Nếu người đối diện tỏ ra khó chịu hay muốn né tránh khi nói chuyện trực tiếp, rất có thể bạn bị hôi miệng mà không hề hay biết. Không chỉ riêng bạn, có tới 40% dân số nói chung bị mắc phải chứng bệnh này.
Nếu bạn bị mắc chứng hôi miệng thì hẳn là rất khổ tâm và mong muốn nhanh chóng làm sao để trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Điều này thật dễ hiểu vì nó khiến bạn rất xấu hổ, mất hết tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, nó cũng có thể báo hiệu bạn bị mắc một căn bệnh về răng miệng, hô hấp hay nội tạng. Vậy, nguyên nhân nào gây ra chứng hôi miệng và làm sao để trị dứt điểm căn bệnh này?
Nguyên nhân gây chứng hôi miệng
Hôi miệng còn gọi là hơi thở hôi là chứng bệnh khi miệng người nói hoặc tự nhiên phát ra hơi thở có mùi hôi. Đây là chứng bệnh hàng đầu khiến một người đến khám nha khoa chỉ sau bệnh sâu răng và viêm lợi. Theo thống kế, có tới 90% dân số ở Việt Nam đã từng mắc phải bệnh sâu răng, viêm lợi ít nhất một lần, và đây lại là những nguyên nhân hàng đầu gây chứng hôi miệng.
Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (volatile sulfur compounds) chẳng hạn như hydro sulfua H2S (có mùi trứng thối), methyl mercaptan CH3SH (có mùi hăng giống tỏi) và dimethyl sulfide CH3SCH3,… là nguồn gốc trực tiếp gây nên mùi hôi khó chịu ở miệng.
Hôi miệng do các vấn đề về răng miệng
Khoảng 90% trường hợp hôi miệng có cội nguồn mùi phát sinh từ trong miệng. Miệng người có trung bình khoảng hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy. Các mùi được sản sinh chủ yếu là do sự phân hủy của protein thành các axit amin, các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi khiến hơi thở có mùi hôi.
Bệnh răng miệng: Khi bị sâu răng, viêm tủy, áp xe răng cũng tạo ra mùi hôi khó chịu. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Nướu: Khe nướu là những rãnh nhỏ giữa răng và nướu. Trong trường hợp bị viêm nướu, viêm nha chu, vi khuẩn tấn công gây ra hơi thở có mùi rất khó chịu.
Lưỡi: Lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng, nhất là những người có lưỡi bị lớp màu trắng che phủ. Đó là lớp trắng dày của bựa thức ăn. Nó chiếm đến 80 đến 90% nguyên nhân gây bệnh.
Kẽ răng: Kẽ răng do răng sâu hoặc bị sứt, tổn thương dẫn đến thực phẩm bị đẩy xuống lỗ sâu hay giữa các răng răng, mảnh vụn thức ăn bị giữ lại, trải qua sự thối rữa do vi khuẩn phân rã và phát ra mùi hôi.
Giảm bài tiết nước bọt hay khô miệng cũng khiến miệng có mùi hôi. Đó là do nước bọt có khả năng làm sạch vi khuẩn một cách tự nhiên. Vì lý do nào đó mà lượng nước bọt không đủ sẽ làm giảm khả năng làm sạch miệng của nước bọt khiến miệng bị hôi.
Uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Ngoài ra, việc hút thuốc là sẽ tạo mảng bám trên răng làm vi khuẩn phát triển sẽ gây ra các bệnh răng miệng. Uống rượu bia và hút thuốc còn làm khô miệng, cũng là một nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
Ăn một số loại thực phẩm cũng khiến bạn bị hôi miệng tạm thời như tỏi, hành tây, thịt, cá, và pho mát… Ngoài ra, việc miệng không tiếp xúc với oxy như không hoạt động vào ban đêm (khi ngủ thì người ta thường ngậm miệng) cũng khiến hơi thở có mùi hôi khi sáng sớm tỉnh dậy, thường biến mất sau khi ăn uống, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc súc miệng với nước súc miệng chuyên dùng.
Hôi miệng do bị các bệnh lý khác
Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ mũi. Nguồn gốc có thể là do nhiễm trùng xoang hoặc các tổ chức trong khoang mũi. Do miệng và mũi thông với nhau, mùi hôi do việc nhiễm trùng này có thể thông xuống miệng gây ra mùi khó chịu.
