Top 15 # Tìm Hiểu Nhiễm Trùng Đường Tiểu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh nhiễm trùng thường gặp. Nguyên nhân do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu.

Yếu tố nguy cơ chính ở phụ nữ 16 – 35 tuổi là do giao hợp. Sau tuổi này, tần suất nhiễm trùng gia tăng rõ rệt ở cả hai giới. Ở phụ nữ từ 36 – 65 tuổi, phẫu thuật phụ khoa và sa bàng quang là các yếu tố nguy cơ. Ở tuổi này, ở nam giới thì bế tắc đường tiểu do bướu tiền liệt tuyến, đặt ống thông và phẫu thuật là các yếu tố nguy cơ. Ở bệnh nhân trên 65 tuổi, tần suất nhiễm trùng niệu tiếp tục tăng ở cả hai giới. Bệnh nhân nhỏ hơn 1 tuổi và lớn hơn 65 tuổi có tỷ lệ thương tật và tử vong cao nhất.

Ở trẻ nhũ nhi, vi khuẩn từ tã lót dính phân có thể đi vào đường tiểu và gây bệnh. Phụ nữ có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước khi đại tiện xong cũng dễ mắc bệnh. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác như do sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu, đái tháo đường, hẹp bao quy đầu, sỏi thận, hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương…

Triệu chứng nhiễm trùng niệu rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi và vị trí nhiễm trùng trên đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu dưới ở người lớn, viêm bàng quang cấp thường gặp nữ giới. Đau hạ vị, đau trên xương mu, đôi khi tiểu máu, nước tiểu đục, hôi, tiểu đau, gắt buốt, tiểu khó mặc dù rất muốn tiểu, tiểu nhiều lần. Cảm giác toàn thân không được khoẻ, giao hợp đau.

Viêm niệu đạo cấp: Lậu cầu, vi khuẩn khác thường lây lan sau giao hợp. Tiểu đau nóng rát bỏng, chảy mủ. Viêm tuyến tiền liệt, thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi, sốt lạnh run, đau vùng tầng sinh môn – trực tràng, tiểu nhiểu lần, tiểu gắt, tiểu gấp, có thể bí tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu kéo dài có thể gây các biến chứng như viêm thận bể thận cấp, mạn, viêm bàng quang mạn, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp. Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn. Phụ nữ có thai bị bệnh có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh…

Những trường hợp viêm bàng quang nhẹ nhàng có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vì chúng có khả năng gây nên những biến chứng nặng nề nên nhiễm trùng đường tiểu dù nặng hay nhẹ đều được khuyến cáo điều trị kỹ càng.

Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp, thay tã cho trẻ ngay khi đi tiêu, uống nhiều nước, không được nhịn tiểu, không nên tắm bồn tắm. Tập cho bé gái thói quen lau hậu môn từ trước ra sau khi đi vệ sinh.

ĐẶC SẢN NGON VÀ LẠ THY VÂN: CHẢ BÒ, GIÒ ME, TRÉ, NEM, BÒ 1 NẮNG, NAI 1 NẮNG,… http://chabochinhieudanang.vn/ – http://www.dacsanthyvan.com/

Tìm Hiểu Về Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiểu

Chế độ chăm sóc tại nhà có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiểu. Vì thế trong giai đoạn điều trị bệnh nhân cần có cách chăm sóc phù hợp đồng thời có chế độ ăn uống đúng cách để có sự hỗ trợ tốt nhất cho bệnh mau thuyên giảm.

Nhiễm trùng đường tiểu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp, không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và triệt để có thể dẫn tới nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Do thói quen sinh hoạt không đúng cách

Thường xuyên nín tiểu khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục làm cho vi khuẩn xâm nhập vào nhập ống dẫn tiểu và bọng đái.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặc biệt là trong mỗi kỳ kinh nguyệt.

Quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng chung sex toy, quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ nhiều bạn tình cùng một lúc.

Do những loại vi khuẩn trong đường tiết niệu gây nên

E. coli hoặc những vi khuẩn khác sống trong đường tiết niệu như: Staphylococcus, Klebsiella, Proteus là nguyên nhân của hơn 75% các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Những loại vi khuẩn này xâm nhập vào nhập ống dẫn tiểu và bọng đái gây viêm nhiễm âm đạo, bàng quang và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Những biến chứng của bệnh đối với từng đối tượng

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Mẹ bầu viêm đường tiểu có thể làm tăng cao nguy cơ gây nhiễm trùng ối

Làm tăng cao nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non… Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, dị tật thai nhi. Có thể trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính

Nữ giới

Luôn cảm thấy khó chịu khi tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu. Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. Đặc biệt sẽ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập từ đường tiểu qua đường máu gây tổn thương và tạo áp xe ở vỏ thận.

Nam giới

Gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh. Cảm thấy đau và khó chịu khi quan hệ tình dục với bạn tình, do bộ phận sinh dục nam đau buốt, chảy mủ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt tình dục.

Làm lây lan những bệnh lây truyền qua đường tình dục như ssùi mào gà, viêm âm đạo, lậu… Bệnh có thể diễn biến thành bệnh áp-xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh…, làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.

Chăm sóc người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng đúng cách để giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu

Uống đủ nước mỗi ngày, với khoảng 2-2,5 lít tùy theo thể trạng để giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.

Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày những thực phẩm sau để giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng:

Những loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng, bông cải xanh, rau bina chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng lượng nước đồng thời giúp thải độc cơ thể và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như những loại trái cây như cam, chanh quýt, bưởi, kiwi giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra vitamin C cũng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm tái viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bổ sung Probiotic có nhiều trong nhiều loại thực phẩm lên men bao gồm kimchi, sữa chua, đây là các vi sinh vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của con người đồng thời thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và giảm nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

Không nên quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ, nên lau chùi từ trước ra sau, tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào trong âm đạo.

Không nên nhịn tiểu mà nên tiểu hết lượng nước tiểu có trong bàng quang để tránh gây ứ đọng.

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Bệnh nhân trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiểu không nên sử dụng thuốc tránh thai vì chúng có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, làm mất tác dụng của thuốc. Vì thế chúng ta không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa thận-tiết niệu để kiểm tra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Xuân Trúc

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiểu Ở Nam Giới

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhất là khi vi khuẩn gây bệnh làm ảnh hưởng đến thận. Khiến chức năng thận suy giảm sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy việc trang bị các kiến thức về bệnh là vô cùng cần thiết đối với cánh mày râu.

Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng xuất hiện các viêm nhiễm ở đường tiểu gồm các cơ quan như: Niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây ra và có những ảnh hưởng tiêu cực cho sinh hoạt người bệnh.

Chính vì vậy tìm hiểu nhiễm trùng đường tiểu là điều mà mỗi quý ông nên thực hiện. Hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp cánh mày râu phát hiện, phòng tránh hoặc điều trị bệnh được sớm. Để tránh được những biến chứng không hay xảy ra.

Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới

Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới có thể khác nhau ở mỗi người. Tùy theo từng mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên chúng ta có thể đề cập đến những dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất của nhiễm trùng tiểu như:

Luôn có dấu hiệu buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Mà không phải do uống nhiều nước hay sử dụng chất kích thích như rượu bia.

Khi đi tiểu thường chỉ đi mỗi lần một ít, nước tiểu không nhiều.

Có cảm giác đau buốt hoặc bỏng rát rát mỗi khi đi tiểu.

Khi đi tiểu quan sát thấy nước tiểu có lẫn máu hoặc lẫn mủ ở cuối bãi hoặc thậm chí toàn bãi tiểu.

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.

Nếu là viêm niệu đạo, bạn có thể cảm thấy bỏng rát mỗi khi đi tiểu và dương vật có hiện tượng chảy dịch mủ.

Nếu là bệnh viêm bàng quang, bạn có thể cảm thấy tức nặng ở vùng bụng dưới, đau tức vùng hạ vị, tiểu đau buốt và có mùi hôi.

Nếu là viêm bể thận cấp tính, bạn có thể cảm thấy đau ở vùng hông, lưng hoặc vùng mạng sườn, run, buồn nôn và nôn.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng tiểu mà nam giới cần nắm được. Qua đó có thể giúp bạn phát hiện bệnh được sớm và điều trị bệnh kịp thời. Để tránh được những biến chứng không hay xảy ra.

Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn chúng tôi được tìm thấy ở ruột. Ngoài ra còn có thể là do một vài chủng vi khuẩn khác ít phổ biến hơn như: Enterococcus; Streptococcus nhóm B, nhóm A; Enterobacteriaceae; Pseudomonas spp,..

Vi khuẩn chúng tôi thường tồn tại trên da hoặc gần hậu môn. Khi có điều kiện thuận lợi nó nhanh chóng phát triển và có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó có các cơ quan của đường tiểu và dẫn đến viêm nhiễm.

Ngoài ra các vi khuẩn này còn có thể thâm nhập vào đường tiểu thông qua các dụng cụ y tế. Chẳng hạn như các dụng cụ dùng để tán sỏi hoặc dùng để loại bỏ các dị vật làm tắc nghẽn đường, tiểu, thông tiểu…

Hoặc khi bạn có quan hệ tình dục với những người đang có các bệnh viêm nhiễm thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ khá cao. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo của bạn trong quá trình giao hợp. Chính vì vậy bạn cần nắm chắc các nguyên nhân này qua đó chủ động phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiểu gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Cụ thể như:

Khiến sinh hoạt người bệnh bị ảnh hưởng, thường xuyên phải đi tiểu và buồn tiểu. Làm mất tập trung vào công việc, học tập. Hiệu suất công việc suy giảm, chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Làm suy giảm chất lượng đời sống tình dục, nam giới thường ái ngại, mất tự tin. Đôi khi cánh mày râu bị đau khi xuất tinh, khi giao hợp do đó làm suy giảm chất lượng “cuộc yêu”.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi vi khuẩn gây bệnh tấn công đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt làm làm tổn thương và suy giảm chức năng của thận. Có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.

Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn khi vi khuẩn gây tổn thương ở các cơ quan của hệ thống sinh sản như tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh…. Các cơ quan này bị tổn thương sẽ khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Ngoài ra nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh xã hội như sùi mào gà, bệnh lậu… Những bệnh lý này cũng rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được chữa trị sớm.

Để tránh những biến chứng này xảy ra, nam giới khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Cần chủ động khám chữa càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không vì e ngại mà chậm trễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới được hiệu quả nhất. Trước hết các xác định chính xác nguyên nhân. Sau đó tiến hành loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh, hạn chế các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh. Một số phương pháp thường dùng để chữa trị bệnh lý này bao gồm:

Dùng thuốc

Thuốc điều trị bệnh chủ yếu là kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tùy thuộc vào tình trang cụ thể của từng người mà liều lượng kháng sinh cũng sẽ khác nhau. Một số người có thể dùng trong thời gian ngắn và các triệu chứng của bệnh được cải thiện. Tuy nhiên một số người sẽ phải dùng thuốc trong thời gian dài, thậm chí phải truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Điều trị bằng thuốc có nhược điểm là thời gian lâu và nguy cơ tái phát bệnh rất lớn. Do đó người bệnh có thể cân nhắc đến những biện pháp hiện đại khác mang đến hiệu quả tốt hơn.

Điều trị bằng hệ thống quang học CRS

Đây là phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu mới. Mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng sóng đa dẫn, sóng đa tần kết hợp với sóng ngắn để tạo ra chùm quang. Chùm quang này sẽ tập trung chiếu vào bề mặt và bên trong mô bệnh để tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

So với các phương pháp điều trị truyền thống như dùng thuốc. Kỹ thuật CRS được đánh giá cao bởi nó làm tăng độ thẩm thấu ánh sáng để phục hồi vùng mưng mủ, rát đỏ sưng tấy. Đồng thời xâm nhập vào nội bộ tổn thương để tiến hành khử trùng toàn diện, đạt hiệu quả diệt khuẩn cao. Đặc biệt kỹ thuật này tăng cường khả năng hấp thụ thuốc. Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể để ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.

Những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này có thể kể đến như:

Điều trị bệnh chính xác, tránh được những sai lầm lệch lạc, chẩn đoán sai nên điều trị bệnh được toàn diện hơn.

Tia sáng sử dụng có sức mạnh gấp 10 lần các phương pháp cũ. Vì vậy, có thể thâm nhập được mọi ngóc ngách bên trong tổ chức viêm. Đồng thời khử trùng được toàn diện mang lại hiệu quả cao.

Có lớp màng bảo vệ, không làm tổn thương, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như khả năng quan hệ về sau của cánh mày râu.

Tăng cường khả năng hấp thụ thuốc, hồi phục nhanh và rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.

Điều trị bệnh an toàn, không xâm lấn, không tác dụng phụ, không để lại di chứng sau chữa trị.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giải độc máu và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Với những ưu điểm nổi bật CRS được đánh giá là phương pháp chữa nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới hiệu quả nhất hiện nay. Với những người đang mắc bệnh có thể tham khảo kỹ thuật này để điều trị bệnh lý của mình.

Địa chỉ chữa nhiễm trùng đường tiểu nam giới uy tín

Hiện nay phòng khám đa khoa Thành Đô là một trong những cơ sở có chuyên khoa Nam học thực hiện thăm khám và chữa trị các bệnh lý nam khoa uy tín. Trong đó chữa nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao.

+ Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nam học với chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Họ thường xuyên được học tập nâng cao trình độ. Tiếp cận và vận dụng chính xác kỹ thuật CRS để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

+ Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất khang trang. Hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và người bệnh được thoải mái yên tâm nhất.

+ Phòng khám có những ưu đãi về chi phí. Giúp người bệnh tiết kiệm được tối đa tiền chữa nhiễm trùng đường tiểu như:

Xét nghiệm nước tiểu 50K.

Xét nghiệm công thức máu 90K.

Xét nghiệm dịch niệu đạo 150K.

Miễn phí 100% tiền khám lâm sàng.

Giảm 30% chi phí điều trị bệnh.

+ Chất lượng dịch vụ y tế được đánh giá cao. Người bệnh được hướng dẫn và chăm sóc tận tình. Đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh tận tình, tận tâm với thái độ nhẹ nhàng nhất.

+ Bệnh nhân có thể đặt lịch thăm khám, đăng ký khám chữa bệnh với bác sĩ mong muốn. Không phải xếp hàng chờ đợi như nhiều cơ sở y tế khác.

+ Hiện nay phòng khám khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính. Với khung giờ từ 8h00′ – 20h00′ tất cả các ngày trong tuần kể cả nghỉ lễ. Để mang lại sự thuận tiện nhất cho người bệnh.

Vì vậy khi cần khám chữa bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới được hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất. Thì phòng khám đa khoa Thành Đô là địa chỉ uy tín mà bạn không nên bỏ qua. Phòng khám Thành Đô có địa chỉ tại 248 Trần Hưng Đạo, Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám sớm nhất. Phòng khám làm việc cả chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

Nữ Dễ Bị Nhiễm Trùng Đường Tiểu, Vì Sao?

Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niệu đạo và gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới… Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận. Bệnh hay gặp ở trẻ em gái, ở người lớn phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới; mùa hè, thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn bình thường; mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; niệu đạo và bàng quang bị viêm; đau ở vùng chậu và bụng; cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; cơ thể có thể sốt nhẹ và mệt mỏi… Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt. Một số người dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần đi khám ngay và làm một số xét nghiệm. Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Sơ đồ nhiễm trùng đường tiểu ở nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp. Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi trùng đi ngược dòng vào bàng quang dễ dàng hơn; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi trùng ngược dòng vào bàng quang. Sử dụng màng ngăn âm đạo và một số phương pháp tránh thai (thuốc tránh thai) cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết – nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh sẽ làm vi khuẩn sinh sôi. Ngược lại, việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Phòng ngừa và điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh. Các kháng sinh nên chọn như nhóm trimazon, nhóm quinolon phối hợp với các thuốc có tác dụng sát khuẩn đường niệu, kèm theo uống nhiều nước. Nếu đái buốt nhiều có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ trơn như spasmaverin, nospa để làm giảm triệu chứng. Trường hợp nặng cần điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên nhiễm trùng tiểu là căn bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa, chị em phụ nữ nên thực hiện bằng các biện pháp đơn giản như sau:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Nước giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Bên cạnh đó nên đi tiểu đều đặn và không nhịn tiểu lâu gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm trùng đường tiểu nói riêng, chị em cần vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày 1-2 lần. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên xịt nước hoặc cho tay vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là tối trước khi ngủ. Vệ sinh sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào vùng sinh dục. Trong những ngày kinh nguyệt, đóng băng vệ sinh đúng cách và thường xuyên thay băng. Nên chọn đồ lót làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt. Đi tiểu sau quan hệ tình dục, vì trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

ThS. Nguyễn Tố Ngân