Top 11 # Vì Sao Quan Vũ Chết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Quan Vũ Bình Thản Nhận Lấy Cái Chết Cay Đắng?

Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân.

Phác họa hình tượng Quan Vũ.

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.

Theo trang mạng Qulishi, trong giai đoạn xây dựng uy danh thời Tam quốc, Quan Vũ hết gây xích mích với Tôn Quyền, lại thể hiện thái độ đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, còn khước từ lòng tốt của Tào Tháo.

Điều này khiến cho các học giả Trung Quốc sau này nhận định, cả 3 thế lực Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy đều hiểu rõ, Quan Vũ không chết thì đại cục không thể yên ổn.

Khước từ Tào Tháo

Tào Tháo ngưỡng mộ và lấy lòng Quan Vũ nhưng không giữ được danh tướng này trở về với Lưu Bị

Bất đắc dĩ quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ được đối đãi hết sức nồng hậu. Quan Vũ được phong làm “Hán Thọ đình hầu”. Chức tước này trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế sắc phong, nhưng thực chất là do chủ ý của Tào Tháo.

Quan Vũ hết sức coi trọng chức tước này. Vì trong mắt một người trung quân, phục Hán, đây là bằng chứng cho thấy Quan Vũ bắt đầu bước chân vào hàng ngũ quan lại của nhà Hán.

Sau này, Quan Vũ nhất quyết quay về với Lưu Bị, thậm chí còn “qua 5 ải, chém 6 tướng” Tào. Nhưng nếu có ở lại với Tào Tháo, tư tưởng trung quân, phục Hán cùng tính cách kiêu căng, ngạo mạn cũng sẽ sớm hại chết Quan Vũ

Cái chết của Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, các học giả Trung Quốc phân tích. Tuân Úc là mưu sĩ sớm nhất của Tào Tháo, luận về tài năng chỉ đứng sau Quách Gia.

Tuân Úc tận tâm, trung thành, lập nhiều công trạng, được Tào Tháo rất mực trọng dụng, kính nể. Nhưng càng về sau, Tuân Úc càng lộ rõ mục đích đi theo Tào Tháo để trợ giúp cho nhà Hán. Trong khi đó, Tào Tháo chỉ muốn chấm dứt một triều đình bù nhìn để xưng đế. Kế hoạch này sớm muộn bị Tuân Úc phát hiện.

Từ chỗ là mưu sĩ thân cận, Tuân Úc công khai đứng ra phản đối Tào Tháo. Kết quả là mưu sĩ tài ba này bị Tào ban cho một chén rượu độc mà chết tức tưởi.

Không bằng lòng với Lưu Bị

Ba anh em kết nghĩa Quan Vũ (phải), Lưu Bị (giữa) và Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào

Trở về Thục Hán, Quan Vũ lẽ ra không nên nhắc đến chức “Hán Thọ đình hầu” để tránh làm Lưu Bị không vui.

Nhưng bởi tình tính ngạo mạn, kiêu căng, Quan Vũ vẫn nhiều lần tự xưng tước vị mà Tào Tháo ban cho. Quan Vũ coi đây là vinh dự thì Lưu Bị có thể nghĩ huynh đệ mình đã trúng kế thị uy của Tào Tháo.

Theo các nhà học giả Trung Quốc, bất hòa giữa hai huynh đệ từng uống máu ăn thề dần lên đến đỉnh điểm. Nếu Lưu Bị chết, Quan Vũ là ứng cử viên sáng nhất để nắm quyền lực Thục Hán.

Trong khi đó, nếu Lưu Bị giết Tào thành công, Quan Vân Trường sợ rằng kẻ tiếp theo phải rơi đầu sẽ chính là mình.

Đến khi chiếm Tây Xuyên, cả Gia Cát Lượng, Pháp Chính và nhiều người khác đều cật lực khuyên Lưu Bị xưng đế. Nhưng Lưu Bị một mực cự tuyệt, chỉ muốn làm Hán Trung Vương.

Điều này khiến cho Quan Vũ trong lòng vô cùng bất mãn. Quan Vân Trường cho rằng, danh xưng ấy không được Hán Hiến Đế phê chuẩn, không được công nhận, là hành động phản nghịch.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả chi tiết vụ việc này. Khi Phí Y mang theo chiếu bổ nhiệm của Lưu Bị tới Kinh Châu, Quan Vũ ngang nhiên hỏi: “Hán Trung Vương phong cho ta tước gì?”

Thái độ của Quan Vũ tỏ rõ sự bất mãn, khác hẳn với lúc được Tào Tháo phong làm “Hán Thọ đình hầu”.

Quan Vũ là dũng tướng nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết thảm.

Khi nghe tới việc mình được phong chức đứng đầu trong “ngũ hổ thượng tướng”, Quan Vũ càng thêm giận dữ, miễn cưỡng tiếp nhận.

Phí Y đã đem toàn bộ sự tình tâu lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đó là lúc mà Quan Vũ trở thành “cái gai” trong mắt Gia Cát Lượng.

Nếu để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, khó tránh khỏi xích mích, dẫn đến huynh đệ tương tàn. Ngược lại, trấn thủ Kinh Châu, Quan Vũ có thể dâng thành cho Tào Ngụy bất cứ lúc nào.

Nhục mạ Tôn Quyền

Trong khi đó, Tôn Quyền ở Đông Ngô “đứng ngồi không yên”, bởi Quan Vũ trấn Kinh Châu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến đánh xuống nước Ngô.

Tôn Quyền bèn dùng kế, sai sứ giả tới xin Quan Vân Trường gả con gái cho con trai mình, thể hiện lòng muốn thắt chặt quan hệ Ngô-Thục.

Nhưng Quan Vũ vốn ngạo mạn, tự phụ và không có tầm nhìn xa nên rất coi thường Tôn Quyền. Quan Vũ không hề biết rằng, làm tổn hại quan hệ Thục-Ngô cũng sẽ phá tan chiến lược “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đề ra.

Vì vậy, Quan Vũ mắng chửi sứ giả hết lời, thậm chí còn có ý nhục mạ Tôn Quyền khi nói: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.

Có thể nói, Quan Vũ đã phạm sai lầm chết người khi thẳng thừng gây hấn với Tôn Quyền, bởi xét về vai vế, Tôn Quyền đứng ngang hàng với Lưu Bị.

Tôn Quyết biết tin, tỏ ra hết sức tức giận, một mặt nhẫn nhịn chờ thời, mặt khác bắt đầu xây dựng mối quan hệ giao hảo với Tào Ngụy.

Quan Vũ chết là điều tất yếu

Cái chết của Quan Vũ được cho là điều cần thiết trong thời Tam quốc.

Trên thực tế, bản thân Quan Vũ trong giai đoạn này có lẽ cũng hết sức đau đầu. Bởi Lưu Bị dù khởi binh khôi phục Hán triều, nhưng lại tự ý xưng vương khi chưa có sự đồng ý của Hán Hiến Đế. Nếu theo Tào Tháo, Quan Vũ sớm muộn cũng chứng kiến cảnh nhà Hán diệt vong.

Trong bối cảnh đó, Gia Cát Lượng để Lưu Bị phong Quan Vũ làm Tiền Tướng quân, khởi binh đánh Tương Dương.

Quan Vũ dù không giỏi mưu lược nhưng cũng hiểu rằng, đánh Tương Dương chẳng khác nào tấn công Tào Tháo trong khi Tôn Quyền ở phía sau sẵn sàng “đâm sau lưng” bất cứ lúc nào.

Trước có Tào Tháo, sau có Tôn Quyền, Quan Vũ biết mình đang dấn thân vào chỗ chết.

Một số học giả Trung Quốc phân tích, nếu may mắn có thể diệt được Tào Tháo, Quan Vũ sẽ lập công, chấn hưng nhà Hán. Nếu không may thì sẽ bại trận mà chết. Cả hai con đường ấy đều không vi phạm tư tưởng trung quân, phục Hán, nên Quan Vũ chấp nhận dẫn quân lên đường.

Có một điều mà Quan Vũ không ngờ, đó là mối quan hệ của ông với các tướng lĩnh dưới quyền cũng xấu đi nhanh chóng. Đến khi rơi vào bế tắc trong chiến dịch đánh Tương Dương-Phàn Thành, Quan Vũ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, lại bị quân Đông Ngô đánh úp, buộc phải rút chạy về Mạch Thành

Quan Vũ thất thủ Mạch Thành là điều tất yếu, bị quân Ngô bắt sống. Quan Vũ kiên quyết không hàng Ngô và chỉ còn đường nhận lấy cái chết.

Có thể nói, Quan Vũ đã đạt được tâm nguyện khi hi sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng. Cái chết của Quan Vũ thể hiện vận mệnh của nhà Hán đã hết, báo hiệu sự diệt vong.

Năm 219, Lưu Bị sai Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu đem quân bắc tiến. Lợi dụng thời cơ này, một danh tướng Đông Ngô đã bí mật đưa quân vượt sông chiếm Kinh Châu, uy chấn Trung Hoa. Bài viết xuất bản ngày 28.2.2017 sẽ tập trung khai thác cái chết bí ẩn của danh tướng này.

Vì Sao Quan Vũ Chết, Lưu Bị Chỉ Xử Tội Lưu Phong Mà Lờ Đi Mã Siêu?

Công Nguyên năm 219, trong trận chiến Tương Phàn, Đông Ngô Tôn Quyền phái Lã Mông, Lục Tốn tập kích hậu phương của Quan Vũ, lúc đó Quan Vũ đang thất bại trong trận giao chiến với Từ Hoảng, tiến thoái lưỡng nan, vào năm Công Nguyên 220 thì bại trận bị giết.

Sau cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị trách tội hai người Lưu Phong và Mạnh Đạt. Mạnh Đạt sau đó phản Thục, cùng Từ Hoảng của Tào Ngụy cùng tập kích Lưu Phong, khuyên Lưu Phong đầu hàng. Lưu Phong không hàng, nhưng lại bị bộ hạ phản bội, bại trận chạy về Thành Đô.

Lưu Bị nghe theo ý kiến của Khổng Minh xử tử Lưu Phong. Lưu Phong sau đó tự vẫn, Lưu Bị trong thâm tâm cảm thấy rất đau lòng, đáng tiếc. Theo ý kiến của một số người, trước khi bị bắt và xử tử, Quan Vũ có chạy đến vùng đất Lâm Thư của Mã Siêu, nên cái chết của Quan Vũ Mã Siêu cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

Lưu Bị truy cứu trách nhiệm những người đã không ứng cứu Quan Vũ

Trong “Tam Quốc chí-Quan Vũ Truyện” của Trần Thọ có ghi lại: “Tôn Quyền cho quân đánh úp Quan Vũ, chém cha con Quan Vũ và Quan Bình tại Lâm Thư”. Cũng trong “Tam Quốc Chí-Mã Siêu” của Trần Thọ có viết: “Tiên chủ (Lưu Bị) lấy Siêu (Mã Siêu) làm Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư, nhận tước Đô đình hầu”.

Vì thế Lâm Thư chính là vùng phong địa của Mã Siêu, nên nhiều người cho rằng Quan Vũ chết trong vùng đất của Mã Siêu, và Mã Siêu cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Nhưng thực tế là lúc Quan Vũ bị xử tử ở Lâm Thư, Mã Siêu không có mặt ở vùng đất đó, thế nên đối với cái chết của Quan Vũ, Mã Siêu không cần phải chịu trách nhiệm.

Lúc Quan Vũ bị giết, Mã Siêu không có mặt ở Lâm Thư nên không thể chi viện

Cụ thể hơn là, Công Nguyên năm 220, sau khi trận chiến Hán Trung kết thúc, Mã Siêu đã cùng với Lưu Bị trở về Thành Đô, vì vậy lúc Quan Vũ bị giết, Mã Siêu không hề có mặt tại Lâm Thư, nên đương nhiên Lưu Bị không thể truy cứu trách nhiệm Mã Siêu.

Nhưng với Lưu Phong thì khác, ông không thể chối cãi được trách nhiệm đối với cái chết của Quan Vũ. Thượng Dung Tam Quận cách chiến trường Tương Phàn rất gần. Trong lúc Quan Vũ vây hãm Tương Phàn, có nhờ Lưu Phong và Mạnh Đạt chi viện. Nhưng vì quan hệ không tốt nên Lưu Phong và Mạnh Đạt không xuất binh tiếp ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Quan Vũ thất bại tại trận chiến Tương Phàn.

Quan Vũ không được Lưu Phong và Mạnh Đạt chi viện, nên bị quân Đông Ngô bắt và xử tử tại Lâm Thư

Cuối cùng, vào năm Kiến An thứ 25 ( 220 ), Lưu Phong và Mạnh bất hòa, Mạnh Đạt viết một bức thư gửi cho Lưu Bị, sau đó dẫn quân đầu hàng Tào Ngụy. Vì thế, việc Mạnh Đạt phản bội Thục Hán có thể nói do Lưu Phong là một phần nguyên nhân.

Ngoài ra, theo một số nhà sử học ghi lại, thì sự tồn tại của Lưu Phong rất có thể uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của Lưu Thiện về sau. Vì thế, dựa vào những tội danh không tiếp ứng Quan Vũ, khiến Mạnh Đạt phản Thục quy Tào, Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị xử tử Lưu Phong. Lưu Bị sau khi cân nhắc đã đồng ý với ý kiến của Gia Cát Lượng, xử Lưu Phong tội chết. Cuối cùng vào năm Công Nguyên 220, sau thời điểm Quan Vũ bị giết không lâu, Lưu Phong đã tự vẫn.

Vì Sao Ung Thư Gây Chết Người?

Ung thư hình thành như thế nào

Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh sự đột biến của tế bào. Thông thường, các tế bào sẽ tuân theo một quy trình: phát triển, phân chia thành tế bào mới rồi chết đi.

Nhưng tế bào ung thư thì khác – chúng là những tế bào… bất tử. Thay vì chết đi, tế bào ung thư sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.

Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Ước tính hiện nay có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

Tại sao ung thư lại gây chết người?

Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Nhưng tại sao lại thế?

Đó là vì tế bào ung thư khi di căn tạo thành các khối u mới, xâm lấn các tế bào bình thường. Điều này đã làm tê liệt và ngăn cản các cơ quan trong cơ thể vận hành, dẫn đến việc cơ thể suy kiệt, đau đớn và bất lực trước các bệnh tật khác, cuối cùng dẫn đến hệ quả tất yếu là tử vong.

Vì sao chúng ta bị ung thư?

Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta đã xác định được khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư, được chia thành tác nhân bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong

Chính là yếu tố di truyền. Một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư nguyên bào võng mạc mắt… hình thành từ các gene bị lỗi và các gene này sẽ được di truyền qua từng thế hệ.

Ngoài ra, nội tiết tố quá dồi dào đôi khi cũng kích hoạt các loại ung thư, đặc biệt là ở nữ giới như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

5 – 10% số ca mắc ung thư là do di truyền

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% ung thư là do các nguyên nhân này.

Yếu tố bên ngoài

90% các trường hợp ung thư ngày nay đều do tác động từ yếu tố bên ngoài.

Đầu tiên phải kể đến thuốc lá – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi, với tỉ lệ lên tới 90%. Hút thuốc cũng là thủ phạm cho khoảng 30% tổng số các trường hợp ung thư, như thanh quản, cổ, dạ dày, thận, bàng quang, tụy…

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ruột và dạ dày.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại bức xạ như UV (có trong ánh sáng Mặt trời), tia X, tia gamma… sẽ tăng nguy cơ gây ung thư da, tuyến giáp và tủy xương

Tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da

Cuối cùng là các tác nhân đến từ virus và vi khuẩn. Ví dụ như virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, Virus viêm gan B gây ung thư gan, hay Epstein-Barr, virus gây bệnh bạch cầu ở người.

Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến lối sống không lành mạnh. Sử dụng nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn có thể gây ung thư gan và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh, thiếu thể dục thể thao có thể gây thừa cân, khiến phụ nữ sản sinh thừa hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Kết

Bài viết này nhằm giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về ung thư – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới (theo thống kê từ WHO). Theo các chuyên gia, 40% các loại ung thư có thể phòng tránh được và 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu được chữa trị kịp thời.

Ung thư là một trong những tác nhân gây chết người hàng đầu trên thế giới.

Theo thống kê từ Cancer Research của Anh, năm 2012 thế giới có thêm 14 triệu ca ung thư. Trong đó, 4 loại ung thư phổ biến nhất gồm có:

– Ung thư phổi

– Ung thư tiền liệt tuyến

– Ung thư ruột và đại trực tràng

– Ung thư vú

Virus Corona: Vì Sao Hai Phóng Viên Ở Vũ Hán Mất Tích?

Hai phóng viên – những nhà báo công dân muốn đưa “sự thật” về những gì đang diễn ra ở Vũ Hán, tâm chấn của dịch corona ở Trung Quốc.

Bây giờ, cả hai đã mất tích.

Cả hai đã đăng tải video, hình ảnh và những câu chuyện kịch tính bên trong thành phố hoàn toàn bị cách ly khỏi thế giới.

Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu Thực (Chen Qiushi) đều mang quyết tâm chia sẻ những gì họ chứng kiến về cuộc khủng hoảng, những câu chuyện thực chất từ Vũ Hán – thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đến với mọi người.

Kết quả, video của cả hai đã thu hút được hàng ngàn lượt xem. Nhưng hiện tại, các kênh tin tức của họ bỗng trở nên im ắng, những người theo dõi lo sợ rằng cả hai sẽ biến mất vĩnh viễn.

Phương Bân là ai?

Phương Bân là doanh nhân người Vũ Hán, ông bắt đầu đăng tải những video về sự bùng phát của dịch corona để “tường thuật tình hình thực tế ở đây”. Ông hứa hẹn sẽ “làm hết sức” để thông tin cho người dân.

Ông đã đăng video đầu tiên vào ngày 2/1 trên YouTube – một kênh bị cấm ở Trung Quốc nhưng có thể truy cập thông qua VPN.

Những video đầu tiên ông – chủ yếu là cảnh ông lái xe quanh thành phố và cho người xem thấy tình hình ở những nơi khác nhau – đã thu hút hơn 1.000 lượt xem.

Sau đó vào ngày 1/2, Phương Bân đã quay một video khiến người xem phải bật dậy và để tâm. Đoạn clip cho thấy tám xác chết chất chồng trên một chiếc xe buýt nhỏ bên ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán, đã có gần 200.000 lượt xem.

Ông Phương cáo buộc rằng cảnh sát đã xông vào nhà ông vào ngay tối hôm đó thẩm vấn về các video ông đăng tải. Ông bị bắt đi, bị cảnh cáo và sau đó được thả ra.

Nhưng vào ngày 9/2, ông đã đăng một đoạn video dài 13 giây với dòng chữ “tất cả hãy nổi dậy – chính phủ hãy trao quyền lực lại cho người dân”.

Và sau đó, tài khoản trở nên im ắng.

Trần Thu Thực là ai?

Ông Trần là một cựu luật sư nhân quyền, sau đó trở thành nhà báo chuyên về video. Ông khá nổi tiếng trong giới hoạt động khi xây dựng danh tiếng của mình thông qua việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hong Kong vào tháng Tám năm ngoái.

Ông Trần cáo buộc việc đưa tin tức trên khiến ông bị quấy rối và cuối cùng bị chính quyền Trung Quốc bịt miệng sau khi trở về đại lục. Các tài khoản mạng xã hội ở Trung Quốc của ông, theo báo cáo có hơn 700.000 người theo dõi, đã bị xóa.

Nhưng ông Trần không thể giữ im lặng mãi được

Vào tháng Mười, ông đã tạo một tài khoản YouTube mới hiện có khoảng 400.000 người đăng ký. Ông cũng có hơn 265.000 người theo dõi trên tài khoản Twitter.

Cuối tháng Một, ông Trần quyết định tới Vũ Hán để tường thuật thực trạng tồi tệ ở đây.

“Tôi sẽ sử dụng máy ảnh để ghi lại những gì đang thực sự xảy ra. Tôi hứa sẽ không che giấu sự thật”, ông nói trong video YouTube đầu tiên của mình.

Ông đến thăm các bệnh viện khác nhau ở Vũ Hán, ghi nhận điều kiện y tế và trò chuyện với bệnh nhân.

Ông Trần biết rằng điều này đang đặt ông vào tình thế nguy hiểm. Nói với phóng viên của BBC – John Sudworth hồi đầu tháng này, ông Trần cho biết không chắc mình sẽ có thể tiếp tục trong bao lâu.

“Việc kiểm duyệt rất gắt gao và tài khoản của mọi người sẽ bị vô hiệu hóa nếu họ chia sẻ nội dung của tôi”, ông nói.

Sau đó, ngày 7/2, một video đăng trên tài khoản Twitter của ông Trần – hiện do một người bạn ông quản lý – ghi lại hình ảnh mẹ ông nói ông đã mất tích một ngày trước đó.

Từ Hiểu Đông – một người bạn của ông đã cáo buộc trong video đăng trên YouTube rằng ông đã bị cách ly cưỡng chế.

Chính quyền nói gì?

Chính quyền Trung Quốc vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Không có tuyên bố chính thức cho biết Phương Bân và Trần Thu Thực đang ở đâu và khi nào được thả ra nếu bị cách ly.

Patrick Poon, một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết vẫn chưa rõ liệu Phương Bân và Trần Thu Thực “đã bị cảnh sát bắt đi hay bị cách ly cưỡng chế”.

Ông nói thêm “ít nhất” chính quyền nên đảm bảo các thành viên trong gia đình được liên lạc.

“Chính quyền Trung Quốc nên thông báo cho gia đình họ và cho họ được làm việc với luật sư của mình. Nếu không, một quan ngại pháp lý có thể xảy ra là nguy cơ họ bị tra tấn hoặc đối xử thậm tệ”, ông Poon nói với BBC.

Lý do gì khiến họ biến mất?

Bắc Kinh nổi tiếng với việc kiểm soát việc lên tiếng của những nhà hoạt động. Minh chứng là sự kiểm soát thông tin dịch bệnh.

Theo một nhà nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), không gì ngạc nhiên khi các nhà chức trách đang “xem việc dẹp im những lời chỉ trích quan trọng ngang ngửa, nếu không muốn nói là hơn, so với việc kiềm hãm sự lây lan của virus”.

“Chính phủ độc tài Trung Quốc có lịch sử đàn áp và giam giữ những công dân nói sự thật hoặc chỉ trích chính quyền trong các tình huống nguy cấp cộng đồng. Ví dụ như dịch Sars năm 2003, trận động đất Wenchuan năm 2008, vụ tai nạn tàu hỏa Ôn Châu năm 2011 và vụ nổ hóa chất ở Thiên Tân năm 2015 , ” Yaqiu Wang của HRW nói với BBC.

Tuy nhiên, bà nói rằng Trung Quốc cần “học hỏi kinh nghiệm và hiểu rằng tự do thông tin, minh bạch và tôn trọng quyền con người sẽ giúp chứ không cản trở việc kiểm soát dịch bệnh”.

“Các nhà chức trách đang tự làm hại mình bằng [các cáo buộc] về sự biến mất của ông Trần và ông Phương,” bà nói thêm.