Ngoài ra, đó có thể là triệu chứng của một số loại bệnh lý khác như: đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ung thư phổi…), đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày…), suy gan, thận, tiểu đường… Do đó, nếu hơi thở có mùi khác thường, hãy gặp bác sỹ của bạn để được khám và chẩn đoán sớm.
Hơi thở có mùi khó chịu có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như chống trầm cảm, hạ huyết áp, chống dị ứng,… gây ra.
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để trị chứng hôi miệng rất hiệu quả:
– Hương nhu: Cho một chút hương nhu đã rửa sạch vào nồi và đun sôi trong khoảng 15-20 phút. Ngậm và súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát.
– Chanh: Cho hỗn hợp nước cốt chanh và muối vào một chút nước, khuấy đều. Hàng ngày, bạn súc miệng bằng dung dịch này, đá qua đá lại cho ướt hết các kẽ răng trong 3-5 phút rồi nhổ bỏ. Sau một thời gian bạn sẽ có hơi thở thơm mát.
– Trà xanh: Vò nát một ít trà xanh đem nấu với nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bỏ bã và cho 1 thìa muối vào. Bạn súc miệng hàng ngày với dung dịch này và sẽ thấy bất ngờ vì khả năng trị hôi miệng của trà xanh đấy.
– Bạc hà: Bạc hà rất nhiều để sản xuất gel, kẹo cao su, tinh dầu… vì nó có mùi thơm dễ chịu. Rửa sạch lá bạc hà sau đó đem giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, dùng nước này pha với 50ml nước ấm và cho 1 thìa muối vào khuấy đều cho tới khi nào tan hoàn toàn. Dùng súc miệng hàng ngày bạn không chỉ thấy miệng hết mùi hôi mà bạc hà còn làm hơi thở the mát.
– Tinh dầu tràm: Lấy khoảng 1-2 giọt tinh dầu tràm trộn với 1 ít kem đánh răng, rồi cho vào bàn trải, đánh răng hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng tinh dầu tràm trộn với nước cốt lá bạc hạ dùng để sức miệng, mùi hương thơm dễ chịu từ hỗn hợp tinh dầu tràm và lá bạc hà, sẽ giúp trị hôi miệng một cách nhanh nhất, đem lại hơi thở thơm mát.
– Sữa chua: Sữa chua nguyên chất có thể làm giảm đáng kể lượng Hydro Sunfua – chất gây hôi miệng – vì trong sữa chua có nhiều loại vi khuẩn tích cực. Vậy nên, ăn sữa chua, đặc biệt là sữa chua không đường là được coi là cách chống sâu răng, viêm lợi ngon – bổ – rẻ nhất và giúp trị hôi miệng hiệu quả, giữ cho hơi thở thơm mát.
– Uống nhiều nước: Một nguyên nhân rất phổ biến gây ra hôi miệng mà hầu như bạn ít để ý, đó là miệng bị khô. Hãy uống thật nhiều nước để giữ cho miệng được ấm ướt, có đủ lượng nước bọt cũng là một cách để tránh mùi hôi khó chịu từ miệng.
Tìm hiểu thêm
Sâu răng – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Làm sao để phòng ngừa hôi miệng
– Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần mỗi ngày và trong ít nhất 2 phút. Hãy nhớ chải cả mặt lưỡi để thức ăn không còn bám gây mùi hôi khó chịu.
– Dùng chỉ nha khoa ngày một lần sau bữa tối để làm sạch thức ăn trong các kẽ răng.
– Với giữ gìn vệ sinh răng miệng chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30% – 90%. Nên khám nha sĩ xem có bị sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng không vì các bệnh này làm hơi thở có mùi hôi.
– Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước. Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừng để lưỡi bị thương tích.
– Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
– Ăn nhiều trái cây và rau, giới hạn thịt và chất béo.
– Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars.
– Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.
– Bớt uống cà phê cũng là một cách chữa hôi miệng hiệu quả.
– Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm 2 lần để lấy cao răng và phòng tránh bệnh răng miệng.
Dùng các loại nước súc miệng có tính khảng khuẩn mạnh để diệt trừ vi khuẩn gây mùi hay chữa các bệnh về răng miệng. Nước súc nên dùng vào sáng sớm và buổi tối – là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi Giá: 199.000 VNĐ
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.