố khác của Úc xấu đi nhanh chóng, buộc nhiều cơ quan công quyền và trường học phải đóng cửa, máy bay phải hoãn hoặc hủy chuyến.

Theo dự báo từ các nhà sinh vật học thuộc Đại học Sydney, ngoài thiệt hại cho con người, cháy rừng nhiều ngày cũng để lại những hậu quả khốc liệt cho hệ sinh thái. Ước tính có đến 480 triệu cá thể động vật hoang dã, từ các loại có vú, chim cho tới bò sát, đã chết trong thảm họa cháy rừng ở bang Queensland, New South Wales và Victoria.

Nhiều loài đông vật đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Các chuyên gia lo ngại số động vật bị chết trên thực tế cao hơn và có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng những loài động vật chỉ tồn tại ở duy nhất Úc hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn loài gấu túi.

Trong bài đăng khiến hàng ngàn người “sửng sốt” trên mạng xã hội, nhà quay phim Matt Roberts của ABC News đã công bố đoạn video anh quay ở bang New South Wales hôm 5/1, trong đó là hình ảnh xác hàng trăm con gấu koala, kangaroo và cừu nằm la liệt bên đường. Chúng bỏ mạng vì thất bại trong nỗ lực thoát thân khỏi những đám cháy hung dữ.

“Xin lỗi vì chia sẻ những hình ảnh đau lòng này gần Batlow, New South Wales. Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy, nhưng tôi phải kể lại câu chuyện này”, Roberts viết.

Ông Stuart Blanch, nhà quản lý chính sách bảo tồn rừng tại Quỹ Động vật hoang dã thế giới của Úc, cho biết các loài động vật thường hồi phục trong những năm và thập kỷ tiếp theo, nhưng ông cũng nói thêm, rằng Úc chưa từng đối mặt các đám cháy có quy mô và cường độ này. Vì thế, nhiều chuyên gia lo ngại rằng một số loài có thể sẽ bị xóa sổ.

Hình ảnh vệ tinh cháy rừng ở Úc.

Kinh tế Úc lao dốc thảm hại sau cháy rừng

Cuối tuần qua, Thủ tướng Úc Scott Morrison cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng cháy rừng có thể kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Cùng với đó, ông Morrison tuyên bố thành lập một cơ quan phục hồi sau thảm họa nhằm giúp những người bị mất nhà cửa và cơ sở làm ăn trong trận cháy, với ngân sách khoảng 2 tỷ đô la Úc được cấp trong vòng 2 năm.

David Bassan, nhà kinh tế trưởng tại BetaShares Capital, đã đưa ra lời cảnh báo rằng ngoài sự mất mát to lớn về tính mạng và tài sản, người dân Úc cũng nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với suy giảm kinh tế trong thời gian sắp tới.

“Thật vậy, dưới góc độ vĩ mô thì chắc chắn thảm họa cháy rừng sẽ tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng như hiện tại, tạo lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Úc”, Bassan cho biết.

“Điều quan trọng là chính phủ sẽ nỗ lực ra sao để thực hiện các chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu. Úc sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi khí hậu”, ông nói thêm.

Theo nhà kinh tế Bassan, cách tốt nhất để kéo nền kinh tế vào lúc này là tác động tới Ngân hàng Dự trữ Úc vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đặc biệt trong việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, các biện pháp nới lỏng định lượng, mua trái phiếu chính phủ để hạ lãi suất dài hạn cũng nên được chính phủ thông qua và thi hành.

Không thể khống chế được đám cháy

Theo Reuters, hiện vẫn còn khoảng 150 điểm cháy tại New South Uwales và khoảng 10 điểm khác tại Victoria vẫn đang chìm trong biển lửa, chưa thể dập tắt hoàn toàn.

Tính từ tháng 9/2019, nước Úc đã phải hứng chịu liên tiếp những đám cháy kinh hoàng trên khắp cả nước. nước Úc và châu Úc vốn không mấy xa lạ với những vụ cháy rừng, cháy tại các đồng cỏ bởi những đám cháy ấy phần nào làm tăng độ màu mỡ cho đất đai, miễn là có thể kiểm soát kịp thời.

Tuy nhiên, năm 2019 được đánh giá là năm nóng kỷ lục tại Úc, nền nhiệt trung bình tăng tới hơn 1,5 độ C. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, cộng thêm với gió mạnh khiến các đám cháy liên tục lan rộng. Có những nơi gió mạnh lên tới 120 km/h, nhiệt độ đồng loạt tăng mạnh, độ ẩm thấp chỉ khoảng 10% tạo điều kiện cho các đám cháy rừng ở Úc liên tục bùng phát. Vào ngày 4/1, một số nơi như vùng Penrith ở phía Tây TP. Sydney, nhiệt độ đo được là lên tới 50 độ C, là nơi có nhiệt độ nóng nhất trên thế giới vào hôm đó.

Yếu tố chính khiến khí hậu Úc nóng lên bất thường là Lưỡng cực Ấn Độ Dương – Indian Ocean Dipole (IOD), còn gọi là Nino Ấn, là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương: nhiệt độ mặt biển ấm hơn ở nửa đại dương phía Tây, và lạnh hơn ở nửa phía Đông. Đây là lần diễn ra cách biệt nhiệt độ lớn nhất trong 60 năm trở lại đây.

IOD chính là lý do khiến miền Đông Châu Phi gặp mưa lớn và lũ lụt, còn Đông Nam Á và Úc lại kh nóng, hạn hán triền miên.

Theo lời Andrew Watkins, trưởng ban dự báo từ xa tại Cục khí tượng, Lưỡng cực Ấn Độ Dương chính là điểm mấu chốt, hiểu được nó là sẽ biết được đợt sóng nhiệt đang tràn vào Úc có sức tàn phá tới mức nào.

Cháy Rừng Ở Úc Khiến Dân Phải Sơ Tán

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem Hàng ngàn người phải hủy kỳ nghỉ và chạy khỏi một vùng “sơ tán du lịch” rộng lớn ở Úc, giữa bối cảnh có dự báo về tình trạng cháy rừng sẽ còn dữ dội trong những ngày tới.

Kể từ tháng 9, cháy rừng ở Úc đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và tàn phá hơn 1.200 ngôi nhà.

Khủng hoảng tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi những đám cháy tiếp tục càn quét các cộng đồng ở hai tiểu bang New South Wales (NSW) và Victoria.

Các cuộc sơ tán mới nhất ở bờ biển phía Nam của tiểu bang NSW được gọi là “cuộc sơ tán lớn nhất tại khu vực này từ trước đến nay”.

Vào thứ Năm, hàng dài xe hơi kẹt cứng trên cao tốc từ Sydney đi Canberra. Phần nhiều trong số họ là những người phải đột ngột huỷ kỳ nghỉ cuối tuần.

Truyền thông địa phương đăng tải hình ảnh xe hơi phải đợi hàng tiếng đồng hồ để đổ xăng tại thị trấn Batemans Bay, trong khi nhiên liệu đang được vận chuyển đến khu vực này để bù đắp nguồn cung đang cạn kiệt.

Nhiều con đường vẫn đóng do liên tục bị hỏa hoạn và các mối nguy hiểm khác, chẳng hạn như nguy cơ cây bị đổ.

Mặc dù mức độ nguy hiểm của tình hình đã hạ xuống một chút, giới hữu trách vẫn lo ngại về một đợt cháy rừng nữa sẽ bùng phát vào thứ Bảy và điều này sẽ đe dọa cuộc sống và nhà cửa của người dân lần nữa.

“Nếu quý vị đang đi nghỉ… quý vị cần phải rời khu vực này trước thứ Bảy,” dịch vụ cứu hỏa vùng quê NSW cảnh báo, ý muốn nói đến vùng bờ biển dài 260km.

Chính phủ tiểu bang NSW cảnh báo rằng, tình hình có khả năng trở nên “tồi tệ,” chí ít là như đêm giao thừa, khi hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy.

Các công nhân đang dọn đường, khôi phục điện lưới và kiểm soát không cho các đám cháy lan rộng bằng cách cố ý gây cháy tại một số điểm nhằm ngăn đám cháy tiến về một hướng nhất định.

Bộ trưởng Giao thông tiểu bang NSW Andrew Constance kêu gọi tài xế chạy chậm giữa làn khói dày.

Trong một cuộc phỏng vấn với Cơ quan Truyền thông Úc ABC, ông cho biết thêm rằng, ông cũng có những người bạn bị mất nhà cửa do hỏa hoạn.

Các vụ hỏa hoạn trong tuần này đã phá hủy ít nhất 381 ngôi nhà ở NSW và 43 ở Victoria, các quan chức nói rằng, con số này dự kiến sẽ còn tăng lên.

Bảy người thiệt mạng do cháy rừng ở NSW gồm:

Hai người được tìm thấy trong hai chiếc xe vào sáng thứ Tư

Hai cha con ở lại để bảo vệ nhà và trang trại của họ

Một người tình nguyện cứu hỏa 28 tuổi thiệt mạng khi gió lật chiếc xe cứu hỏa

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Người thân của Mick Roberts, một người Victoria 67 tuổi, bị mất tích kể từ hôm thứ Hai, xác nhận rằng ông đã thiệt mạng trong nhà ở Buchan, East Gippsland.

“Một ngày (đầu) năm mới rất buồn, nhưng chúng tôi là một gia đình gắn bó với nhau. Và chúng tôi sẽ không bao giờ quên người chú Mick đáng kính của tôi”, Leah Parson, cháu gái của ông viết trên Facebook.

Điều gì đang xảy ra ở các vùng khác?

Hai khu vực của tiểu bang Tây Úc phải đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn thảm khốc vào thứ Năm; còn một phần của tiểu bang Nam Úc dự kiến sẽ đối mặt tình trạng cháy rừng nguy hiểm vào thứ Sáu.

ABC loan tin rằng, các vụ cháy rừng đã khiến tuyến đường cao tốc dài 330km ở Tây Úc bị đóng, giao thông tắc nghẽn.

Vào thứ Năm, khói đã khiến chất lượng không khí của Canberra được xếp hạng thấp nhất trong các thành phố lớn trên toàn cầu, theo nhóm AirVisual có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Bưu điện Úc đã đình chỉ giao hàng đến khu vực này “cho đến khi có thông báo mới”.

Vào thứ Tư, các thuyền cảnh sát đã mang 1,6 tấn nước, thực phẩm, vật tư y tế tới thị trấn này.

Các sở cứu hỏa ở Victoria và NSW cảnh báo, họ không thể tiếp cận một số người ở vùng sâu vùng xa.

Hôm thứ Năm, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã lặp lại lời kêu gọi mọi người đừng hoảng sợ và tin tưởng vào các nhân viên cấp cứu.

“Tôi hiểu nỗi sợ hãi, cũng như sự thất vọng đối với nhiều người, nhưng đây là một thảm họa tự nhiên. Và thảm họa này được ứng phó một cách tốt nhất thông qua việc phối hợp các biện pháp cứu hộ như những gì chúng ta đang chứng kiến,” ông nói trong một cuộc họp báo.

Các nhà khí tượng học cho biết, hiện tượng thời tiết lưỡng cực ở Ấn Độ Dương, là nguyên chính đằng sau sức nóng cực độ ở Úc.

Tuy nhiên, nhiều vùng của Úc vốn đã ở trong tình hình khô hạn, một số vùng khô hạn trong nhiều năm qua. Và chính điều này đã khiến cho các đám cháy lan ra dễ dàng hơn.

Khói từ đám cháy hôm thứ Tư đã có thể nhìn thấy từ đảo Nam của New Zealand, cách đó hơn 2.000 km, nơi các đám mây màu cam phủ kín bầu trời.