Top 7 # Vi Sao Nguoi Yeu Cu Tranh Mat Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tim Hieu Kinh Phap Cu

Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”

Các kinh điển ghi lại lời dạy của Đức Phật thời rất nhiều, giáo lý của Đức Phật mênh mông bát ngát như biển cả, nhưng nói chung không có tính cách độc đoán và bí hiểm như những tín điều trong một số đạo khác. Kinh điển của Đạo Phật chỉ là những lời giảng dạy của một người như chúng ta, nhưng vị đó đã giác ngộ hoàn toàn. Vị đó đem những sự hiểu biết và kết quả tu tập được của chính bản thân mà diễn giảng cho chúng ta nghe để chúng ta tự suy nghĩ. Khi đã suy nghĩ kỹ rồi thời chúng ta thử áp dụng. Nếu nhận thấy đó là chân lý lúc đó chúng ta sẽ tin. Lòng tin bấy giờ mới thật là sáng suốt, chân chính và sẽ bền vững.

Kinh Pháp Cú thường được coi là cuốn kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, khi thì dưới hình thức những câu “kệ”, khi thì thành “thơ”, khi thì thành “văn xuôi” v.v… Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này, để cho giản tiện, soạn giả đã chỉ trích dẫn những câu “Pháp Cú” trong cuốn Kinh Pháp Cú được chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” do soạn giả hoàn tất và được xuất bản vào năm 2003.

Khi soạn thảo cuốn Kinh Pháp Cú chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” nói trên soạn giả đã tham khảo một số tài liệu quý báu về Kinh Pháp Cú viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh đa số được dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Pali. Các tác phẩm tiếng Việt thì được dịch từ nguyên bản Pali hay được dịch theo bản chữ Hán hoặc tiếng Anh. Muốn cho đại đa số quần chúng khi đọc Kinh Pháp Cú cảm thấy dễ hiểu, soạn giả khi chuyển dịch thơ đã cố gắng xử dụng chữ Việt với những ngôn từ bình dị, tránh dùng nhiều chữ Hán và những danh từ triết học hoặc đạo học cao siêu. Đôi khi một vài lời giải thích cũng đã được chuyển thành thơ và thêm vào trong bài. Để hoàn thành tác phẩm người dịch trong khi sắp xếp ngôn từ và tứ thơ đôi khi đã phải thêm bớt một vài chữ, hoán chuyển một vài câu trong cùng một bài, nhưng vẫn cố gắng chuyên chở đầy đủ ý nghĩa trong các lời dạy của Đức Phật.

Soạn giả khi chuyển dịch thơ đã ước mong rằng những vần thơ “lục bát”, một thể loại thơ đầy tình tự dân tộc, sẽ để lại trong tâm tư người đọc cũng như người nghe những tình cảm nhẹ nhàng thanh thoát vì thơ đầy nhạc tính và vang lên những âm điệu thân thương như những lời ru nơi quê mẹ. Ngôn ngữ có bình dị mới dễ hiểu. Thêm vần thêm điệu mới dễ đọc, dễ nghe. Từ đó mới dễ nhớ, dễ thuộc. Có nhớ, có thuộc mới dễ áp dụng những lời vàng ngọc Đức Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày.

Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này có phần “tích truyện” được thuật lại một cách ngắn gọn và thêm vào câu Pháp Cú trích dẫn nhắm mục đích để cho người đọc rõ là trong trường hợp nào Đức Phật đã tuyên dạy câu Pháp Cú đó và cũng để người đọc dựa vào tích truyện mà hiểu thêm được ý nghĩa lời của Đức Phật.

Soạn giả cũng dựa vào một số bài giảng, bài viết và tài liệu về Kinh Pháp Cú cùng Phật Học Phổ Thông đã từng được phổ biến từ lâu nay để tóm lược và ghi lại trong sách một số khái niệm căn bản về Phật Giáo hầu giúp cho người đọc biết rõ con đường đạo mà mình đang dấn bước.

Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm và thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy tự thanh lọc thân tâm. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người đọc sẽ thấy Kinh Pháp Cú luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện tâm linh của mình trên những bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu, giúp cho người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát.

Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện. Trong công việc tu học để đạt đến chân lý, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể “cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Công trình tu tập và kết quả đạt được hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Chư Phật là ánh sáng. Chúng ta là con mắt. Nhờ ánh sáng mà mắt mới nhìn thấy được vũ trụ, vạn vật. Nhưng có ánh sáng mà không chịu mở mắt để nhìn thì cũng chẳng trông thấy gì. Ánh sáng của Phật bao giờ cũng chiếu đồng đều khắp mọi nơi cho tất cả mọi người. Ý chí muốn mở mắt ra để nhìn là việc của chúng ta. Không một vị Phật, một vị Bồ Tát hay một người nào khác làm hộ chúng ta chuyện đó được.

Ước mong sao những lời dạy của Đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạc và hạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau. Niết Bàn yên vui tươi sáng đang chờ chúng ta. Chúng ta mỗi ngày cố gắng đi một chút chắc chắn thế nào cũng sẽ tới đích, cũng sẽ thành công.

Xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” của soạn giả là cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao, một cuốn sách vừa hữu ích lại lý thú vì sách đã đề cập được tới khá nhiều tình tiết trong Kinh Pháp Cú. Mong rằng tác phẩm này sẽ góp được một phần nhỏ bé và khiêm tốn trong việc truyền bá Phật Pháp.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NGUỒN GỐC KINH PHÁP CÚ

Kinh, Luật, Luận đều gọi là ” Tạng” vì chữ tạng có nghĩa là cất, chứa. Trong ba Tạng kinh điển này chứa đựng đầy đủ toàn bộ giáo lý của Đạo Phật. Kinh điển của Phật giáo được chép lại thành hai thứ văn: văn Pali và văn Phạn (Sanskrit).

” Kinh Pháp Cú” (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật. “Pháp” (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” (Pada) là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những câu ghi chép lời dạy của Đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, “Pada” còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada cũng thường được dịch là “Con Đường Chân lý” hay “Con Đường Phật Pháp”.

Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp của Ngài. Ngài giảng dạy bằng lời nói chứ không viết sách. Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thời các vị đại đệ tử của Đức Phật mới nhóm họp để đọc lại và ghi chép, kết tập những giáo pháp của Ngài. Các câu Pháp Cú được các vị đại đệ tử sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” theo như hình thức hiện nay để cho thích hợp với giới độc giả và người nghe. Kinh Pháp Cú cũng được tụng đọc trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên này.

Trong Kinh Pháp Cú người đọc sẽ thấy những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn kinh này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi đọc bộ Kinh Pháp Cú này. Giới học giả và người có trình độ học thức Tây phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Kinh Pháp Cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh để mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hóa tâm thức của mình khiến cho không còn bị nhiễm ô bởi đám mây vô minh che khuất. Ngày nay, nhiều người Âu Châu bắt đầu theo Đạo Phật và tìm hiểu kinh điển Phật Giáo. Họ nhận ra rằng kinh điển Phật Giáo thường chỉ nêu ra chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều.

Kinh Pháp Cú có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ cụ thể rất sinh động, súc tích, và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới và là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương. Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng: “Kinh điển của Phật Giáo thật quả là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của Đức Phật”.

Tại các nước theo Phật Giáo Nam Tông, các Sa di phải học thuộc lòng Kinh Pháp Cú. Riêng tại Việt Nam ta, kinh này không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên kinh ít được biết đến.

Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Là Gì ? Các Văn Bản Hướng Dẫn Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh?

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại:

– Ép buộc trong kinh doanh;

– Gièm pha doanh nghiệp khác;

– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

– Phân biệt đối xử của hiệp hội;

– Bán hàng đa cấp bất chính.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại được giải thích cụ thể tại điều 42 đến 48- Luật cạnh tranh.

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp (SHCN):

– Xâm phạm bí mật kinh doanh;

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN được quy định cụ thể tại Điều 130 – Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT):

a. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

b. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

c. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

d. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh lần đầu tiên đã được thừa nhận là một bộ phận cấu thành của bảo hộ Sở hữu công nghiệp vào năm 1900 tại Hội nghị ngoại giao Brusels về Sửa đổi Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng việc bổ sung Điều 10 bis vào Công ước. Ở đâu có tự do cạnh tranh là ở đó có khả năng xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là kết quả tất yếu của một hệ thống kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nhân phần lớn hoạt động vì lợi nhuận của chính mình, cần phải có cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế tự chủ. Thông qua cạnh tranh người mua là người được hưởng lợi, và xã hội cũng phát triển. Mọi doanh nghiệp luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm có ích, hiệu quả, tiết kiệm nhất, giá thành rẻ nhất và chất lượng tốt nhất nhằm được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, sự nỗ lực của một doanh nghiệp chân chính sẽ trở nên vô nghĩa nếu như có những hiện tượng không tuân thủ quy tắc cơ bản của cạnh tranh, cố ý lừa dối người tiêu dùng và giành lợi thế bằng cách hạ thấp đối thủ cạnh tranh.

