Top 8 # Vì Sao Samsung Chọn Bắc Ninh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Samsung Việt Nam Lý Giải: Tại Sao Nhất Thiết Phải Đầu Tư Mạnh Vào Bắc Ninh Mà Không Phải Các Tỉnh Khác?

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo cấp cao của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) – xin được giấu tên, cho biết con số cả chục tỷ USD được đầu tư vào Bắc Ninh là một tín hiệu tốt, chứng tỏ chính sách thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư của tỉnh này đang phát huy hiệu quả cần có.

– Đầu tư vào Bắc Ninh từ năm 2008, Samsung đã gắn bó với mảnh đất này gần 1 thập kỷ. Quay ngược lại quá khứ, Samsung có thể chia sẻ lý do tại sao lại chọn đầu tư vào Bắc Ninh? Đâu là lợi thế mạnh nhất khi đó để Samsung tìm tới Bắc Ninh?

Năm 2008, nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức được thành lập tại Bắc Ninh. Chúng tôi đã có mặt ở đây gần một thập kỉ và cho đến nay chúng tôi vẫn hoàn toàn tự hào về quyết định lịch sử của mình. Lựa chọn địa điểm cho một nhà máy lớn như SEV cần có các yếu tố thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó.

Trước hết, Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Đặc biệt hơn, vị trí địa lý của Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.

– Với các DN FDI lớn như Samsung, người ta hay nói tới cụm từ “ưu đãi đặc biệt”, Samsung có thể chia sẻ khái quát những ưu đãi đặc biệt mà mình được nhận tại Bắc Ninh?

SEV chỉ là một trong rất nhiều doanh nghiệp FDI khác có mặt tại Bắc Ninh và chúng tôi đều được tỉnh Bắc Ninh tạo sân chơi công bằng trong các hoạt động kinh doanh

– Từ góc nhìn của một DN FDI lớn, Samsung đánh giá thế nào về cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh? So với những địa phương khác tại Việt Nam như Thái Nguyên, Tp HCM thì Bắc Ninh có gì vượt trội?

Cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh nhìn chung rất tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không phải đơn giản khi có rất nhiều doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam cùng chọn Bắc Ninh làm địa bàn sản xuất và kinh doanh. Sản xuất không thể phát triển nếu cơ sở hạ tầng yếu kém và điều quan trọng nhất mà chúng tôi nhận thấy là chính quyền Bắc Ninh đã và đang có rất nhiều các hoạt động tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và của toàn bộ người dân.

– Khi Samsung đầu tư vào Thái Nguyên, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết sẽ áp dụng chính sách tương tự như Bắc Ninh. Mặc dù vậy, mới đây Samsung tuyên bố vẫn muốn rót thêm 2,5 tỉ USD giải ngân vào Bắc Ninh trong 5 năm kể từ năm 2018, qua đó nâng mức tổng đầu tư lên 6,5 tỉ USD. Vì sao Samsung vẫn quyết tâm chọn đầu tư vào Bắc Ninh trong giai đoạn mới này mà không phải địa phương khác?

Xin khẳng định rằng tất cả các dự án mở rộng kinh doanh của Samsung Việt Nam đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và chiến lược của Tập đoàn, hoàn toàn không bởi vì chính sách ưu đãi hay bất kì điều gì khác.

Việc đầu tư thêm 2,5 tỉ USD vào Bắc Ninh là kế hoạch của Công ty Samsung Display Việt Nam (SDV), chứ không phải của Samsung Electronics Việt Nam. Nhà máy SDV tại Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014, được đầu tư thêm 2,5 tỉ USD vào dự án mở rộng nhà máy.

– Công nghiệp phụ trợ của Bắc Ninh đã đáp ứng nhu cầu linh kiện, phụ kiện Samsung đến mức nào? Bắc Ninh có bao nhiêu nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho Samsung?

Hiện nay, chúng tôi có hơn 50 nhà cung cấp cấp 1 tại Bắc Ninh. Nhìn chung, các nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu sản xuất của Samsung tuy vậy chúng tôi mong muốn trong tương lai sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp cung cấp được các linh kiện có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.

– Trong một buổi làm việc hồi tháng 5 giữa Shin Jong Kyun, Tổng giám đốc Điều hành Samsung cho biết số lượng nhân viên của Samsung làm việc tại Việt Nam đang chiếm tới 86,6% tổng số nhân viên trên toàn cầu của tập đoàn này. Samsung có thể chia sẻ con số cụ thể về số nhân công tại Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng?

Tổng số nhân viên của Samsung Electronics tại Việt Nam hiện nay là gần 110.000 người, tương đương 33% tổng số nhân viên toàn cầu của Samsung Electronics. Trong đó, có khoảng 44.000 người đang làm việc tại nhà máy SEV, Bắc Ninh.

Tìm Hiểu Về Quan Họ Bắc Ninh

Nội dung chính trong buổi hát Quan họ thường là khi hai bên nam – bọn Quan họ nam và nữ – bọn Quan họ nữ hát đối nhau. Đứng đầu mỗi bọn Quan họ là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên.

Thời gian: Từ mồng 4 Tết âm lịch , trong gần ba tháng mùa xuân đầu năm, hội làng ở các làng Quan họ và các làng kế cận liên tiếp diễn ra. Suốt tháng 8 âm lịch lại là các hội lệ vào đám của các làng. Cho nên mùa xuân và mùa thu là mùa hội cũng là mùa ca hát Quan họ rộn rịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới.

2. Làn điệu quan họ:

Quan họ rất phong phú về làn điệu : la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió mát trăng thanh, tứ quý,… Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba chặng. Chặng mở đầu thuộc về giọng lề lối, hát chừng mười bài giọng lề lối họ chuyển sang giọng sổng để vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn.

– Giọng lề lối: Đây là giọng hát mở đầu, được diễn xướng với tốc độ chậm, nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm. Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu thường ở âm khu thấp tầm cữ hẹp, ví dụ như các bài: Hừ la, Cây gạo, Tình tang, Cái ới cái ả…

– Giọng sổng: Là giọng chuyển tiếp từ giọng lề lối sang giọng vặt. Ngoài chức năng nối giữa hai phần nó còn là tiêu đề cho sự phát triển khá độc đáo của hát quan họ. Giọng sổng với tính chất khoan thai mực thước nên có ảnh hưởng tới những giai điệu tiếp theo ở giọng vặt.

– Giọng vặt: Là các giọng thuộc phần chính của buổi ca hát. Có thể nói tính chất nghệ thuật của quan họ được thể hiện rõ ở giọng này. Âm nhạc ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, tiết tấu linh hoạt chứ không đơn giản như giọng lề lối. Nội dung lời ca khá phong phú, số lượng bài bản tương đối nhiều. Ví dụ như các bài: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Tương phùng – tương ngộ, Ngồi tựa mạn thuyền, 36 thứ chim…

– Giọng giã bạn: Là giọng hát trước lúc chia tay. Số lượng bài bản ở giọng giã bạn không nhiều nhưng chất lượng nghệ thuật của các bài ở giọng này khá cao. Chủ đề chính của giọng này là tiễn biệt. Vì vậy giai điệu thường buồn, nhưng rất mặn nồng đắm say như tình cảm nhớ thương của các liền anh liền chị quan họ. Ví dụ như các bài: Người ở đừng về, Chuông vàng gác cửa tam quan, Kẻ bắc người nam, Chia rẽ đôi nơi, Con nhện giăng mùng… Khi nghe hát quan họ, chúng ta thường có cảm nhận đặc biệt về loại hát dân ca này bởi tính chất âm nhạc trữ tình mượt mà đằm thắm. Họ mượn câu hát để bày tỏ tình yêu nhưng rất ý nhị, lời ca đầy chất thơ. Lối hát quan họ giàu tính kỹ thuật như: hát ngắt, lảy hạt (hay còn gọi là nhả hột), rung giọng, ngân nga, nhiều luyến láy. Ngoài ý thơ chính, lời ca của bài hát quan họ còn có nhiều từ phụ, tiếng đệm… tăng thêm vẻ ngọt ngào làm say đắm lòng người.

Quan họ nam mời trầu quan họ nữ. Sau đó họ hát với nhau những lời ướm hỏi, nếu ý hợp tâm đầu họ sẽ hẹn hò nhau ở làng bên nữ để tổ chức lễ kết nghĩa. Nơi tổ chức kết nghĩa có thể ở đình hoặc ở nhà bố mẹ chị Cả, chị Hai và do cụ Đám (còn gọi là ông trùm hoặc bà trùm) đứng ra làm chủ sự. Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam. Tại đây họ có thể hát thâu đêm suốt sáng để thổ lộ với nhau về tình cảm. Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: Anh Cả – Chị Cả, anh Hai- chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư… Lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian kết nghĩa của người quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm.Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình , cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước… Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ đến các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ nhà đã ra đón khách: Tay bê cơi trầu miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị. Sau đó, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hoá giữa các bọn quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh quan họ thường thâu đêm đến sáng. Vào canh quan họ, các Liền anh Liền chị ngồi trên tràng kỷ hoặc phản thành bọn nam riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ thống giọng lề lối như Hừ La, La Rằng…, sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn. Bao giờ, giữa canh quan họ, quan họ chủ nhà cũng mời cơm quan họ. Gọi là cơm quan họ, nhưng thực ra là cỗ ba tầng có đầy đủ các món ăn đặc sản của địa phương như giò, chả, nem, bóng, nấm… và bánh trái hoa quả. Trong khi ăn uống, quan họ luôn mời mọc nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị. Ăn uống xong, các bọn quan họ nghỉ ngơi chốc lát, sau đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông chùa thỉnh mới tàn canh quan họ và chia tay nhau để ra về. Quan họ chủ nhà tiễn bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu quan họ để đến hẹn lại lên. Cách thức sáng tác một bài bản Quan họ mới được người Quan họ khái quát trong một câu nói: “Ðặt câu, bẻ giọng”. Ðặt câu là sáng tác lời ca, thường là thơ, bẻ giọng là phổ nhạc cho lời ca ấy. Như vậy việc sáng tác lời thơ làm lời ca thường diễn ra trước, sau đó là phổ phổ nhạc cho lời ca. Cách thức sáng tác này cho phép được lấy một đoạn thơ, một bài thơ, một đoạn ca dao có sẵn trong vốn thơ ca dân gian, dân tộc để phổ nhạc, hoặc, cũng có thể có người chỉ giỏi “đặt câu” để rồi người khác “bẻ giọng”, hoặc cũng có thể một người làm cả việc “đặt câu” và “bẻ giọng”. Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể là cái cầu nối với đất trời, thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng… Chính tâm lý này đã tạo nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài.

Quan họ Bắc Ninh vốn là một đặc sản của người dân Kinh Bắc. Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với những làn điệu quan họ. Nói đến quan họ là nói đến Bắc Ninh, cũng như nói về nơi khởi đầu của quan họ thì người ta nói đến Bắc Ninh. Quan họ không chỉ là lời ca, câu hát mà quan họ còn là máu thịt của người dân Bắc Ninh. Từ khi sinh ra và lớn lên, mỗi người dân nơi đây ít nhiều cũng biết hát quan họ. Ở đây việc truyền lại cho thế hệ kế tiếp những hệ thống bài bản là trách nhiệm của những người quan họ lớp trước. Khi lớp quan họ đàn em đã có một số vốn liếng bài bản tương đối thì việc đầu tiên là họ tìm người để kết bạn (mỗi nhóm khoảng từ 5 đến 6 người).

II. Quan họ ngày nay

1, Sự thay đổi: Ngày nay quan họ dần dần thay đổi. Quan họ mới” và quan ho “truyền thống” khác nhau biểu hiện ở những mặt :2, Khung cảnh: không những tập trung vào lễ hội xuân thu nhị kì mà còn hoạt động trên sân khấu và chỉ có riêng tiếng hát3, Thời gian, không gian: Trong hát QH ngày xưa không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người người thưởng thức, đặc biệt là thưởng thức “cái tình” của bạn hát. QH mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. QH truyền thống chỉ có ở các làng QH, QH mới được trình diễn trong cả tỉnh, cả nước và đến với tất cả các châu lục trên thế giới. QH truyền thống chủ yếu sinh hoạt trong ngày hội, QH mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm.

III. Kết luận

Cũng như nhiều nước trên thế giới, âm nhạc dân gian Việt Nam là nguồn cội để nền âm nhạc Việt Nam phát triển. Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, quan họ Bắc Ninh không còn chỉ bó gọn là “quan họ làng” mà đã lan tỏa tới khắp mọi miền của tổ quốc, thậm chí còn bay qua biên giới tới bè bạn năm châu. Việc giới thiệu truyền bá cho dân ca quan họ là rất nên làm, bởi chúng ta đã biết và có ý thức đến việc bảo tồn lưu giữ vốn cổ của dân tộc. Chúng ta cũng đã biết dùng vốn cổ đó để làm niềm tự hào cho nghệ thuật nước nhà. Trước kia, các liền anh liền chị quan họ chỉ được hát trong sinh hoạt của “quan họ làng”, còn nay, tiếng hát của họ đã được phát trên làn sóng đài phát thanh, trên làn sóng truyền hình – trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan họ không chỉ là các cuộc thi hát giữa các làng với nhau mà đã trở thành những cuộc thi hát dân ca tiêu biểu của đất Bắc, trở thành những làn điệu quen thuộc của người Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta cũng cần mạnh dạn nhìn nhận lại một số vấn đề về việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ.

Vì Sao Con Trai Ông Trần Bắc Hà Bị Bắt?

Gói tín dụng sau đó được nâng lên đến 1 tỉ USD (hơn 20.000 tỉ đồng), dự án cũng nâng quy mô lên 254.200 con bò/năm trên diện tích 5.000ha đất, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, lợi nhuận bình quân đạt 1.000 – 1.500 tỉ đồng.

Sau khi được BIDV giải ngân vốn, Công ty Bình Hà đã xây 65 chuồng trại, 19 hệ thống kho chứa và các công trình phụ trợ trên 68ha đất, trồng 678ha cỏ để nuôi bò…

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh, từ tháng 5-2015 đến tháng 6-2017, Công ty Bình Hà đã nhập về 43.387 con bò thịt để nuôi béo. Năm 2018, số bò chỉ còn 782 con, trong khi năm 2016 lỗ hơn 200 tỉ đồng.

Vậy là công ty này chuyển 575ha trồng cỏ nuôi bò sang trồng chuối. Ông Nguyễn Tống Phong – phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Tĩnh – xác nhận Công ty Bình Hà đã trồng được hơn 200ha chuối, nhưng việc xuất khẩu lại khó khăn khi phụ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Phi Long, phó giám đốc Công ty Bình Hà, cho biết việc xuất khẩu chuối “đang chạy kế hoạch từ 2 – 3 ngày xuất một container”, và từ chối cho biết số lượng. Riêng khoản nợ lương công nhân từ đầu năm 2019, ông Long cho hay đã chi trả và chỉ còn nợ một tháng lương.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh có 3 cổ đông sáng lập gồm các ông Đinh Văn Dũng (Gia Lai) nắm 45% vốn cổ phần, ông Thái Thành Vinh (TP.HCM) 30% và ông Trần Anh Quang (Bình Định) 25% còn lại.

Ông Quang, trước đó là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Tập đoàn An Phú, khi trở thành tổng giám đốc của Công ty Bình Hà thì nhường lại chức chủ tịch cho ông Trần Duy Tùng.

Khi giới thiệu dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh, dù BIDV và An Phú không chính thức là chủ đầu tư hoặc có cổ phần tại dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty Bình Hà, nhưng hai cái tên này, cùng với Hoàng Anh Gia Lai, luôn góp mặt và các đơn vị này cũng có nhiều buổi làm việc, gửi văn bản qua lại với tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình chuẩn bị cũng như đầu tư dự án.

Một lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết trên thực tế ông Trần Duy Tùng đóng vai trò giống như chủ tịch HĐQT của Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay sai phạm của ông trong vụ án này là đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền sử dụng cá nhân mà không báo cáo.

Điều đáng nói là một tháng sau khi Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh ra đời, một công ty khác cùng tên cũng được thành lập tại Quy Nhơn, Bình Định, cũng do chính 3 cổ đông nói trên sáng lập. Công ty này dự tính sẽ phát triển một dự án chăn nuôi bò “khủng” tại Bình Định, tổng vốn 3.600 tỉ đồng, quy mô 100.000 con bò. Năm 2015, Bình Định đã có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư, giới thiệu một địa điểm cho dự án với diện tích khoảng 5.080ha.

“Dự án này chưa làm gì cả, họ mới đặt vấn đề với tỉnh rồi khảo sát địa điểm. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích là đất của dân, giải phóng mặt bằng khó khăn, nên sau đó Công ty Bình Hà không đầu tư gì cả” – một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho Tuổi Trẻ biết chiều 29-3.

Vì Sao Chọn Đúng Người Vẫn Chia Tay?

TÌNH YÊU NGẮN HẠN KHÁC TÌNH YÊU LÂU DÀI

Lúc mới yêu bạn thường bao dung nhất với nửa kia. Bạn vui vẻ tin tưởng họ vô điều kiện, bỏ qua những sai lầm và phóng đại điểm mạnh của họ. Trong đầu bạn xuất hiện suy nghĩ cứ như thể cả hai sinh ra là dành cho nhau vậy. Bạn hình dung trong đầu về một viễn cảnh lãng mạn, một gia đình nhỏ hạnh phúc và những đứa trẻ. Những chuyến đi chơi đầy ắp kỉ niệm và tiếng cười. Những điều này đúng, nhưng nó đúng với tình yêu ngắn hạn. Tình yêu ngắn hạn mang đến cho bạn rất nhiều cảm xúc, bởi vì nó mới, nó lạ. Giống như lần đầu bạn ăn một món ăn ngon, ắt bạn sẽ phải trầm trồ. Lần đầu xem một bộ phim hay, ắt bạn sẽ phải thích thú. Thời gian đầu với một chàng trai, cô gái mới, dĩ nhiên bạn sẽ rung động.

Nhưng tình yêu lâu dài thì khác. Tình yêu lâu dài ở đây có thể tạm gọi là những cặp đôi yêu nhau lâu năm hoặc tiến tới hôn nhân. Tiếp xúc với nhau nhiều, bạn dần nhận ra cả những điểm chưa tốt của đối phương. Không còn là hình ảnh lung linh những buổi hẹn hò mà thay vào đó là tất cả sự thật về một nửa của bạn. Là cả khoảnh khắc lúc người yêu bạn bệnh, ốm nhìn xấu như cú. Vì con người không ai hoàn hảo, nên sau một thời gian dĩ nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều không hợp nhau, có những lúc bất đồng quan điểm và cả những khi làm tổn thương nhau. Chưa kể, món ăn ngon ăn nhiều cũng chán. Người yêu bạn dù đẹp trai, xinh gái cỡ nào ngắm nhiều cũng chán. Đi chơi một lần, hai lần còn vui chứ đi chơi nhiều riết cũng thấy bình thường. Đó là lý do tình yêu lâu dài bạn không còn thấy cảm xúc nồng cháy như hồi mới yêu.

Cho nên tình yêu ngắn hạn đúng với câu nói “Chúng ta sinh ra là dành cho nhau ” còn cặp đôi duy trì được tình yêu lâu dài biết rằng chúng ta không sinh ra là dành cho nhau, mà đúng hơn là

VÌ SAO TÌNH YÊU CẦN LOGIC?

Tình yêu xuất phát điểm bằng cảm xúc, chúng ta đến với nhau bằng sự rung động và cảm nhận về nhau. Nhưng tình yêu có thể kết thúc cũng chính bởi những cảm xúc ấy chỉ là nhất thời, không còn mặn mà, nồng cháy như ngày đầu. Cho nên, tình yêu đến với nhau cần cảm xúc nhưng muốn ở lại bên nhau lại cần logic.

Cốt lõi của một tình yêu lâu dài là gì?

Câu trả lời chính là THỜI GIAN CHẤT LƯỢNG. Điều này lý giải trường hợp có cảm giác như là bạn đã chọn đúng người, nhưng lại vẫn chia tay. Là bởi vì sau khi đã chọn người yêu (giả sử như bạn chọn đúng người phù hợp với mọi tiêu chí mình đề ra) – phần duy trì tình yêu khi đó nếu bạn chưa làm được, thì chuyện đổ vỡ là tất yếu. Mà cụ thể ở đây, muốn duy trì cần thời gian chất lượng dành cho nhau. Giống như việc đi mua xe, mỗi người sẽ có những tiêu chí chọn xe cho mình. Cuối cùng họ lựa được một chiếc xe mình rất ưng ý. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, muốn duy trì việc chiếc xe ấy đi lại hàng ngày, thứ bạn cần lại không thuộc về chiếc xe, mà là một yếu tố ở bên ngoài: đó chính là các trạm đổ xăng. Không có nhiên liệu, xe không thể chạy. Không có THỜI GIAN CHẤT LƯỢNG, một mối quan hệ không thể duy trì.

1. Cảm xúc trong các khoảng thời gian không còn như ngày đầu

Những ngày đầu đến với nhau, bạn dành thời gian chất lượng cho nhau rất nhiều. Những lần đi chơi, những lần đi ăn, những lần tỉ tê tâm sự, vui buồn đều có nhau, tối trước khi đi ngủ cũng là những tin nhắn đầy tình cảm. Nói một cách khác, bạn gửi vào tài khoản tình cảm của nhau rất nhiều. Tình yêu lâu dài thì chuyện gì xảy ra? Ngày nào cũng gặp nhau, bạn hiểu nhau nhiều hơn. Tâm sự chuyện cá nhân, gia đình nói hoài cũng phải hết. Những lần đầu nghe chuyện còn là sự hào hứng, nghe nhiều rồi lẽ nào nghe mãi. Bên cạnh đó, cũng bởi vì tiếp xúc với nhau nhiều mà bạn và người yêu của mình có thêm những lần vô tình làm tổn thương nhau (đây là điều không thể tránh khỏi). Như vậy, cảm xúc của bạn dành cho nhau trong những khoảng thời gian ấy không còn như ngày đầu.

Khi về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng thì sức mạnh cảm xúc của bạn đã cạn kiệt. Ví dụ, sếp bảo bạn phải làm việc ngoài giờ, và khi bạn đi làm về, vợ bạn lại hỏi vặn về việc bạn về trễ. Bạn bảo cô ấy đừng cằn nhằn nữa vì hôm nay bạn đã mệt rồi. Nhưng dĩ nhiên là cô ấy cũng đã có một ngày chẳng mấy vui vẻ. Cả hai sớm to tiếng với nhau, đóng sầm cửa và bây giờ thì những căng thẳng bên ngoài đã xâm nhập vào trong nhà. Khi đối phương nói một câu ác ý, bạn phải kiềm chế để không “ăn miếng trả miếng”. Bạn có thể bỏ qua vì quyết định rằng việc này không đáng tranh cãi, hoặc bạn có thể bình tĩnh nói cho đối phương biết rằng bạn cảm thấy bị tổn thương. Dù là cách nào thì bạn cũng phải có đủ sức mạnh cảm xúc để kiềm chế.

Cặp đôi hạnh phúc lâu dài duy trì tình yêu bằng triết lý “Sống với nhau là để yêu thương nhau chứ không phải để chịu đựng nhau”. Cho nên, những gì đã làm tốt trong quá khứ, bây giờ đừng hiển nhiên bỏ mặc, hoặc bạn nghĩ rằng nó không còn cần thiết nữa. Nó vẫn cần. Những câu hỏi về cảm xúc như “Ngày hôm nay của em thế nào? Có chuyện gì chia sẻ với anh?”, những quan tâm nho nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như phụ xách giúp đồ khi đi cùng, nói lời yêu thương với nhau vẫn là cần thiết. Khi có bất kì chuyện gì làm ảnh hưởng đến thời gian chất lượng, bạn đều phải kiềm chế. Và phải liên tục gia tăng những khoảnh khắc chất lượng bên nhau.

2. Vật chất quan trọng hơn chúng ta vẫn thường nghĩ.

Khi có sự tự do và an toàn về tài chính, các cặp đôi này không bị lo lắng và bị stress vì các vấn đề có thể giải quyết được bằng tiền. Chẳng hạn như ăn uống, thu chi, đi lại, xe cộ, tiệc tùng, mua sắm, nhắm lấy các cơ hội. Cho nên, làm giàu bền vững (làm giàu chân chính) và học cách chi tiêu thông minh luôn luôn là ưu tiên hàng đầu cho các cặp đôi, nhất là khi họ yêu nhau lúc còn trẻ.

(Vấn đề về tài chính, cần phân tích sâu ở một bài viết khác. Các bạn có thể đọc qua một số bài như:

Chẳng hạn, khi mới đi làm là thời điểm ai cũng có sự xáo trộn về tâm lý, một môi trường mới, một chuẩn mực mới. Không chỉ là khó khăn, áp lực trong công việc, thời điểm này cũng là lúc chúng ta gặp nhiều mối quan hệ mới. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp cả những người có nhiều điểm hơn người yêu, vợ chồng của mình. Khi đó, nếu cả hai không cùng nhau làm cho nhau đi lên, gắn bó hơn, và hỗ trợ nhau nhiều hơn thì tự nhiên tình cảm phai nhạt. Đó là lý do lý giải vì sao nhiều cặp đôi yêu nhau nhiều năm, vẫn chia tay khi một người thay đổi môi trường.

Khi chung sống với nhau, chẳng hạn khi kết hôn, thêm hàng tá vấn đề như các mối quan hệ nội ngoại, giỗ chạp, cưới hỏi,… Số lượng mối quan hệ của bạn tăng lên gấp đôi (của cả vợ và chồng) đồng nghĩa với việc có nhiều vấn đề phát sinh sẽ xảy ra. Chưa kể, khi lập gia đình, sinh con là thêm cả một câu chuyện nữa. Vấn đề nuôi con, bất đồng quan điểm với bố mẹ về cách nuôi con, làm sao giải quyết đủ thứ vấn đề của con. Những lúc như thế, nếu không chủ động khéo léo chuẩn bị từ trước, chẳng hạn tìm sẵn các phương pháp giáo dục sớm cho con thì làm sao có thể biến thời gian dành cho nhau luôn là thời gian chất lượng.

(Ở trong bài viết này, Edward không đưa ra phân tích các vấn đề có thể xảy ra với tình yêu lâu dài là bởi vì mỗi cặp đôi một chuyện khác nhau, đồng thời chủ yếu là để lập luận cho quan điểm sẽ có nhiều vấn đề xảy ra làm mất đi thời gian chất lượng của các cặp đôi.)

Cuối cùng, để duy trì một tình yêu lâu dài, bạn cần bớt tập trung vào những yếu tố bên trong của một mối quan hệ mà hãy chú ý đến các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài trước. Việc giảm bớt những yếu tố này có thể giúp cải thiện đáng kể mức độ hài lòng về nhau. Trong tình yêu và hôn nhân, một khi đã kiểm soát được những yếu tố gây căng thẳng bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng giải quyết được các vấn đề bên trong. Một lần nữa, hãy nhớ đến hình ảnh sau:

Tình yêu giống như việc bạn lựa chọn mua cho mình một chiếc xe. Lúc mới yêu thì việc chọn chiếc xe nào phù hợp với mình là quan trọng. Nhưng tình yêu ấy lâu dài hay đổ vỡ không phụ thuộc vào chiếc xe ấy như nào. Nó phụ thuộc vào việc bạn có tìm được những trạm đổ xăng ở trên đường hay không.

*Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng Edward

*Tham khảo nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/talking-apes/201704/why-some-relationships-fail-even-when-we-do-everything-right

[ ]