Top 11 # Vì Sao Em Là Công Dân Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Soạn Vnen Gdcd 6 Bài 1: Em Là Công Dân Việt Nam

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Lê-na có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

b. Hoa, Minh, Trung, Tuấn đều nói các bạn ấy là công dân Việt Nam. Theo em, các bạn ấy nói có đúng không? Vì sao?

3. Tìm hiểu những điều làm nên niềm tự hòa là công dân Việt Nam

a. Phong cảnh quê hương, đất nước

Quan sát các bức ảnh sau. Những hình ảnh này gợi cho em điều gì? Vì sao mỗi người dân Việt Nam đều tự hào về hình ảnh đó? (trang 5 và 6 sgk)

b. Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Em hãy liệt kê những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Em hãy chỉ ra những phẩm chất ở một người nào đó khiến em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo.

Em làm gì để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó?

c. Tấm gương công dân trẻ tuổi tiêu biểu

Đọc câu chuyện về Nguyễn Dương Kim Hảo và trả lời câu hỏi:

Theo em, điều gì đã làm nên thành công của bạn Hảo?

Nếu là Hảo, em cảm thấy thế nào khi sản phẩm của mình được giải quốc tế?

Tại sao bạn Hảo đã trở thành niềm tự hào của chúng ta về người công dân nhỏ tuổi Việt Nam?

Em học tập được những gì từ tấm gương bạn Hảo?

d. Thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Những việc làm của em theo Năm điều Bác Hồ dạy trong thời gian qua là gì?

Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân em, gia đình em, và quê hương, tổ quốc của chúng ta.

e. Xác định mục đích học tập của em

Có kế hoạch học tập, sinh hoạt hợp lí

Tự giác hoàn thiện nhiệm vụ học tập được giao

Có phương pháp học hiệu quả

Luôn chia sẻ – học hỏi thầy cô, bạn bè.

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định ai là công dân Việt Nam

Em hãy đọc các trường hợp được mô tả trong cột bên trái và trả lời ở cột bên phải

a. Bé Na sinh ra với nước da đen, tóc xoăn và bị bỏ tại bệnh biện thuộc tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Không ai biết bố mẹ của bé đến từ đâu nhưng bé lại được một gia đình Việt Nam chính thức nhận nuôi. Bé Na là công dân của nước nào?

b. Cô Lan sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến nay, cô Lan sống ở Mĩ và chưa có dịp trở về Việt Nam lần nào. Cô Lan có phải là công dân Việt Nam không?

c. Hoa năm nay 12 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Bố mẹ Hoa là người Trung Quốc theo gia đình đến Việt Nam làm ăn đã lâu nhưng chưa gia nhập quốc tịch Việt Nam. Hỏi Hoa có phải là công dân Việt Nam không?

2. Đánh giá mục đích học của bản thân

a. Hãy đọc các mục đích học tập sau đây và đánh dấu X vào những mục đích học tập đúng với em ở cột “Đồng ý” và không đúng với em ở cột “Không đồng ý”.

b. Theo em, mục đích học tập nào ở trên là quan trọng nhất? Mục đích học tập nào là đúng đắn nhất? Hãy giải thích vì sao.

3. Viết về mục đích học tập của em

Em hãy viết ra những mục đích học tập của mình nói chung và đối với từng môn học nói riêng, bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Việc học tập đã mang lại cho em điều gì?

Học môn Toán đã mang lại cho em điều gì?

Học môn ngữ văn mang lại cho em điều gì?

Và các môn học khác (hãy nói rõ từng môn học) mang lại điều gì?

4. Suy ngẫm điều Bác Hồ dạy

Đọc kĩ lời căn dặn sau của Bác Hồ để trả lời câu hỏi phía dưới:

“Non sông Việt Nam có nên trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Tại sao việc học tập của các em lại làm cho Tổ quốc tươi đẹp?

Theo em, tổ quốc Việt Nam có tự hào về những người công dân ưu tú của mình không? Tại sao?

5. Phỏng vấn về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam

a. Nếu bạn được mời tham dự Hội trại Thiếu niên thế giới, bạn sẽ mang món quà tặng nào của Việt Nam để giới thiệu với bạn bè thế giới? Tại sao?

b. Bạn tự hào về điều gì nhất ở con người Việt Nam?

c. Bạn đã làm gì để góp phần giữ gìn và phát triển hình ảnh người công dân Việt Nam?

D. Hoạt động vận dụng

1. Quan sát và nhận xét về trách nhiệm công dân của những người sống xung quanh mình

Hãy quan sát những người sống xung quanh em, chỉ ra 5-7 việc làm tốt và 3-5 việc làm chưa tốt của những người công dân ấy.

2. Suy ngẫm về bản thân

a. Trong giờ chào cờ, khi Quốc ca được cử và Quốc kì được kéo lên, lúc đó em có cảm xúc thế nào? Hãy viết lại cảm xúc đó.

b. Hãy viết ra 3 – 5 việc làm tích cực của bản thân và 3 – 5 thói quen cần hoàn thiện hơn.

3. Xây dựng kế hoạch phát triển trách nhiệm công dân

Với tư cách là công dân Việt Nam, nhóm hãy suy nghĩ về những việc mình có thể làm để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với cộng đồng và xã hội, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Xây dựng kế hoạch phát triển khai ý tưởng đó trong thực tiễn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam được thể hiện trong hiến pháp năm 2013.

Vì Sao Dân Số Việt Nam Già Hóa Nhanh Đến Vậy?

Chủ nghĩa thực dụng kéo lệch cán cân dân số

Hai vợ chồng anh Nguyễn Xuân Tùng và chị Trần Thu Hằng đều có công việc thu nhập ổn định. Chị làm ở một ngân hàng nhỏ, anh là họa sĩ thiết kế cho một công ty truyền thông, tổng thu nhập lương cả hai vợ chồng gần 30 triệu/tháng. Hai vợ chồng đã có một đứa con gái, rất muốn đẻ thêm nhưng không dám đẻ vì theo chị Hằng “chi phí cho một đứa con đã hết 1/3 thu nhập của hai vợ chồng, thêm một đứa nữa, sống kham khổ chắc không chịu nổi”. Hai vợ chồng đang mua nhà trả góp 7 triệu/tháng và cũng muốn thi thoảng đi du lịch thăm thú nên nếu sinh thêm con thì mức lương của cả hai sẽ khó đáp ứng nổi.

“Nếu muốn sinh thêm con, chúng tôi phải sống tiết kiệm hơn nên quyết định chỉ sinh một đứa. Tôi thì không muốn con mình khổ hay hai vợ chồng cả đời nai lưng kiếm tiền nuôi con chẳng có thời gian sống cho mình” – người chồng cho biết.

Nói về chuyện ngại sinh thêm con này, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch lại cho rằng, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của “chủ nghĩa thực dụng”. Theo ông, những vợ chồng trẻ ở chúng tôi ngại sinh con vì sợ mình khổ và con khổ, muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp, du lịch, phát triển bản thân.

Chủ nghĩa thực dụng ảnh hưởng đến sinh đẻ là hiện tượng đã xuất hiện từ lâu ở châu Âu, và cũng đã lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản cách đây cả chục năm, khiến tỷ lệ sinh ở Nhật Bản, Hàn Quốc những năm đó chỉ là 1,25 bé/mẹ. Mặc dù Chính phủ các nước này đã có nhiều biện pháp khuyến khích người dân sinh đẻ nhưng từ đó đến nay, con số này cũng chưa quá 1,35. Còn TP. Hồ Chí Minh hiện nay là một trong những địa phương có tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ – TFR) thấp nhất cả nước (1,48 con/phụ nữ) và có khả năng còn tiếp tục giảm sâu.

Khủng hoảng mang tên “già hóa”

Mức sinh có tỷ lệ giảm sâu đang dần trở thành hiện tượng phổ biến ở các tỉnh thành phố Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong số 63 tỉnh/ thành thì có tới 18 tỉnh có mức sinh thấp (dưới 2 con), 9 tỉnh có mức sinh rất cao… Vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 – 1,6 con), một số địa phương cũng đang trong tình trạng mức sinh thấp như TP Hồ Chí Minh là Cần Thơ, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Mức sinh thấp tại các tỉnh này được cảnh báo là tương đương với Hàn Quốc, Singapore, những nước đã và đang phải triển khai đồng loạt rất nhiều chính sách để khuyến khích phụ nữ sinh con, do thiếu nguồn nhân lực và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng.

Đối mặt với “già hóa dân số” không chỉ còn là câu chuyện xa xôi với Việt Nam nữa khi mức sinh tụt giảm như vậy. Theo Tổng cục Dân số, năm 2011, Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, khi có trên 10% dân số từ 60 tuổi trở lên và đến năm 2032 con số này tăng lên 20%.

Bên cạnh việc đối mặt với nguy cơ già hóa dân số trong khoảng thời gian ngắn, thì tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh ngày càng tăng và đang ở mức báo động. Số liệu cho thấy năm 2009 tỷ lệ này là 110,9 bé trai/100 bé gái thì sang năm 2014 con số này đã tăng lên 112,2 bé trai, riêng khu vực đồng bằng sông Hồng con số này lên đến 118 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2015 cả nước đã có 53/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo ông Mai Xuân Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số thì tốc độ già hóa dân số ở nước ta đang diễn ra rất nhanh, nếu như các nước trên thế giới phải mất hàng thập kỷ thì ở nước ta chỉ diễn ra trong vòng chưa đến 20 năm. Do đó nếu không có chiến lược hợp lý trong công tác kế hoạch hóa gia đình, nước ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức. “Cần phải có định hướng chính sách dân số mới để duy trì mức sinh thay thế, nếu như trước đây khẩu hiệu là “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con” thì hiện nay phải thay thế bằng khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng” – ông Phương nhấn mạnh.

Để hóa giải vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số cho rằng, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình cho rằng trước nay chúng ta chỉ tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi dân số như giảm mức sinh, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình… tuy nhiên hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức khác như sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền khá cao. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì chất lượng dân số ở nước ta sẽ đi xuống. Do đó cần có biện pháp hợp lý để những nơi mức sinh thấp phải sinh đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực, những vùng như Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên cần giảm mức sinh xuống để nâng cao chất lượng dân số.

Đồng Phục Công An Nhân Dân Việt Nam Có Gì Mới?

Điểm qua những đổi mới, sáng tạo trong đồng phục công an nhân dân Việt Nam

– Về màu sắc

Nhằm cải thiện tính thẩm mỹ của những mẫu trang phục chiến sĩ công an nhân dân cũng như hạn chế sự nhầm lẫn giữa các lực lượng trong ngành, Bộ Công an đã triển khai kế hoạch thay đổi một số đặc điểm nhận diện trang phục mới trong toàn lực lượng. Trước tiên về màu sắc trang phục, việc cải tiến màu sắc trang phục cơ bản được giữ nguyên đối với tất cả các lực lượng.

Đồng phục công an nhân dân Việt Nam được đổi mới

Đồng phục công an nhân dân Việt Nam được đổi mới

Cụ thể, đối với trang phục cấp tướng, cấp tá, các loại áo, sao cấp hiệu, công an hiệu đều có màu vàng. Trong khi đó đối với trang phục của cấp úy, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, các loại áo có màu trắng, cúc áo của riêng với học viên ngành công an được làm bằng nhựa có màu cùng với màu vải áo.

– Về chất liệu

Cũng theo kế hoạch đổi mới trang phục ngành của Bộ Công An được triển khai từ năm 2016 thì ngoài những điểm mới về màu sắc thì chất liệu may đồng phục công an nhân dân Việt Nam cũng được nâng cấp về chất lượng. Chất lượng các loại vải may tốt hơn trước, giúp mang đến sự thoải mái tuyệt đối cho người mặc.

– Về bảng tên, phù hiệu

Một trong những điểm mới khác trong đồng phục công an nhân dân Việt Nam phải kể đến đó chính là bảng tên và phù hiệu. Theo đó, đối với trang phục thường xuyên sử dụng các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân đeo phù hiệu đỏ ở cổ áo, riêng cấp tướng đeo phù hiệu viền 3 cạnh màu vàng. Trong khi đó bảng tên vẫn đeo trước ngực bên trái có ít sự thay đổi.

Dấu hiệu phân biệt giữa các lực lượng công an nhân dân

Những điều chỉnh về đồng phục công an nhân dân ngoài việc đổi mới tính thẩm mỹ còn giúp dễ phân biệt giữa các lực lượng công an nhân dân hơn. Theo đó, mỗi lực lượng lại có một đặc trưng trang phục riêng có để dễ dàng nhận biết hơn.

Mỗi lực lượng công an nhân dân lại có đặc trưng khác nhau về đồng phục

Mỗi lực lượng công an nhân dân lại có đặc trưng khác nhau về đồng phục

Đối với trang phục của lực lượng cảnh sát giao thông theo mẫu với, trang phục có màu vàng lúa chín, trong khi đó phù hiệu màu đỏ ở cổ áo. Một đặc trưng nổi bật nhất trong trang phục của lực lượng cảnh sát giao thông so với những lượng lượng công an nhân dân khác đó chính là quần áo mưa đều có màu trong suốt. Đối với trang phục của lực lượng cảnh sát cơ động, trang phục có màu rêu đậm kết hợp đội mũ mềm và mũ bảo hiểm. Kiểu quần của lực lượng này thường là kiểu quần cạp rời, trong khi đó áo theo kiểu bludong, cổ bẻ. Có thể nói rằng những điểm mới trong đồng phục công an nhân dân Việt Nam đánh dấu một bước cải tiến mới của ngành Công an về trang phục: hiện đại, thẩm mỹ và dễ dàng phân biệt hơn. Để biết thêm những thông tin chính xác, cập nhật nhất về các kiểu mẫu đồng phục nói chúng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Ocean Uniform – nhà sản xuất và thiết kế đồng phục chất lượng cao với thế mạnh sáng tạo, đổi mới trong từng chi tiết sản phẩm. 

Vì Sao Giới Khoa Học Mỹ Phản Đối Tấn Công Hạt Nhân Ở Việt Nam?

Hai em bé Việt Nam nhìn chằm chằm vào một lính dù Mỹ cầm khẩu súng phóng lựu M79 (ảnh chụp trong ngày đầu tiên của năm 1966, tại một con mương cách Sài Gòn 20km). Ảnh: Horst Fass

H ồi giữa thập niên 60, khi chiến tranh Việt Nam đang khốc liệt, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu một nghiên cứu để xác định tính khả thi và thích đáng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam, nhằm phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh, phá hủy các căn cứ quân sự, cảng biển, hoặc tàn sát một lượng lớn quân đối phương…

Bản nghiên cứu năm 1967 có tựa đề “Vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đông Nam Á” và được giải mật nhiều năm sau đó. Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam sẽ không đem lại cho Mỹ lợi thế quân sự mang tính quyết định mà lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.

Bản nghiên cứu do bốn nhà vật lý thực hiện. Họ cộng tác với Phòng vị Jason của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ – nơi một nhóm nhà khoa học thường xuyên gặp gỡ để cung cấp những lời khuyên bí mật cho các quan chức quốc phòng. Kết luận của bản nghiên cứu được trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy là ông Robert McNamara.

“Tác động chính trị của việc Mỹ lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam sẽ rất xấu và có thể rất thảm khốc”, các nhà khoa học Mỹ viết.

Họ cảnh báo rằng, việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật lần đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng Liên Xô hoặc Trung Quốc cung cấp vũ khí tương tự cho Việt Cộng (Quân Giải phóng miền Nam) và miền bắc Việt Nam. Điều đó làm tăng nguy cơ các lực lượng của Mỹ ở Việt Nam “sẽ bị hủy diệt tận gốc” trong các đợt phản công trả đũa của quân du kích được trang bị vũ khí hạt nhân.

Các nhà khoa học Mỹ viết rằng, nếu điều đó xảy ra, “các nhóm nổi dậy khắp nơi trên thế giới sẽ ghi nhớ và tìm mọi cách để có được vũ khí hạt nhân chiến thuật”.

Họ cảnh báo: “Việc lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á có thể dẫn tới việc tăng đáng kể nguy cơ dài hạn của các chiến dịch du kích hạt nhân ở những nơi khác trên thế giới”, như tấn công vào kênh đào Panama, kho chứa và đường ống dẫn dầu ở Venezuela, thủ đô Tel Aviv của Israel… “An ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng du kích trở nên phổ biến”, các nhà khoa học Mỹ kết luận.

Không quân Mỹ từng muốn dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam và Lào

Không quân Mỹ từng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam năm 1959 và 1968 và ở Lào năm 1961, để xóa sổ quân du kích, theo các tài liệu của Không quân Mỹ được giải mật gần đây.

Năm 1959, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, “tướng Thomas White muốn làm tê liệt quân nổi dậy và các tuyến đường tiếp tế của họ bằng cách tấn công một số mục tiêu ở miền bắc Việt Nam bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân”, một tài liệu viết.

