Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa nhiều chị em phụ nữ mắc phải, theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 trường hợp mắc bệnh. Lạc nội mạc tử cung là bệnh nhiều chị em mắc phải, gây nhiều khó chịu và đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống của phái nữ.
Đặc biệt, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung rất dễ bị nhầm với các hiện tượng sinh lý khác nên rất nhiều chị em chỉ phát hiện sau khi đã mắc bệnh nhiều năm. Không được chữa trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung rất dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Để hiểu rõ lạc nội mạc tử cung, chị em cần biết đến chức năng của lớp nội mạc. Nội mạc tử cung là lớp trong của tử cung, là nơi phôi làm tổ và phát triển. Trong kỳ kinh nguyệt, quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc này sẽ bong ra và di chuyển ra ngoài cơ thể cùng máu kinh. Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc “đi lạc” sang chỗ khác ngoài buồng tử cung, đến các cơ quan khác, các tế bào này sẽ gây tắc, viêm nhiễm và chảy máu.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về lạc nội mạc tử cung trên wikipedia ở đây
Nguyên nhân gây nên lạc nội mạc tử cung
Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, một số yếu tố sau đây có thể là tác nhân dẫn đến việc lạc nội mạc tử cung:
Trào ngược kinh nguyệt
Nguyên nhân đầu tiên có thể gây nên lạc nội mạc tử cung là hiện tượng trào ngược của kinh nguyệt. Thay vì bị đẩy ra ngoài cơ thể do sự co bóp nhẹ của tử cung, kinh nguyệt có lẫn các tế bào nội mạc tử cung lại đi ngược lại vào vòi trứng, thông qua đó “lạc” đến các cơ quan lân cận khác. Các mảnh nội mạc này sẽ bám và gây viêm, dính, chảy máu tại các nơi chúng di chuyển đến.
Trong kỳ kinh nguyệt, chị em không nên có quan hệ tình dục, do dương vật có thể đẩy máu kinh đi ngược lại vào ổ bụng tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, bé gái có kinh lần đầu sớm (trước 11 tuổi), nữ giới có vòng kinh ngắn ngày (< 27 ngày) hay thời gian hành kinh dài hơn 8 ngày thì có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cao hơn so với người bình thường.
Đối với các chị em đã từng phẫu thuật can thiệp vào tử cung, mổ lấy thai, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung,… những tổn thương hình thành sau phẫu thuật có thể làm phá vỡ hàng rào giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, khiến các tế bào nội mạc tử cung dễ đi lạc, gây nên lạc nội mạc tử cung.
Hệ miễn dịch
Một trong các yếu tố có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ là hệ miễn dịch suy giảm. Rối loạn hệ thống miễn dịch sẽ khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc đang đi lạc ở bộ phận khác bên ngoài tử cung.
Theo các chuyên gia, những chị em có người thân trong gia đình như mẹ, chị gái,… mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì nguy cơ có thể mắc bệnh này cao gấp 6 lần.
Nguyên nhân là một trong vấn đề hàng đầu để chúng ta xác định nguồn gốc căn bệnh: Nguyên nhân chính dẫn đến lạc nội mạc tử cung ở nữ giới
Những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung
Để phát hiện kịp thời và phòng tránh nguy cơ vô sinh do lạc nội mạc tử cung gây ra, các chị em cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
Thời gian hành kinh kéo dài
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của lạc nội mạc tử cung là lượng máu kinh rất lớn, ra nhiều trong cả kỳ, ngày kinh thường kéo dài hơn 7 ngày.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt như các triệu chứng trên kèm theo đó là máu kinh có lẫn các cục máu đông, chị em cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chữa trị kịp thời.
Đau đớn là triệu chứng phổ biến nhất mà chị em sẽ gặp phải. Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thường xuyên cảm thấy đau đớn và gặp nhiều trường hợp đau khác nhau như:
Đau vùng chậu
50% chị em phụ nữ lạc nội mạc tử cung đau có biểu hiện đau vùng chậu mạn tính. Cơn đau kéo dài nhiều ngày ở vùng lưng dưới, bụng, vùng tiểu khung, chuyển nặng hơn khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, những cơn đau dữ dội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của phụ nữ.
Một trong những nguyên do khiến rất nhiều chị em phát hiện bệnh chậm trễ là không nhiều nữ giới nhận thấy cơn đau bụng kinh có điều bất thường và phần lớn đều bỏ qua triệu chứng này.
Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ tình dục là triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung, được mô tả là những cơn đau “sâu” khác với cảm giác đau khi dương vật bắt đầu “xâm nhập”. Nguyên nhân là do khi quan hệ, dương vật vào sâu trong âm đạo, mô nội mạc tử cung có thể bị căng, giãn, các dây chằng giữ tử cung bị đè ép.
Đau khi đi tiểu
Lạc nội mạc tử cung có những triệu chứng tương tự với viêm bàng quang kẽ, người bệnh sẽ thấy đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên do áp lực trong bàng quang. Một số ít trường hợp có thể sẽ thấy máu trong nước tiểu.
Rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu chị em thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt thì cần chú ý vì đây rất có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.
Theo thống kê, có khoảng 25 – 50% bệnh nhân lạc nội mạc tử cung bị vô sinh. Các tổn thương do mô nội mạc đi lạc để lại sẹo trên ống dẫn trứng làm giảm cơ hội có con của nữ giới. Ngay cả khi ống dẫn trứng không bị ảnh hưởng thì lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây khó khăn trong việc thụ thai.
Sau khi xác định nguyên nhân thì những triệu chứng chính là cơ sở để xác định tính chất căn bệnh mà chị em cần nhận biết thật chính xác: Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Chế độ dinh dưỡng
Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Cung cấp đủ nước khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, giảm nguy cơ nội mạc tử cung đi lạc.
Lưu ý, chị em nên uống nước lọc, hạn chế nước có ga, nước ngọt, …
Thực phẩm giàu protein
Bổ sung các thực phẩm giàu protein góp phần duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, hormone được điều hòa giúp cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các chị em có thể bổ sung thực phẩm chứa protein sau vào khẩu phần ăn hàng ngày: thịt nạc, thịt cá, gia cầm, lạc, bơ…
Thực phẩm bổ sung axit béo omega 3
Những chất béo thiết yếu như omega 3 có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hệ thống của cơ thể bao gồm cả hệ thống sinh sản.
Theo nhiều chuyên gia, thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho người lạc nội mạc tử cung. Phụ nữ lạc nội mạc tử cung cũng được khuyên nên cắt giảm các thực phẩm chứa đường, bổ sung thêm các axit béo thiết yếu do omega 3 giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Axit béo omega 3 có nhiều trong cá hồi, quả óc chó,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Nữ giới lạc nội mạc tử cung nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ để giúp giảm viêm, kiểm soát tình trạng lạc nội mạc. Ngoài ra, dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ, cải thiện các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ gồm: các loại rau, củ, trái cây tươi,….
Thực phẩm từ đậu nành
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, isoflavone có trong đậu nành có tác dụng làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Do isoflavone có tác dụng ngăn cản cơ thể sản sinh estrogen khi đã quá lượng estrogen cần thiết, điều này giúp cải thiện các triệu chứng, kiểm soát tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Với chị em mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, các bạn nên có chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để cải thiện sức khỏe: Những món nên ăn và nên kiêng khi mắc lạc nội mạc tử cung
Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung được chia thành 2 nhóm: nhóm điều trị giảm đau và nhóm liệu pháp hormone.
Nhóm điều trị giảm đau
Có rất nhiều thuốc có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung gây ra như: paracetamol, ibuprofen, diclophenac,…
Các thuốc này có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Nhóm liệu pháp hormone
Do hormone estrogen kích thích sự phát triển của các mô lạc nội mạc nên để giảm triệu chứng, liệp pháp hormon có thể được sử dụng nhằm ức chế quá trình tổng hợp estrogen, làm teo các mô nội mạc tử cung đi lạc, ngăn ngừa sự kích thích và xuất huyết.
Liệu pháp hormone hiệu quả với các trường hợp nữ giới đau nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc tránh thai: đơn độc hoặc phối hợp, có thể là dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Thuốc chủ vận GnRH: giúp giảm sản xuất estrogen tại buồng trứng, ngăn sự phát triển của nội mạc tử cung.
Phẫu thuật thường được lựa chọn đối với các trường hợp bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ định vị các vùng có mảng nội mạc tử cung đi lạc để tiến hành loại bỏ. Hiện nay phương pháp mổ nội soi thường được áp dụng do có nhiều ưu điểm so với mổ mở.
Linh Tự Đan – liệu pháp đông tây y kết hợp
Theo y học cổ truyền, Keo ong, cao Hoàng Bá là vị thuốc có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch, tái tạo tổ chức tổn thương ở tử cung, cổ tử cung. Bạch tật lê, nhân sâm có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa hormone sinh dục, tăng chất lượng trứng cho nữ giới.
3 Lý do nên chọn Linh Tự Đan
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *Lưu ý: tác dụng của thuốc/ phương pháp/ sản phẩm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi nguời
Lý do nên chọn Linh Tự Đan