Top 12 # Tìm Hiểu Arduino Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Arduino Là Gì? Tìm Hiểu Về Arduino Trong “1 Bài Viết” Cùng

Hê Nhô! Nếu bạn đang tìm hiểu về Arduino theo con đường không phải “dân chuyên” như tôi thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn rồi. Trong bài viết này tôi sẽ dùng con mắt của kẻ không chuyên rất thích độ chế điện tử và có kiến thức nền tảng điện tử cơ bản khá ổn như tôi để giải thích cho bạn một cách cơ bản nhất về arduino (có thể đây là bài mở đầu của serie bài viết tự chơi Arduino cơ bản luôn).

Arduino là cái cm gì nhể :v :v :v

Nóa là cái thứ phần cứng mì ăn liền dễ sử dụng nhất mà tôi từng biết, Arduino tích hợp vi xử lý (AVR của hãng Atmel) đi kèm một số thứ nữa và đa phần là nó đã được tối ưu giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn, dễ dàng giao tiếp với máy tính thông qua cáp USB mini hay gì đó… và việc của bạn chỉ là cài phần mềm chuyên dùng lập trình arduino (Arduino IDE)…xong là chiến được ngay.

Có rất nhiều Bo-Mạch arduino ra đời vì nhiều mục đích và yêu cầu khác nhau cho mỗi dự án, cụ thể chút:

Arduino Diecimila in Stoicheia

Arduino Duemilanove (rev 2009b)

Arduino UNO

Arduino Leonardo

Arduino Mega

Arduino MEGA 2560 R3

Arduino Due (nền tảng ARM)

LilyPad Arduino (rev 2007)

FUCKKKKKKK………… Nhiều như thế học hết thế méo nào được!!!

Đùa chút thôi, bạn đừng lo vì cái thông dụng nhất đủ để giải quyết hầu hết các ý tưởng điên rồ của bạn và tôi là những cái được tôi bôi đỏ ở trên, thậm chí có cái thằng Nano đã bôi đỏ còn bôi :))) Vì nó là thằng được ứng dụng nhiều nhất, dễ dùng… Nói chung là Ngon-Bổ-Rẻ và bạn chắc chắn sẽ dùng nó vào thực tế nếu chơi arduino.

Ứng dụng và sức mạnh của Arduino

Ứng dụng rộng rãi

Mình đã đọc ở đâu đó bài báo nói rằng có kha khá board mạch Arduino đã được sử dụng trong tàu bay vào không gian của Mỹ để điều khiển một số hoạt động bên trong con tàu… Mấy ổng cũng liều ghê, dùng board của Ý thì ngon chứ lỡ may lấy phải hàng Tàu khựa thì chết mẹ…

Đùa chút, không phải bàn cãi nhiều về ứng dụng của Arduino đâu vì sự phát triển rộng rãi của nó đã nói lên tất cả cmnr.

Các mạch chiếu sáng tự động.

Ngành giáo dục

Nhà thông minh.

Robot cứu hỏa.

Máy bay không người láy…

…. MỘT MÌNH TAO…..CHẤP HỚTTTTTT…

Mạnh mẽ và dễ dùng là điểm mạnh của arduino

Hôm trước có thằng nói với tôi:

Đuỵt! Mấy con gà ngu học mới phải chơi arduino, Bố mày dân điện phải chơi AVR, PIC… Lập trình phải ngôn ngữ gốc assembly chứ mấy cái “ngôn ngữ Arduino cùi bắp” bố mày méo chấp.

Ghê chưa, mấy thằng ngu là hay lên mặt dạy đời lắm cơ mà nó cũng biết tý nên thôi kệ mẹ nó việc đứa nào đứa làm. Hôm sau vẫn thằng ngu đó, lên forum chỉ 1 ông khác mới tập chơi vi xử lý và vấn đề lập trình LCD. Mình chả biết nó viết con mẹ gì, ngôn ngữ assembly đoạn code tràn 2 cái màn hình laptop (pro vl luôn nhể). Xong mình cũng có dự án tương tự nên mang đoạn code về test so với việc mình sử dụng thư viện có sẵn trong Arduino IDE chỉ vỏn vẹn 10 dòng code để thực hiện chức năng tương tự.

