Top 12 # Tìm Hiểu Về Chứng Khoán Quốc Tế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Kiến Thức Về Thị Trường Chứng Khoán Quốc Tế

Nhắc đến “quốc tế” mọi người thường cho rằng nó mang một tầm vĩ mô mà người thường không bao giờ đụng đến được. Chứng khoán quốc tế cũng vậy, các trader Việt Nam cho rằng kiến thức đầu tư cổ phiếu của nước mình còn chưa có, thì lấy đâu ra nền tảng để đâu tư cổ phiếu quốc tế? Họ nghĩ rằng chứng khoán quốc tế rất khó giao dịch, và người Việt Nam không đủ nền tảng kiến thức để giao dịch đâu. Vì những lối suy nghĩ như vậy, họ chỉ đầu tư vào thị trường nội địa mà đã bỏ qua một “miếng mồi” béo bở ngoài kia.

Chứng khoán quốc tế là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam

Lịch sử thị trường quốc tế là cái nôi bắt nguồn cho sự ra đời về các loại cổ phiếu, cổ phiếu,…và ngay khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, còn trong những bước đầu chập chững, thì thị trường quốc tế đã trưởng thành, vững chải và có nhiều kinh nghiệm trên “chiến trường” từ nhiều năm rồi. Chứng khoán quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và nhộn nhịp hơn, dù đã từng trải qua những lần biến động tưởng chừng như không thể tồn tại được nữa, nhưng sau đó lại đứng dậy và phát triển mạnh mẽ hơn.

Một thị trường cổ phiếu được đánh giá tốt là một thị trường luôn có thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận, thanh khoản, có chi phí giao dịch thấp và hiệu quả về mặt thông tin. Nhìn chung thị trường cổ phiếu quốc tế có mức độ thanh khoản cao.

Đầu tư vào chứng khoán quốc tế có phải là sự đầu tư tốt?

Bất cứ một sự đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro nhất định, và nhiều người cho rằng nếu có đủ kiến thức và nền tảng để tham gia vào “chiến trường” tài chính quốc tế thì cứ nên đầu tư. Bởi chứng khoán quốc tế là một cơ hội quá tốt để sinh ra lợi nhuận cao, và đương nhiên việc đó đồng nghĩa với rủi ro khá cao.

Không nói trước được bất cứ điều gì, nhưng thị trường quốc tế khả quan hơn cho các trader vì về lâu dài đã có một bề dày lịch sử, ổn định và phát triển, không phải quá khó khăn và nhiều vấn đề như cổ phiếu nội địa. Nhưng xét cho cùng, các nhà đầu tư nên cân bằng đầu tư trong và ngoài nước, và phải cân nhắc kĩ các chi phí đầu tư, khả năng truy cập thông tin, rủi ro về tỷ giá và cập nhật tình hình kinh tế chính trị thế giới.

Tìm Hiểu Về Thị Trường Chứng Khoán Phái Sinh Quốc Tế

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

2.Các sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh việt nam

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

3. Qui mô hợp đồng chứng khoán phái sinh được tính như thế nào?

Giống như giá của mỗi cổ phiếu, quy mô của mỗi hợp đồng phái sinh sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Quy mô hợp đồng sẽ được tính theo công thức:

Quy mô hợp đồng = giá Hợp đồng tương lai * hệ số nhân

4.Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh việt nam

Năm 2017 là năm khởi đầu của chứng khoán phái sinh nhưng không vì thế mà thị trường phái sinh ảm đạm và kém sôi động. Trên thị trường luôn duy trì 4 mã sản phẩm theo thông lệ quốc tế. Tại thời điểm cuối tháng 12/2017, có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1801, VN30F1802, VN30F1803 và VN30F1806 đáo hạn vào tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 6/2018.

Có thể thấy khối lượng giao dịch tăng nhanh chóng từ tháng 8 khi thị trường ra mắt tới cuối năm 2017. Chỉ trong vòng 4 tháng:

Tổng khối lượng giao dịch: 1.106.353 hợp đồng. Tính bình quân với 101 phiên giao dịch, khối lượng giao dịch trung bình đạt 10.954 hợp đồng/phiên.

Nếu như trong tháng 8, khối lượng giao dịch trung bình phiên chỉ đạt 3.653 hợp đồng thì đến tháng 12, khối lượng giao dịch trung bình phiên tăng gấp 4,7 lần đạt 17.029 hợp đồng.

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết!

Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Thị Trường Chứng Khoán Trong Kinh Tế

1. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một thị trường mua bán cổ phiếu doanh nghiệp, trong đó người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, và người bán là các doanh nghiệp. Các cổ phiếu này tồn tại dưới 2 dạng là dạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng và dạng được giao dịch một cách không công khai (VD: Mua bán cổ phần công ty).

Việc mua bán cổ phiếu sẽ thực hiện tại các sàn môi giới chứng khoán hoặc giao dịch điện tử trên các website chứng khoán chính thống.

2. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế

Thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có thể phân loại cụ thể vai trò của thị trường chứng khoán đối với 3 chủ thể tác động trực tiếp lên nền kinh tế là: chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2.1 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với chính phủ

Trong nền kinh tế quốc dân, thị trường chứng khoán giúp huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Vốn của chính phủ được huy động qua việc bán trái phiếu để đầu tư vào các dự án của nhà nước.

Thị trường chứng khoán giúp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp quốc doanh).

Thị trường chứng khoán góp phần giúp chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ hiệu quả qua việc mua bán trái phiếu nhằm điều chỉnh sự tăng giảm của lãi suất thị trường.

Thị trường chứng khoán giúp bán cổ phiếu ra nước ngoài, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán là một giải pháp huy động nguồn vốn kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp qua việc bán trái phiếu hoặc cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Qua đó, doanh nghiệp vừa không cần phải đi vay vốn trả lãi cao cho ngân hàng, vừa tạo ra được tính thanh khoản linh động cho công ty.

Thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán giúp thể hiện chính xác và tổng quát các giá trị hữu hình và vô hình của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Qua đó giúp phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tạo động lực cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

Thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình đến công chúng một cách hiệu quả, dễ dàng và ít tốn kém.

2.3 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn đầu tư đa dạng và tối thiểu hóa các rủi ro trong đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm được cho mình một doanh nghiệp phù hợp nhất để góp vốn đầu tư.

3. Chức năng của thị trường chứng khoán

Sau khi hiểu được vai trò của thị trường chứng khoán thì chúng ta cùng tìm hiểu về các chức năng của thị trường chứng khoán như sau:

Chức năng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế là rất to lớn vì thị trường chứng khoán nắm giữ rất nhiều chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể như sau:

– Thị trường chứng khoán có chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Qua đó, cả chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế.

– Thị trường chứng khoán tạo nên một môi trường đầu tư phong phú và đa dạng, qua đó các nhà đầu tư có nhiều sự chọn lựa các loại cổ phiếu (chứng khoán) phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.

– Thị trường chứng khoán góp phần tạo nên khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Có nghĩa là các nhà đầu tư ngoài việc mua chứng khoán còn có thể bán chứng khoán để lấy tiền, hoặc đổi thành các loại chứng khoán khác mà theo họ là có khả năng sinh lời cao hơn. Chức năng này giúp đảm bảo tính hoạt động liên tục và hiệu quả cho thị trường chứng khoán.

– Thị trường chứng khoán có chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế đất nước. Theo đó, các chỉ số chứng khoán cao hay thấp sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp và nền kinh tế.

– Thị trường chứng khoán giúp chính phủ thi hành dễ dàng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tránh thâm hụt ngân sách, điều chỉnh lạm phát, định hướng đầu tư kinh tế hiệu quả.

4. Cơ cấu của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được cơ cấu dựa trên 3 hình thức là phương thức giao dịch, tính chất chứng khoán giao dịch, và tính chất lưu chuyển vốn. Cụ thể như sau:

4.1 Cơ cấu dựa trên phương thức giao dịch bao gồm 2 dạng thị trường là:

Thị trường giao dịch ngay: mua bán với giá theo từng thời điểm trong ngày giao dịch. Tuy nhiên người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu sau vài ngày (tùy theo quy định số ngày của từng thị trường chứng khoán cụ thể). Thị trường này còn được gọi là thị trường thời điểm.

