Top 11 # Tìm Hiểu Về Hộp Số Ô Tô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tìm Hiểu Về Hộp Số Sàn Trên Ô Tô

Hộp số là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền lực ô tô. Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại: hộp số sàn và hộp số tự động.

Công dụng:

Dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.

Thay đổi chiều chuyển động của ô tô(tiến và lùi).

Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt máy và mở li hợp.

Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng.

Yêu cầu:

Có dải tỷ số truyền thích hợp lý, phân bố các khoảng thay đổi tỷ số truyền tối ưu, phù hợp với tính năng động lực học yêu cầu và tính kinh tế vận tải.

Phải có hiệu suất truyền lực cao.

Khi làm việc không gây tiếng ồn, chuyển số nhẹ nhàng, không phát sinh các tải trọng động khi làm việc.

Có cơ cấu định vị chống nhảy số và cơ cấu chống gài đồng thời hai số.

Có vị trí trung gian để có thể ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian dài.

Có cơ cấu báo hiệu khi gài số lùi.

Kết cấu nhỏ, gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa.

Có khả năng bố trí cụm trích công suất để dẫn động các thiết bị phụ khác.

Phân loại:

Dựa vào tính chất truyền momen: hộp số vô cấp, hộp số có cấp

Dựa trên số trục chứa các cặp bánh răng truyền số: hộp số 2 trục (hộp số ngang – FF), hộp số 3 trục (hộp số dọc – FR)

Dựa theo số cấp của hộp số: hộp số thường (có số cấp nhỏ hơn hoặc bằng 6), hộp số nhiều cấp (từ 8 đến 20 cấp)

Hộp số sàn có những bộ phận nào?

Nắp và vỏ hộp số: Nắp và vỏ hộp số làm nhiệm vụ bao kín các bộ phận bên trong hộp số. Ngoài ra nắp hộp số còn dùng để lắp cơ cấu chuyển số. Vỏ hộp số dùng để lắp các vòng bi đỡ trục hộp số, chứa dầu bôi trơn, treo hộp số vào khung xe. Trên vỏ hộp số có các nút xả dầu, nút bổ sung và kiểm tra mức dầu.

Ổ bi: biến ma sát trượt thành ma sát lăn nhằm giúp tăng tuổi thọ làm việc của thiết bị, tránh các tiếng ồn trong khi hoạt động.

Trục hộp số: 3 trục (sơ cấp – trung gian – thứ cấp ở hộp số dọc), 2 trục (sơ cấp – thứ cấp ở hộp số ngang)

Bộ đồng tốc: Ngăn ngừa sự trèo răng trong qúa trình vào khớp.Khoá bánh răng thứ cấp vào trục thứ cấp. Bộ đồng tốc dùng để làm đồng đều tốc độ của các bánh răng khi gài số, tránh được các va đập giữa các bánh răng khi gài số nên quá trình gài số êm, dễ dàng, không có tiếng kêu.

Đường truyền công suất của hộp số dọc 5 cấp:

Số 4: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc I di chuyển về phía trước, lúc này trục sơ cấp và thứ cấp nối với nhau, trục trung gian không tham gia vào việc truyền momen xoắn.

Tỉ số truyền:

Công thức tính tỷ số truyền của hộp số sàn: (Z bị động) / (Z chủ động), trong đó Z là số răng. Vấn đề là làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được bánh răng nào là của cấp số nào.

Như chúng ta đã biết, theo thứ tự từ số 1 đến số 5 tốc độ của xe sẽ tăng lên đồng nghĩa với việc tỷ số truyền giảm (số 1 có tỉ số truyền lớn nhất và số 5 – số O/D (over drive) có tỉ số truyền nhỏ nhất).

Vì vậy chúng ta có thể nhìn vào kích thước bánh răng tại trục thứ cấp và trục trung gian xem cặp bánh răng nào có kích thước giữa bánh răng trên trục thứ cấp lớn hơn bánh răng trên trục trung gian nhiều nhất thì đó là cặp bánh răng số 1.

1. Hộp số dọc (FR):

Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng phân tích tỉ số truyền từng số thông qua đường truyền công suất:

Hệ thống dẫn động này giúp giải tóa áp lực lên hai bánh trước, đồng thời hai bánh sau có nhiệm vụ đẩy xe tiến về phía trước, nhờ đó mà sức tải của xe được cải thiện.

Tỉ lệ phân bổ trọng lượng trước/sau tốt hơn và có thể dễ dàng điều chỉnh, cải thiện hiệu quả dùng lực phanh

Hai bánh sau bám đường tốt hơn nhờ đó khả năng tăng tốc cũng được cải thiện.

Phân bổ trọng lượng trên xe được tối ưu, phía sau chịu thêm một phần trọng lượng của hệ thống dẫn động nên trọng lượng trước sau cân bằng hơn.

Khoang động cơ không còn hệ thống dẫn động, do đó hốc bánh xe cũng được gia tăng kích thước, nhờ đó góc quay bánh xe trước được mở rộng hơn, bán kính quay vòng vì thế được giảm xuống hơn so với dẫn động cầu trước.

Khả năng vận hành linh hoạt hơn do khối lượng không đè nặng lên hai bánh trước như dẫn động cầu trước.

2. Hộp số ngang (FF):

Chi phí sản xuất thấp và bảo trì thấp do sức mạnh động cơ được truyền gần như trực tiếp xuống các bánh xe, không cần tới vi sai phức tạp hay trục các-đăng dài như các hệ dẫn động khác.

Không gian nội thất và khoang hành lý rộng hơn do không phải nhường chỗ để bố trí hộp số hay cầu sau.

Bám đường tốt hơn trên đường trơn, do trọng lượng của động cơ và hộp số dồn xuống bánh dẫn động.

Vì khoảng cách từ động cơ đến cầu dẫn động được rút ngắn, do đó lượng hao hụt công suất sản sinh từ động cơ được tối ưu hơn, động cơ hoạt động hiệu quả hơn, ít tốn nhiên liệu hơn.

Chiều dài cơ sở không bị lệ thuộc vào chiều dài của trục dẫn động ra phía sau nhờ đó dễ dàng mở rộng khoang hành khách

Tìm Hiểu Về Hộp Số Tự Động Trên Xe Ô Tô

Vào năm 1940 chiếc xe đầu tiên được trang bị số tự động ra đời mang lại kiểu chuyển số hoàn toàn mới rất êm ái nhẹ nhàng , không có sự ám ảnh phải mỏi chân khi cắt côn chuyển số .

I . Hộp số tự động và lợi ích :

Hộp số tự động sẽ tự động chuyển số tùy thuộc vào tốc độ của xe và vị trí bàn đạp ga . Hộp số tự động hiện nay rất thịnh ở các nước phát triển . Tại thị trường Bắc Mỹ 80% số xe bán ra là số tự động .Vận hành dễ dàng , đặc biệt trong điều kiện đường xá đông đúc giúp bạn lái xe an toàn hơn . Dễ dàng xuất phát từ vị trí giữa dốc – đặc biệt hữu ích với người mới lái và không bị chết máy khi tham gia giao thông .

Xe chuyển số tự động nhẹ nhàng êm ái không rung giật . Chuyển đổi số chính xác , phù hợp với tốc độ của động cơ hoạt động ổn định và hiểu quả , tiết kiệm nhiên liệu , hộp số tự động có tuổi thọ cao , điều này giúp giảm chi phí sửa chữa .

II . 5 vị trí cơ bản của cần số tự động :

Vị trí P(Đỗ xe và khởi động)

Khi cần số đang ở vị trí khác sẽ không khởi động được xe hoặc sẽ không rút chìa khóa điện được . Chỉ chuyển sang P khi xe đã dừng hẳn .Trước khi rời xe hãy kiểm tra đã kéo hết phanh tay , để đảm bảo cần số đã ở số P và tắt máy . Nếu cần số không ở vị trí P , chuông cảnh báo sẽ kêu bạn khi bạn mở cửa lái .

Vị trí R (Số lùi)

Chỉ chọn số này khi xe dừng hẳn và động cơ chạy ở tốc độ không tải và hãy giữ chân phanh khi gài số . Nếu lùi xe , vật cản được phát hiện trong phạm vi hoạt động cảm biến là 1m và 20cm từ 2 bên sườn xe hệ thống cảnh báo sẽ phát tính hiệu với số tằng dần với tiếng “bíp” . Nếu trong phạm vi 25cm phía sau xe tiếng “bíp” cảnh báo sẽ phát ra liên tục . Khi lùi xe , nên duy trì tốc độ nhỏ nhất có thể .

Vị trí N (Vị trí trung gian)

Tại vị trí N động cơ chạy ở tốc độ không tải (không truyền công suất tới các bánh xe ) ,vị trí N chỉ dùng trong các trường hợp kéo hoặc đẩy xe, bảo dưỡng sửa chữa . Không sử dụng số N để đỗ xe , nên chuyển cần số về vị trí P trong trường hợp dỗ xe . Từ vị trí N sang vị trí D và ngược lại , không cần bấm bút khóa trên cần số .

Vị trí D (Vị trí lái xe)

Vị trí D là vị trí lái xe (còn gọi là vị trí số tiến) là vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe số tự động . Ở vị trí này khi nhả phanh chân từ từ ,xe sẽ chuyển động về phí trước . Để tăng tốc độ , nhấn chân ga xe sẽ chuyển động tiến và ở chế độ này tất cả các số tiến sẽ được chọn một cách tự động tùy theo tốc độ của xe .

Trên những đoạn đường đông , giữ tốc độ xe đều , tránh tăng ga và giảm ga đột ngột sẽ giúp vận hành xe êm ái với mức tiêu hao nhiên liệu ít nhất .

Vị trí M (Số cơ hoặc số tay )

Chuyển cần số sang vị trí số D sau đó chuyễn dịch sang phải . Vận hành của số ở vị trí này cũng giống như trên hộp số thường , cho phép xe chuyển sang số 3 hoặc 4 và có thể về 1 hoặc 2 .Trên hộp số có 4 tốc độ , có các số tiến có thể được chọn khi xa đang đỗ hoặc chuyển động . Khi dùng số tự động ta nên chú ý đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, kiểm tra dầu hộp số xem có rò rỉ hay không, nếu thấy thiếu dầu, dầu quá đen phải đi thay dầu ngay.

Không được chuyển chế độ số về P (Đỗ xe) hoặc R (Lùi xe) khi chưa dừng hẳn. Luốn nhớ ở vị trí này phanh tay được kéo hết. Khi xe dừng quá lâu thì tốt nhất là tắt máy, theo tính toán cứ nổ máy không tải trong 3 phút số nhiên liệu tiêu hao cũng đủ đi được 1 cây số với vận tốc 50 km/h. Khi lùi xe, hãy giữ phanh khi cài số và duy trì tốc độ nhỏ nhất khi có thể. Tại số tiến, trên những đoạn đường đông nên giữ ga đều tránh tăng giảm đột ngột vì như thế sẽ rất tốn nhiên liệu. Để tiết kiệm nhiên liệu hơn, khi dừng đèn đỏ nên đưa cần số về vị trí N.

Viên Huy (Theo FordVN)

Tìm Hiểu Hộp Số Tự Động At Trên Xe Ô Tô

Hộp số tự động ngày càng được áp dụng rộng rãi và dần thay thế hộp số sàn nhờ mang đến sự thoải mái cho người điều khiển xe hơi, ô tô…

Với một chiếc xe trang bị Hộp số tự động, người điều khiển xe chỉ đơn giản là khởi động xe, thắt dây an toàn, chuyển cần số sang vị trí D và bắt đầu di chuyển, chân phải của người lái sử dụng để tăng giảm ga, đạp phanh và 2 tay chỉ sử dụng để điều khiển vô-lăng. Còn với một chiếc xe hộp số sàn, việc vận dụng cả 2 chân để sử dụng nhuần nhuyễn côn – ga – thắng kết hợp cùng việc điều khiển vô-lăng và cần chuyển số thật sự gây ít nhiều khó khăn cho người lái xe, đặc biệt trong điều kiện giao thông đông đúc phải tăng giảm số liên tục. Chính sự khác biệt trong cách thức vận hành giúp cho hộp số tự động ngày càng chiếm ưu thế và thay thế dần hộp sô sàn ở nhiều phân khúc xe.

Về cơ bản, hộp số tự động trên xe ôtô thường dùng các ký hiệu sau đây:

P (Parking): dừng đỗ xe, đậu xe

R (Reverse): vị trí số lùi – sử dụng để lùi xe

N (Neutral): Số mo

D (Drive): số tiến

M (Manual): Tự điều khiển số (+ -)

Ngoài ra một số xe còn có các ký hiệu như

S(Sport): Thể thao

OD (Overdrive): Vượt tốc

L (Low): Số thấp để leo dốc, tải nặng

D1, D2, D3 – sử dụng khi đi tốc độ thấp, đa địa hình

Trước khi bắt đầu cho xe lăn bánh, người lái cần kiểm tra cần số đã để ở vị trí P chưa, chân phải đặt vào vị trí chân phanh, sau đó bật chìa khóa điện, quan sát bảng đồng hồ hiển thị bình thường và cuối cùng là khởi động máy.

Tiếp theo, chuyển tay số về D nếu muốn chạy về phía trước hay R nếu muốn lùi xe và nhả phanh tay, rồi buông chân dần khỏi chân phanh thì sẽ từ từ lăn bánh.

Khi có nhu cầu giảm tốc, chỉ cần đạp chân phanh nặng hay nhẹ tuỳ theo điều kiện vận hành, nếu thời gian dừng xe không quá lâu và đi ngay thì không cần chuyển cần số về vị trí P hay N. Nếu dừng xe đèn đỏ lâu khi người lái có thể chuyển cần số về vị trí N và kéo phanh tay.

Khi dừng đợi xe ở trạm thu phí, nếu cần thiết nên cho cần số về vị trí N hoặc P tránh trường hợp xe tự trôi về phía trước do nhoài người ra cửa sổ khiến chân phanh bị thả do

Khi đỗ xe, người lái chuyển số về P, cần thiết vẫn có thể kéo thêm phanh tay khi ở đoạn đường dốc, sau đó mới tắt máy và rời chân phải khỏi chân phanh.

Trong những trường hợp xe bị hư hỏng dọc đường cần phải đẩy xe hay kéo xe cứu hộ, cần chuyển cần số về vị trí N để khi kéo xe không gây hư hỏng hệ truyền động của xe.

Ghi nhớ thêm rằng trong mọi trường hợp, tuyệt đối không sử dụng chân trái khi đang lái xe số tự động, các vị trí chân phanh và chân ga đều được chân phải đảm nhận và di chuyển linh hoạt giữa hai vị trí để tăng ga hay đạp phanh. Nếu sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động rất dễ xảy ra tình trạng đạp nhầm chân ga và chân phanh khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Với những ưu điểm trên, xe số tự động ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng rộng rãi. Dù vậy, xe hộp số sàn vẫn có vị thế riêng của nó với những ưu điểm ở cảm giác lái tốt hơn, sử dụng đi đường đèo dốc linh hoạt hơn và yếu tố vẫn đang gây tranh cãi là hộp số sàn giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số tự động.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tìm Hiểu Về Các Loại Hộp Số Ô Tô Phổ Biến Nhất Hiện Nay

1. Hộp số sàn ( số tay)

Hộp số tay là loại hộp số ô tô đơn giản nhất và có tuổi đời lâu nhất đang được sử dụng trên những hệ thống đơn giản có độ tin cậy cao. Trước đây, hộp số sàn là lựa chọn hàng đầu trên những chiếc xe thể thao và xe đua công suất lớn. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì vị trí này đã được nhường chỗ cho những công nghệ hộp số tự động hoặc ly hợp kép.

Cấu tạo của hộp số sàn bao gồm một trục bánh răng trung gian, hoạt động nhờ kết nối với trục xoay của động cơ. Với hộp số này người lái phải tự chuyển số bằng pê – đan côn và cần số trên sàn xe.

Ưu điểm của một trong các loại hộp số ô tô phổ biến trên thị trường này là nó khá tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt là khi di chuyển trên đường trường với mức tiết kiệm từ 5-15% so với hộp số tự động. Việc thay dầu định kỳ của hộp số tay cũng không cần thường xuyên như hộp số tự động. Không dừng lại ở đó số tay tạo cho người lái có thể cảm nhận được sức mạnh tối đa của động cơ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là việc phải thực hiện khá nhiều thao tác khi phải kết hợp chân côn và cần số liên tục, điều này còn kinh khủng hơn khi bạn lái xe vào lúc tắc đường.

Hộp số tự động là loại hộp số có thể tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng cách sử dụng áp suất dầu tác động tới từng ly hợp hay đai bên trong. Trong số các loại hộp số ô tô thì đây là loại được đa số các mẫu xe hơi đang lưu thông sử dụng.

Hộp số tự động có kết cấu phức tạp hơn rất nhiều so với hộp số sàn nên bạn cần hiểu đúng về các tính năng, cách sử dụng đề tránh những hư hỏng cũng như giúp hộp số có tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, nếu nói về thao tác của người lái trên xe thì lại khá đơn giản, bạn chỉ cần chọn các chế độ trên cần số điều khiển theo điều kiện giao thông.

Theo như xehoimoi.info đánh giá về mặt ưu điểm lớn nhất của hộp số tự động là giải phóng cho người lái khỏi chân côn, cần số mang lại cảm giác thoải mái khi di chuyển xe thường xuyên nhất là ở các đô thị hay bị tắc đường, kẹt xe. Đối với những chiếc xe được trang bị hộp số tự động đã qua sử dụng có giá trị cao hơn so với những chiếc xe số sàn. Về phần nhược điểm của hộp số tự động đó là với thiết kế phức tạp, cầu kỳ và nhanh mòn, hỏng nên việc sửa chữa, chi phí bỏ ra khá đắt cũng như mức tiêu hao nhiên liệu khá cao.

Hộp số tự động vô cấp CVT không giống như hộp số truyền thống khi không có các cặp bánh răng tạo tỷ số truyền. Tuy nhiên nếu xét về trải nghiệm lái xe lại tương tự như loại hộp số tự động có cấp.

Ưu điểm là được thiết kế với nguyên tắc hoạt động đơn giản nên loại hộp số ô tô này gặp khá ít những vấn đề kỹ thuật và chi phí sửa chữa cũng thấp hơn so với hộp số tự động. Hộp số tự động vô cấp CVT giúp giảm những cú sốc khi chuyển số có thể làm tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe.

Nhược điểm chính của CVT là việc hoạt động một cách mượt mà khiến người lái không có được cảm giác phấn khích cũng như cảm giác chân thực khi có sự thay đổi tốc độ. Hộp số tự động vô cấp không chịu được mô men xoắn cao nên không được ứng dụng cho những chiếc xe thể thao.

Hộp số ly hợp kép là loại hộp số mang lại cho người dùng cảm giác êm ái khi sang số và đồng thời cũng rất tiết kiệm nhiên liệu. Có nghĩa là khi dùng hộp số này bạn có thể sử dụng chức năng của hộp số tự động và cũng có thể lái xe theo ý của mình bằng việc sử dụng lẫy chuyển số được trang bị trên vô lăng.

Ưu điểm ở đây là thời gian chuyển số ngắn, tốc độ chuyển số nhanh, chuyển số êm và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ được trang bị cho những mẫu xe thể thao hoặc xe hạng sang do thiết kế của nó phức tạp nên giá thành của nó khá đắt.