Tuy nhiên, tham mưu trưởng của các binh chủng khác không tán thành tấn công Việt Nam bằng vũ khí hạt nhân. Bảy tháng sau đó, đề xuất của tướng White được rút lại. Tập tài liệu mật dài 400 trang có tựa đề “Không quân Mỹ ở Đông Nam Á: Cuộc chiến ở Bắc Lào giai đoạn 1954-1973”.

Theo báo cáo giải mật, tướng White “yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bật đèn xanh cho việc gửi một phi đội máy bay ném bom B-47 của Bộ chỉ huy không quân chiến lược tới căn cứ không quân Clark ở Philippines” để chuẩn bị cho đợt tấn công Việt Nam.

Đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân của tướng White có thể bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của Không quân Mỹ có tựa đề “Vũ khí nguyên tử trong các cuộc chiến tranh hạn chế ở Đông Nam Á”, báo cáo giải mật viết.

Nghiên cứu đó tập trung vào việc sử dụng vũ khí nguyên tử để kiểm soát tình hình trong rừng rậm, tuyến tiếp tế vùng thung lũng, khu vực đá vôi, hẻm núi, nhằm ngăn địch di chuyển và khai quang những chỗ địch trú ẩn.

Một năm sau đó, trong giai đoạn từ tháng 12/1960 đến tháng 1/1961 diễn ra chiến dịch cầu hàng không của Liên Xô nhằm cung cấp “lương thực, nhiên liệu và thiết bị quân sự” cho các lực lượng thân Mátxcơva ở Lào, thông qua Hà Nội, tài liệu giải mật của Không quân Mỹ viết. Tháng 3/1961, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ “bác bỏ một kế hoạch huy động tới 60.000 quân với sự hỗ trợ của không quân và vũ khí hạt nhân”.

Năm 1968, ngay trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, các lực lượng bắc Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tấn công quân Mỹ ở khu vực chia cắt hai miền. Để đáp trả, tướng William Westmoreland, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở miền nam Việt Nam, giơ tay với lấy nút bấm hạt nhân.

“Cuối tháng 1, tướng Westmoreland cảnh báo rằng, nếu tình hình gần khu phi quân sự và tại Khe Sanh xấu đi một cách trầm trọng, có thể sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học”, một tài liệu tuyệt mật khác (dài 106 trang) viết.

Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam

Robert McNamara là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ tháng 1/1961 tới tháng 2/1968, giai đoạn mà sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Việt Nam tăng vọt từ vài trăm quân nhân và “cố vấn” CIA lên hơn 500.000 binh sĩ với sự hỗ trợ của hàng trăm máy bay chiến đấu, đội tàu hải quân ngoài khơi và nguồn quân nhu khổng lồ xuyên Thái Bình Dương, từ Úc tới Philippines và Nhật Bản.

Lúc đỉnh điểm, gần 600.000 quân Mỹ được triển khai ở Việt Nam. Con số này gấp 4 lần toàn bộ quân thường trực của Mỹ năm 1940. Vì chiến tranh kéo dài và chính sách định kỳ luân chuyển quân, nên số người Mỹ phục vụ ở Việt Nam cao hơn trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất hoặc ở bán đảo Triều Tiên. Số bom mà quân đội Mỹ thả ở Việt Nam lớn hơn số bom mà tất cả các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Trong cuốn hồi ký In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam), cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara viết rằng, sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn và đẫm máu hơn.

Ít nhất 3 lần trong nhiệm kỳ của ông tại Lầu Năm Góc, vào mùa thu năm 1964, tháng 11/1965 và mùa xuân năm 1966, các tướng lĩnh Mỹ ép Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.

Trong cuốn hồi ký, ông McNamara kể câu chuyện thâm cung bí sử về quá trình ra chính sách của chính quyền Kennedy và Johnson, làm rõ sự phá sản của phương pháp thực dụng. Các quyết định được đưa ra theo từng ngày, ít quan tâm hậu quả lâu dài và không hiểu mối quan hệ nối liền giữa hành động quân sự, ngoại giao và chính trị.

Theo ông McNamara, chính quyền Kennedy khởi động vụ đảo chính lật đổ và sát hại Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 mà không đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết loại bỏ ông Diệm hoặc chế độ nào, người nào sẽ thay thế ông ta.

Các quan chức cấp cao của Mỹ không hiểu biết về lịch sử, văn hóa, truyền thống chính trị của các nước Đông Nam Á và sự mù quáng này là một vết thương tự gây ra.

Thái An