WOW cười đéo ngửi được, chương trình của mình chạnh nhanh gần gấp rưỡi nó. Test bao nhiêu lần vẫn vậy, Dou-ma đúng là nhiều thằng ngu mà hay sủa ghê…

CHỐT: Arduino không chỉ mạnh mẽ mà còn cực kỳ đơn giản, ngôn ngữ lập trình rất dễ hiểu và dễ sử dụng cho bất cứ ai yêu điện và lập trình.

UNO R3 hay Nano

Đây là 2 em Arduino được sử dụng rất nhiều (nhiều nhất) trong các ứng dụng, nghiên cứu cũng như học tập.

Thông số chung cho 2 em:

UNO chơi chíp cắm có thể thay thế được.

NANO chíp dán (Thay được đấy – thằng nào ngon thì vào mà hàn).

Shield và Module

Shield và module là 2 dạng phần cứng được các công ty “ăn theo” sản xuất phục vụ 1 ứng dụng nào đó cho Arduino. Cụ thể:

Shield

Là module chức năng (phần cứng) có bộ chân có thể cắm đè nên Board Arduino tương thích để giúp Arduino “biến hình” thành 1 board có thêm chức năng của shield đó mà vẫn giữ được số chân ra cũng như vào (hình như thế :))) ). 1 số Shield nổi bật:

Shield Adafruit Datalogging với một khe chứa thẻ nhớ SD và chip clock Real-Time

MODULE

Module – Cái tên nói lên tất cả cmnr. Nó là 1 cụm phần cứng giao tiếp được với arduino hỗ trợ việc “nghe-nhìn” cho arduino thông qua các giao tiếp phần cứng và phần mềm…

Ví dụ:

Module Relay để điều khiển đóng ngắt thiết bị.

Module DS18B20 cảm biến nhiệt độ tín hiệu Digital.

Module LCD I2C giao tiếp điều khiển LCD chỉ cần 2 chân thay vì 8 chân (hay 9 gì đó).

Module bàn phím, Joistick… nhiều lắm lắm…

Phần mềm – Aruduino IDE – “Ngôn ngữ Arduino”

IDE là 1 ứng dụng cài vào máy tính để lập trình và giao tiếp với các board Arduino. Nếu bạn lười cài hay ki bo và Mê-Ga-Bai dữ liệu thì có thể sử dụng IDE online cũng rất tốt.

Tải về Arduino IDE ở đây!

void setup() { pinMode(13, OUTPUT); }

void loop() { digitalWrite(13, HIGH);

Copy vui lòng để nguồn https://quanmach.com

Bạn Có Biết Arduino Là Gì Không? Tìm Hiểu Thêm…

“Tử thuở còn cắp sách tới trường, có lẽ bạn cũng như tôi, rất thích chơi xe điện tử – nhất là xe điều khiển từ xa! Hồi ấy, tôi rất hay đòi ba mẹ mua một chiếc mỗi khi họ đi công tác xa. Và cứ như một thói quen, chơi được 1 tuần tôi lại “tháo banh” chiếc xe của mình và xem các mạch điện tử. Nói là xem vậy thôi, chứ chủ yếu là tôi lấy mô tơ ra làm quạt chơi (hehe). Lên lớp 11, thì tôi biết đến mạch Arduino từ lời giới thiệu của anh trai, và từ đây, câu chuyện về xe điều khiển của tôi còn dừng lại ở cái quạt mô – tơ nữa….!”

Vậy ARDUINO là gì ?

Arduino hiện nay đã được biết đến một cách rộng rãi tại Việt Nam, và trên thế giới thì nó đã quá phổ biến! Sức mạnh của chúng ngày càng được chứng tỏ theo thời gian với vô vàn các ứng dụng mở (open source) độc đáo được chia sẻ rộng rãi.

Với Arduino bạn có thể ứng dụng vào những mạch đơn giản như mạch cảm biến ánh sáng bật tắt đèn, mạch điều khiển động cơ,… hoặc cao hơn nữa bạn có thể làm những sản phẩm như: máy in 3D, Robot, khinh khí cầu, máy bay không người lái,…

Arduino UNO R3

Arduino Pro Mini

Vậy còn bạn… ?

Bạn đã từng có những ước mơ làm cái này cái nọ ? Bạn đã từng có những ý tưởng nhưng phải từ bỏ vì chẳng biết bắt đầu từ đâu ?

Bạn là học sinh ? Bạn muốn có sản phẩm dự thi các kì thi về điện tử, kĩ thuật nhưng không có thời gian để đầu tư nghiên cứu.

Bạn là sinh viên đang học về điện tử ? Bạn đang làm đồ án và đang phát điên với chuyện mua linh kiện và làm mạch, và càng điện hơn khi cái thứ mình đang làm không chạy được như ý muốn.

Bạn là …

… người yêu thích điện tử mà không đủ trình độ để làm được tất cả.

… người không chuyên muốn làm cái gì đó thú vị như là một sở thích.

… người không muốn học nhiều nhưng lại muốn làm được nhiều.

… người đã có trình độ về điện tử, muốn giản lược bớt công việc.

… người yêu thích sự đơn giản, gọn gàng.

Tôi cảm thấy thật may mắn khi trên đời này có thứ gọi là Arduino

Nguyễn Quốc Bảo – chủ nhân của dự án “Ngôi nhà thông minh” – đã đạt thành tích cao trong hội thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia năm 2014

Arduino đã biến giấc mơ của Bảo thành sự thật, còn bạn thì sao?

Để làm được bất kì một thứ gì, bạn sẽ phải vượt qua 2 khó khăn chủ yếu đó là ” Chế tạo nó như thế nào ?” và ” Làm sao để nó chạy được ? “.

Arduino là một nền tảng mà mọi thiết bị phần cứng đều được làm sẵn và chuẩn hóa, người dùng chỉ việc chọn những thứ mình cần, ráp lại là có thể chạy được. Bạn muốn làm xe điều khiển từ xa ? Arduino cung cấp cho bạn module điều khiển động cơ có sẵn, mạch điều khiển có sẵn, mạch thu phát sóng không dây có sẵn,… Bạn sẽ không cần phải động não thiết kế mạch điện cho chiếc xe bởi đơn giản là mọi thứ đều có sẵn.

Giống như một con người với “thể xác” đã được xây dựng sẵn, một hệ thống Arduino phải có “tâm hồn” để có thể “sống”. Và tôi gọi việc tạo ra “tâm hồn” ấy là “Lập trình”. Tuy nhiên bạn sẽ không phải lập trình từ A đến Z. Mỗi thứ phần cứng gắn mác “Arduino” đều có những đoạn lệnh đã được viết sẵn (gọi là thư viện) do cộng đồng người dùng Arduino cùng phát triển. Bạn chỉ việc bưng vào và xào nấu lại theo ý muốn của mình. Tới đây, bạn đã giải quyết được vấn đề thứ 2. Đừng lo nếu bạn không biết gì về lập trình bởi chúng chỉ giống như những bài tập Tin học lớp 11 lặt vặt ở trường thôi.

Chính vì tính tiện lợi và đơn giản cho người sử dụng mà Arduino đã trở thành một hiện tượng trong làng điện tử thế giới. Những sản phẩm của cộng đồng người dùng Arduino cũng như những thiết bị hỗ trợ Arduino lớn đến mức không thể thống kê được. Nó phát triển đến mức mà ta có thể gọi nó là một hệ sinh thái đa dạng như tiêu đề – giống như Windows hay Android. Tôi tin rằng nếu bạn học chữ bằng những quyển vở tập viết thì bạn sẽ cần tới Arduino để đến với điện tử.

Một vài thành viên trong đại gia đình Arduino

Arduino có thể kết nối với những gì ?

Một hệ thống Arduino có thể cung cấp cho bạn rất nhiều sự tương tác với môi trường xung quanh với:

Hệ thống cảm biến đa dạng về chủng loại (đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, gia tốc, vận tốc, cường độ ánh sáng, màu sắc vật thể, lưu lượng nước, phát hiện chuyển động, phát hiện kim loại, khí độc,…),…

Các thiết bị hiển thị (màn hình LCD, đèn LED,…).

Các module chức năng (shield) hỗ trợ kêt nối có dây với các thiết bị khác hoặc các kết nối không dây thông dụng (3G, GPRS, Wifi, Bluetooth, 315/433Mhz, 2.4Ghz,…), …

Định vị GPS, nhắn tin SMS,…

… và nhiều thứ thú vị khác đang chờ bạn khám phá.

Lịch sử ra đời của Arduino

Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea, nước Ý và được đặt theo tên một vị vua vào thế kỷ thứ 9 là King Arduin.

Trong những bộ trang phục thời trung cổ, người dân thị trấn Ivrea sẽ phân chia thành 9 đội khác nhau để tham gia vào cuộc chiến ném cam vô cùng náo nhiệt và thú vị

Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (R3). Bạn sẽ bắt đầu đến với Arduino qua thứ này. Bạn có thể dùng Arduino Nano cũng được nhưng tôi khuyên bạn nên dùng cái này.

Hãy tìm hiểu sâu hơn về Arduino UNO R3 tại bài viết Arduino UNO R3

Vào ngay Chương trình mẫu để làm quen với Arduino. Đừng quên rằng ở bên cạnh bạn luôn có đội ngũ những người hỗ trợ tận tâm đến từ chúng tôi .

Học Arduino Bài 1: Giới Thiệu Về Arduino

Bo mạch Arduino hiện nay không còn xa lạ với người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể học Arduino một cách hệ thống. Do vậy, chúng tôi xin được tổng hợp các tài liệu cả tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm hỗ trợ phần nào trong quá trình học tập của các bạn trẻ yêu thích Arduino.

Qua bài giới thiệu chúng ta sẽ nắm được:

-      Định nghĩa về Arduino.

-      Các dòng Arduino thông dụng và các module hỗ trợ.

-      Cài đặt phần mềm Arduino IDE.

1. Tổng quan

Arduino board là một bo mạch nguồn mở nhằm đưa tới cho người dùng một sản phẩm dễ sử dụng, dễ kết nối và lập trình. Arduino board được thiết kế gồm một vi xử lý dòng AVR  (Arduino Due là dòng ARM), cổng USB, các chân analog input, digital I/O … Ngôn ngữ lập trình cho Arduino dựa trên Wiring ( ngôn ngữ Arduino) và được viết trên phần mềm Arduino IDE  (hình 1.2).

Arduino bao gồm cả Arduino board và Arduino IDE. Định nghĩa chính xác Arduino là gì thì thật là khó. Arduino giúp gắn kết các nhiệm vụ một cách đơn giản nhất. Ví dụ, bạn ao ước chế tạo một chiếc oto điều khiển từ xa, hay muốn có một hệ thống tưới cây tự động… thì Arduino sẽ giúp bạn!

Hình 1.1 Arduino board

Hình 1.2 Arduino IDE

Các dòng sản phẩm của Arduino :

Board : Arduino Uno, Arduino Pro, Arduino Mega, Arduino 101, Arduino Zero, LilyPad Arduino…

Module : Arduino Pro mini, Arduino Micro, Arduino LCD Module, Arduino Relay Module, Arduino Driver Module…

Shield :  Arduino Proto Shield, Arduino Wifi Shield 101, Arduino Ethernet Shield, Arduino GSM Shield …

So sánh thông số kỹ thuật của các Arduino Board có nhiều trên thị trường:

Name

Processor

Operating/Input Voltage

CPU Speed

Analog In/Out

Digital IO/PWM

Memory

UART

ADC

Mega 2560

Atmega2560

5 V / 7 – 12 V

16 MHz

16/0

54/15

4 kB EEPROM,

8 kB SRAM,

256 kB Flash.

4

10 bit

Uno

Atmega328P

5 V / 7 – 12 V

16 MHz

6/0

14/6

1 kB EEPROM,

2 kB SRAM,

32 kB Flash.

1

10 bit

Due

ATSAM3X8E

3,3 V / 7 – 12 V

84 MHz

12/2

54/12

96 kB SRAM,

512 kB Flash.

4

12 bit

Nano

ATmega16

5 V / 7 – 9 V

16 MHz

8/0

14/6

0,512 kB EEPROM,

1 kB SRAM,

16 kB Flash.

1

10 bit

Atmega328P

1 kB EEPROM,

2 kB SRAM,

32 Flash.

Pro Mini

Atmega328P

3,3 V / 3,35 – 12 V

8 MHz

6/0

14/6

1 kB EEPROM,

1 kB SRAM,

32 kB Flash.

1

10 bit

5 V / 5 – 12 V

16 MHz

 

 

2. Giới thiệu các Shield và Module hỗ trợ học tập Arduino.

2.1. Arduino Ethernet Shield : sử dụng chip W5100 cho tốc độ và khả năng kết nối ổn định. Bộ thư viện đi kèm và phần cứng với kết nối dễ dàng, cho phép Arduino board kết nối internet đơn giản hơn.

2.2. Arduino GSM Shield

 : cho phép Arduino board kết nối internet, gửi/nhận cuộc gọi, gửi/ nhận tin nhắn SMS. 

 

2.3. 

Arduino Wireless Proto Shield : cho phép Arduino board giao tiếp không dây,  sử dụng module Xbee.

2.4. Arduino LCD Module  : là module thiết kế cho Arduino, tương thích với Arduino Uno và Arduino Mega.

2.5. Arduino Driver Module  : sử dụng IC L298N, có thể điều khiển 2 động cơ DC.

2.6. Arduino Relay Module 12VDC  : với điện áp cuộn hút 12VDC, có thể đóng cắt cho các thiết bị có điện áp 30VDC/10A hoặc 250VAC/10A. Ngoài ra còn nhiều module relay có các khả năng đóng cắt khác nhau.

3. Giới thiệu về cảm biến 

Ngoài các Shield và Module hỗ trợ, khi học Arduino chúng ta sẽ làm việc với rất nhiều các loại cảm biến. Một số cảm biến thường dùng với Arduino như: cảm biến chuyển động, cảm biến siêu âm, cảm biến độ ẩm, cảm biến khí,cảm biến lửa, cảm biến từ, cảm biến mức chất lỏng, cảm biến màu sắc, …

 

4. Chuẩn bị trước khi học về Arduino

Sau khi tìm hiểu về Arduino. Hãy bắt đầu học và thực hành với Arduino từ những bài đơn giản và những ví dụ đơn giản để có được những kiến thức thực tế.

Trước hết, mỗi chúng ta nên có cho mình một Arduino board ( tham khảo tại : http://mlab.vn /mach-arduino/main-board  ). Ngoài ra, chúng ta cần có các phụ kiện hỗ trợ cơ bản như : Breadboard, bộ dây cắm cho breadboard, LED, biến trở … ( bạn có thể tham khảo mua linh kiện tại : http://mlab.vn/mach-arduino/phu-kien-cho-arduino  ). 

Phần mềm Arduino IDE : https://www.arduino.cc/en/Main/Software

·        Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Arduino IDE: https://www.arduino.cc/en/Guide/Windows

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt và sử dụng Arduino IDE trên một số web khác

Học Arduino Bài 2 : Những Điều Cơ Bản Về Arduino

♦ Cấu trúc một chương trình cho Arduino trên IDE, các nhóm lệnh và phép toán cơ bản.

· ⇒ Qua list bài này, chúng ta sẽ đạt được :

♦Nắm được cấu trúc của một Arduino Board cụ thể.

♦Nhận biết, cách sử dụng các chân analog, digital, Vcc, Gnd.

♦Mô tả cấu trúc một chương trình cho Arduino

♦Sử dụng, biết tra cứu các nhóm lệnh, phép toán trên trang chủ chúng tôi

Hình ảnh Arduino Uno R3

Địa chỉ mua Board : http://mlab.vn/mach-arduino/main-board

Uno hỗ trợ đầy đủ những thứ cần thiết để chúng ta có thể bắt đầu làm việc.

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc Arduino Uno R3

Cầm board mạch trên tay, thông qua sơ đồ cấu trúc, chúng ta sẽ biết vùng cấp nguồn, các chân digital, chân analog, đèn báo hiệu, reset … trên đó.

► Khi làm quen, tìm hiểu về một model Arduino, chúng ta cần chú ý tới thông số kỹ thuật đầu tiên. Điều này giúp chúng ta có được một thói quen tốt để làm việc. Các thông số chính như : Vi điều khiển , điện áp cấp/điện áp hoạt động, chân digital / analog, tốc độ xung nhịp, bộ nhớ , …

Sơ đồ chân của vi điều khiển ATmega328P:

Hình 2.1 : Sơ đồ chân của Atmega328

♦ Digital: Các chân I/O digital (chân số 2 – 13 ) được sử dụng làm chân nhập, xuất tín hiệu số thông qua các hàm chính : pinMode(), digitalWrite(), digitalRead(). Điện áp hoạt động là 5V, dòng điện qua các chân này ở chế độ bình thường là 20mA, cấp dòng quá 40mA sẽ phá hỏng vi điều khiển.

♦ Analog :Uno có 6 chân Input analog (A0 – A5), độ phân giải mỗi chân là 10 bit (0 – 1023 ). Các chân này dùng để đọc tín hiệu điện áp 0 – 5V (mặc định) tương ứng với 1024 giá trị, sử dụng hàm analogRead().

♦ PWM : các chân được đánh số 3, 5, 6, 9, 10, 11; có chức năng cấp xung PWM (8 bit) thông qua hàm analogWrite().

♦ UART: Atmega328P cho phép truyền dữ liệu thông qua hai chân 0 (RX) và chân 1 (TX).

Có hai cách cấp nguồn chính cho bo mạch Uno: cổng USB và jack DC.

Giới hạn điện áp cấp cho Uno là 6 – 20V. Tuy nhiên, dải điện áp khuyên dùng là 7 – 12 V (tốt nhất là 9V). Lý do là nếu nguồn cấp dưới 7V thì điện áp ở ‘chân 5V’ có thể thấp hơn 5V và mạch có thể hoạt động không ổn định; nếu nguồn cấp lớn hơn 12V có thể gấy nóng bo mạch hoặc phá hỏng.

Các chân nguồn trên Uno:

– Vin : chúng ta có thể cấp nguồn cho Uno thông qua chân này. Cách cấp nguồn này ít được sử dụng.

– 5V : Chân này có thể cho nguồn 5V từ bo mạch Uno. Việc cấp nguồn vào chân này hay chân 3.3 V đều có thể phá hỏng bo mạch.

– 3.3V : Chân này cho nguồn 3.3 V và dòng điện maximum là 50mA.

– GND: chân đất.

Đảm bảo chắc chắn là bạn đã cài đặt xong Arduino IDE ( link hướng dẫn download, cài đặt và sử dụng IDE: https://www.arduino.cc/en/Guide/Windows )

Giao diện Arduino IDE sau khi cài đặt:

Sau phần này chúng ta sẽ xây dựng và hiểu được các khối cơ bản của một chương trình trong IDE.

Một chương trình hiển thị trên cửa sổ giao diện được gọi là sketch.Sketch được tạo từ hai hàm cơ bản là setup () và loop () :

- Setup( ) : Hàm này được gọi khi một sketch khởi động, được sử dụng để khởi tạo biến, đặt các chế độ chân ( nhận hay xuất tín hiệu ), khởi động một thư viện ... Hàm setup() chỉ chạy một lần, sau khi cấp nguồn hoặc reset mạch. - Loop( ) : Sau khi khởi tạo hàm setup( ), hàm loop( ) sẽ được khởi tạo và thiết lập các giá trị ban đầu. Như tên gọi, hàm loop tạo các vòng lặp liên tục, có cho phép sự thay đổi và đáp ứng. Chức năng tương tự như vòng lặp while ( ) trong C, hàm loop( ) sẽ điều khiển toàn bộ mạch.

Ví dụ : Cấu trúc cơ bản một chương trình:

Sơ đồ mạch ví dụ 1

Một ví dụ khác :

Sơ đồ mạch ví dụ 2

Tham khảo các hàm dùng trong Arduino IDE trên trang chủ https://www.arduino.cc/en/Reference/HomePage

Các chương trình Arduino có thể được chia thành : nhóm cấu trúc, nhóm biến và hằng , nhóm hàm.

Trên trang chúng tôi có đầy đủ và chi tiết các hàm, lệnh, phép toán cùng cách thức sử dụng cũng như các ví dụ đi kèm. Chúng ta sẽ tìm hiểu các hàm cơ bản trước : setup() ; loop () ; pinMode() ; digitalRead(); digitalWrite(); analogWrite() ; …

Một vài ví dụ:

Mỗi hàm, lệnh hay thuật ngữ trong phần này đều được giải thích rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ dàng áp dụng.

– Hàm pinMode(pin, mode):thiết lập một chân cụ thể là chân nhận hay xuất tín hiệu.

Trong đó: pin là chân sẽ được thiết lập; mode là một trong các chế độ INPUT. OUTPUT hoặc INPUT_PULLUP (Arduino 1.0.1)

Giá trị trả về : Không có

Ví dụ :

– Hàm digitalRead(pin): đọc giá trị từ một chân digital.

Trong đó: pin là chân digital mà chúng ta muốn đọc

Giá trị trả về : HIGH hoặc LOW

Ví dụ :