Top 6 # Tìm Hiểu Về Kinh Thánh Công Giáo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh

Lm. Oscar Lukefahr C.M. – Dịch giả: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

SÁCH THÁNH, NIỀM TIN, & NHỮNG SƠ KHỞI

Chữ Kinh Thánh Có Nghĩa Gì

Một câu có nghĩa khen ngợi trong một văn hóa lại có thể mang ý nghĩa xỉ nhục trong một văn hóa khác. Một chữ thích hợp trong một ngôn ngữ lại có thể là một lựa chọn sai lầm trong một văn hóa khác. Thí dụ, vài năm trước đây, hãng Chevrolet sản xuất chiếc xe được gọi là “Nova”. Xe này được xuất cảng sang Mễ Tây Cơ, ở đây cái tên này làm người ta bối rối. Tiếng Tây Ban Nha, No va có nghĩa “nó không đi”!

Kinh Thánh được viết từ xa xưa trong quãng thời gian khoảng một ngàn năm bởi những người thuộc về văn hóa rất khác với chúng ta và họ nói các thứ tiếng mà chúng ta không hiểu. Kinh Thánh sử dụng các hình thức văn chương đã thay đổi nhiều so với văn chương của chúng ta. Nhiều chữ quan trọng của Kinh Thánh (những lời của Chúa Giêsu) được nói bằng một ngôn ngữ (Aramaic), được viết xuống bằng một ngôn ngữ khác (Hy Lạp), và được dịch sang một ngôn ngữ thứ ba (Việt Nam). Không lạ gì chúng ta có nhiều khó khăn để phân biệt ý nghĩa của Kinh Thánh.

Giáo Hội Công Giáo và nhiều giáo phái Kitô khác tin rằng ngoài con người, Kinh Thánh còn có Thiên Chúa là tác giả. Điều này có nghĩa chúng ta có thể mong đợi một mức độ đáng tin cậy nào đó. Nhưng nó cũng thêm phức tạp. Làm thế nào Thiên Chúa và con người lại có thể là tác giả của cùng những sáng tác? Phải giải thích thế nào về những sáng tác đó?

Lập trường chính thức của Giáo Hội Công Giáo là cho rằng Thiên Chúa đã linh ứng cho các tác giả người trần để viết xuống với các tài nghệ, khả năng, và kiểu cách của họ. Thiên Chúa không đọc cho họ viết xuống hoặc sử dụng họ giống như các nghệ nhân nói nhại tiếng (ventriloquist) khi điều khiển các người nộm. Vì thế, chúng ta có thể hiểu các phần của Kinh Thánh bằng cách trở về thời gian và nơi chốn của tác giả người trần và khám phá ra điều mà tác giả này muốn bầy tỏ.

Việc chuyển dịch Kinh Thánh sẽ được nghiên cứu chi tiết về sau. Điều hiển nhiên bây giờ là Kinh Thánh phải được dẫn giải. Có những người nói rằng chúng ta có thể phân biệt Kinh Thánh chỉ bởi chữ viết. Nhưng đoạn văn của hàng ngàn năm trước và Kinh Thánh được viết bằng ngôn ngữ cho các văn hóa khác nhau có nghĩa sự nghiên cứu và dẫn giải là điều cần thiết nếu chúng ta muốn hiểu biết đúng đắn về Kinh Thánh.

Để minh họa thêm điểm này, chúng ta chỉ cần nhìn đến một vài đoạn trích từ Kinh Thánh. Thánh Vịnh 144:1 nói về Thiên Chúa: “Chúc tụng Chúa, đá tảng của tôi.” Có phải điều này có nghĩa Thiên Chúa là khoáng sản cứng rắn hay nó có nghĩa Thiên Chúa là đấng tạo hóa toàn năng mà chúng ta có thể nương tựa vào? Sự dẫn giải thì cần thiết. Một thí dụ khác có thể tìm thấy trong Luca 14:26, Chúa Giêsu nói, “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả chính mình, thì không thể là môn đệ của tôi.” Có phải Chúa Giêsu muốn nói theo nghĩa đen là chúng ta phải bỏ tất cả bà con thân thích của chúng ta? Hay tiếng Aramaic mà Chúa Giêsu nói thì có một ý nghĩa nào đó? Một lần nữa, sự dẫn giải thì tuyệt đối cần thiết!

Nghiên Cứu của Học Giả và Kinh Thánh

Ý tưởng dẫn giải Kinh Thánh làm cho một số người Công Giáo cảm thấy bứt rứt. Có thể họ nghe rằng một số đoạn Kinh Thánh từng được cho là có tính cách lịch sử nhưng bây giờ lại được dẫn giải một cách khác. Có phải điều này có nghĩa là toàn bộ Kinh Thánh chỉ là một loại chuyện thần tiên?

Chắc chắc không. Trong những năm gần đây có những thay đổi về sự hiểu biết của chúng ta về các phần của Kinh Thánh. Những thay đổi này là vì những khám phá mới của các học giả trong các lãnh vực ngôn ngữ, khảo cổ, và lịch sử.

Ngôn ngữ: Trong thế kỷ mười chín và hai mươi, các tài liệu chưa từng biết từ thời Kinh Thánh đã được đem ra ánh sáng. Các nguyên bản bằng tiếng Ai Cập, Assyria, Babylon, Ba Tư, Aramaic, và nhiều ngôn ngữ khác đã giúp các học giả giải đoán cách hành văn và suy nghĩ cổ xưa. Những khám phá như của “Dead Sea Scrolls” (các bản sao Kinh Thánh và các văn chương khác được tìm thấy trong các hang động ở sa mạc vùng đông nam Giêrusalem) vào năm 1947 đã giúp các nhà nghiên cứu tiến bộ đáng kể về sự hiểu biết Cựu và Tân Ước.

Khảo cổ. Trong hai thế kỷ gần đây, các nhà khảo cổ đã chiếu rọi ánh sáng mới trên Kinh Thánh. Các lăng tẩm và toàn thành phố được đào xới và nghiên cứu ở Ai Cập, Palestine, và các vùng quan trọng khác đối với Kinh Thánh. Hầu như mọi góc cạnh của đời sống được nhắc đến trong Kinh Thánh thì đều được sáng tỏ cách nào đó.

Lịch sử. Được trợ giúp bởi các khám phá của khảo cổ học, các sử gia có được một hình ảnh chính xác hơn về thời cổ xưa. Họ có thể ghi nhận những sự kiện có thật về lịch sử trong Kinh Thánh và phân biệt với những phần Kinh Thánh không có tính cách lịch sử.

Kết quả là có lẽ chúng ta ở một vị thế tốt hơn để hiểu được ý nghĩa nguyên thủy của các tác giả Kinh Thánh hơn bất cứ ai kể từ thời Đức Giêsu. Có lẽ chúng ta phải duyệt lại cách nhìn đến một số phần của Kinh Thánh, nhưng điều này không ám chỉ rằng toàn bộ Kinh Thánh là chuyện thần tiên. Trong Kinh Thánh có lịch sử. Nhưng cũng có các dụ ngôn, thơ văn, chuyện ngắn, bài hát, kịch, truyện phiếm, và các loại thể văn khác.

Tất cả những điều này dường như ngút ngàn. Thật đúng là để hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, và lịch sử thời xưa cần có một phương pháp nghiên cứu vượt quá khả năng của rất nhiều người. Nhưng các học giả Kinh Thánh đã đặt được nền tảng này cho chúng ta. Với sự giúp đỡ của họ, chúng ta có thể học cách nhận biết và hiểu được các hình thức văn chương của Kinh Thánh cũng như chúng ta nhận biết và hiểu được các loại văn chương phổ thông ngày nay.

Mỗi lần mở những bản dịch hiện nay về Kinh Thánh, chúng ta được hưởng những ích lợi từ những nghiên cứu của các học giả. Những bản dịch như thế thì gần với các bản viết tay nguyên thủy hơn là bản dịch Douay của Công Giáo hay King James của Tin Lành. Chúng ta có thể thấy phần dẫn nhập của các sách trong Kinh Thánh cũng như những ghi chú về lịch sử đã qua và giải thích những đoạn khó hiểu.

Một điểm cần lưu ý. Sách này thường nhắc đến các học giả Kinh Thánh và đề cập đến các công trình của họ. Ở đây, mọi nỗ lực là trung thành với những giảng dậy của Giáo Hội Công Giáo và trình bày các quan điểm theo chiều hướng được Giáo Hội đặt ra. Nhưng quan điểm của các học giả có thể thay đổi khi có chứng cớ mới được khám phá bởi các nhà khảo cổ, ngôn ngữ, và sử gia. Điều này không làm chúng ta hoảng hốt. Đức tin của chúng ta không dựa vào những suy đoán của các học giả, nhưng dựa trên sự khôn ngoan và thẩm quyền của Thiên Chúa. Trong khi các lý thuyết và quan điểm của học giả thay đổi, các học thuyết căn bản mà Giáo Hội Công Giáo dựa vào đó thì vững chắc và tồn tại vì chúng xuất phát từ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của chúng ta, đấng “vẫn như vậy, hôm qua và ngày nay và muôn đời” (Dt 13:8).

Những Bản Dịch Kinh Thánh Hiện Đại

Không có bản viết tay của các tác giả nguyên thủy còn tồn tại cho đến ngày nay. Các bản viết tay xưa nhất hiện có là các bản sao và bản dịch, một số có từ hai ngàn năm, một số còn xưa hơn nữa. Trong các thế kỷ qua, có nhiều bất đồng về những gì các sách nguyên thủy nói. Nhưng sự tiến bộ trong ngành khảo cổ, ngôn ngữ học, và lịch sử đã giúp các học giả đạt được sự đồng ý về thực chất của các bản văn nguyên thủy.

Kết quả là nhiều sự khác biệt quyết liệt trước đây trong các bản dịch Kinh Thánh của Tin Lành và Công Giáo đã được giảm bớt. Thí dụ, phần thêm vào kinh Lậy Cha không có trong Kinh Thánh, “For thine is kingdom, the power, and the glory” (Vì vương quyền, uy lực và vinh hiển là của Ngài) được lấy ra khỏi các bản dịch Tin Lành sau này. Tuy nhiên, hiện thời có nhiều bản dịch Anh Ngữ của Tin Lành cũng như Công Giáo khiến người ta thường hỏi, “Tại sao lại nhiều như vậy?” và “Tôi phải dùng bản dịch nào?”

Có nhiều bản dịch chỉ vì một chữ có nhiều nghĩa và được dịch khác nhau. Một dịch giả muốn dùng chữ ” help” (giúp đỡ), trong khi người khác có thể thích chữ ” assist” (phụ giúp). Với một nhà ngôn ngữ học, chữ ” love” (tình yêu) có vẻ thích hợp trong một số hoàn cảnh hơn chữ ” charity” (bác ái), trong khi với một số người khác, chữ ” charity ” có vẻ hợp hơn.

Một số bản dịch theo sát ngôn ngữ gốc, trong khi những bản dịch tự do hơn lại đổi chữ và định nghĩa lại các ý tưởng. Cách thứ nhất có thể đem lại một ấn bản trung thực trình bày ý tưởng của tác giả nguyên thủy, nhưng ngôn ngữ có thể gập ghềnh. Cách thứ hai có thể được lợi khi tạo ra một văn bản dễ đọc, nhưng nó cũng có thể áp đặt các thành kiến của dịch giả trên nội dung.

Có nhiều ấn bản tiếng Anh đã được phê chuẩn cho người Công Giáo ở Hoa Kỳ ngày nay. Trong đó là Jerusalem Bible, New American Bible, và New Revised Standard Version of the Bible. Đó là những bản dịch hay, đáng tin cậy mà một đàng không bị gập ghềnh và đàng khác không chỉ là những chú giải dài dòng. Bản dịch New Revised Standard Version of the Bible (được dùng cho Catechism of the Catholic Church [Giáo Lý Công Giáo]) sẽ được dùng trong cuốn sách này.

Bắt Đầu Đọc Kinh Thánh

Mỗi sách được chia thành các chương và các câu. Hệ thống này được sử dụng ngày nay thì không thuộc phần Kinh Thánh nguyên thủy, và những phân chia chương và câu thường không đồng bộ với ý nghĩa của đoạn văn. Nhưng nó đem lại một phương pháp được chấp nhận rộng rãi cho việc tìm kiếm những trích dẫn từ Kinh Thánh.

Cách thông thường để đưa ra một trích dẫn từ Kinh Thánh là tên của sách (thường viết tắt). Mt ám chỉ Phúc Âm Mátthêu, 1 Pr là Thư Thứ Nhất của T. Phêrô. Kế đến là một con số, cho biết số chương. Mt 2 có nghĩa Phúc Âm Mátthêu, chương 2. Số chương được đi theo bằng một dấu chấm câu (thường là hai chấm [Hoa Kỳ], nhưng đôi khi là dấu phẩy hay chấm phẩy [Việt Nam]), sau đó là các số biểu thị các câu. Vậy, Mt 2:19-23 có nghĩa Phúc Âm Mátthêu, chương 2, câu 19 đến 23.

Nếu trích dẫn ám chỉ nhiều hơn một chương, nó được viết Mt 2:19 — 3:6, có nghĩa Phúc Âm Mátthêu, chương 2 câu 19 cho đến chương 3 câu 6.

Đôi khi các câu trong cùng một chương được đề cập đến, trong khi các câu khác không cần để ý. Một dấu phẩy được dùng để cho biết các câu không cần để ý. Thí dụ, 1 Cv 2:1-4, 10-11 ám chỉ Sách Các Vua quyển I, chương 2, câu 1 đến câu 4 và câu 10 đến câu 11. (Các câu 5 đến 9 bị bỏ qua).

Lúc đầu hệ thống này có vẻ lộn xộn, nhưng nó trở nên dễ hơn khi người đọc quen thuộc với Kinh Thánh và với cách tìm kiếm các đoạn. Từ đây trở đi, các trích dẫn Kinh Thánh trong sách này sẽ dùng các chữ tắt.

Giúp Đọc Kinh Thánh

Có hàng ngàn sách cung cấp thông tin về Kinh Thánh. Một số sách rất hữu ích và phù hợp với sự giảng dậy của Công Giáo. Một số tài liệu khác, ngay cả tự cho rằng không thuộc giáo phái nào, thì trái với giáo lý Công Giáo và tấn công đức tin Công Giáo. Độc giả có thể đánh giá các tài liệu này bằng sách đọc sơ trong thư viện hoặc lướt qua các sách về Kinh Thánh trong một tiệm sách Công Giáo.

Đức Tin và Kinh Thánh

Kinh Thánh từng là cuốn sách được đọc nhiều nhất trong hai ngàn năm. Sách đề cập đến mọi hoàn cảnh của con người, phản ánh mọi cảm xúc, và vẽ ra những bức tranh sống động của mọi loại người — tốt và xấu. Đó là sách văn chương vĩ đại, sách sử sống động, sách thơ anh dũng, và những câu chuyện không thể quên. Những đoạn như “Chúa là mục tử của tôi” (Thánh Vịnh 23) và dụ ngôn Người Con Hoang Đàng của Chúa Giêsu (Luca 15:11-32) thường nổi tiếng và được yêu mến bởi hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.

Nhưng lý do chính tại sao Kinh Thánh lại được đọc nhiều nhất là vì nó được linh ứng bởi Thiên Chúa. Điều này có nghĩa Thiên Chúa ảnh hưởng đến các tác giả người trần để dậy bảo các chân lý cần thiết cho sự cứu độ chúng ta. Sau đó, Thiên Chúa ban cho chúng ta cuốn Kinh Thánh để trả lời câu hỏi lớn lao nhất trong cuộc đời. “Tại sao chúng ta lại ở đây?” “Đâu là nguồn của tạo vật?” “Có Thiên Chúa không, và nếu có, Thiên Chúa giống như gì?” “Chúng ta phải sống như thế nào?” “Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết?”

Kinh Thánh mời gọi một đáp trả. Chúng ta có thể thích thú đọc một cuốn tiểu thuyết thật hay mà không phải thay đổi gì trong lối sống. Nhưng khi đọc Kinh Thánh, chúng ta bị thách đố để tin và hy vọng, để yêu mến và để cho đi, để hy sinh và chia sẻ, để tha thứ và được thứ tha, để lớn lên và tín thác. Chúng ta có thể quý trọng Kinh Thánh như một tác phẩm vĩ đại, nhưng chúng ta chỉ thực sự hiểu Kinh Thánh khi chúng ta coi đó như một phương tiện để đối thoại với Thiên Chúa sống động.

Một vài năm trước đây tôi gặp một cụ bà bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Sau khi chúng tôi nói về căn bệnh, tôi hỏi cụ là có sợ chết không. Cụ trả lời, “Ồ, không. Chúa Giêsu sẽ cầm tay con dẫn con lên thiên đường. Con muốn ở với chồng con, cha mẹ của con. Con biết rằng Thiên Chúa sẽ lo cho con.”

Cụ biết rõ Kinh Thánh! Có thể cụ không trích dẫn được một câu Kinh Thánh nào, nhưng cụ biết Chúa Giêsu hứa những gì, và cụ tin như thế! Ngược lại, rất có thể một học giả biết rõ những gì Chúa Giêsu nói về sự sống đời đời nhưng lại không tin vào lời ấy. Mục tiêu của chúng ta trong sự học hỏi Kinh Thánh là biết những gì Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh và tin và sống những lời ấy.

Có lúc chúng ta quay về với Kinh Thánh để học hỏi nội dung. Có lúc chúng ta mở Kinh Thánh như điểm khởi đầu của sự cầu nguyện. Có lúc chúng ta tìm đến Kinh Thánh để được hướng dẫn. Nhưng trong mọi trường hợp, chúng ta hãy mở đầu với lời cầu xin khiêm tốn: ” Lậy Chúa, xin giúp con hiểu những lời của Ngài. Xin giúp con tin vào lời của Ngài. Xin ban ơn thêm sức để con có thể sống lời Ngài. Amen. “

Đoạn Kinh Thánh nào bạn ưa thích? Tại sao? Phần nào của cuốn Kinh Thánh làm bạn bối rối nhất? Tại sao?

Khi bạn cầm cuốn Kinh Thánh, hay khi Kinh Thánh được đọc trong một nghi thức thờ phượng, bạn có ý thức rằng Thiên Chúa đang nói với bạn hay không? Phương cách nào có thể nhắc nhở bạn về thực tại này? (tỉ như tưởng tượng ra Chúa Kitô đang đứng ở tòa giảng và đọc Kinh Thánh cho bạn nghe).

Sinh Hoạt

Suy nghĩ về những câu hỏi quan trọng trong đời. Sau đó viết xuống lời cầu nguyện của bạn, xin Chúa giúp bạn tìm ra những câu trả lời trong Kinh Thánh. Hãy giữ lời cầu nguyện này trong cuốn Kinh Thánh và sử dụng nó mỗi khi bạn học hỏi hay đọc Kinh Thánh.

NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM

Kinh Thánh Tân Ước Công Giáo

Kinh Thánh Tân Ước là phần cuối của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 27 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi các Thánh Tông Đồ và cộng sự của các ngài, được hình thành trong nửa cuối thế kỷ đầu tiên sau biến cố Chúa Giáng Sinh.

Nguyên văn theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

01. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu 02. Tin Mừng theo Thánh Mác-cô 03. Tin Mừng theo Thánh Lu-ca 04. Tin Mừng theo Thánh Gio-an 05. Sách Công Vụ Tông Đồ 06. Thư gửi tín hữu Rô-ma 07. Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô 08. Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô 09. Thư gửi tín hữu Ga-lát 10. Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô 11. Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê 12. Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê 13. Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca 14. Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca 15. Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê 16. Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê 17. Thư gửi ông Ti-tô 18. Thư gửi ông Phi-lê-mon 19. Thư gửi tín hữu Do-thái 20. Thư của Thánh Gia-cô-bê 21. Thư 1 của Thánh Phê-rô 22. Thư 2 của Thánh Phê-rô 23. Thư 1 của Thánh Gio-an 24. Thư 2 của Thánh Gio-an 25. Thư 3 của Thánh Gio-an 26. Thư của Thánh Giu-đa 27. Sách Khải Huyền

Nội Dung Kinh Thánh Tân Ước

Nội dung của Tân Ước nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, về việc Ngài thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu cùng lời hứa cứu độ được thực hiện một cách trọn vẹn qua cuộc đời Đức Giê-su Ki-tô. Tân Ước cũng cho chúng ta biết sự hình thành và phát triển bước đầu của Giáo Hội Công Giáo và những sự kiện được tiên báo về thời kỳ cuối cùng tới ngày Chúa quang lâm.

Bốn sách Tin Mừng nói riêng và Kinh Thánh Tân Ước nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội, là cơ sở hình thành, phát triển và hoàn thiện Đức Tin Công Giáo. Hãy đọc Tân Ước với tâm hồn rộng mở và trái tim mang tình yêu thương, để thấy được con đường đi, ánh sáng chân thật cho cuộc đời mỗi chúng ta.

Tìm Hiểu Sách Kinh Thánh

Chia sẻ

Từ “Sách Kinh Thánh”, “Sách Thánh”, ‘Kinh Thánh” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ. Ta Biblia (τὰ βιβλία) trong tiếng Hy Lạp là danh từ  số nhiều, có nghĩa là “những quyển sách” hay “những cuộn sách”. Khi từ này được tiếng Latinh dùng lại, nó chuyển nghĩa thành danh từ số ít và có nghĩa là “quyển sách”. Do đó, nguồn gốc của từ này cho ta biết rằng Kinh Thánh là một bộ sưu tập nhiều quyển sách; nhưng đồng thời, từ này cũng cho thấy đây là một quyển sách quan trọng đến nỗi không có từ nào khác có thể chuyển tải được ý nghĩa ngoài từ “Quyển Sách”.

Kinh Thánh chia làm mấy phần và tỉ lệ giữa các phần đó như thế nào trong Kinh Thánh?

Kinh Thánh Kitô giáo được chia thành 2 phần chính: Cựu Ước và Tân ước. Từ “ước” có nghĩa là giao ước. Những quyển sách đầu tiên của Kitô giáo đề cập đến giao ước “cũ” hay giao ước “đầu tiên” giữa Thiên Chúa và dân của Người là Israel, và giao ước mới. Cựu ước gồm những diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân người suốt nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu đến. Tân Ước diễn tả tương quan mới mà Thiên Chúa đã khởi sự với con người ngang qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu và thiết lập giáo hội nhờ Chúa Thánh Thần.

Khi chúng ta để ý đến tỉ lệ phân chia giữa Cựu Ước và Tân Ước, ta thấy rằng, Cựu Ước dài hơn Tân Ước ít nhất 3 lần. Cựu Ước là một bộ gồm 46 sách riêng biệt vốn được viết trong nhiều thế kỷ.Tân Ước có 27 quyển và chỉ được viết trong một vài thập kỷ.

Công Tùng SJ

Chuyển ngữ theo Stephen J. Binz,  A Catholic Guide to Studying Scripture

Tìm Hiểu Cách Đọc Kinh Thánh (1)

Thái Hà (27.11.2018) – Trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh, một thực tế cho thấy việc đọc hiểu Kinh Thánh không phải là điều dễ dàng. Chính Kinh Thánh chứng nhận điều này. Ngoài những bản văn sáng sủa, Kinh Thánh còn có nhiều đoạn tối nghĩa. Khi đọc một số bản văn sấm ngôn của ngôn sứ Giêrêmia, ông Đanien đã phải suy nghĩ lâu để xem ý nghĩa của những sấm ngôn đó là gì (x. Đn 9,2). Sách Công vụ 8:30-35 ghi lại lần kia Philip nghe một viên thái giám người Êthióp đang ngồi trên xe trở về nhà và đọc sách ngôn sứ Isaia, Philip hỏi viên thái giám, “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?” Viên thái giám trả lời Philip, “Làm sao tôi hiểu được nếu không có người dẫn giải.” Thư 2 Phêrô nói rõ là “không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh” (2Pr 1,20). Đàng khác, thư ấy còn quả quyết rằng trong các thư của tông đồ Phaolô “có những chỗ khó hiểu, những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy họa diệt vong” (3,16).

Đáp lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, chúng tôi xin giới thiệu Quý Vị chương trình “Tìm Hiểu Cách Đọc Kinh Thánh.” Chương trình này sẽ dựa trên các văn kiện chính thức của Hội Thánh (Huấn Quyền) hướng dẫn cách giải thích Kinh Thánh cũng như suy tư của các học giả Kinh Thánh Công giáo. Hy vọng chương trình này sẽ góp phần nhỏ bé vào rất nhiều nỗ lực giá trị khác đang có nhằm giúp các tín hữu Việt Nam “củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng” (CĐT 8), “vì Tin Mừng là quyền năng Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng Tin” (Rm 1:16).

Trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh, một thực tế cho thấy việc đọc hiểu Kinh Thánh không phải là điều dễ dàng. Chính Kinh Thánh chứng nhận điều này. Ngoài những bản văn sáng sủa, Kinh Thánh còn có nhiều đoạn tối nghĩa. Khi đọc một số bản văn sấm ngôn của ngôn sứ Giêrêmia, ông Đanien đã phải suy nghĩ lâu để xem ý nghĩa của những sấm ngôn đó là gì (x. Đn 9,2). Sách Công vụ 8:30-35 ghi lại lần kia Philip nghe một viên thái giám người Êthióp đang ngồi trên xe trở về nhà và đọc sách ngôn sứ Isaia, Philip hỏi viên thái giám, “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?” Viên thái giám trả lời Philip, “Làm sao tôi hiểu được nếu không có người dẫn giải.” Thư 2 Phêrô nói rõ là “không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh” (2Pr 1,20). Đàng khác, thư ấy còn quả quyết rằng trong các thư của tông đồ Phaolô “có những chỗ khó hiểu, những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy họa diệt vong” (3,16).

Dường như mẩu đối thoại giữa Philip và viên thái giám cách đây hơn 2000 năm vẫn còn sống động tại Việt Nam hôm nay. Tôi đã hỏi nhiều giáo dân câu hỏi của Philip và nghe nhiều lời than thở là không hiểu đoạn này đoạn kia trong Kinh Thánh nói gì.

Câu chuyện của Philip và viên thái giám cũng như thực tế của các tín hữu Việt Nam, cách riêng là lời kêu gọi của ĐGH Bênêđictô, thúc bách chúng ta suy nghĩ về sự cần thiết phải học cách để đọc hiểu Kinh Thánh. Nhiều người sẽ than thở là không thể, vì một ngàn lẻ một lý do. Nhưng tôi nghĩ lý do chính đó là thiếu lòng khao khát. Nếu càng không hiểu Kinh Thánh thì chúng ta hãy càng khao khát muốn tìm hiểu. Thánh Augustinô giải thích lòng khao khát này như sau: Vì tâm hồn và trí óc chúng ta quá hạn hẹp cho những điều vĩ đại Chúa dành cho chúng ta, đặc biệt là chính Chúa hiện diện nơi Lời của Ngài trong từng trang Kinh Thánh, nên lòng khao khát là cách Thiên Chúa nới rộng tâm hồn và trí óc chúng ta, để chúng ta dễ dàng đón nhận được Chúa. Ai càng khao khát thì càng dễ được những ơn vĩ đại! Ai không khao khát thì sẽ chẳng được gì! Chúa có muốn ban ơn như mưa từ trời xuống thì cũng chỉ gặp một tâm hồn đóng kín hoặc một chiếc bình đã đậy kín nắp.

Chúng tôi xin kể câu chuyện thú vị của một trong những học giả Kinh Thánh xuất sắc, Cha Daniel J. Harringtons, SJ. Câu chuyện cho thấy nếu chúng ta có lòng khao khát và quyết tâm muốn học hiểu Kinh Thánh thì Chúa sẽ ban những ơn trợ giúp cần thiết cho chúng ta.

Cha Harringtons giải thích thêm thật ra người Công giáo có đọc Kinh Thánh, chỉ có điều là hầu hết không nhận ra điều đó. Họ nghe đọc Kinh Thánh trong thánh lễ. Nhưng bản văn Kinh Thánh bằng tiếng Latinh và đa số chỉ có thể hiểu được bản văn ấy nếu họ có một bản dịch tiếng Anh gọi là “missal.” Tuy vậy, phần lớn người Công giáo khoảng năm 1950 (trừ một số linh mục, tu sĩ) không dành thời giờ để đọc Kinh Thánh.

Dù Cha Harringtons lúc đó còn nhỏ tuổi, nhưng câu chuyện hai người đàn ông kia khiến cho ngài suy nghĩ. Ngài muốn tìm hiểu tại sao người Công giáo không đọc Kinh Thánh. Cùng thời gian đó, ngài đọc trong một tạp chí rằng, theo sách Xuất hành, ông Môsê bị ngọng. Vì cũng bị ngọng nên ngài càng muốn tìm hiểu xem bài báo kia nói đúng không. Ngài liền tìm đọc sách Xuất hành 4:10, trong đó nói rằng ông Môsê đã cưỡng lại lời gọi của Thiên Chúa để lãnh đạo dân Người ra khỏi Aicập. Ông Môsê viện cớ là, “Con không có tài ăn nói vì con cứng miệng cứng lưỡi.” Câu này là một phần của trình thuật trong Xh 3-4 nói về kinh nghiệm của ông Môsê với Thiên Chúa trên núi Khôrếp và ơn gọi lãnh đạo dân Chúa. Theo Cha Harringtons, đây là một trong những bản văn quan trọng nhất của Kinh Thánh. Toàn bộ bản văn chứa đựng tất cả sức năng động của kinh nghiệm tôn giáo: bụi cây bốc cháy, sự tò mò và nỗi sợ hãi của ông Môsê, khái niệm về đất thánh, lời gọi của Chúa, việc Thiên Chúa tự bày tỏ chính Ngài, lệnh truyền đi đến đất Thiên Chúa đã hứa cho Ápraham và con cháu, lời Chúa hứa sẽ thực hiện điều này, những cảnh cho thấy sức mạnh lạ thường của ông Môsê, việc ông tiếp tục từ chối lời Chúa gọi và sau cùng đã chấp nhận.

Vấn đề nói năng khó khăn của ông Môsê (dù là gì đi nữa) đã được đặt trong bối cảnh Chúa nói với ông, “Ai cho con người có mồm có miệng? Ai làm cho nó phải câm phải điếc… Há chẳng phải là Ta, ĐỨC CHÚA, đó sao?” (Xh 4:11). Cha Harringtons thừa nhận bản văn Kinh Thánh này vẫn mãi là bản văn quan trọng nhất trong cuộc đời ngài, không phải vì nói về ông Môsê ngọng nhưng vì cho thấy kinh nghiệm của bản thân Cha về Thiên Chúa và nỗ lực cả đời của Cha để sống trong tương quan với Chúa. Thật vậy, khi lớn lên, cậu bé Harringtons đã gia nhập Dòng Tên và trở thành một trong những học giả Kinh Thánh xuất sắc nhất trên thế giới.

Lm. JM. Mười Một, C.Ss.R Từ VRNs