Top 13 # Tìm Hiểu Nhóm Máu B Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Về Nhóm Máu

1. Nhóm máu là gì?

+ Khái niệm nhóm máu:

Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu, được xác định căn cứ vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. Có rất nhiều hệ nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biến nhất trong y học là hai hệ nhóm máu ABO và Rhesus ( hệ ABO sẽ nói bên dưới, về hệ Rh sẽ có bài riêng )

Trong máu của người có chứa nguyên tố làm đông ( Kháng nguyên ) A, B và yếu tố đông máu (kháng thể ) A, B. Các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, còn các kháng thể có trong huyết tương ( huyết thanh ). Khi các kháng nguyên và các kháng thể cùng tên gặp nhau thì hiện tượng đông máu sẽ xảy ra ( phản ứng hòa tan máu ).Vì vậy, máu trong cơ thể người phải có kháng nguyên và kháng thể khác tên nhau.

+ Phân loại nhóm máu:

Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein, gọi là các kháng nguyên và kháng thể. Con người có các nhóm máu khác nhau thì các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu của một người tùy thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ.

2. Hệ thống nhóm máu ABO:

Năm 1901, Karl Landsteiner, sinh viên của trường đại học Austria Vienna là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu ABO. Phát hiện này có ảnh hưởng vô cùng lớn với nhân loại cho phép chọn đúng nhóm máu để truyền và mở rộng đã mở đường cho việc truyền máu an toàn. Năm 1930 Karl Landsteiner đã dành được giải Nobel.

+ Hệ thống nhóm máu ABO phân thành các nhóm:

Nhóm máu A:Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương

Nhóm máu B:Trong máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể A trong huyếttương

Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể Ahay B nào trong huyết tương

Nhóm máu O:Không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương

+ Sơ đồ truyền máu hệ ABO

Để việc truyềnmáu diễn ra thành công, phải có sự tương thích giữa máu cho và nhận. Nếu không,các tế bào hồng cầu từ máu cho sẽ bị đông kết. Các tế bào hồng cầu bị đông kết sẽ bị vỡ và tràn ra cơ thể. Trong tế bào hồng cầu có chứa các hemoglobin, vàcác hemoglobin này sẽ trở nên độc hại với cơ thể khi nằm ngoài tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn tới tử vong cho người nhận máu.

+ Sự di truyền nhóm máu ABO

Hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel và có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Quy định nhóm máu gồm 3 gen mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo. Vì vậy người nhóm máu A có thể mang kiểu gen lAlA hoặc lAlo; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen lBlB hoặc lBlo; người có nhóm máu AB mang kiểu gen lAlB; người nhóm máu O mang kiểu gen lolo.

Các trường hợp kết hợp nhóm máu:

Cha Me Con 1, O x O= O 2, O x A = O,A 3, O x B = O, B 4, O x AB = A, B  5, A x A = O,A 6, A x B = O, A, B, AB 7, A x AB = A, B, AB 8, B x B = O, B 9, B x AB = A, B, AB 10, AB x AB = A, B, AB

+ Các hệ nhóm máu khác:

Từ năm 1927, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện ra các nhóm máu mới là nhóm máu MN, nhóm máu Q, nhóm máu E, nhóm máu T, nhóm máu Rh, ….Trong đó có nhóm máu Rh cũng được quan tâm nhiều do ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

+ Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ ABO

Ở các nước châu Âu, người nhóm máu O chiếm phần nhiều. Ở Mỹ, nhóm O chiếm 46%, nhóm A chiếm40%; ở Anh, người máu O chiếm 47%, người máu A chiếm 42%. Ở Nhật Bản, người nhóm máu A là chủ yếu.

Quốc gia có tỷ lệ người nhóm máu A nhiều nhất là nước Đức, chiếm 45%, máu O chiếm 41%.

Các nước Trung Á, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên … người nhóm máu B chiếm 30 -40%, có nơi còn vượt quá 50%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O là 42% ; nhóm A xấp xỉ 21%, nhóm B khoảng 20 %, nhóm AB khoảng 17%

Nhóm Máu B Rh+ Là Gì?

3.9

/

5

(

7

bình chọn

)

Về cơ bản thì nhóm máu B Rh+ là khá hiếm chỉ đứng sau nhóm máu AB mà thôi. Hiện nay, tỷ lệ người trên thế giới mang nhóm máu B Rh+ vào khoảng 8,5%. Vậy người nhóm máu BRH+ có những đặc điểm gì và lời khuyên về sức khỏe là như thế nào?

Nhóm máu BRH+ là gì

Ngoài 4 nhóm máu A, B, O và AB cơ bản thì theo hệ thống Rhesus, nhóm máu B còn được phân thành 2 nhóm. Nguyên tắc chia này dựa vào sự có mặt của kháng nguyên Rh. Theo đó, 1 người có nhóm máu B+ hay B Rh+ nếu như họ dương tính với kháng nguyên D (Rh).

Ngược lại, nếu kết quả người đó là âm tính với kháng nguyên D thì họ mang nhóm máu B Rh- (B-). Khi truyền máu, bác sĩ sẽ phân biệt mà truyền theo kháng nguyên D. Khi đó, sơ đồ truyền máu của nhóm máu B như sau:

Nhóm máu B Rh+ có thể truyền máu cho nhóm máu B+ và AB+.

Nhóm máu B Rh+ nhận được nhóm máu: O+ và O-.

Nhóm máu B Rh- có thể hiến cho người nhóm máu: B+, B-, AB+ và AB-.

Nhóm máu B Rh- nhận được nhóm máu cùng loại âm tính kháng nguyên D là: O- 

Đánh giá về sức khỏe của người nhóm máu BRH+

Một nghiên cứu cho thấy trong dạ dày và ruột người nhóm máu B có số lượng vi khuẩn có lợi gấp 50.000 lần so với nhóm máu A và O. Điều này khiến cho người mang nhóm máu B rất ít mắc các bệnh về đường ruột. Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý thì nhóm máu B có ít nguy cơ mắc bệnh hơn bất kỳ nhóm máu nào khác. Không chỉ vậy, họ còn có khả năng cân bằng giữa yếu tố thể chất và tinh thần một cách đáng nể.

Nhóm máu BRH+ nên và không nên ăn gì để tăng cường sức khỏe

Tương tự như nhóm máu A thì người có máu B sở hữu lượng Cortisol cao hơn bình thường, nhất là khi căng thẳng. Tuy nhiên, điểm khác biệt của nhóm máu B đó chính là nhờ có NO (Nitric Oxide) – Đây là 1 loại hóa chất dẫn truyền thần kinh.

NO có ảnh hưởng tốt đối với hệ tim mạch cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi stress. Theo nhiều thí nghiệm cho thấy, người nhóm máu B có tốc độ sản sinh NO nhanh hơn so với nhóm máu khác. Điều này dẫn tới khả năng lấy lại cân bằng sau stress của nhóm máu B là tốt hơn.

Ngoài ra, nhóm máu B cũng rất nhạy cảm với Lectin (1 loại gluten độc hại) làm gia tăng tỷ lệ bị rối loạn chuyển hóa, tình trạng viêm trong cơ thể. Vì vậy mà người nhóm máu B cần chú ý loại thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày.Một số loại thực phẩm khiến nhóm máu B dễ bị tăng cân, béo phì có thể kể tới như: lúa mì, ngô, đậu phộng, hạt vừng…

Những loại thực phẩm này nếu không có chế độ ăn hợp lý sẽ gây rối loạn trao đổi chất, mệt mỏi, hạ đường huyết…

Một loại thực phẩm khác rất phổ biến mà người nhóm máu B nên thận trọng khi ăn đó là thịt gà. Trong thịt gà chứa 1 loại Lectin kết dính các tế bào hồng cầu trong mô cơ của người nhóm máu B. Hậu quả tệ nhất có thể xảy ra đó là đột quỵ và rối loạn miễn dịch.

Loại thực phẩm được khuyên dùng cho người mang nhóm máu B đó là: dê, cừu, thịt thỏ, nai, các loại rau xanh, trứng, sữa ít béo…

Lời khuyên dành cho người nhóm máu BRH+

Luôn hình dung rõ ràng về con người của mình mong muốn hướng tới. Bạn càng chi tiết thì cơ hội đạt được mẫu người lý tưởng của mình càng lớn.

Dành ít nhất hai mươi phút mỗi ngày tham gia vào một số việc đòi hỏi sáng tạo với sự tập trung cao độ.

Đi ngủ không muộn hơn 11:00 PM thời gian ngủ không ít hơn 8 tiếng. Đây là điều cần thiết để nhóm máu B duy trì nhịp sinh học của mình.

Kết hợp sử dụng thiền để thư giãn tâm trí.

Tham gia các hoạt động cộng đồng tập thể, teambuilding. Người nhóm máu B là những hoạt náo viên tài ba từ trong bụng mẹ.

Khi họ già đi, nhóm máu B có xu hướng giảm sút trí nhớ, sự minh mẫn. Bạn hãy rèn luyên ngay từ bây giờ bằng cách làm những việc đòi hỏi sự tập trung. Có thể kể tới như câu đố ô chữ, học một kỹ năng hoặc ngôn ngữ mới.

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Những Người Nhóm Máu B Của Cung Cự Giải

Nam B-er Cự giải

Tính cách: Tôi sẽ không ngạc nhiên gì nếu thấy bạn nhiệt tình chăm sóc cho những người xung quanh bạn. Trái tim bạn luôn tràn đầy tình cảm, bạn tôn trọng sự riêng tư của mọi người và luôn cố gắng không xâm phạm vào không gian đó. Do đó nếu có cô gái nào cần một bờ vai để tựa vào những lúc mệt mỏi thì lựa chọn tốt nhất vẫn là một “Nam B-er Cự giải” ^^~ tôi nói có đúng không nào

Tình yêu: Tình yêu đối với bạn luôn đẹp và là những kinh nghiệm quý báu. Và sẽ không có gì là lạ lùng nếu bạn xem người yêu của mình là tất cả thế giới. Ngay cả khi cô ấy ở bên cạnh bạn, bạn vẫn trân trọng, nâng niu và yêu như thể ngày mai cô ấy sẽ không còn bên bạn nữa. Thậm chí bạn còn luôn cảm ơn thượng đế vì đã mang đến cho bạn cô ấy đúng không nào ^^~ Nhưng chính vì yêu thương quá sâu sắc, bạn rất dễ bị rơi xuống vực thẳm của sự tổn thương nếu chia tay. Không sao cả bạn sẽ lại hồi phục nguyên trạng nếu có thể yêu thương người thứ hai hơn người thứ nhất thôi ^^~

Cuộc sống: Bạn nổi bật hơn so với Cự giải của các nhóm máu khác vì bạn có một khối óc thông minh và luôn có thể cho ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Ngay cả kỹ năng tổ chức của bạn cũng hoàn hảo.Con đường kinh doanh sẽ đưa bạn đến thành công đấy. Tin tôi không

Nữ B-er Cự giải

Tính cách: Đa số mọi người sẽ rất thích bạn bởi vì bạn là một cô gái duyên dàng và thân thiện. Nhưng bạn nên cố kìm hãm lại tâm trạng hay thay đổi quá ư là chóng mặt của bạn nếu không muốn bị buộc tội là kẻ hai mặt ^^~

Tình yêu: “Tình yêu đầu tiên = Hôn nhân”. Bạn có xu hướng trở nên ít nói và nhút nhát trước người bạn thích và đó cũng là lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ là con người thật của mình cho đến khi anh ta nói yêu bạn. ^^~

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Tìm Hiểu Về Nhóm Máu Hiếm Rh(

 / 0

Đánh giá:/ 0

DởHay 

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người trong chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis,… nhưng quan trọng nhất là hai hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O; hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-.

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, cộng đồng người đã có 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh+ thuộc hệ Rh. Dấu (+) hoặc dấu (-) chỉ ra rằng bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)+ trong trường hợp thứ nhất hoặc không có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)- trong trường hợp thứ 2). Mỗi người khi sinh ra đã được thừa hưởng di truyền từ bố và mẹ nên có 1 trong 8 nhóm máu nêu trên và không thay đổi suốt cuộc đời.

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Như vậy, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).

Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác bởi các lý do sau đây:

Một là, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu,…) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó, nếu cơ sở tiếp nhận máu hoặc bệnh viện không dự trữ đầy đủ tất cả các nhóm máu.

Hai là, trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

Ba là, với những phụ nữ có nhóm máu Rh- mà đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu Rh+ đầu tiên.

Để tránh các rủi ro có thể xảy ra nêu trên, bản thân người có nhóm máu hiếm Rh(-) luôn nhớ câu “phải bảo vệ cho chính mình” bằng cách:

– Quan tâm đến sức khỏe bản thân và động viên những người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu.

– Thông báo nhóm máu Rh(-) của mình với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi cần truyền máu và chăm sóc thai nghén.

– Tích cực tham gia “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” để sẻ chia thông tin, hỗ trợ nhau trong những trường hợp cần truyền máu.

– Thường xuyên truy cập trang Web “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhóm máu Rh- theo địa chỉ:   http://caulacbomauhiem.vn

Tóm lại, nhóm máu hiếm Rh- là một đặc tính di truyền, giống như màu da, màu tóc… không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau; nếu truyền nhầm nhóm máu Rh+ sang Rh- sẽ xảy ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong; bất đồng nhóm máu mẹ con là tai biến sản khoa thường gặp nếu người mẹ có Rh- và bố có Rh+. Do chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng nên những người có nhóm máu Rh- cần được sinh hoạt trong các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện (do Hội Chữ thập đỏ hoặc Trung tâm Huyết học Truyền máu thành lập và quản lý) để được tư vấn về sức khỏe và có cơ hội giúp đỡ nhau trong các trường hợp cần phải truyền máu.

                   

Người thuộc nhóm máu hiếm nên tích cực tự chăm sóc bản thân, gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi cần dùng

Ngày đăng 06/8/2018

Tường Vi (CTV)

Các bài viết khác: