Top 9 # Vì Sao Obamacare Bị Phản Đối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Trump Quyết ‘Đạp Đổ’ Obamacare?

Tổng thống Donald Trump mừng chiến thắng sau khi Hạ viện thông qua Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) thay thế Obamacare. Ảnh: Reuters

Vài ngày sau lễ nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh giảm bớt gánh nặng pháp lý trong việc sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA) hay còn gọi là Obamacare.

Phát biểu trước giới truyền thông, ông Trump cũng thẳng thừng tuyên bố: “Obamacare hoàn toàn là một thảm họa”.

Ngày 4/5, phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng sau khi Hạ viện Mỹ vừa thông qua Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) thay thế Obamacare, Tổng thống Trump tuyên bố Obamacare “đã chết”. “Tôi biết nó đã không hiệu quả. Tôi đã dự đoán từ lâu. Nó sẽ thất bại. Và giờ đây, hiển nhiên đạo luật đã thất bại. Obamacare đã chết”, BBC dẫn lời ông nói.

Việc Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua AHCA để thay thế Obamacare được coi là thắng lợi quan trọng đối với ông Trump, người đã nhiều lần hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống rằng sẽ huỷ bỏ và thay thế đạo luật y tế của người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Barack Obama, theo Independent.

Vì sao ông Trump luôn cương quyết xóa bỏ Obamacare?

Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền là một sáng kiến cải cách y tế của cựu Tổng thống Obama. Nó dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền và các công ty bảo hiểm bán chính sách cho từng cá nhân và gia đình đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Đạo luật này được ký vào ngày 23/3/2010. Obamacare được coi là một trong những “di sản” lớn nhất trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama.

Đạo luật đem lại chương trình bảo hiểm y tế cho khoảng 20 triệu người. Nhưng sự gia tăng phí bảo hiểm, các khoản khấu trừ và việc một số công ty bảo hiểm lớn không còn muốn tham gia, đã gây nhiều khó khăn cho đạo luật y tế này.

Cựu Tổng thống Obama từng hứa rằng Obamacare sẽ không góp thêm “một xu nào vào thâm hụt ngân sách” trong năm 2009. Tuy nhiên, theo bài viết trên Forbes, Obamacare “ngốn” ít nhất 1,2 nghìn tỷ USD trong chi phí của chính phủ liên bang từ năm 2015 tới 2016. Nợ quốc gia của Mỹ tăng nhanh chóng khi đạt tới con số 20 nghì tỷ USD và Obamacare rõ ràng là một yếu tố góp vào số nợ kỷ lục đang ngày càng tăng đó.

Hơn 70% GDP của Mỹ tới từ tiêu dùng cá nhân. Obamacare làm giảm thu nhập của tất cả người Mỹ và do đó sẽ khiến GDP giảm. Thêm vào đó, nhiều công ty bảo hiểm kêu gọi tăng chi phí lên gấp đôi vào năm 2016. Vào thời điểm đó, Obamacare được cho là “không thể kiểm soát và không thể quản lý được”.

Trong cuốn Crippled America: How to Make America Great Again (Tạm dịch: “Nước Mỹ què quặt: Làm thế nào khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại) của Trump xuất bản năm 2015, ông viết rằng chi phí bảo hiểm đang “tăng không phanh từ 30 – 50% và nó cũng sẽ chỉ trở nên tệ hơn”. “Không còn nghi ngờ gì nữa, Obamacare là một nỗi tai ương và nó phải được hủy bỏ và thay thế. Giới y, bác sĩ ghét điều này. Giới bác sĩ đang bỏ việc ở khắp nơi”, ông viết.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Bill O’Reilly của đài Fox News, Tổng thống Trump trả lời khi được hỏi nếu liệu người Mỹ có thể mong đợi Obamacare được thay thế trong năm 2017 hay không. “Tôi muốn nói rằng tôi sẽ giới thiệu nó vào cuối năm nay. Nhưng chúng ta cần phải làm việc cụ thể trong năm nay và cả năm sau nữa”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng, việc thay thế là “rất phức tạp”, nhưng kêu gọi người Mỹ nhớ rằng “Obamacare là một thảm hoạ”.

Đạo luật thay thế của Trump liệu có tốt hơn?

Tổng thống Trump giới thiệu Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA). Ảnh: Ncscooper.com

Dù được Hạ viện thông qua với chiến thắng sít sao, Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) hay còn được ví là Trumpcare mà tổng thống định đưa ra thay thế Obamacare hiện đối mặt với cuộc chiến khó khăn tại Thượng viện. Tuy nhiên, Trump vẫn tự tin về kết quả và cam kết phí bảo hiểm và các khoản khấu trừ sẽ giảm.

Các khoản tín dụng thuế có thể hoàn lại tính theo tuổi và thu nhập của một người được giới thiệu nhằm giúp một người mua bảo hiểm khi họ không có việc làm. Những người dưới 30 tuổi được nhận 2.000 USD/năm, còn những ai trên 60 tuổi có thể lĩnh 4.000 USD/năm tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng, điều này có nghĩa là thu nhập nội địa sẽ được đem chi trả cho những người không phải trả những khoản tiền thuế đó. Thậm chí, những khu vực giàu có nhất của xã hội cũng không phù hợp cho việc sử dụng kiểu tín dụng thuế.

Trumpcare cũng không có nhiều hạn chế về số tiền tiết kiệm cho việc chăm sóc sức khỏe. Người Mỹ giờ đây có thể tăng gấp đôi số tiền mà họ có thể tiết kiệm được trong tài khoản tiết kiệm y tế, trong khi trước đây Obamacare đặt ra giới hạn cho điều này.

Người Mỹ cũng không còn bị buộc phải có bảo hiểm, và những người chủ doanh nghiệp cũng không bị buộc phải đóng bảo hiểm cho lao động, theo Telegraph.

Đối với Obamacare, những người có đủ điều kiện mà không mua bảo hiểm sẽ phải nộp phạt và buộc các công ty lớn phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Trumpcare xóa bỏ tiền phạt nhưng nếu người mua ngưng đóng tiền bảo hiểm từ 63 ngày trở lên, khi mua lại, họ sẽ phải trả thêm 30%.

Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm sẽ được tự do đặt mức giá, thay vì bị giới hạn ở mức thấp hơn trong Obamacare. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa người cao tuổi có thể phải trả gấp 5 lần số tiền bảo hiểm mà khách hàng trẻ tuổi phải đóng.

Phe Dân chủ cho rằng, kế hoạch về đạo luật chăm sóc sức khỏe mới của ông Trump sẽ làm tổn thương người Mỹ bằng cách buộc họ phải trả nhiều tiền hơn cho chăm sóc sức khỏe vì lợi ích của các công ty bảo hiểm, nhưng lại được chăm sóc ít hơn.

Vì Sao Người Hong Kong Biểu Tình Phản Đối Dự Luật Dẫn Độ?

Người biểu tình Hong Kong mang thông điệp phản đối dự luật dẫn độ ngày 9/6 (Ảnh: Reuters)

Theo Thời báo Hoa nam Buổi sáng, Anna Chan Wah, một thiếu niên, đã xuống đường hòa vào biển người biểu tình bất chấp cái nóng gay gắt, địa điểm chật hẹp và thậm chí là nỗi sợ hãi đấu tranh thất bại.

“Chúng tôi biết cuộc biểu tình đường phố hôm nay sẽ không thay đổi được gì, nhưng chúng tôi ở đây để đấu tranh cho nền dân chủ tại Hong Kong và để chứng tỏ rằng chúng tôi vẫn có tiếng nói”, Chan nói.

Đó là vào năm 2003, khi Chan, khi đó là một học sinh lớp 6, trò chuyện với Thời báo Hoa nam Buổi sáng trong cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh quốc gia, vốn thu hút khoảng nửa triệu người xuống đường.

Và hôm qua, tâm lý tương tự cũng diễn ra ở Hong Kong, khi hàng trăm người đổ ra đường trong một cuộc biểu tình quy mô lớn, được cho là lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Lần này, cuộc biểu tình là nhằm phản đối một dự luật dẫn độ, có thể cho phép dẫn độ các nghi phạm tới những nơi có hệ thống luật pháp kém mạnh.

Nhiều người biểu tình hôm qua nói rằng họ không kỳ vọng dự luật sẽ bị hủy bỏ. Nhưng họ vẫn không từ bỏ các nỗ lực. Nhiều người muốn chứng tỏ điều đã ăn vào máu của người Hong Kong, khẳng định tự do và xuống đường để gửi đi một thông điệp.

Aniken Pang Hoi-tin, một sinh viên 21 tuổi, có thái độ giống Chan vào năm 2003. “Tôi không quan tâm liệu hành động của mình sẽ ảnh hưởng gì tới quyết định của chính quyền. Tôi chỉ biết rằng tôi phải làm điều gì đó để bảo vệ nơi tôi đang sống”, Pang nói. “Những người nắm quyền lực cần bảo vệ người dân”.

Hong Kong đã được Anh trao trả cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997 trên mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Đặc khu này được cam kết về quyền tự trị rộng rãi và các quyền tự do khác, trong đó có một hệ thống pháp lý riêng. Hong Kong và Trung Quốc đại lục cũng không có thỏa thuận dẫn độ.

Janus Wong, 40 tuổi, một người làm công tác xã hội, thừa nhận khả năng chính quyền có thể phớt lờ các kêu gọi của những người biểu tình, dù các nhà tổ chức ước tính hơn 1 triệu người đã xuống đường để nói lên tiếng nói hôm qua.

Người biểu tình đối đầu cảnh sát trong biểu tình ở Hong Kong

Cuộc biểu tình hôm qua bắt đầu ôn hòa vào đầu giờ chiều và tiếp tục tới đêm. Đến giữa đêm qua, “biển” người biểu tình đã đi qua trung tâm thành phố và tập trung bên ngoài khu trụ sở chính quyền thành phố ở quận Admiralty. Làn sóng biểu tình đã làm gợi nhớ tới cuộc biểu tình lịch sử vào năm 2003.

Nhưng sau nửa đêm, tình hình đã xấu đi. Các cảnh tượng bạo lực đã bùng phát bên ngoại trụ sở Hội đồng Lập pháp, khi những người biểu tình xô đổ các hàng rào cảnh sát. Cảnh sát đã phải đáp trả bằng dui cui và hơi cay. Các camera đã quay được cảnh các vụ xô xát, ẩu đả dữ dội trong đêm.

15 năm trước, những người biểu tình giận dữ xuống đường vì nhiều lý do, từ dự luật an ninh quốc gia tới dịch Sars bùng phát và nền kinh tế trì trệ. Nhưng những người tham gia cuộc biểu tình hôm qua chỉ có một lo ngại: dự luật dẫn độ có thể dẫn tới những phiên tòa không công bằng.

Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình tại Hong Kong tối ngày 9/6 (Ảnh: Reuters)

Matthew Ng Kwok-bun, 50 tuổi, người từng tham gia cuộc biểu tình vào năm 2003, nói ông không tin vào nhà lãnh đạo đặc khu, người mà ông cho là nên đóng tốt vai trò gác cổng trong việc xử lý các yêu cầu dẫn độ từ đại lục.

“Đó là một thời khắc đáng chú ý với Hong Kong và tôi không có lựa chọn nào khác dù không phải là người hay tham gia các cuộc biểu tình”, ông nói.

Có nhận định cho rằng phản ứng mạnh mẽ từ rất đông các thành phần tham gia cuộc biểu tình hôm qua là chưa từng có, và khác hẳn với làn sóng giận dữ vào năm 2003. Mọi người thể hiện lo ngại của họ bằng việc thành lập các nhóm riêng, thay vì sử dụng các nền tảng thể chế. Hàng trăm người đã ký vào các đơn thỉnh cầu trên mạng hồi tháng trước để phản đối dự luật, bao gồm các học, các cựu sinh viên đại học và các bà nội trợ.

Oscar Fung Chun-yu, một nghệ sĩ 38 tuổi, cho hay một số những người bạn của anh đã từ bỏ sau phong trào “Dù vàng”. “Nhưng những gì xảy ra hôm nay đã cho thấy rằng người Hong Kong không thay đổi. Họ vẫn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình và vẫn còn cơ hội để tất cả chúng tôi sát cánh cùng nhau”.

Edmund Cheng Wai, một nhà khoa học chính trị tại Đại Baptist, cho rằng cuộc biểu tình hôm qua là một chương đáng chú ý trong lịch sử Hong Kong. Ông cho rằng người Hong Kong, dù trẻ hay già và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đã cùng nhau xuống đường để đấu tranh cho chỉ một lý do, trái ngược so với cuộc tuần hành năm 2003.

Cheng cho rằng một ai đó trong chính quyền trong chính quyền Hong Kong phải chịu trách nhiệm cho sự tranh cãi của dự luật, nói thêm rằng sự tranh cãi đã gây tổn hại cho chính sự lãnh đạo của Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Trở lại năm 2003, nữ sinh Chan có thể đã không hi vọng về khả năng thay đổi dự luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, 4 ngày sau cuộc biểu tình, chính quyền đã nhượng bộ và hủy dự luật.

Vào hôm qua, dù những người biểu tình tỏ ra không lạc quan, nhưng họ nói rằng họ xứng đáng nhận được sự phản hồi thích hợp từ chính quyền.

Một phụ nữ nội trợ họ Wong, 70 tuổi, nói thay nhiều người, rằng chính quyền phải tôn trọng những người biểu tình. Bà thề sẽ tiếp tục biểu tình chừng nào chính quyền vẫn im lặng.

“Đây là một luật hà khắc. Nó sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của chúng ta”, bà nói.

An Bình

Bị Người Yêu Phản Bội Nên Làm Gì? Phản Đòn Lại Ra Sao?

Nếu lỡ có một ngày bạn không may mắn rơi vào tình huống ấy thì đừng vội bi quan và suy sụp mà hãy tìm cách giữ mình luôn tỉnh táo để bình tĩnh xử lý sự việc.

Trong cuộc đời của mỗi người, có 4 từ được nói nhiều nhất: Xin chào, tạm biệt, cám ơn và xin lỗi.

Hãy nói xin chào với những người bạn mới, những điều tốt đẹp. Nói tạm biệt với những mối quan hệ xấu, những điều không vui. Hãy cám ơn những người, những điều khiến bạn hạnh phúc. Và, hãy gạt bỏ tự ái để có thể nói xin lỗi một cách chân thành nếu bạn cảm thấy có lỗi.

Điều thứ nhất: Trước hết hãy luôn nhìn lại bản thân mình

Dù sự việc gì xảy ra trong cuộc sống trước tiên hãy nhìn lại mình rồi mới đi phán xét xung quanh và người khác. Bạn cần bình tĩnh suy nghĩ lại về những hành động, việc làm của bạn. Có thể sự hời hợt vô tâm hơn, thiếu quan tâm hơn, ít với nhau hơn… mới là nguyên nhân thật sự khiến người yêu của bạn yếu lòng khi nhận được sự săn sóc từ người khác?

Hãy nhớ tới câu nói: “Khoảng cách giữa hai người đủ rộng thì mới có cơ hội cho kẻ thứ ba xen vào” để nhìn nhận vấn đề của bạn.

Điều thứ 2: Đừng đổ lỗi lên người khác

Nhiều khi sự việc không may xảy ra, mọi tội lỗi sẽ trút hết lên đầu kẻ thứ 3 xen vào chuyện tình của bạn. Vậy tại sao bạn không lật lại vấn đề, nhìn lại người đàn ông của mình. Có thể tình yêu đã khiến bạn mù quáng, không tìm hiểu kĩ người bạn chọn lựa trước kia đã có cuộc sống như thế nào. Biết đâu bản tính trăng hoa đã ăn sâu vào máu anh ta thì sao? Cùng là con gái, đừng vội làm tổn thương lẫn nhau chỉ vì một người đàn ông không xứng đáng.

Điều thứ 3: Đừng bao giờ cố gắng trả thù

Khi bị phản bội, bạn sẽ nghĩ ngay tới việc trả thù nhưng mọi sự trả thù lúc này đều chứng tỏ bản thân bạn là kẻ ngốc. Bạn có thể sẽ trút giận lên mọi thứ xung quanh, thậm chí là trút giận lên chính bản thân mình. Nhưng bạn không hiểu khi làm vậy, kết quả cũng không thay đổi. Càng trả thù bạn sẽ càng thấy căm ghét tình yêu hơn và sẽ khó mở lòng cho cơ hội mới. Học cách tha thứ để giải thoát cho người khác và cho chính mình nữa.

Điều thứ 6: Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm

Những kẻ không ưa bạn sẽ chực chờ sơ hở để làm bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương và mục đích là khiến bạn không gượng dậy được. Đó là những lúc bạn cần mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu người ta làm bạn buồn 1, hãy tự tạo niềm vui cho mình gấp 10 lần như thế. Chỉ có niềm vui, sự hạnh phúc và cuộc đời rộn rã tiếng cười của bạn mới là cách “trả thù” tốt nhất.

Điều thứ 7: Đôi khi im lặng cũng là lựa chọn đúng

Cách tốt nhất để kết thúc một cuộc tranh cãi là im lặng. Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy thử im lặng nghe họ trút hết bực dọc trước. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thấm hơn.

Điều thứ 8: Hãy luôn là chính mình

Tập sống thật với chính mình. Vui thì cười, buồn thì khóc, thương ai đó thì nói, ghét ai đó thì góp ý. Hãy luôn là bạn với cái tôi mạnh mẽ, đôi lúc có chút lạnh lùng dứt khoát và quan trọng phải luôn đủ tỉnh táo để suy nghĩ mọi chuyện.

Ngày mai của bạn phụ thuộc vào hành động của bạn ngày hôm nay nên hãy không ngừng cố gắng vượt qua mọi chuyện dù có gì đi chăng nữa. Bạn sẽ tìm thấy chốn bình yên sau khi mọi sóng gió đã được đẩy đi bằng sức mạnh của bạn.

-Nguồn: TLHTY-

Vì Sao Bị Đột Quỵ?

Vì sao bị đột quỵ? Đây là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như cải thiện đột quỵ hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này và đặc biệt là những thông tin hữu ích về cách phòng ngừa, cải thiện bệnh tích cực. Đừng bỏ lỡ!

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não đột ngột bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời. Tình trạng này xảy ra do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ, khiến não tổn thương và dần hoại tử, ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể.

Đột quỵ được chia thành 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ thể nhồi máu não xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện và làm tắc mạch máu não, chiếm hơn 80% tổng số trường hợp. Đột quỵ thể xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu não bị vỡ, máu rò rỉ và làm tổn thương các tế bào não xung quanh, chiếm gần 20% tổng số ca bệnh. Thể xuất huyết não tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng mức độ nguy hiểm, tình trạng tử vong và để lại di chứng nặng nề cao hơn so với thể nhồi máu não .

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể

Có rất nhiều yếu tố dẫn tới sự khởi phát của một cơn đột quỵ, bao gồm 2 nhóm: Nhóm yếu tố sinh lý và nhóm yếu tố bệnh lý. Cụ thể:

– Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng lên, sức đề kháng của cơ thể kém đi, tuần hoàn và lưu thông máu suy yếu, nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo. Chính vì vậy, người cao tuổi là đối tượng bị đột quỵ nhiều hơn cả.

– Tiền sử gia đình: Những người trong gia đình có cùng môi trường và thói quen sống. Bởi vậy, nếu một người trong gia đình từng bị đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh của những người còn lại cũng cao hơn.

– Chủng tộc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người da đen bị đột quỵ nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với người da trắng.

– Lối sống không lành mạnh: Lối sống thiếu khoa học, ăn ngủ không điều độ, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, lười luyện tập thể dục thể thao,… có thể khiến sức khỏe toàn trạng giảm sút, nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu, trong đó có đột quỵ tăng lên.

Rất nhiều người thắc mắc: Vì sao bị đột quỵ?

Ngoài những nguyên nhân sinh lý như trên, đột quỵ có 3 bệnh lý nguy cơ chủ yếu sau:

– Huyết áp cao: Đây là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch thường xuyên ở mức cao, làm suy yếu mạch máu và tạo điều kiện cho mảng bám cũng như các cục máu đông hình thành trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông máu lên não, từ đó dẫn đến đột quỵ.

– Tiểu đường: Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, chúng dễ hình thành mảng bám gây xơ vữa động mạch và ngăn cản quá trình lưu thông máu. Khi mảng xơ vữa bong ra có thể kết hợp với tiểu cầu, tạo thành cục máu đông.

– Bệnh tim mạch: Với người mắc bệnh tim mạch, tim bơm máu không đều có thể khiến máu tắc lại, tạo nên những cục máu đông gây đột quỵ.

Khắc phục bệnh đột quỵ như thế nào?

Quá trình điều trị đột quỵ được chia thành 3 giai đoạn: Chăm sóc khẩn cấp, điều trị tích cực và phục hồi chức năng. Cụ thể:

Khi nhận thấy bản thân hoặc ai đó có những triệu chứng của đột quỵ như: Đột ngột méo mặt, yếu nửa người, mờ một bên mắt hoặc hôn mê,… bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Người bệnh được đưa tới cơ sở y tế càng sớm, hậu quả của đột quỵ càng nhẹ. Tuy nhiên, theo một số báo cáo, có tới 1/3 bệnh nhân đột quỵ không gọi cấp cứu mà để yên, chờ các triệu chứng của bệnh tự thoái lui, dẫn đến những hậu quả khó lường.

Sau quá trình cấp cứu, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm, thường là chụp CT, MRI hoặc xét nghiệm máu để xác định loại đột quỵ. Sau đó, tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ mà người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với người bị nhồi máu não, nếu được đưa đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông – tác nhân gây tắc mạch máu não. Nếu cấp cứu muộn, không đáp ứng được thuốc tiêu huyết khối, có thể bệnh nhân đột quỵ cần phải được phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

Đối với người bị xuất huyết não, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật để cầm máu và hạn chế tổn thương não. Kỹ thuật thường được áp dụng trong điều trị đột quỵ thể xuất huyết não là: Phẫu thuật kẹp phình động mạch, cắt bỏ dị dạng động – tĩnh mạch,…

Các giai đoạn điều trị đột quỵ đều đòi hỏi chuyên môn cao

Một người bị đột quỵ được cấp cứu kịp thời có thể phục hồi sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phải chịu nhiều di chứng nặng nề, tiêu biểu như: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm thị lực, thay đổi nhận thức, trầm cảm,…

Để khắc phục những di chứng này, người bệnh cần trải qua quá trình trị liệu phục hồi. Thời gian phục hồi sau đột quỵ ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ. Các liệu pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ bao gồm:

Trị liệu ngôn ngữ: Giúp cải thiện tình trạng khó nói, khó hiểu lời người khác nói ở bệnh nhân đột quỵ.

Vật lý trị liệu: Thông qua các bài tập giúp người bệnh học lại kỹ năng vận động đã mất trong cơn đột quỵ.

Liệu pháp nghề nghiệp: Thực chất là liệu pháp tập trung vào việc cải thiện các hoạt động hàng ngày như: Ăn, uống, mặc quần áo, tắm rửa, đọc viết,…

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị sẽ giúp bạn bình tĩnh đối mặt với đột quỵ. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ một cách tích cực, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Với thành phần chính từ – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Cụ thể, nattokinase có khả năng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp – đối tượng có tỷ lệ bị đột quỵ cao.

Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Sản phẩm có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung sau giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Kinh nghiệm của nhiều người

Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701 ) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ não. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Giới chuyên gia đánh giá thế nào?

Đừng bỏ lỡ những phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về công dụng phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes trong video sau:

Nếu còn thắc mắc vì sao bị đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 .

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng