Top 14 # Tại Sao Vingroup Thành Công Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Vingroup Kinh Doanh Thành Công Đến Thế?

Hiện có 4 doanh nghiệp nằm trong “hệ sinh thái” Vingroup đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, bao gồm Tập đoàn Vingroup (VIC); Công ty cổ phần Vinhomes (VHM); Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE) và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng (SDI).

4 công ty này đang có giá trị vốn hóa khoảng 725.000 tỷ đồng (hơn 31 tỷ USD), tương đương gần 24% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 gã khổng lồ ôm 20% vốn hóa thị trường

Mới chỉ niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 5, VHM lập tức trở thành một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường. Mức thị giá gần 110.000 đồng/cổ phiếu không phải quá cao nhưng với vốn điều lệ lên tới hơn 26.790 tỷ đồng, VHM đang có vốn hóa thị trường tới 291.000 tỷ đồng, và là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường sau VIC, với vốn hóa xấp xỉ 329.000 tỷ đồng.

Tính riêng 2 mã cổ phiếu của tỷ phú Vượng đã chiếm tới 20% tổng vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt (tính trên 2 sàn HOSE và HNX).

6 tháng đầu năm, Vinhomes cũng trở thành doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận cao nhất, với hơn 9.854 tỷ đồng trước thuế. Con số này đã tăng gấp 10 lần so với kết quả cùng kỳ, và vượt qua những ông lớn khác như Vinamilk, Sabeco, Vietcombank…

Cơ cấu doanh thu của Vinhomes chủ yếu là bán bất động sản, chiếm 98%, còn lại là các hoạt động phụ trợ mảng kinh doanh này, như dịch vụ quản lý, cho thuê và vui chơi giải trí…

Theo ban lãnh đạo công ty, thời gian qua đơn vị đã sáp nhập 3 công ty mới vào hệ thống, kéo theo các dự án bất động sản thuộc các công ty này trở thành dự án của Vinhomes, như Vinhomes Central Park, Vinhomes Riverside 1, Vinhomes Greenbay… và ghi nhận doanh thu cùng lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.

Vinhomes khai trương hàng loạt dự án cũng có tác động tới Vincom Retail, đơn vị vận hành chuỗi trung tâm thương mại tại các dự án của Vinhomes.

6 tháng đầu năm, Vincom Retail đã mở thêm 5 TTTM, nâng tổng số trung tâm đang quản lý lên 51, và dự kiến mở mới thêm 9 trung tâm nữa trong quý III năm nay, tại các dự án mà Vinhomes mở bán. Đặc biệt có trung tâm thương mại Vincom Center Landmark 81.

Kết quả này đã giúp Vincom Retail thu tới 3.134 tỷ doanh thu thuần, tăng 15% và lãi trước thuế 1.474 tỷ đồng, tăng 42% sau nửa năm.

Vinhomes và Vincom Retail đồng thời là những công ty con đóng góp chính vào kết quả kinh doanh hợp nhất của Vingroup. Việc 2 công ty này làm ăn thuận lợi trong nửa năm qua cũng giúp Vingroup tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, Vingroup đã thu về tới 61.200 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 26.000 tỷ so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng gấp đôi cùng kỳ, lên con số 6.230 tỷ.

Sau khi chính thức đầu tư vào thị trường sản xuất ôtô, Vingroup đã tiếp tục công bố tham gia vào lĩnh vực dược phẩm và sản xuất điện thoại thông minh với thương hiệu VinFa và Vinsmart, nâng số ngành nghề kinh doanh trong hệ sinh thái của mình lên con số 10.

Ai là chủ nợ lớn nhất của Vingroup?

Tuy nhiên, để thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, Vingroup và các công ty con cũng phải duy trì lượng nợ vay rất lớn. Nửa đầu năm 2018, Vingroup phải chi ra hơn 2.727 tỷ đồng chi phí tài chính, trong đó hơn 2.060 tỷ đồng chỉ để trả lãi vay. Năm trước đó con số này cũng ghi nhận trên 3.400 tỷ đồng.

Hiện tại, Vinhomes đang có tổng cộng 29.100 tỷ đồng nợ vay tài chính, tăng hơn 13.800 tỷ đồng so với đầu năm. Số nợ vay bên phía Vincom Retail cũng đang ở mức gần 2.800 tỷ đồng, nhưng đã giảm rất nhiều so với gần 6.000 tỷ đồng vào đầu năm.

Do Vinhomes là công ty phát triển bất động sản nhà ở, nên ngoài số nợ vay tài chính, doanh nghiệp cũng có các khoản nợ với khách hàng do người mua nhà trả tiền trước, khiến tỷ lệ nợ phải trả trên vốn sở hữu lên tới 1,79 lần. Đại diện tập đoàn lý giải các khoản nợ với khách hàng của Vinhomes thực chất là doanh số bán hàng chưa bàn giao, được hạch toán trong sổ sách là nợ, và sẽ được đưa vào doanh thu sau khi bàn giao nhà.

Trong khi phía Vincom Retail chỉ là 0,32 lần, ngưỡng rất an toàn về chỉ số tài chính.

Tại Vingroup, do hợp nhất báo cáo kinh doanh cùng Vinhomes và Vincom Retail và các công ty con khác, hiện tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của tập đoàn xấp xỉ 1,79 lần, giảm mạnh so với hồi đầu năm, là 3,07 lần. Trong đó, riêng nợ vay tài chính tại doanh nghiệp lên tới hơn 55.100 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm. Chủ yếu là nợ dài hạn, với gần 43.000 tỷ đồng.

Tập đoàn cũng đang có gần 36.800 tỷ đồng tiền người mua trả trước ngắn hạn. Đây là các khoản tiền người mua nhà của Vingroup đã trả tiền và sẽ lấy nhà trong 1 năm tới.

Cơ cấu nợ vay của tập đoàn này chủ yếu là các khoản vay bằng trái phiếu dài hạn, nhiều nhất là tại Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương, với dư nợ cho vay lên tới 19.623 tỷ đồng, thời hạn 2-10 năm và lãi suất dao động 7,75-10,5%/năm.

Ngoài ra, còn một số khoản trái phiếu phát hành cho các tổ chức khác như Credit Suisse AG và Duetsche Bank AG, với số dư 7.317 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm.

Với các khoản vay tại ngân hàng, Techcombank cũng đang là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp, với 1.421 tỷ dư nợ, tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm.

Tiếp theo đó là các khoản nợ tại Vietcombank 894 tỷ đồng; BIDV 183 tỷ đồng… Các khoản vay này đều được quy định lãi theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ 2,5-3%/năm.

Vingroup Là Gì? Tại Sao Vingroup Trở Thành Tập Đoàn Bđs Số 1 Việt Nam?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây, Vingroup nổi lên như một tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước. Vậy Vingroup là gì? Và tập đoàn này có những đóng góp nào vào việc phát triển kinh tế đất nước? 

1. Vingroup là gì?

Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam. Giá trị vốn hóa đạt 16 tỷ USD, đây là một trong những tập đoàn lớn nhất châu Á. Vậy Vingroup là gì?

Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam

Vingroup được thành lập năm 1993 tại Ucraina (lúc đó là Tập đoàn Technocom). Tới đầu những năm 2000, tập đoàn Technocom trở về đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và du lịch tại Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần nhỏ là Vincom và Vinpearl.

Tới đầu 2012, 2 công ty này chính thức sáp nhập và hoạt động dưới tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup – Công ty CP. Cho tới nay, Vingroup định hướng phát triển trở thành tập đoàn tiên phong, dẫn dắt thay đổi xu hướng tiêu dùng khi mang lại những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

2. Ông chủ Vingroup là ai?

Có thể nói, người góp công lớn vào việc phát triển tập đoàn Vingroup được như hôm nay chính là ông Phạm Nhật Vượng – Ông chủ tập đoàn Vingroup hiện tại. Ông sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh, từng theo học tại Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.

Ông Phạm Nhật Vượng là người góp công lớn vào việc phát triển tập đoàn Vingroup được như hôm nay

Ông Phạm Nhật Vượng vừa là người sáng lập, đồng thời là một trong những thành viên Hội đồng quản trị của 2 công ty Vincom và Vinpearl trước sáp nhập.

Trong gần 10 năm phát triển Vingroup, Phạm Nhật Vượng đã dành trọn tâm huyết để phát triển tập đoàn với hàng loạt chuỗi dự án nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn tại Việt Nam: Royal City, Time City, Vinhome Riversider,…

3.  Tại sao Vingroup trở thành tập đàn BĐS số 1 Việt Nam?

3.1. Mô hình phát triển của Vingroup

Việc hiểu rõ mô hình hoạt động và phát triển sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Vingroup là gì. 

Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup định hướng xây dựng hệ sinh thái đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào 3 ngành chính (Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại dịch vụ) và 8 lĩnh vực kinh doanh

* Về Thương mại dịch vụ, Vingroup nổi tiếng với các thương hiệu sau: 

Lĩnh vực bất động sản: Vinhomes, VinCity, Vincom Retail

Trong đó, Vinhomes được đánh giá là thương hiệu nhà ở cao cấp hàng đầu trong ngành bất động sản. 

Vincity là dòng bất động sản đại chúng, được đánh giá cao giá trị chất lượng – đồng bộ – tiện ích. 

Vincom Retail là chuỗi bất động sản thương mại phổ biến cả nước, đa dạng về ẩm thực, khu vui chơi.

Lĩnh vực du lịch, giải trí: Vinpearl, Vinpearl Land, Vinpearl Golf, VinTaTa

Trong đó, Vinpearl là thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng hàng đầu Việt Nam. Tổng cộng hệ thống nghỉ dưỡng này có 31 khách sạn, biệt thự 13.000 phòng nằm ngay cạnh bờ biển. Trong chuỗi hệ thống còn bao gồm dịch vụ, tiện ích như công viên giải trí, sân gôn, bể bơi,…

Lĩnh vực bán lẻ: VinMart và VinMart+, VinPro, Adayroi, VinID

Trong đó, Vinmart và Vinmart+ phổ biến như là chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt. Còn Vinpro là thương hiệu bán lẻ điện máy, công nghệ với sản phẩm điện thoại, thiết bị gia đình,…

Mô hình phát triển của Vingroup là gì

Lĩnh vực y tế: Vinmec, VinFa

Vinmec được tập đoàn Vingroup chú trọng đầu tư vào năm 2012. Với sứ mệnh “Chăm sóc bằng tài năng, y đức và sự thấu cảm”, Vinmec định hướng phát triển thành hệ thống y tế hàn lâm vươn tầm quốc tế. 

Năm 2018, Vingroup mở rộng phát triển lĩnh vực y tế bằng việc cho ra đời thương hiệu VinFa với mục tiêu ban đầu là sản xuất thuốc.

Lĩnh vực giáo dục: Vinschool, VinUni

Vingroup cũng chú trọng đầu tư lĩnh vực giáo dục bằng việc thành lập chuỗi hệ thống trường học Vinschool. Là chuỗi hệ thống trường mầm non liên thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Năm 2018, hệ thống này tiếp tục mở rộng với sự thành lập thương hiệu VinUni. 

Lĩnh vực nông nghiệp: VinEco

Mục tiêu của thương hiệu VinEco là cung cấp cho người dùng các sản phẩm xanh, sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, thương hiệu này cũng khuyến khích người dùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp vững chắc cho thế hệ tương lai.

– Về Công nghiệp, Vingroup có 2 thương hiệu nổi tiếng là VinFast và VinSmart. Trong đó Vinfast được định hướng là thương hiệu ô tô mang đậm tinh thần Việt Nam và hướng tới đẳng cấp quốc tế. VinSmart là công ty nghiên cứu, sản xuất sản phẩm điện tử thông minh, AI và IoT.

– Về Công nghệ, VinGroup sáng lập VinTech City với mục tiêu hỗ trợ cho hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển công nghệ Việt. VinTech chủ yếu hoạt thông theo mô hình Silicon Valley 

3.2. Các dự án nổi bật của Vingroup

Những dự án có vốn đầu tư khủng, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư:

Dự án VinCity Ocean Park Gia Lâm

Đây là dự án đại đô thị rộng hơn 420ha được xây dựng số vốn lên tới 100.000 tỷ đồng. Lấy ý tưởng từ thành phố Singapore, dự án hướng tới việc mang lại không gian sống lý tưởng cùng với hệ thống dịch vụ, tiện ích, cảnh quan hiện đại, tiện ích.

Dự án VinCity Ocean Park Gia Lâm

Dự án Vinhomes Central Park

Đây là dự án sở hữu tòa tháp cao nhất Việt Nam – Landmark 81. Quy mô 44ha, dự án này cung ứng hơn 10.000 căn hộ, 10 căn biệt thự vào thị trường. 

Toàn bộ dự án Vinhomes Central Park đã được hoàn thiện và bàn giao vào cuối năm 2017. Còn tòa tháp Landmark 81 được hoàn thiện và khai trương sau gần 1 năm vào tháng 7/2018.

