BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG” 2013
Họ và tên: Thân Thị Thanh sn: 1980
Câu 3 : Kể từ ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực. Luật này sẽ thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2001, theo đó một số điểm mà ng ười tham gia giao thông cần chú ý nh ư sau:
Không bia r ượu khi lái ô tô
Trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm
Theo quy định trước đây, trẻ em dưới 14 tuổi không bị bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong thời gian qua, rất nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là không hợp lý bởi tai nạn giao thông sẽ không trừ một ai.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng với người ngồi trên xe máy, xe gắn máy 2 bánh, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi).
Ng ười điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trường hợp đặc biệt sẽ được chở tối đa 2 người là: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người phạm tội hoặc chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Luật cũng quy định, đối với người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông chỉ được chở tối đa hai người, trong đó ít nhất có một trẻ em dưới 7 tuổi.
Không điện thoại, không nhạc, không ma tuý
Cấm sử dụng thiết bị âm thanh. Nh ư vậy, hành vi vừa điều khiển xe máy, vừa nghe nhạc cũng sẽ bị phạt.
Trong Luật sửa đổi, mức xử phạt vi phạm hành chính từ 80.000 – 100.000đồng và từ 40.000- 60.000 đồng đối với ôtô, môtô, xe gắn máy chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật.
Những ng ười điều khiển xe gắn máy, mà trong cơ thể có chất ma tu ý sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng và ôtô mà trong c ơ thể có chất ma tu ý sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe c ơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Ph ương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi đi sai làn đường khi rẽ của bạn bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Câu 6 . Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về vượt xe như thế nào ? Ng ười điều kiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về vượt xe th ì xử phạt nh ư thế nào? Nêu h ình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.
Ðiều 14 trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định về “Vượt xe”:
1. Xe xin v ượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc c òi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin v ượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đ ã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin v ượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đ ã v ượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi v ượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây th ì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía tr ước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể v ượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) N ơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc v ượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Hình thức xử phạt hành chính và xử phạt bổ sung.
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tránh xe, v ượt xe không đúng quy định ; không nhường đường cho xe ngược chiều.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
V ượt bên phải trong các trường hợp không được phép.
Điều 8. Các hành vi bị cấm.
1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi tr ường của cơ quan đăng kiểm.
6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, ng ười lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở ng ười của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
8. Làm việc trên ph ương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa”.
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua
b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối l ượng theo quy định của pháp luật;
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé hành khách và trả c ước phí vận tải hành l ý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và ch ưa trả đủ cước phí vận tải hành l ý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi ng ười kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm l ưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên ph ương tiện hoặc sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên ph ương tiện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Theo Điều 7 – Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa các tổ chức, cá nhân tại khu vực xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho c ơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà n ước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trốn tránh nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện thực hiện;
b) Gây mất trật tự, cản trở việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý tai nạn;
c) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm, chiếm đoạt tài sản, ph ương tiện bị nạn.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
T ước quyền sử dụng bằng, chứng chỉchuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Năm 2013 được Chính phủ chọn tiếp tục là Năm An toàn giao thông. Đây là quyết định hợp lý nhằm tạo những chuyển biến mang tính căn cơ và toàn diện h ơn, sau những thành công quan trọng của Năm An toàn giao thông 2012. Tuy nhiên, để Năm An toàn giao thông 2013 đạt kết quả tích cực hơn nữa, các ngành các cấp cần quan tâm một số vấn đề sau:
*Giải pháp
Từ thực tế trên, Ban ATGT tỉnh đã đề ra 5 giải pháp chủ yếu để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng hiệu quả bảo công tác bảo đảm trật tự ATGT trên toàn địa bàn.
Thứ nhất, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí th ư TƯ về tăng cường sự l ãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT.
Thứ hai , phát động phong trào thi đua nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT.
Thứ ba , nâng cao quản lý Nhà n ước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT (tăng cường cưỡng chế xử l ý vi phạm pháp luật ATGT, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, đăng kiểm phương tiện…).
Thứ t ư , đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT (đa dạng hoá sản phẩm truyền thống, tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, x ã, thôn; phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương, hệ thống đài truyền thanh xã, ph ường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương được thông báo có công dân thuộc quyền quản l ý vi phạm phải tiến hành kiểm điểm và có báo cáo lại với c ơ quan thông báo…).
Thứ năm , tăng cường quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý những điểm mất ATGT; tập trung giải toả hành lang ATGT trên các tuyến đường tỉnh, với việc giao Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính vi phạm hành lang ATGT đường bộ.