Top 4 # Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Xã Hội Bảo Hiểm Thất Nghiệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Bảo Hiểm Xã Hội

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

Là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi thất nghiệp. Ngoài được nhận tiền mặt thì còn bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề trong quãng thời gian chờ và tìm việc mới.

Đây là loại bảo hiểm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động thì bảo hiểm thất nghiệp như một cái phao cứu sinh khi vừa giúp họ ổn định cuộc sống vừa có thể học nghề, tìm việc. Ngoài chỗ dựa về vật chất thì còn là chỗ dựa tinh thần khi họ mất việc làm

Đối với nhà nước, trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay thì nó giúp giảm bớt phần chi phí bảo chi ra cho người lao động thất nghiệp, tạo sự chủ động về tài chính cho quốc gia

Với mục tiêu an sinh xã hội, tất cả vì nhân dân thì bảo hiểm xã hội đã ra đời và có những vai trò hết sức quan trọng. Khi chưa có loại bảo hiểm này thì khi xảy ra rủi ro như tai nạn giao thông, bệnh tật thì người dân không có thu nhập. Nhờ có bảo hiểm mà xã hội đã giúp bù đắp phần nào cũng như tạo cho họ cuộc sống ổn định, phát triển hơn

Mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội

2 loại bảo hiểm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mặc dù theo quy định của pháp luật thì do hai cơ quan khác nhau chi trả. Trước kia chỉ có bảo hiểm xã hội nhưng do tỷ lệ thất nghiệp của nước ta ngày càng tăng cao nên đòi hỏi một loại bảo hiểm mới ra đời, đó là bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên về bản chất thì nó vẫn thuộc bảo hiểm xã hội.

BHTN và BHXH có mục đích cuối cùng là hướng đến cộng đồng. Nếu như bảo hiểm xã hội mang tính bao quát chúng các vấn đề công động thì bảo hiểm xã hội lại chuyên biệt về vấn đề việc làm. Người lao động muốn hưởng trợ cấp khi bị mất việc thì điều kiện tiên quyết là phải đóng bảo hiểm xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì bảo hiểm xã hội giảm nguồn thu trong khi đó bảo hiểm thất nghiệp phải chi trả cho họ.

Tóm lại 2 loại bảo hiểm này vừa có tính độc lập vừa có tính ràng buộc lẫn nhau nhưng cùng hướng đến đích là đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân và giảm thiểu rủi ro cho xã hội.

Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế

Bạn đã biết gì về BHXH, BHYT?

Tìm hiểu về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Ai phải tham gia BHXH? Mức đóng BHYT ra sao? Bài viết này sẽ tóm gọn những điều bạn cần biết về 2 loại bảo hiểm trên. I. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ BHXH Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

Người làm việc theo hợp đồng lao động.

Sĩ quan, hạ sĩ quan.

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Cán bộ, công chức, viên chức.

Mức đóng BHXH II. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Đối tượng tham gia BHYT

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, toàn bộ người dân đều phải tham gia BHYT và được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình.

Mức đóng BHYT

Mức đóng BHYT bằng 4,5% tiền lương tháng, đồi với hộ gia đình thì đóng mức như sau:

Người I: 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 621.000 đồng.

Người II: 621.000 đồng x 70% = 434.700 đồng.

Người III: 621.000 đồng x 60% = 372.600 đồng.

Người IV: 621.000 đồng x 50% = 310.500 đồng.

Người V: 621.000 đồng x 40% = 248.400 đồng.

Những người sau đóng bằng mức người thứ V.

Mức hưởng BHYT

Mức hưởng BHYT chia làm 3 loại:

Trường hợp không được hưởng BHYT

Một số chi phí đã được ngân sách nhà nước chi trả.

Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

Khám sức khỏe.

Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

Sử dụng một số kỹ thuật về thai sản, trừ trường hợp phải đình chỉ về thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay sản phụ.

Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

Điều trị lác, cận thị, và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ dưới 6 tuổi.

Sử dụng vật tư y tế thay thế (chân tay giả, mắt giả…) trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Mức phạt không đóng bảo hiểm cho người lao động

BHYT: Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền.

Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Xã Hội Ở Nhật Bản

Bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản là một phần không thể thiếu đối với mọi người dân. Hệ thống bảo hiểm này sẽ chi trả một phần chi phí cho các rủi ro mà người tham gia và người phụ thuộc gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu sâu hơn về các loại bảo hiểm ở Nhật Bản thôi nào.

A.Bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp

Đối với người đi làm thông thường, bảo hiểm xã hội (社会保険) của họ chỉ bao gồm 3 loại là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lương hưu và bảo hiểm điều dưỡng.

1.Bảo hiểm y tế (健康保険)

Bảo hiểm y tế sẽ chi trả các chi phí khám, chữa bệnh thông thường cho người tham gia. Đối với người đi làm tại công ty có tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được tự động tham gia bảo hiểm y tế xã hội. Do đó sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế xã hội.

Người làm nghề tự do hoặc thất nghiệp do không thuộc phạm vi của bảo hiểm y tế xã hội nên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia ( 国民健康保険)

Mức chi phí tối đa chi trả cho người bị tai nạn là 80% viện phí. Chi tiết hơn mình sẽ cập nhập riêng ra một bài viết khác.

2.Bảo hiểm lương hưu (年金保険)

Khi tham gia và đóng đầy đủ theo số năm quy định, khi về già (sau 65 tuổi), người tham gia sẽ được hưởng trợ cấp lương hưu hàng tháng. Một số trường hợp bị thương tật hoặc tử vong trước 65 tuổi sẽ nhận được hỗ trợ.

Người đi làm tại công ty sẽ được công ty hỗ trợ 50% tiền bảo hiểm lương hưu phúc lợi (厚生年金). Tuy nhiên sẽ phải tham gia thêm cả bảo hiểm lương hưu quốc dân (国民年金).

Bạn có biết tại sao phải tham gia cả 2 loại bảo hiểm 1 lúc không ? Hãy tìm hiểu trong bài viết bên dưới:

3.Bảo hiểm điều dưỡng (介護保険)

Bảo hiểm điều dưỡng còn có tên gọi khác là bảo hiểm chăm sóc bệnh nhân. Dành riêng cho người từ 40 tuổi trở lên và bắt buộc phải tham gia.

Người tham gia sẽ được hưởng những dịch vụ dành cho người già ở nơi công cộng, viện dưỡng lão hay các lắp đặt thiết bị hỗ trợ đi lại tại gia.

Từ 65 tuổi trở đi, tức là khi đã về hưu, tiền bảo hiểm điều dưỡng sẽ tự động trừ vào lương hưu của người tham gia.

B.Bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng

Bảo hiểm xã hội nếu nói theo nghĩa rộng hơn, sẽ có thêm 2 loại bảo hiểm nữa là: bảo hiểm lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên lại không đi kèm với 3 loại bảo hiểm bên trên và phải đăng ký riêng.

1.Bảo hiểm tai nạn lao động

Khi một lao động bị tai nạn trong lúc làm việc, công ty sẽ hỗ trợ một phần viện phí và lương cho những ngày nghỉ làm chữa bệnh.

Tùy thuộc vào công ty mà mức bảo hiểm tai nạn cho các vị trí làm việc sẽ khác nhau. Đa số các công ty bây giờ đều có chế độ bảo hiểm lao động đi kèm theo hợp đồng làm việc nên không cần phải đăng ký riêng.

Trong trường hợp bị tử vong, công ty sẽ chi trả trợ cấp cho người thân của nạn nhân.

2.Bảo hiểm thất nghiệp

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở Nhật khá đơn giản, nếu một lao động bị thất nghiệp, họ sẽ nhận được tiền hỗ trợ cho đến khi tìm được việc mới (có thể là trong vòng 6 tháng hoặc hơn).

Nếu muốn tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bạn phải đăng ký ở văn phòng việc làm ở tòa thị chính tại quận đang sinh sống.

Trong bài viết này, mình chỉ giới thiệu sơ qua về các loại bảo hiểm nhỏ bên trong bảo hiểm xã hội. Chi tiết hơn mình sẽ cập nhập trong tương lai.

Tìm Hiểu Về Gói Bảo Hiểm Xã Hội Và Thai Sản

Gói bảo hiểm xã hội và thai sản vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Gói bảo hiểm này giúp chi trả cho một phần chi phí và giúp cho chúng ta từ những chi phí sử dụng y tế nội và ngoại trú cho tới những khoản chi phí đền bù.

Điều cần biết về bảo hiểm xã hội và thai sản

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản

Dễ hiểu rằng đối với những người khi tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chồng khi tham gia bảo hiểm xã hội, thì trong chế độ thai sản, phụ nữ đang mang thai và ở trong quá trình sinh con sẽ là người được hưởng chế độ thai sản của Nhà nước.

Bên cạnh đó, theo luật bảo hiểm xã hội mới nhất, thì các đối tượng sau sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:

– Lao động nữ khi mang thai hộ cùng với người mang thai hộ.

– Những người lao động khi nhận con nuôi mà có tuổi đời < 6 tháng.

– Lao động khi sử dụng cách đặt vòng để làm biện pháp tránh thai, hoặc là những người phụ nữ thực hiện việc triệt sản.

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ đang ở trong thời gian sinh con.

– Lao động nữ khi mang thai hộ hay là người mang thai hộ.

Tuy nhiên, trong những trường hợp mà số lao động nữ sinh con hay lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc là người mẹ mang thai hộ, hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì bắt buộc phải đóng gói bảo hiểm xã hội và thai sản từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận con nuôi thì mới được nhận chế độ thai sản của nhà nước.

Mức hưởng trong chế độ thai sản

Thông thường, thì mức hưởng của chế độ thai sản sẽ được tính dựa trên những mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội dựa trên tháng. Cụ thể, đó chính là mức hưởng chế độ thai sản thì cũng sẽ được tính bằng trung bình quân tiền lương đóng BHXH trong vòng 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh con.

– Trợ cấp 1 lần: 2 x 1.210.000

– Mức độ hưởng 6 tháng = Trung bình quân số tiền đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề gần nhất trước khi phải nghỉ việc.

Mức hưởng trong một ngày đối với chế độ khám thai cùng với chế độ lao động nam đóng bảo hiểm xã hội và thai sản mà có vợ sinh con sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng và sẽ được chia cho 24 ngày.

Thời gian được hưởng chế độ thai sản

Thời gian được hưởng trong quá trình mang thai

Trong khoảng thời gian mang thai, thì người mang thai sẽ được phép đi khám thai khoảng 5 lần tương ứng với 5 ngày nghỉ. Trong trường hợp mà thai phụ ở quá xa với cơ sở khám bệnh hoặc là có những triệu chứng gặp phải vấn đề khi mang thai thì xem xét sẽ được phép nghỉ khoảng 2 ngày mỗi lần khám thai tương ứng cùng với 10 ngày nghỉ.

Thời gian hưởng khi mà gặp vấn đề ở trong quá trình mang thai

Trong trường hợp mà người mang thai gặp phải vấn đề về sức khỏe ở trong quá trình mang thai như sẩy thai, phá thai, hỏng thai… thì người lao động nữ sẽ được nghỉ phép theo như chỉ định của những cơ sở khám chữa bệnh mà có thẩm quyền.

Trường hợp này thường được quy định như sau:

– Thai phụ mà được nghỉ 10 ngày nếu như thai ở dưới 5 tuần tuổi

– Thai phụ thường sẽ được nghỉ 20 ngày nếu như thai từ 5 cho đến 13 tuần tuổi

– Thai phụ sẽ được nghỉ 40 ngày nếu như thai từ 13 cho đến 25 tuần tuổi

– Thai phụ sẽ được nghỉ 50 ngày nếu như thai từ 25 tuần tuổi trở lên

Thời gian được hưởng trong quá trình sinh nở

Lao động nữ khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản trước cùng với sau khi sinh con. Khoảng thời gian nghỉ trước cùng với sau khi sinh con sẽ tổng cộng là 6 tháng. Đối với những thai phụ sinh đôi thì khoảng thời gian nghỉ trước cùng với sau sinh, mỗi người con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng tính từ đứa con thứ hai trở đi.

Lao động nam đóng bảo hiểm khi có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ như sau:

– Nghỉ phép khoảng 5 ngày để làm việc trong trường hợp thông thường

– Nghỉ phép khoảng 7 ngày làm việc nếu như người vợ phải đẻ mổ và sinh con non dưới khoảng 32 tuần tuổi

– Nghỉ phép khoảng 10 ngày nếu như người vợ mang thai đôi, thì số ngày nghỉ phép tăng lên 3 ngày cùng với 3 con trở lên.

– Nghỉ phép khoảng 14 ngày nếu như mà vợ sinh đôi cần phải sinh mổ

Lưu ý: Khoảng thời gian hưởng chế độ đã được tính trong vòng 30 ngày đầu được tính từ ngày vợ sinh con.