Hy vọng là đây chỉ là cách nghĩ thiển cận của ai đó mất lòng tin tạm thời vào các quy định pháp luật. Nhưng quả thật, hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở Việt Nam vô cùng phổ biến và ngày càng gia tăng, nhưng sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật trong lĩnh vực này dường như “trở tay” không kịp. Đặc biệt là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN đang diễn ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp có chủ trương cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng. Hễ một Nhà hàng ăn uống có một cái tên ấn tượng trên biển hiệu và kinh doanh hiệu quả thì ngay lập tức sẽ có hàng chục “bản sao” biển hiệu đó rải rác trên khắp thành phố, cùng địa bàn quận hoặc thậm chí trên cùng một con đường nhỏ. Khi một sản phẩm của một doanh nghiệp A, mang Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ trở nên chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng thì không bao lâu sau hàng tá cơ sở khác cũng tung ra sản phẩm giống y hệt từ kiểu dáng, màu sắc và mang chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đã đăng ký. Đương nhiên là chất lượng không thể bằng nhưng sản phẩm cố ý gây nhầm lẫn giá thành có thể rẻ hơn. Do đó, người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa các sản phẩm, không biết đâu là sản phẩm mang Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ mà mình mong muốn mua và phân vân về chất lượng sản phẩm. Hậu quả là sản phẩm của doanh nghiệp chân chính bị rơi vào thế cạnh tranh trực diện, ảnh hưởng lớn tới uy tín, thị phần và đối mặt với việc thương hiệu của mình bị “nuốt” dần. Điều đáng nói hơn là người tiêu dùng phần lớn không nhận dạng được các thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh, hoặc nếu có nhận ra thì cũng lắc đầu cho qua bởi liệu có thể phản ứng sao đây khi đó đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội? Chúng ta không khỏi tự hỏi do đâu mà những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra và tăng lên hàng ngày hàng giờ?

Hầu hết các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh đều là quy phạm nội dung, còn thiếu các quy phạm thủ tục và những hướng dẫn cụ thể về trình tự xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN. Phải thừa nhận rằng đó là thực trạng chung của công tác xử lý xâm phạm quyền SHTT, chứ không chỉ của riêng việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN.

Như đã đề cập ở trên, quy định pháp luật về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam đã có độ tương thích nhất định với Pháp luật quốc tế nhưng sự mâu thuẫn lại xảy đến giữa chính các quy định pháp luật trong nước với nhau. Các quy định pháp luật xử lý cạnh tranh không lành mạnh và các quy định pháp luật bảo hộ quyền SHTT khác, quy định pháp luật thương mại, doanh nghiệp vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất. Một ví dụ điển hình cho thấy sự xung đột giữa quyền tác giả, quyền kinh doanh và quyền đối với Nhãn hiệu. Doanh nghiệp A đã đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm/dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Sau đó, Doanh nghiệp B đăng ký kinh doanh cùng tên với Nhãn hiệu mà Doanh nghiệp A đã đăng ký bảo hộ. Doanh nghiệp C lại có Giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm là mẫu chữ, logo có trên biển hiệu, cùng tên với Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Rõ ràng, hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại của Doanh nghiệp B và Doanh nghiêp C là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký Bản quyền tác giả bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghĩa là họ đã có được những quyền hợp pháp tương ứng với những tài liệu đó. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là Doanh nghiệp A sẽ phải lập luận thế nào để có thể xử lý được hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi hành vi này lại được dựa trên cơ sở một sự bảo hộ khác, được xác lập theo đúng trình tự pháp luật? Ngay cả các cơ quan thực thi quyền Sở hữu trí tuệ, trong quá trình xử lý loại hành vi xâm phạm quyền SHTT này đôi khi cũng khó đưa ra một quyết định triệt để vì có quá nhiều cách áp dụng pháp luật khác nhau cho cùng một vụ việc, mà nghe chừng cứ cân nhắc mãi thì “cách hiểu nào cũng không sai!”

… Hay hệ thống cơ quan thực thi hoạt động chưa hiệu quả?

– Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Khoa học- Công nghệ

Những Luật sư hành nghề trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ thường rất dè dặt khi tiếp cận và tư vấn hoặc bảo vệ cho khách hàng trong một vụ xử lý cạnh tranh không lành mạnh. Bởi lẽ, chúng tôi dự liệu được việc xử lý xâm phạm SHTT nói chung, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng rất khó khăn và kéo dài, khó dứt điểm trong một hành lang pháp lý đã khá đủ nhưng chưa thống nhất. Hơn nữa, Luật sư phải đứng trước nghĩa vụ chứng minh hàng loạt vấn đề khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong một vụ việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

* Sản phẩm bị cạnh tranh không lành mạnh là sản phẩm có danh tiếng, uy tín của chủ thể bị thiệt hại;

* Kiểu dáng bao bì, nhãn sản phẩm của chủ thể bị thiệt hại là chỉ dẫn thương mại;

* Người bị kiện đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về hàng hoá nhằm mục đích lợi dụng uy tín, danh tiếng của chủ thể bị thiệt hại trong sản xuất kinh doanh, và làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác;

* Chủ thể bị thiệt hại đã thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Sự xung đột pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh như đã phân tích, xét cho cùng luôn làm ảnh hưởng đến quyền lợi và môi trường kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp. Trong một vụ việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu các bên đưa ra các cơ sở bảo hộ quyền khác nhau: Giấy chứng nhận bản quyền Tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá,… thì hẳn là khiến cơ quan thực thi bế tắc không thể giải quyết dứt điểm. Kết quả là phần lớn các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đều chưa có hướng xử lý chắc chắn.

Có lẽ sứ mệnh của các đạo luật gốc như Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này là quá lớn, phải đặt nền tảng cho một cơ chế thực thi quyền SHTT và cạnh tranh thương mại hoàn hảo. Trong khi sức truyền tải của chừng ấy chương, điều là có hạn, nên nội dung của các quy định pháp luật trong lĩnh vực xử lý cạnh tranh không lành mạnh còn khái quát. Với tình trạng này, hiệu quả của nó chắc chắn sẽ phụ thuộc vào khả năng trung thành nhưng linh hoạt của các văn bản chi tiết hoá. Chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm các quốc gia có nền kinh tế và pháp luật cạnh tranh đã phát triển qua hơn một thế kỷ như Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada,… Họ luôn bộc lộ một tư duy pháp lý mở về xử lý cạnh tranh không lành mạnh, luôn cố gắng lượng hoá một cách cụ thể những dấu hiệu của hành vi mà nhà làm luật coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, trong quá trình thực thi, luật pháp của các quốc gia này còn trao cho cơ quan thực thi quyền phân tích tính ảnh hưởng (tác động) của từng trường hợp cụ thể đối với thị trường để quyết định biện pháp áp dụng đối với từng người vi phạm.

Rõ ràng tình trạng gia tăng của hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh không phải là nguyên nhân dẫn đến trở ngại trong việc xử lý loại hành vi này. Trái lại, sự chậm trễ phản ứng của pháp luật mới chính là nguyên nhân khiến hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng nhân rộng lên, phức tạp hơn. Vấn đề mấu chốt cần làm để giải quyết trở ngại đó là sự kết hợp hài hoà giữa sự chi tiết của pháp luật và tính năng động của các cơ quan thực thi. Lẽ dĩ nhiên, Luật sư luôn được đòi hỏi một kiến thức chuyên sâu về SHTT và thương mại cũng như lòng kiên trì để tham gia vào lĩnh vực này.

Bộ phận Luật sư doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê (biên tập)

Thế Nào Là “Chiến Tranh”, “Chiến Tranh Chính Nghĩa”, “Chiến Tranh Phi Nghĩa”

Bàn về Chiến tranh, chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã viết: “Chiến tranh không bao giờ xuất hiện như một cái gì riêng biệt, mà nó là một hiện tượng xã hội cụ thể”.Cho dù chiến tranh mang một màu sắc chính trị nào đi chăng nữa thì nó vẫn là kẻ thù số một của con người, bởi nó luôn đe dọa sự sống của loài người.

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

2. Thế nào là chiến tranh chính nghĩa

“Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội”.

Ví dụ1: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn đất nước ta khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, làm suy yếu hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc.

Các cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, có sức hủy diệt và tàn phá sự sống của loài người nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới I ( 1914-1918) và Chiến tranh thế giới II ( 1939- 1945). Nguyên nhân nổ ra mỗi cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.Sự tiến hành bất kì cuộc chiến tranh nào cũng đều do đường lối chính trị của các nước tham chiến quyết định. Ví dụ như : Đức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với âm mưu bá quyền, thống trị nô dịch các dân tộc khác trên thế giới.

Tranh Thủy Mặc Là Gì? Tìm Hiểu Về Tranh Thủy Mặc Là Gì?

1 – 1. Tranh thủy mặc là gì?

“Tranh thủy mặc” hay “tranh thủy mạc” là “một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc”. Thủy là nước, mặc là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy (thường là giấy xuyến chỉ) hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa.

Hình 1: Tranh thủy mặc là gì?

2 – 2. Những yêu cầu của tranh thủy mặc

2.1 – Công cụ chuyên dùng

Thủy mặc, từ ngàn năm nay đã được coi là quốc họa của Trung Quốc. Được vẽ bằng bút lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn, chứ không phải hơi vàng ngà và sần như giấy dó của tranh Đông Hồ), họa sĩ vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, vì đặc điểm của giấy xuyến chỉ là rất thấm mực, bút vẽ nét nào ăn nét ấy, không thể sửa chữa.

Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ. Cây bút lông và nghiên mực nho có sức biểu hiện to lớn, đưa người xem vào góc độ thẩm mỹ tao nhã. Vì vậy mà hai chữ bút mực không chỉ là những công cụ và phương tiện trong thư pháp và hội họa mà cũng chính là từ gọi thay cho nghệ thuật thư pháp hội họa.

2.2 – Bút lông, nghiên mực là những công cụ không thể thiếu trong tranh thủy mặc

Muốn có một tác phẩm tranh thủy mặc tốt, điều kiện trước tiên là công cụ phải tốt. Công cụ vẽ bao gồm: giấy, bút, mực, nghiên, gọi nôm na là “văn phòng tứ bảo”. Trước hết, phải biết chọn cọ vẽ, bút lông loại cứng hay loại mềm, tùy thuộc đối tượng vẽ, ví dụ: phác thảo trúc và lan, dùng bút lông sói, khi nhuộm màu chọn bút lông dê, dùng cọ cứng để vẽ sơn thủy, rễ cây.

Giấy xuyến chỉ là giấy vẽ ăn ý điều hòa với mực, tạo sức lan tỏa theo ý muốn đi bút tạo hình của tác giả. Mực tốt phải nhuyễn, khi hòa với nước thể hiện 7 màu đen đậm nhạt sáng tối rất đa dạng. Nghiên tốt giúp mài mực thật nhuyễn, tránh cặn và không mau khô. Chất lượng của giấy, bút, mực, nghiên là cơ sở tiền đề giúp cho họa sĩ thể hiện độ sâu của tác phẩm. Tuy nhiên, đối với người mới học vẽ, thì không cần yêu cầu quá cao về công cụ nêu trên.

2.3 – Bút pháp

Kỹ thuật cầm bút, xử lý màu sắc, đòi hỏi đôi tay họa sĩ luôn nhịp nhàng, uyển chuyển khi thể hiện nội dung tác phẩm. Những đường nét uyển chuyển mềm mại, bay bướm, đậm nhạt theo cảm xúc và ý tưởng cấu trúc nội dung của tác phẩm đã tạo nên bức tranh sống động phóng khoáng, khó có loại tranh nào sánh được. Đó chính là đặc trưng, sắc thái riêng của tranh thủy mặc. Cho nên, yêu cầu trước tiên và căn bản đối với người mới học vẽ chính là tinh thần chịu khó khổ luyện.

Khi vẽ tranh thủy mặc đòi hỏi người họa sĩ phải thuần thục trong các thao tác từ việc điểm mực nhiều hay ít, kết hợp với sự linh hoạt của các ngón tay trên bàn tay để đưa cánh tay nhịp nhàng lên xuống nhanh chậm, tạo ra những đường nét đậm nhạt, cấu trúc hình khối đa dạng. Vận dụng cọ bút với nhiều góc độ biến hóa khác nhau như đứng thẳng cọ, để nghiên cọ, xoay cọ tạo nên đường nét sống động và tự nhiên, nói nôm na là “Trong cọ có cọ” “Bút chưa tới ý đã tới”.

Sự kết hợp ấy thể hiện kỹ năng, kỹ xảo điêu luyện, tận dụng ánh sáng học, màu học, lập thể học, lột tả ý tưởng nội dung sâu sắc, tinh thần Thiền học của tác giả. Nếu biết tận dụng hình ảnh không gian, với bút pháp nhịp nhàng, thơ mộng, uyển chuyển, khai thác tốt bản năng công cụ chuyên dùng, sẽ cho ra hiệu quả ấn tượng thần kỳ. Ví dụ như: tác giả không hề vẽ nước, nhưng người xem vẫn cảm thấy nước đang chảy, hoặc tưởng tượng ra mây bay và thác gầm.

2.4 – Bố cục

Bố cục của tranh hết sức công phu, mức độ tụ (nhiều) thư (ít) giữa chủ cảnh và phối cảnh, phải phân bố thật khéo léo, thẩm mỹ, bố trí vị trí phù hợp, giữ cho tổng quan cảnh vật trong tranh được cân bằng, không quá dày hoặc quá thưa. Trình bày một bài thơ bằng thư pháp bên cạnh tranh cũng phải cân nhắc, chỉ dùng khi bình diện tranh hơi trống, lạc khoản và dấu ấn khi được tác giả bố trí khéo léo, cũng làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tranh thủy mặc.

Tranh thủy mặc đồng hành với “thơ, thư, họa, ấn”, tác giả phải biết lúc nào chỗ nào nên có thơ bên cạnh, điểm xuyến thêm dòng thư pháp, đóng một dấu gây ấn tượng. “Thơ là ý của tranh, thư pháp là cốt của tranh”, qua thơ, thư và dấu ấn, tác giả bày tỏ hài bảo qua kỹ thuật nhuần nhuyễn, gửi gắm lý tưởng cao cả qua tranh, thổi hồn vào tranh, đó chính là những giá trị nghệ thuật của tranh thủy mặc.

Hình 2: Tranh thủy mặc đồng hành với “thơ, thư, họa, ấn

2.5 – Họa sĩ phải kiên trì tu dưỡng tâm hồn và đạo đức

Bút pháp, bố cục, dùng mực, màu sắc, tinh thần là “Ngũ tuyệt”, quyết định đẳng cấp của bức tranh thủy mặc, với bút pháp điêu luyện, hình khối sinh động, màu mực điều hòa, tạo nên không gian và cảnh vật với mức độ đậm nhạt, bóng tối, cảnh vật tụ thư đa chiều tác giả sẽ thổi hồn vào tranh, chia sẻ tình cảm nghệ thuật cho người xem. Vì tranh thủy mặc là nền nghệ thuật kết hợp giữa thần và sắc, giữa hình thức và nội dụng, gửi gắm tâm hồn ý tưởng qua cảnh vật hình khối.

Muốn tác phẩm có bề dầy và chiều sâu, đòi hỏi người họa sĩ phải siêng năng tu dưỡng không chỉ về kỹ thuật, kỹ xảo tạo hình cầm bút, mà còn phải có chiều sâu tâm hồn, đạo đức cao thượng. Chỉ có kết hợp chặt chẽ cả hai mặt, tác giả mới đủ tài năng và tư duy nghệ thuật cao để sáng tạo tác phẩm vừa sống động, tự nhiên về cảnh vật, vừa mang đến cho người xem cảm xúc sâu sắc hơn về khí phách, ý chí, kiến thức và tinh thần tiềm ẩn trong tranh.

Khổ công rèn luyện và tu dưỡng của người họa sĩ không bao giờ uổng công, tâm hồn chân thiện mỹ của tác giả sẽ bật dậy trong tranh theo năm tháng. Khi ấy dù chỉ một vài nét chấm phá, vẫn có thể ra đời một bức tranh cao siêu.

3 – 3. Thưởng thức tranh thủy mặc như thế nào?

Muốn thưởng thức và đánh giá một bức tranh thủy mặc, chạm trán trước tiên với người xem là màu sắc và cảnh vật trong tranh, tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật, kỹ xảo của tác giả trình bày sao cho vẽ cái gì giống cái đó như núi cao thì hùng vĩ, con vật thì khả ái, hoa lá thì tươi đẹp. Tuy nhiên tác giả còn phải có bút pháp nghệ thuật, nhằm lột tả ngụ ý sâu xa, giúp người xem khám phá và cảm nhận dần dần được tinh, khí, thần sâu lắng nội tại của bức tranh. Ví dụ, cây trúc (khúc mắt, thẳng đứng) biểu trưng của khí tiết khiêm tốn, bất khuất cao thượng của người quân tử; hoa mẫu đơn (vốn chỉ dành cho vua chúa) đại diện mơ ước cho giàu sáng phú quý.

Tranh thủy mặc có sức hấp dẫn thuyết phục lòng người vì nó làm đẹp cuộc đời, phản ánh hiện thực khách quan của tự nhiên và cuộc sống xã hội một cách sâu sắc và tinh tế. Tranh thủy mặc từ xưa đã đi vào cuộc sống và bản thân nó nổi lên những cảm xúc yêu quý thiên nhiên, phản ảnh sự vui buồn của cuộc đời. Khi tác phẩm có tính triết lý về cuộc đời, về thiên nhiên, thì dù đó là phong cảnh bốn mùa: xuân hạ, thu, đông; đàn ngựa, đôi hạc, cây tùng, hoa cúc, hoa hồng, hoa mẫu đơn cũng sẽ trở nên đa dạng xuất thần, thu hút và cảm động lòng người.

4 – 4. Các trường phái vẽ tranh thủy mặc Trung Quốc

Thể theo lối vẽ và phong cách hội họa, chia tranh thủy mặc Trung Quốc làm 2 dạng: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc ngụ ý với những nét chấm phá truyền thần.

Tranh tả thực (Tề tất họa), tức lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực, ở Việt Nam gọi là công bút. Bút pháp này tế nhị gọn ghẽ với những đường nét giàu sức thể hiện, phác họa nên giàn khung của cảnh vật, trong quá trình này họa sĩ hết sức chú trọng từng bộ phận chi tiết của cảnh vật sau đó tiến hành tô màu.

Phẩm màu tươi đậm dùng cho lối hội họa này phần nhiều là các loại chất khoáng vì thế mà qua nhiều năm bảo tồn, màu sắc vẫn tươi rói. Loại tranh này đẹp mắt, hào hoa, có giá trị trang trí, bề thế, nên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều họa sĩ cung đình đều áp dụng lối vẽ này để thể hiện sự quý phái của triều đình.

Tranh thủy mặc ngụ ý (Thô tất họa), đường nét giản đơn, phác họa nên chất liệu và ngụ ý của cảnh vật.Thường vẽ phong cách này là họa sĩ Tề Bạch Thạch (thế kỷ 19), vẽ tôm, cá, cực siêu, sống động và họa sĩ Từ Bi Hồng (thế kỷ 20) với những bức vẽ về ngựa trình độ bậc thầy “thiên hạ vô địch”. Cả hai ông đều có bảo tàng cá nhân ở Thủ đô Bắc Kinh.

Hội họa thủy mặc không nhấn mạnh cảnh vật trong tranh có sát đúng với đối tượng được miêu tả hay không, mà áp dụng rộng rãi các thủ pháp: khái quát, khuếch đại, vận dụng suy tưởng với mức độ lớn nhất, gửi gắm tình cảm, cá tính của mình vào đối tượng được phác họa. Tác phẩm dạng này mang tính tức cảnh, tùy hứng, nhấn mạnh hiệu quả bất ngờ, ngẫu hợp, vì thế nhiều tác phẩm này không dễ sao lại.

Không chỉ theo đuổi sự tinh tế, chuẩn xác của đối tượng được miêu tả mà thường hay “phóng bút” đi theo cảm giác, nhấn mạnh cái chất liệu tinh thần của vật và cảnh. Đối ứng với tranh thủy mặc là loại tranh lên màu tả thực. Dạng tranh này thường áp dụng đường nét phác họa một cách chuẩn xác đối với cảnh vật, hay đi sâu vào miêu tả một cách chi tiết, sau đó sử dụng màu sắc diêm dúa, nồng đậm để tăng ấn tượng. Phong cách này tinh tế, chuẩn xác, toát lên ý vị quý phái, bề thế, được các họa sĩ phái cung đình tôn sùng.

Hình 3: Các trường phái vẽ tranh thủy mặc Trung Quốc

5 – 5. Kết Luận:

“Tranh thủy mặc” hay “tranh thủy mạc” là “một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc”. Thủy là nước, mặc là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy (thường là giấy xuyến chỉ) hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa.