Top 8 # Tìm Hiểu Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là nhằm giúp người lao động làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,… đã có hợp đồng chính thức, điều đó nhằm giúp bảo vệ cho người lao động các quyền lợi, lợi ích khi tham gia lao động. Vậy đối với những người còn trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc người hết độ tuổi lao động thì sẽ có hình thức đóng bảo hiểm nào? Hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ giúp cho người dân được tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo chế độ hưu trí khị về già.

I. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN LÀ GÌ? Là một hình thức bảo hiểm được thực hiện không vì mục đích lợi nhuận Nhà nước tạo ra, nhằm bảo đảm cho mọi người lao động đều được hưởng chế độ hưu trí khi về già. Có nhiều mức đóng và phương thức đóng nhằm giúp cho người lao động có thể lựa chọn thực hiện nhằm phù hợp hơn với khả năng của mình.

II. TẠI SAO CẦN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (TỰ NGUYỆN) ? Khi về hưu hoặc khi già yếu (hết độ tuổi lao động) có lương hưu, giúp mình tự chủ tài chính có nguồn thu nhập cho mình như cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu.

III. AI CẦN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ? – Người không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc nhưng trong độ tuổi lao động; – Người đã hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) đã đóng BHXH tối thiểu 15 năm.

IV. QUYỀN LỢI CỤ THỂ ? – Được hưởng chế độ hưu trí như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi đóng BHXH được 20 năm và hết tuổi lao động. – Thân nhân được hưởng chế độ Tử Tuất nếu người đóng chẳng may qua đời.

V. ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở ĐÂU ? Tại cơ quan BHXH quận – huyện nơi sinh sống.

VI. ĐÓNG NHƯ THẾ NÀO ? – Các phương thức đóng: hàng tháng hoặc quý, 6 tháng một lần – Thời điểm phải đóng: + Trong 15 ngày đầu tháng (nếu đóng hàng tháng). + Trong 45 ngày đầu quý (nếu đóng hàng quý). + Trong 3 tháng đầu (nếu đóng 6 tháng một lần).

VII. ĐÓNG BAO NHIÊU ? Mức đóng hàng tháng tùy chọn, thấp nhất bằng 20% mức đóng cơ sở (trước tháng 01/2014), bằng 22% mức lương cơ sở (từ tháng 01/2014 trở đi); cao nhất bằng 20 lần mức đóng thấp nhất. Mức lương cơ sở hiện nay (tháng 8/2013) là 1.150.000 đồng

Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.

Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động). Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì mọi người vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định của Nghị định 38/2019 do đó 20 lần mức lương cơ sở là 29.800.000 đồng).

Bởi vậy, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.

* Chế độ hưu trí:

– Lương hưu hàng tháng (Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

Mức lương = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

– Trợ cấp một lần (Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

– BHXH một lần (Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

Chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định, mức hưởng tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);

+ Đóng chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

* Chế độ tử tuất:

– Trợ cấp mai táng (Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

– Trợ cấp tuất (Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);

+ Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;

+ Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

+ 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;

+ Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

1 – Đóng hàng tháng;

2 – Đóng 03 tháng một lần;

3 – Đóng 06 tháng một lần;

4 – Đóng 12 tháng một lần;

5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

Chi tiết tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Lưu ý: Người đang tham gia có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

Theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

3 điều cần biết về BHXH cho người nước ngoài Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và mức hưởng Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất

Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Năm 2022

Bạn đọc Nguyễn Thị Lan (Đắk Lắk) hỏi: Xin cho tôi hỏi khi nghỉ việc tôi muốn tự đóng tiếp BHXH tự nguyện thì tôi đóng như thế nào? mức đóng là bao nhiêu? Và thủ tục như thế nào?

Về trường hợp này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, khi bạn đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nay đã nghỉ việc, nếu bạn có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện (tự đóng) thì người lao động cần chú ý những quy định sau:

Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Theo quy định của Luật BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trường hợp của bạn đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc nay đã nghỉ việc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Về mức đóng BHXH tự nguyện: Mức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (thời điểm hiện tại là 700.000 đồng/tháng; theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016-2020) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Cụ thể:

+ Mức thấp nhất: 700.000 đồng x 22% = 154.000 đồng/1 tháng

Mức cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng x 20 tháng = 29.800.000 đồng)

+ Mức cao nhất: 29.800.000 đồng x 22% = 6.556.000 đồng/1 tháng.

Như vậy tùy điều kiện bạn có thể chọn mức thu nhập tháng sao cho phù hợp, ví dụ như: 1.000.000 đồng, 1.050.000 đồng, 4.500.000 đồng…

Còn về phương thức và thời điểm đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng :

a. Đóng hằng tháng, thời điểm đóng trong tháng;

b. Đóng 03 tháng một lần, thời điểm đóng trong 03 tháng;

c. Đóng 06 tháng một lần, thời điểm đóng trong 04 tháng đầu;

d. Đóng 12 tháng một lần, thời điểm đóng trong 07 tháng đầu;

đ. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Đáng chú ý, hiện nay khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo (46.200 đ/tháng);

b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo (38.500 đ/tháng);

c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác (15.400 đ/tháng).

Theo đó, thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018.

Ví dụ: Bạn chọn mức thu nhập hàng tháng để đóng BHXH tự nguyện là 1.550.000 đ/tháng, bạn thuộc đối tượng hộ cận nghèo thì mức đóng hàng tháng sẽ là: 1.550.000 đồng x 22% = 341.000 đồng – 38.500 đồng (mức hỗ trợ hộ cận nghèo) = 302.500 đồng.

Bạn có thể liên hệ với Đại lý thu tại xã, phường, thị trấn hoặc qua hệ thống Bưu điện hoặc cơ quan BHXH nơi bạn đang cư trú (danh sách cụ thể trên Website của ngành BHXH) để được tư vấn, hướng dẫn kê khai, nộp hồ sơ và đóng tiền với thủ tục đơn giản, nhanh, gọn để bạn được tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian sớm nhất./.

Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Bảo Hiểm Xã Hội

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

Là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi thất nghiệp. Ngoài được nhận tiền mặt thì còn bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề trong quãng thời gian chờ và tìm việc mới.

Đây là loại bảo hiểm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động thì bảo hiểm thất nghiệp như một cái phao cứu sinh khi vừa giúp họ ổn định cuộc sống vừa có thể học nghề, tìm việc. Ngoài chỗ dựa về vật chất thì còn là chỗ dựa tinh thần khi họ mất việc làm

Đối với nhà nước, trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay thì nó giúp giảm bớt phần chi phí bảo chi ra cho người lao động thất nghiệp, tạo sự chủ động về tài chính cho quốc gia

Với mục tiêu an sinh xã hội, tất cả vì nhân dân thì bảo hiểm xã hội đã ra đời và có những vai trò hết sức quan trọng. Khi chưa có loại bảo hiểm này thì khi xảy ra rủi ro như tai nạn giao thông, bệnh tật thì người dân không có thu nhập. Nhờ có bảo hiểm mà xã hội đã giúp bù đắp phần nào cũng như tạo cho họ cuộc sống ổn định, phát triển hơn

Mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

2 loại bảo hiểm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mặc dù theo quy định của pháp luật thì do hai cơ quan khác nhau chi trả. Trước kia chỉ có bảo hiểm xã hội nhưng do tỷ lệ thất nghiệp của nước ta ngày càng tăng cao nên đòi hỏi một loại bảo hiểm mới ra đời, đó là bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên về bản chất thì nó vẫn thuộc bảo hiểm xã hội.

BHTN và BHXH có mục đích cuối cùng là hướng đến cộng đồng. Nếu như bảo hiểm xã hội mang tính bao quát chúng các vấn đề công động thì bảo hiểm xã hội lại chuyên biệt về vấn đề việc làm. Người lao động muốn hưởng trợ cấp khi bị mất việc thì điều kiện tiên quyết là phải đóng bảo hiểm xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì bảo hiểm xã hội giảm nguồn thu trong khi đó bảo hiểm thất nghiệp phải chi trả cho họ.

Tóm lại 2 loại bảo hiểm này vừa có tính độc lập vừa có tính ràng buộc lẫn nhau nhưng cùng hướng đến đích là đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân và giảm thiểu rủi ro cho xã hội.