Thị trường tương lai: mua bán cổ phiếu theo hợp đồng đã ký trước, trong đó giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu theo một kỳ hạn trong tương lai (Ví dụ: 1 tháng, 2 tháng, 5 tháng, 1 năm, 2 năm,…).

4.2 Cơ cấu dựa trên tính chất chứng khoán giao dịch sẽ bao gồm 3 dạng thị trường là:

Thị trường cổ phiếu;

Thị trường trái phiếu;

Thị trường chứng khoán phái sinh (chỉ tồn tại ở các nước có sự phát triển cao về thị trường chứng khoán).

4.3 Cơ cấu dựa trên tính lưu chuyển vốn:

Cơ cấu này bao gồm 2 dạng thị trường là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trong đó thị trường sơ cấp là tiền đề giúp tạo nguồn chứng khoán để lưu thông, thị trường thứ cấp là động lực giúp cho lưu thông chứng khoán thuận lợi.

Tuy nhiên, việc phân biệt 2 dạng thị trường này chỉ mang tính chất tương đối. Ta có thể hiểu chức năng của 2 dạng thị trường này như sau:

Thị trường sơ cấp: giúp thu hút nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư qua hành động mua chứng khoán.

Thị trường thứ cấp: giúp nhà đầu tư bán chứng khoán đã mua để chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng và thuận tiện. Tiền thu được hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư đã bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán cho các nhà đầu tư khác.

5. Đặc điểm của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán bao gồm 3 đặc điểm cơ bản như sau:

– Thị trường chứng khoán là hình thức tài chính trực tiếp (mua bán cổ phiếu một cách trực tiếp).

– Thị trường chứng khoán là một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó có người mua, người bán, thông tin giao dịch cụ thể, và hàng hóa được đồng nhất là cổ phiếu, trái phiếu với giá hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu trên thị trường.

– Thị trường chứng khoán là một thị trường hoạt động liên tục.

Tìm Hiểu Về Chỉ Số Chứng Khoán

Đầu tư theo chỉ số hay hình thành các quỹ đầu tư chỉ số tạo ra sân chơi mới cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm được một sản phẩm tài chính khá an toàn, giảm thiểu được rủi ro do hình thức đầu tư “bỏ trứng vào nhiều giỏ” và sinh lợi tức cao. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản bạn cần biết về chỉ số chứng khoán.

Chỉ số chứng khoán là gì?

Chỉ số chứng khoán (Stock Index) đại diện cho giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng khoán. Chỉ số chứng khoán lấy một số cổ phiếu của các công ty khác nhau và nhóm chúng lại với nhau để chúng có thể được giao dịch dưới dạng một công cụ tài chính. Các cổ phiếu này đều có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.

Ví dụ như, bạn có thể nghe tới chỉ số chứng khoán DAX30 của Đức. Chỉ số này được tính dựa trên 30 loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất được giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt.

Các nhà kinh tế, chính trị gia và nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ số chứng khoán để hiểu thị trường tài chính và các công ty trong các thị trường đó hoạt động tốt như thế nào. Khi nhà đầu tư đang đề cập đến hiệu suất của một thị trường nào đó, nghĩa là họ đang đề cập đến hiệu suất của một chỉ số chứng khoán.

Các chỉ số chứng khoán có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ Vn-Index), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index).

Phân loại chỉ số chứng khoán

Chỉ số chứng khoán có thể được phân loại theo nhiều cách, ví dụ như theo ngành nghề, sàn giao dịch hoặc khu vực địa lý.

Chỉ số chứng khoán theo quốc gia

Chỉ số chứng khoán quốc gia đại diện cho hiệu suất của thị trường chứng khoán ở một quốc gia cụ thể và do đó phản ánh tâm lý của nhà đầu tư đối với tình trạng của nền kinh tế. Các chỉ số quốc gia được giao dịch thường xuyên nhất được tạo thành từ các cổ phiếu của các công ty lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia. Ví dụ như: S&P 500 của Mỹ, DAX 30 của Đức, Nikkei 225 của Nhật Bản, CAC 40 của Pháp và FTSE 100 của Anh…

Chỉ số chứng khoán theo khu vực

Chỉ số chứng khoán cũng có thể bao gồm các chỉ số thể hiện hiệu suất của các công ty trong một khu vực. Ví dụ như: chỉ số DJ Euro Stoxx 50 bao gồm cổ phiếu của 50 công ty blue-chip chỉ có trụ sở tại Khu vực đồng Euro; chỉ số MSCI Emerging Markets Index được tạo thành từ các cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Mexico và Nam Phi.

Chỉ số chứng khoán theo ngành

Có hàng trăm loại chỉ số khác nhau đo lường hiệu suất của cổ phiếu trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch đều tập trung vào các chỉ số quốc gia chính như đã nêu ở trên.

Một số chỉ số chứng khoán phổ biến

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA) là một trong những chỉ số lâu đời nhất, nổi tiếng nhất và được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. Nó bao gồm cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Thay đổi trong chỉ số Dow Jones thể hiện những thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư về thu nhập và rủi ro của các công ty lớn có trong chỉ số.

Chỉ số chứng khoán Mỹ – Chỉ số S&P 500

Chỉ số Standard & Poor’s 500 (thường được gọi là S&P 500) là chỉ số với 500 công ty hàng đầu trong Chứng khoán Mỹ. Những công ty này được lựa chọn chủ yếu dựa vào vốn hóa, ngoài ra cũng xem xét các yếu tố khác như thanh khoản, thả nổi công khai, lĩnh vực phân loại, khả năng tài chính và lịch sử giao dịch. Chỉ số S & P 500 chiếm khoảng 80% tổng giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ. Nhìn chung, Chỉ số S & P 500 cho thấy sự chuyển động tốt trên thị trường chứng khoán Mỹ nói chung.

Chỉ số tổng hợp Nasdaq là chỉ số trọng số vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Chỉ số này bao gồm một số công ty không có trụ sở tại Mỹ.

Hầu hết các nhà đầu tư đều biết rằng Nasdaq là sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ. Chỉ số này bao gồm một số tiểu ngành trên thị trường công nghệ bao gồm phần mềm, công nghệ sinh học, chất bán dẫn, v.v. Tuy nhiên, nó cũng bao gồm một số chứng khoán từ các ngành công nghiệp khác và lĩnh vực khác như tài chính, công nghiệp, bảo hiểm và cổ phiếu vận tải,…

Wilshire 5000 đôi khi được gọi là “tổng chỉ số thị trường chứng khoán” hoặc “tổng chỉ số thị trường” bởi vì nó bao gồm tất cả các công ty giao dịch công khai có trụ sở tại Mỹ có sẵn dữ liệu giá. Thành lập từ năm 1974, chỉ số này đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ và sự chuyển động của nó một cách tổng hợp. Mặc dù nó là thước đo rất toàn diện của toàn bộ thị trường Mỹ, Wilshire 5000 ít phổ biến hơn so với Chỉ số S & P 500.

Chỉ s Russell 3000 là một chỉ số chứng khoán, đại diện cho khoảng 3000 cổ phiếu, đo lường hiệu suất của các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Chỉ số này được duy trì bởi FTSE Russell, một chi nhánh của Tập đoàn Chứng khoán London. Chỉ số Russell 3000 thường được gọi là chỉ số thị trường rộng lớn vì nó chiếm khoảng 98% thị trường vốn cổ phần có thể đầu tư của Hoa Kỳ.

Trong khi chỉ số S & P 500 được sử dụng chủ yếu cho các cổ phiếu vốn hóa lớn thì Russell 2000 là chỉ số phổ biến nhất giúp cho các quỹ đầu cơ nắm bắt các cổ phiếu mệnh giá nhỏ. Chỉ số này đại diện cho khoảng 8% tổng vốn hóa thị trường của Russell 3000.

Ứng dụng chỉ số chứng khoán vào đầu tư

Đầu tư vào các Quỹ chỉ số chứng khoán

Các quỹ chỉ số đầu tư vào toàn bộ thị trường, đây là một cách tuyệt vời để có được sự đa dạng hóa mà bạn đang tìm kiếm.

Theo dõi tổng quan biến động của thị trường

Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào các chỉ số chứng khoán, các nhà đầu tư còn theo dõi chỉ số chứng khoán để thấy được thấy tình hình tài chính của một ngành mà một nhà đầu tư đã đầu tư vào.