Dự án Vinhomes Central Park

Dự án Vinhomes Dragon Bay

Đây là dự án phức hợp đô thị ven biển đầu tiên do Vingroup đầu tư. Dự án này có vị trí “tâm ngọc” khi nằm tại khu vực trung tâm thành phố Hạ Long: lưng tựa núi Bài Thơ, mặt hướng ra Vịnh biển Hạ Long. 

Với số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, Vinhomes Dragon Bay hiện nay đã trở thành một trong những biểu tượng mới của thành phố Hạ Long.

Dự án Vinhomes Dragon Bay

Với những thông tin mà Quanlybatdongsan vừa cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu rõ Vingroup là gì. Và giải đáp cho bạn lý do tại sao Vingroup được đánh giá là tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

5

/

5

(

2

votes

)

Continue Reading

Vì Sao Vingroup ‘Dứt Tình’ Bán Công Ty Vinmart, Vineco Cho Masan?

Vingroup bất ngờ bán đứt 2 công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị và nông nghiệp cho Masan

Ngày 3/12/2019, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) và Tập đoàn Masan đã đạt thoả thuận nguyên tắc về việc sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Holding). Qua đó, sẽ thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.

Theo thư gửi cán bộ công nhân viên sáng nay (3/12), Vingroup cho biết, sau khi hoán đổi cổ phần, tỷ lệ sở hữu của Vingroup tại công ty mới không còn chiếm đa số, nên tập đoàn sẽ chuyển giao toàn bộ việc điều hành Công ty VinCommerce (sở hữu chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+) và Công ty VinEco sang cho Tập đoàn Masan. Việc chuyển nhượng này nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực cho 2 lĩnh vực là công nghiệp và công nghệ (hiện có VinFast và VinSmart).

Thông tin bán đứt hai công ty bán lẻ và nông nghiệp này đã gây bất ngờ cho cổ đông Vingroup và giới đầu tư. Bởi lẽ, chỉ trong vòng 5 năm lấn sân thị trường bán lẻ, Vingroup thông qua công ty con VinCommerce đã phát triển được hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam gồm 122 siêu thị Vinmart và gần 2.500 cửa hàng Vinmart+ tại 50 tỉnh thành trên cả nước (tính đến tháng 10/2019).

Doanh thu của chuỗi siêu thị VinMart trong nửa đầu năm nay đạt 6.869 tỉ đồng, tăng trưởng 58%. Còn chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart + đem về doanh thu 5.797 tỉ đồng, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu chuỗi này lên tới 12.666 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) đối với VinMart đạt mức 16%, còn với VinMart + đạt 21%.

“Cỗ máy”bán lẻ VinMart và VinMart+ đang chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng Việt Nam và đem về doanh thu khủng cho tập đoàn. Đến hết tháng 9/2019, doanh thu từ mảng bán lẻ tiếp tục tăng mạnh 66% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 7.870 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tổng kết lại doanh thu thuần từ mảng kinh doanh bán lẻ đến hết quý 3 năm nay đạt 23.571 tỉ đồng, nhưng Vingroup ghi nhận số lỗ kỷ lục 3.460 tỉ đồng từ mảng bán lẻ.

Xét kết quả theo bộ phận, kinh doanh bán lẻ đang là một trong 5 mảng kinh doanh chính của Vingroup bị thua lỗ từ vài trăm tỉ tới vài nghìn tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận số lỗ hơn 626 tỉ đồng.

Mảng kinh doanh bán lẻ đạt doanh thu thuần kỷ lục 23.571 tỉ đồng, nhưng lại thua lỗ tới 3.460 tỉ đồng. Ảnh: Zing

Còn nhớ tại Đại hội cổ đông năm 2015, trả lời chất vấn của nhiều cổ đông về sự “tham” đầu tư đa ngành của Vingroup, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho biết: “Với các lĩnh vực khác được tập đoàn mở rộng đầu tư, chúng tôi mong muốn tạo hệ thống toàn vẹn cho khách hàng, tạo sức cạnh tranh mạnh. Từ chuỗi bất động sản đến siêu thị, nông nghiệp, thời trang, y tế… Đơn cử, Vingroup đầu tư vào nông nghiệp để tạo nguồn cung sản phẩm chất lượng cho siêu thị. Đây là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Vingroup so với các doanh nghiệp khác”.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ số lỗ hơn 2.000 tỉ đồng của Vingroup sau hơn 1 năm đầu tư vào bán lẻ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thẳng thắn chia sẻ về con số lỗ hơn 2.000 tỉ đồng của Vingroup sau hơn 1 năm đầu tư vào bán lẻ trên tổng mức đầu tư dự kiến được hé lộ tới “10.000 tỉ đồng”. Thế nhưng, sau 5 năm đầu tư, mảng bán lẻ đã đem về kết quả khá tệ là lỗ “khủng” tới 3.460 tỉ đồng. Nhưng với quan điểm kinh doanh quyết đoán của ông Phạm Nhật Vượng là sẽ “nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trước các đối thủ” nên sẵn sàng đầu tư lớn và sẽ mạnh tay cắt lỗ.

Tương tự, đối với mảng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao mà Vingroup chuyển hướng đầu tư mạnh ở thời điểm năm 2014, ông Vượng bày tỏ sự lạc quan về chiến lược phát triển mảng nông nghiệp “khép kín” mà tầm nhìn tới 20-30 năm nữa, cổ đông sẽ cảm nhận thấy rõ nét. Khi ấy, “Vingroup đặt mục tiêu trong 5 năm nữa, tổng lợi nhuận từ bất động sản sẽ chỉ chiếm dưới 50% tỷ trọng lợi nhuận chung của tập đoàn, còn lợi nhuận của mảng nông nghiệp sẽ tăng mạnh”, ông Vượng nhấn mạnh.

Quay trở lại thương vụ bán “dứt tình” hai công ty bán lẻ và nông nghiệp cho Masan, có ý kiến cho rằng Vingroup đã bị “sa lầy” khi đầu tư vào 2 mảng này với chi phí đầu tư quá lớn, mà thời gian thu hồi vốn kéo dài, kém hiệu quả, thua lỗ nặng… Trong khi đó, Vingroup cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ sự khó khăn chung của thị trường bất động sản do sức hấp thụ đối với sản phẩm cao cấp giảm rõ rệt, tín dụng bị siết chặt cùng những rủi ro về chính sách pháp lý chưa rõ ràng ở phân khúc condotel.

Trong 3 năm qua, thị trường nhìn thấy khá rõ sự chuyển hướng trọng tâm đầu tư của Vingroup vào sản xuất công nghiệp và công nghệ với những dự án lớn về sản xuất ô tô VinFast, điện thoại thông minh, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Giữa lúc Vingroup rút lui khỏi bán lẻ và nông nghiệp thì hai mảng kinh doanh này lại rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Hồi tháng 9 vừa qua, nhóm các quỹ đầu tư nước ngoài, đứng đầu là Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) đã rót 500 triệu USD để sở hữu 16% vốn CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (công ty mẹ sở hữu 100% vốn của VinCommerce). Công ty VCM này có vốn điều lệ là 6.437 tỉ đồng, xấp xỉ mức vốn như VinCommerce sau chia tách.

Quỹ GIC đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam khi liên tục rót vốn đầu tư vào các công ty đầu ngành như Masan Group, Vietjet, Vinamilk, FPT, PAN… Chính GIC cũng đã đầu tư 853 triệu USD vào Vinhomes trong năm 2018 sau khi Vinhomes tiến hành IPO cổ phiếu ra công chúng.

Có thể thấy, Masan chấp nhận sáp nhập VinCommerce đang làm ăn thu lỗ hàng nghìn tỉ đồng sẽ khiến cho kết quả kinh doanh hợp nhất của tập đoàn này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng đổi lại, hệ thống mảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam sẽ nằm gọn trong tay Masan, giúp cho ông lớn hàng tiêu dùng này “khép kín” chuỗi kinh doanh từ trang trại tới tận tay người tiêu dùng.

Còn cổ đông chiến lược của Masan – quỹ GIC đã nắm 16% cổ phần VCM để sở hữu VinCommerce và gián tiếp sở hữu hệ thống bán lẻ siêu thị VinMart, VinMart+ thông qua đầu tư vào Masan, sẽ được hưởng lợi lớn khi thâu tóm được hệ thống bản lẻ lớn nhất Việt Nam từ tay tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Liệu rằng cổ đông Vingroup, tập đoàn và người tiêu dùng có được hưởng lợi?

Thương vụ sáp nhập đình đám của hai đế chế Vingroup – Masan này cũng khiến thị trường liên tưởng đến thương vụ “giải cứu” doanh nghiệp thua lỗ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Thaco trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng chục nghìn tỉ nợ vay khó có thể xử lý thu hồi, doanh thu sụt giảm thảm hại, thua lỗ… của Hoàng Anh Gia Lai đã được “chia sẻ” với đại gia ô tô là Thaco trong tình cảnh doanh nghiệp khó khăn về nguồn tiền, ngân hàng cắt cho vay vì nợ xấu quá lớn, kinh doanh thua lỗ.

Phải chăng, hàng nghìn tỉ đồng thua lỗ từ mảng kinh doanh bán lẻ và khó khăn chung từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, dòng tiền đầu tư bí bách… là những lý do khiến tỉ phú Phạm Nhật Vượng phải “dứt tình bán con”?

Hải Nam

Vì Sao Bạn Không Thể Giảm Cân Thành Công

Không kiểm soát được lượng calo nạp vào hằng ngày

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là việc bạn không thể kiểm soát được lượng calo nạp vào hàng ngày. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tăng cân hoặc không thể giảm cân. Để tính calo cần thiết cho một ngày hoạt động chúng ta sử dụng công thức BMR và TDEE.

ĐỌC THÊM: ĐO CHỈ SỐ BMR VÀ TDEE ĐỂ KIỂM SOAT LƯỢNG CALO HÀNG NGÀY

Có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao họ không ăn cơm mà vẫn béo, hoặc không ăn gì mà vẫn không thể giảm cân? Vì thay vì ăn cơm bạn lại nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn vặt khác.

Không cung cấp đủ Protein

Là dưỡng chất cần thiết để xây dựng, và phát triển cơ bắp, có tác dụng giúp duy trì cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên đa số chúng ta đều không cung cấp đủ loại dưỡng chất này, thậm chí có người còn lo sợ rằng nó sẽ gây tăng cân.

Các nguồn thực phẩm bổ sung protein tự nhiên tuyệt vời là thịt bò, ức gà, lòng trắng trứng, các loại hạt,..

Nhịn ăn sáng

Giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc ăn bữa sáng nghèo nàn là phương pháp giảm cân gây nguy hại nhất, nó ảnh hưởng cả tới sức khỏe cũng như quá trình giảm cân của bạn. Hãy nhớ răng, một bữa sáng đầy đủ sẽ khiến bạn không cảm thấy đói và ăn nhiều hơn ở các bữa tiếp theo. Việc ăn quá nhiều vào một bữa sẽ gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa.

Bạn nghĩ rằng việc mình ăn nhiều rau và hoa quả là đang thực hiện giảm béo đúng khoa học? Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bạn hãy ăn sao cho cân bằng các chất bởi nếu không, chính rau và hoa quả sẽ phản lại công cuộc giảm cân của bạn.

THAM KHẢO: THỰC ĐƠN GIẢM CÂN TỪ HUẤN LUYỆN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP

Bạn tập không đủ nặng

Khi cơ thể đã bắt đầu quen với cường độ tập hiện tại, bạn phải đẩy chế độ lên một mức cao hơn để thu về những kết quả tương tự. Đó là lý do bạn cần một cuốn nhật ký, ghi chép lại tất cả những gì mình tập.

Đừng bao giờ chỉ tập một bài tự ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác.

Liên tục bị stress

Khi bị stress kéo dài, cơ thể của bạn sẽ tiết ra hormone Cortisol. Hormone này sẽ kích thích cơ thể tích mỡ. Nếu bạn luôn trong tình trạng căng thẳng, đồng nghĩa với nồng độ cortisol luôn ở mức cao. Điều đó dẫn đến lượng mỡ gia tăng dù cho bạn đang ăn uống và tập luyện theo chế độ rất khoa học.

Uống không đủ nước

Nước sẽ là công cụ hữu hiệu cho bạn giảm cân. Nước khiến bạn ăn ít đi và luôn thấy no bụng, nó cũng giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn rất nhiều nên không còn các chất lắng đọng gây tích mỡ trên cơ thể.

Bởi vậy hãy bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Cơ thể đầy đủ nước sẽ giúp bạn đốt chất béo nhanh hơn và khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày nên uống tối thiếu hai lít nước. Nếu tập thể dụccường độ cao, bạn sẽ cần nhiều nước hơn.

Mong rằng với những thông tin về nguyên nhân khiến bạn không thể giảm cân thành công này sẽ giúp bạn thay đổi thói quen và giảm cân tốt hơn.

ĐỌC THÊM: LỊCH TẬP GYM GIẢM CÂN CHO NỮ VÀ NAM TRONG 12 TUẦN