Top 12 # Vì Sao Chúng Ta Cần Phải Học Lịch Sử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Chúng Ta Cần Phải Học Tiếng Anh

Thậm chí, có một thực tế rằng mỗi một thành phố phát triển, thậm chí siêu đô thị của châu Á đều có những khu tập trung dành cho những người nhập cư tới từ thế giới thứ nhất, và nhiều nhất từ Mỹ, đất nước của dân nhập cư.

Khối dân này, họ dễ dàng thay thế những người theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh, rõ ràng đang kẹt trong bể khổ hiện sinh: học ngành tiếng Anh để đi dạy tiếng Anh nhưng cũng không thể dạy tiếng Anh.

Nói thêm về giáo dục, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia hồi cuối năm 2018 đã nhắc nhở toàn thể dân chúng về tầm quan trọng của tiếng Anh, gọi đây là ngôn ngữ của tri thức, và cần phải thông thạo khi đi tới bất cứ nơi nào.

Đương nhiên rồi, không tin sao không thử một câu hài của diễn viên Joe Wong từng diễn trên show David Letterman. “Tôi sang Mỹ năm 24 tuổi, theo học ĐH Rice ở Texas. Tôi chạy một chiếc xe đã xài rồi, trên đó có rất nhiều nhãn dán không thể nào lột ra được. Một nhãn dán viết: “Nếu không nói được tiếng Anh thì lượn đi. Và suốt hai năm trời, tôi chẳng hề biết về nó”.

Ít năm sau khi Joe Wong bắt đầu sự nghiệp, và lâu hơn đôi chút tính từ thời điểm Mỹ lập quốc, tận năm 2006 và 2007, Thượng viện Mỹ còn suýt thông qua dự luật bắt buộc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc gia của… Mỹ.

Theo một thống kê của Three Percent Database, ĐH Rochester, năm 2016 chỉ có 633 tác phẩm văn học được dịch mới ở Mỹ, chiếm chưa tới 1% của 300.000 đầu sách xuất bản mới hằng năm do UNESCO thống kê. 40% trong hơn 600 quyển sách tới từ Tây Âu.

Ít nhiều do bởi sự khiêm tốn này trong trải nghiệm, gián tiếp qua trang sách, về thế giới bên ngoài, không ít, nếu không muốn nói rất nhiều nhà văn tương lai từ Mỹ đang chu du, chinh phục thế giới, hoặc sau đó may mắn hơn tìm tới được chân lý cuộc đời như chuyến đi Bali thần kỳ của nữ tác giả Elizabeth Gilbert. Và dạy cho thế giới… về thế giới.

Nói về ý kiến trái chiều, Trevor Noah, diễn viên kiêm dẫn chương trình Daily Show, trong tiết mục Afraid of the Dark trên Netflix có một câu đại để như sau: Thử đặt chân tới những quốc gia không sử dụng tiếng Anh, người bản ngữ không sử dụng tiếng Anh để nhận ra chúng ta – người sử dụng tiếng Anh thành thạo – kém quan trọng tới dường nào. Chẳng hạn như mới vừa rồi tôi sang Scotland. Sai toét, Scotland vẫn dùng tiếng Anh mà!

Mới đây, nóng hổi trong cuộc Tranh biện dân chủ lần thứ nhất của Đảng Cộng hòa cho chức tổng thống 2020, khi ứng viên từ Texas Beto O’Rourke trả lời câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha có đôi chút vấp váp, dòng chú thích ngôn ngữ trên truyền hình chỉ ghi ngắn gọn “tiếng nước ngoài” chứ chẳng buồn dịch lại ông đang gửi gắm gì tới cử tri đang háo hức lắng nghe.

Và ngay lúc này, trên một ứng dụng hẹn hò, một cô nàng siêng năng, chăm chỉ nào đó đang sử dụng, chỉ vì họ cần có (tiếng) Anh. Những cô gái chỉ nói được tiếng Anh chưa in hoa, hãy nói to hơn.

Chắc ở xứ ta, càng về miền Nam và xa hơn về miệt Nam Sài Gòn, nơi đang có Cần Thạnh, Cần Giờ, Cần Đước, Cần Giuộc, chúng ta còn thiếu khoản… Cần Tây.

Vì Sao Chúng Ta Phải Học Tiếng Anh

1. Tiếng Anh để các bạn có thể đi xa học hỏi nhiều kiến thức

– Như các bạn đã biết thì Tiếng Anh là ngôn ngữ chính hiện nay, được sử dụng rất nhiều ở các quốc gia, các trường học đã áp dụng tiếng anh vào giảng dạy và coi là ngôn ngữ chính

– Các bạn nếu có nhu cầu đi du học, thì các nước Châu Âu luôn là sự ưu tiên hàng đầu cho bạn bởi điều kiện sống và nhiều trường học danh tiếng, nên tiếng Anh là một ngôn ngữ không thể thiếu cho các bạn

2. Để cải thiện bản thân, cuộc sống và tương lai thì các bạn nên học tiếng Anh

Bạn sau này muốn xin được vào công ty tốt ,mức lương tốt và môi trường ổn định thì chắc chắn các bạn phải học tốt tiếng anh và giỏi tiếng Anh là một điều cần thiết

Cả các bạn đang làm ở công ty Nhật, Trung, Hàn chẳng hạn mà bạn giỏi tiếng Anh thì các bạn vẫn được ưu tiên

Tại sao phải học tiếng anh

– Hãy thể hiện khả năng tiếng anh của bạn trên CV của các bạn, thì khả năng tìm được công việc như mơ kiếm được nhiều tiền không còn xa đối với bạn. Ngoài ra các bạn có thẻ được thăng cấp nhờ vào khả năng tiếng Anh giỏi của bạn

4. Hạn chế về ngôn ngữ chính là sự hạn chế về thế giới

– Nếu các bạn không biết tiếng anh thì bạn không thể mở rộng được cánh cửa tương lai của các bạn, chỉ có viết tiếng anh các bạn mới có thể hòa nhập ra thế giới

5. Tiếng Anh cung cấp cho bạn kiến ​​thức rộng rãi, phong phú

Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ của khoa học.Bạn chỉ cần học tiếng Anh, bạn sẽ tiếp cận với số lượng lớn các kiến ​​thức mới mẻ trên sách báo và trên các trang web

Tiếng Anh là điều quan trọng với các bạn nếu bạn có ý định theo đuổi sự nghiệp khoa học.

Khóa học tiếng anh giao tiếp

6. Giỏi tiếng anh mới xin được việc làm tốt

Nếu bây giờ các bạn không biết tiếng anh thì khả năng thất nghiệp rất cao, các bạn chỉ có một sự lựa chọn đó là ” học giỏi tiếng Anh”.

Khóa học tiếng Anh giao tiếp

Nên nhu cầu học tiếng Anh hiện nay rất cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng các bạn không biết học tiếng Anh ở đâu hiệu quả. Rất đơn giản các bạn hãy liên hệ qua Trung tâm tiếng Anh Tomato để chúng tôi có thể tư vấn cho các bạn lên học Khóa học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả.

Bạn tìm đến những trung tâm đào tạo tiếng anh uy tín, với nhiều phương pháp mới cho học viên làm chủ tiếng anh của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ địa chỉ

Cơ sở 1: số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 65 Quán Nam, Quận, Lê Chân, Tp. Hải Phòng

Vì Sao Chúng Ta Khó Học Từ Vựng Tiếng Anh?

Từ vựng tiếng Anh là lĩnh vực nan giải, kể cả khi bạn mất gốc hay đã học lâu năm. Chúng ta luôn cảm thấy phải học không ngừng nghỉ, học mãi học mãi mà chẳng bao giờ biết được hết các từ vựng. Nguyên nhân gì khiến từ vựng trở nên khó khăn như vậy?

1. Từ vựng tiếng Anh rất đa dạng

Giống như mọi ngôn ngữ khác, từ vựng tiếng Anh vô cùng phong phú và đa dạng. Lượng từ ngữ nhiều như vậy đòi hỏi người học phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và làm quen mới có thể sử dụng được chúng. Mỗi gốc từ lại có thể phát triển thêm thành dạng từ loại mới, thêm các tiền tố, hậu tố là hình thành một từ khác rồi. Vì thế mà dường như chúng ta học nữa học mãi mà vẫn không hết từ ngữ tiếng Anh.

2. Từ vựng trong sách vở không giống từ vựng đời thường

Không những đa dạng, từ vựng trong tiếng Anh còn phân chia theo những mục đích khác nhau. Vốn từ dùng trong giao tiếp không hoàn toàn giống như từ ngữ trong sách vở hay lý thuyết. Nếu chúng ta học các từ vựng theo học thuật, những từ ngữ này thường chỉ sử đụng để viết tiếng Anh. Khi nói, chúng ta lại sử dụng những cụm từ khác đơn giản hơn, gần gũi hơn. Đó là lí do lượng từ vựng cần học càng tăng lên gấp bội.

Vì sao chúng ta khó học từ vựng tiếng Anh

3. Không có giới hạn khi học tập

4. Học nhiều nhưng ghi nhớ ít

Từ vựng là lĩnh vực rất khó để ghi nhớ. Đôi khi bạn đã biết qua rất nhiều nhưng chỉ có thể thực sự ghi nhớ và sử dụng được một nửa. Vốn từ quá nhiều nhưng chúng ta không cần thiết phải dùng đến. Bộ não của bạn chỉ có một. Nếu bạn không sử dụng được từ vựng thường xuyên, dần dần bạn sẽ quên chúng mà thôi!

Head Office: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024.629 36032 (Hà Nội) – 0961.995.497 (TP. HCM)

ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496

Cảm nhận học viên ECORP English.

Tại Sao Chúng Ta Phải Ngồi Thiền?

Tại sao? Vì lúc bình thường, tâm nghĩ suy hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy khởi liên tục. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. Chừng nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi.

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật.

Phật dạy tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu. Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt.

Tất cả phân biệt hơn thua phải quấy đều từ ý phát sanh. Ý nghĩ tốt, ý nghĩ xấu, ý nghĩ phải, ý nghĩ quấy v. v… Lâu nay chúng ta mê lầm cho ý đó là tâm mình và để cho nó chỉ huy, dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Chừng nào lặng những thứ suy nghĩ ấy, ta mới nhận ra mình vẫn nghe biết phân biệt rõ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền, sẵn có của mình. Nhưng vì bình thường chúng ta chạy theo vọng tâm nên quên mất nó. Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi?

Cho nên tu là để giải thoát sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp, vì ý chủ động. Vì vậy mục đích chúng ta ngồi thiền là để cho ý lặng. Ý lặng rồi thì cái hằng tri hằng giác hiện tiền, chớ không phải mất mình. Tâm chân thật ấy không tướng, không động. Còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có, nên nó lăng xăng lộn xộn hoài, rồi dẫn mình đi tạo nghiệp nữa.

Trọng tâm tu của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Nhà thiền nói chúng ta như người cỡi trâu đi tìm trâu hay cõng Phật đi cầu Phật, cứ cầu Phật ở ngoài mà quên đi ông Phật thật mình đang có. Đó là cái lầm đáng thương.

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật. Nhưng tâm đó hiện giờ đang bị những thứ nghĩ suy, phân biệt, hơn thua, phải quấy ngăn che liên tục. Cho nên chúng ta phải dẹp tâm lăng xăng đó để tâm thật hiện ra. Cũng như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây đen che nên tối. Nếu nhiều áng mây liên tục che như vậy thì chúng ta không thể nào thấy mặt trăng được. Ta không thấy mặt trăng, chớ không phải không có mặt trăng. Cũng như ta không thấy được Phật của mình, chớ không phải mình không có Phật.

Tọa thiền chính là để dừng tâm lăng xăng ấy lại. Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại. Không chạy theo nó nữa thì nó phải dừng. Chúng ta làm chủ được ý niệm lăng xăng đó là chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại, nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi đâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡng lại được.

Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. Ngồi thiền để làm Phật chớ không phải ngồi thiền để chơi, hay ngồi thiền theo dưỡng sanh cho khỏe mạnh. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp sạch thì nghiệp sạch. Nghiệp sạch thì giải thoát sanh tử. Khi đó cái hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Cái đó không bị nghiệp dẫn nên nó giải thoát sanh tử. Sống được với cái đó thì chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa. Đó là chỗ cứu kính của việc tu tập tọa thiền.

Chúng ta thường xem người điên là những người đáng thương, nhưng không ngờ mình lại giống hệt người điên. Bởi vì những chuyện đâu đâu năm trên năm dưới, cứ lảm nhảm trong đầu hoài. Người điên nói ra miệng, còn mình thì nói thầm thầm bên trong. Hết chuyện này tới chuyện kia, chuyện gì mình cũng nghĩ được, cũng nhớ được. Cứ như vậy mà lảm nhảm suốt ngày, không yên được một phút nào. Nghĩ nhiều, suy tính nhiều thì nặng đầu, như vậy tự mình làm khổ mình, chớ có ai vô đó đâu.

Bây giờ chúng ta chưa dừng được hoàn toàn những thứ nghĩ tạp nhạp ấy, nhưng nếu làm chủ được phần nào, đầu mình nhẹ chừng đó. Người suy nghĩ nhiều thì có nhiều chuyện, có khi những chuyện không đáng nghĩ vẫn cứ nghĩ luẩn quẩn mãi, đến chừng có chuyện cần phải nghĩ thì nghĩ không ra. Con người thường kỳ lạ như vậy.

Chỉ khi nào những thứ nghĩ lộn xộn dừng lại, tâm thanh thản thì trí tuệ mới sáng, chừng đó cần nghĩ là ta nghĩ được ngay. Cho nên nhiều người nói “Con có lỗi khi ngồi thiền thường giải quyết những vấn đề mà ở ngoài chưa giải quyết được”. Vì giải quyết được nên cứ ngồi đó giải quyết hoài, thành ra quên tu. Đó là một lẽ thật. Tại vì khi ngồi thiền, tâm hơi yên một chút, bỗng nhớ lại vấn đề trước kia mình bế tắc, bây giờ tự nhiên sáng ra, thấy rất rõ. Thấy hay quá, nên mình lo giải quyết mà quên mất mục đích chính của mình là ngồi cho tâm yên.

Như vậy để thấy rằng mục đích tu của chúng ta là để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vào lu. Sau một thời gian từ sáng đến chiều, nước lóng lại trở nên trong. Nước trong không phải chỉ do mình lóng, mà bản chất của nước là trong. Nó đục là vì lẫn những cặn bã li ti. Cặn dừng lại, lóng xuống thì nước trong trở lại. Mặt nước đục thì cảnh không hiện được. Mặt nước trong mới hay hiện rõ tất cả cảnh bên ngoài. Nước trong tức là sáng, nước đục tức là tối.

Chúng ta ngồi thiền là để lóng những cặn bã trong tâm xuống. Cặn bã lặng rồi thì tâm an. Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền. Còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử. Người tu Phật mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn. Bởi vì tâm lăng xăng không yên thì nghiệp dẫn hoài. Nghiệp dẫn thì phải trầm luân sanh tử không có ngày cùng.

Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ. Thường mỗi khi chúng ta nghĩ tới người mình ghét thì mặt cau lại, nghĩ tới người mình giận thì mặt đỏ lên, nghĩ tới người mình thương thì tự nhiên muốn rơi nước mắt v. v… Cứ như vậy nên cả ngày gương mặt chúng ta thay đổi không biết bao nhiêu lần. Chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền.

Tâm đã an thì tự nhiên thân ít bệnh. Người có mối sầu lo trong tâm, thân rất dễ sanh bệnh. Bệnh sầu lo các bác sĩ sợ lắm, vì dù có thuốc hay cũng không trị nổi. Chỉ biết tu thì sầu lo mới giảm, mới dứt được. Đó là một lẽ thật. Hiểu như vậy mới thấy giá trị của việc ngồi thiền. Người không hiểu thường hay phê bình: “Làm gì mà ngồi lim dim hoài! ” Có nhiều người chỉ trích rằng, tôi dạy Tăng Ni, Phật tử không làm gì hết, cứ ngồi lim dim lim dim suốt ngày thật vô ích. Người nhìn cạn thấy ngồi thế như vô ích, nhưng sự thật đó là việc làm hết sức quan trọng.

Chúng ta suốt ngày hay suốt đời cứ chạy ra ngoài mà chưa bao giờ nhìn lại mình. Khi nhìn lại rồi mới thấy mình là cái gì, mới biết những niệm lăng xăng chợt sanh chợt diệt không phải thật mình.

Lâu nay do mê lầm, chúng ta nhận đó là mình. Đến khi cái sanh diệt ấy dừng lại, ta mới nhận ra được còn có một cái tối quan trọng, không sanh không diệt, luôn tỉnh sáng và hiện hữu bên mình. Đây mới chính thật là mình. Nhận ra như thế là tìm lại được trân bảo nhà mình từ lâu đã quên mất. Một việc làm như vậy mà có thể nói vô ích được sao!

Ở đây, tôi chỉ nói khái lược về ý nghĩa và lợi ích của việc tu tập tọa thiền như thế thôi. Quí vị muốn biết hết giá trị của nó thì hãy từng bước đi vào thực tập. Chừng ấy, như người uống nước nóng lạnh tự biết, đâu thể nói tới được.