Top 9 # Vì Sao Sinh Con Non Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nguyên Nhân Vì Sao Mẹ Bầu Sinh Non?

Lý do mẹ bầu sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau giải đáp cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non sinh non 3 tháng giữa. Trong đó có một số yếu tố nguy cơ hay gặp đến từ trạng thái tâm lý, mẹ bầu sử dụng chất kích thích hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.

Có nhiều lý do dẫn đến sinh non ở mẹ bầu

Trạng thái tâm lý của bà bầu không ổn định

Khi mang thai, tâm sinh lý của bà bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Mẹ bầu hay lo âu, suy nghĩ và gặp nhiều sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non. Vì vậy vai trò của người thân, đặc biệt là người chồng trong thời kỳ mang thai của bà bầu cũng khá quan trọng. Người thân nên thường xuyên chia sẻ và tâm sự để mẹ bầu thoải mái hơn, lạc quan hơn khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng rất quan trọng bởi nguồn năng lượng bà bầu cần gần như tăng gấp đôi so với khi chưa mang thai. Nếu bà bầu ăn uống thiếu chất thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, dễ dẫn tới tình trạng sinh non. Ngoài ra, khi bà bầu vô tình sử dụng một số loại thực phẩm gây co thắt cơ tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, dứa… cũng có thể gây sinh non.

Lý giải cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non còn bởi vì khi mang thai mẹ sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia… Tỷ lệ sinh non do nguyên nhân này được cho là khá cao.

Bà bầu thường xuyên làm việc nặng, làm các động tác mạnh

Thai nhi bình thường được sống trong tử cung người mẹ và được bảo vệ nhờ nước ối, túi ối và nút nhầy cổ tử cung. Khi có tác động mạnh sẽ dễ gây bong nút nhầy cổ tử cung gây sinh non, sảy thai,…

Mẹ bầu làm việc nặng có thể dẫn đến sinh non

Bà bầu bị viêm nhiễm đường sinh dục

Khi đường sinh dục bị viêm nhiễm rất dễ dàng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong tử cung người mẹ. Vì vậy, bà bầu phải vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục. Hoặc nếu trước khi mang thai bà bầu đã bị viêm nhiễm thì nên điều trị sớm trước khi mang thai.

Mẹ bầu có nhiều lần sảy thai hay sinh non hoặc do bị dị dạng tử cung

Việc sảy thai, sinh non hay phá thai sẽ trực tiếp gây tổn thương và làm mỏng thành tử cung nên khi mang thai lần sau bà nguy cơ sinh non ở bà bầu rất cao. Thêm nữa, các bệnh lý như tử cung hai sừng, tử cung hình tim,… cũng làm khả năng chứa đựng thai khi thai lớn khó khăn hơn, dễ dẫn tới tình trạng sinh non.

Ngoài ra, do bà bầu mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, HIV,…. thì khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ gây sinh non.

Các giai đoạn sinh non

Sinh non có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong bụng. Nếu bà bầu sinh non khi thai nhi ở tuổi thai quá nhỏ thì tỷ lệ tử vong thai nhi sẽ cao. Ngược lại nếu bà bầu sinh non khi thai nhi có tháng tuổi lớn thì khả năng nuôi dưỡng sống sót của thai nhi sẽ cao hơn rất nhiều. Dựa và thời gian sinh non người ta chia sinh non ra thành các giai đoạn.

Sinh non ở mẹ bầu – Sinh non trong khoảng dưới 22 tuần tuổi

Với trường hợp này thì 97% thai nhi sẽ tỷ vong ngay khi sinh ra vì chưa đủ khả năng hoạt động các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở Việt Nam đến hiện tại vẫn chưa có trường hợp thai nhi sinh non dưới 22 tuần tuổi sống sót.

– Sinh non trong khoảng 22 – 32 tuần tuổi

Trường hợp này thai nhi có thể nuôi dưỡng khoảng 50% nhưng cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho thai nhi như hay mắc các bệnh nhiễm trùng, các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển thể chất và trí tuệ,…

– Sinh non khi thai nhi được trên 32 tuần tuổi

Trong thời gian này, các cơ quan bộ phận của thai nhi đã khá hoàn chỉnh, khi sinh ra tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn và việc nuôi dưỡng cũng đơn giản hơn. Vì vậy nếu mẹ bầu sinh non trong giai đoạn này đừng nên quá lo lắng.

Với những thông tin trả lời cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non trong 3 tháng giữa thai kỳ ở trên của chúng tôi, hy vọng mỗi bà bầu đều nắm được những nguy cơ gây sinh non để tự phòng tránh cho chính mình. 2Mom chúc các mẹ bầu luôn thật mạnh khỏe.

Vì Sao Trẻ Sinh Non Có Xu Hướng Tăng?

Các bác sĩ đang thăm khám cho trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối diện nhiều nguy cơ bệnh tật

Đây là con số được công bố tại buổi họp mặt có gần 100 gia đình trẻ sinh non được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%.

Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời, trong đó, trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm khoảng 9-10%. Những cô bé, cậu bé khi chào đời với cân nặng từ 700gr – 800gr đến 1.200gr – 1.800gr thân hình bé tí hon vì thế phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật.

Còn ThS. BS. Chuyên khoa II Phan Thị Huệ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, trẻ sơ sinh và đặc biệt trẻ sinh non chịu ảnh hưởng tác động môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh tật, do đó cần chăm sóc, theo dõi đặc biệt của cán bộ y tế và gia đình. Có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu máu do thiếu sắt.

Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.

Khoa Sơ sinh trẻ non tháng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận điều trị đặc biệt dành cho những bệnh nhân tí hon. Số lượng trẻ non tháng ở Khoa tăng dần trong những năm gần đây. Tỷ lệ trẻ non tháng các năm trước dao động từ 8-9%; năm 2018 tăng 9,6%. Công tác chăm sóc điều trị cho các bé không chỉ cần trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dồi dào mà còn cần cả những trái tim của những người mẹ.

Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ đến hạ đường huyết, vàng da, nhiễm trùng, viêm ruột ngoại tử, thiếu máu, vàng da, mù lòa, điếc, xuất huyết não, màng não.

Chị N.T.T, một người mẹ có con sinh non chia sẻ: “Tôi mang thai đôi hai con trai. Đẻ non và chỉ còn một cháu cân nặng 0,7kg sống. Sau thời gian dài chăm sóc hai mẹ con được ra viện, cháu khỏe mạnh, mỗi tội không biết bú sữa mẹ nên về nhà sẽ tập cho cháu bú sữa mẹ.

Bác sĩ cũng nhắc nhở nhiều về việc bảo vệ đường hô hấp cho cháu khi về nhà cũng như cách chăm sóc cháu những ngày đầu. Các bác sĩ nói do cháu sinh non nên đường hô hấp sẽ yếu hơn trẻ đầy đủ tháng, bởi thế phải để ý điều hòa giữ ấm, bảo vệ đường hô hấp”.

Tư vấn về cách chăm sóc trẻ non tháng, PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh tư vấn, chăm sóc trẻ non tháng, nhẹ cân luôn là thách thức, bởi lẽ trẻ sinh non có hệ thống miễn dịch chưa hoàn hảo, các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện.

PGS. TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Do vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm đường hô hấp, nhiễm khuẩn, sức chịu đựng của trẻ với thay đổi của môi trường cũng vô cùng kém, điều này đòi hỏi trẻ phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt 24/24 giờ, kiểm soát nghiêm ngặt các chức năng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…

Các chức năng cơ thể không hoàn hảo nên sự thay đổi môi trường, thời tiết, thân nhiệt, áp suất đều rất kém. Những trẻ sinh cực non 7 tháng luôn được quan tâm chăm sóc đặc biệt, trẻ không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, thường được nuôi lồng ấp giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 giờ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.

Trẻ được bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, thậm chí phải được máy hỗ trợ thở để duy trì sự sống… “Trẻ non tháng luôn được đảm bảo chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất” – ông Ánh cho hay.

Thông thường trẻ sẽ được trở về gia đình chăm sóc khi các bác sĩ đảm bảo trẻ có thể tự bú, tự thở, tự thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc sau đó của gia đình cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường, tránh những tổn hại không đáng có tới sức khỏe của trẻ sau này như giảm sút trí tuệ hay chậm phát triển thể lực..

Vì Sao Trẻ Sinh Non Có Nguy Cơ Tử Vong Cao?

Mới đây, sự việc 4 trẻ sinh non tử vong cùng một lúc tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh gây xôn xao. Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao trẻ sinh non lại có nguy cơ tử vong cao? Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần so với trẻ sinh đủ tháng

Trả lời câu hỏi trên Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết hàng năm nơi đây tiếp nhận điều trị cho khoảng 6.500 trẻ sinh non, nhẹ cân. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong vòng một tháng đầu đời và đứng thứ hai chết trẻ dưới một tuổi, sau bệnh lý viêm phổi.

Bác sĩ cho biết thêm, so với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non là trẻ ra đời dưới 37 tuần tuổi có nguy cơ tử vong gấp 20 lần do dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, suy hô hấp và những trở ngại trong nuôi dưỡng. Chi phí y tế dành cho trẻ sinh non gấp 10 lần cho trẻ đẻ đủ tháng, thời gian nằm viện dài gấp 9 lần. Trẻ sinh non sống sót phải đối mặt với nguy cơ bất thường trong phát triển vận động, thần kinh, giảm khả năng học tập. 75% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong do bị sinh non. Khoảng 25% trẻ sinh non bị mù hoặc giảm thị lực, 5% trẻ giảm thính lực. Những di chứng dài hạn có thể gặp như tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn…

Một số khuyết tật có tính chất lâu dài đối với trẻ sinh non bao gồm: các vấn đề về hành vi, như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tình trạng căng thẳng, lo lắng. Các bệnh về thần kinh, như bệnh bại não có ảnh hưởng đến não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Hội chứng tự kỷ, là một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội và hành vi của trẻ.

Trẻ sinh non phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh:

Suy hô hấp: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đặc trưng của tình trạng này đó là bệnh màng trong, do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan, chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Bệnh này dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.

Hen phế quản: Là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch.

Loạn sản phế quản phổi: Là một bệnh mãn tính ở phổi khiến phổi phát triển không bình thường và dễ bị viêm. Ngay cả khi tình trạng của phổi được cải thiện hơn thì trẻ sinh non vẫn dễ gặp phải những triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn trong suốt cuộc đời.

Vàng da: Vàng da cũng là một hiện tượng thường gặp, do sự hình thành sắc tố da cam (bilirubin) ở trong máu, mật và nước tiểu. Thành phần này làm cho da và mắt trở nên vàng, nhưng triệu chứng thường nhẹ và có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu thành phần này tồn tại quá nhiều trong cơ thể sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ.

Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng thường gặp ở trẻ sinh non là thường xuyên ói, nôn trớ, trướng bụng hoặc bị tiêu chảy liên tục, ăn kém và không hấp thụ được chất dịnh dưỡng, chậm tăng cân. Ruột của trẻ vì phát triển chưa hoàn thiện, không đủ máu, mỏng dần rồi dẫn đến bị viêm hoạt tử ruột hoặc bị thủng.

Chính vì vậy, khi trẻ có hiện tượng bị ói ra dịch xanh, trướng bụng, ăn kém thì cần tìm gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.

Bệnh xơ hóa võng mạc: Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do trẻ bị ngộ độ oxy khi nồng độ oxy có trong máu quá cao làm cho võng mạc giãn nở và co thắt bất bình thường, gây tổn thương đến thị giác và có thể bị mù lòa nếu phụ huynh không đưa con đến khám bác sĩ đúng định kỳ.

Rối loạn huyết học: Trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ bị thiếu hụt có yếu tố làm đông máu nên dễ bị xuất huyết ở một số bộ phận của cơ thể như: dạ dày, phổi, mật, gây thiếu máu cấp tính. Nặng hơn trẻ có thể bị xuất huyết não, co giật, hôn mê sâu và bị tử vong.

Khi trẻ có triệu chứng da kém sắc, không được hồng hào, chậm lên cân, các bà mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để chữa trị đúng đắn.

Dễ mắc bệnh tự kỷ: Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Việc trẻ em sinh thiếu cân có mối liên hệ mật thiết đến vấn đề nhận thức của trẻ trong đó có bệnh tự kỷ, căn bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ em hiện đại.

Philippines: Vì Sao Hàng Loạt Trẻ Bị Sinh Non Bởi Siêu Bão?

Những đứa trẻ sơ sinh trong nhà nguyện của bệnh viện. (Ảnh: Reuters)

Đứa trẻ thứ 8, được sinh ra hai ngày sau trận cuồng phong chết người tấn công vào miền trung Philippines, đã giữ được mạng sống sau khi người bà kiệt sức của cậu sử dụng máy thông khí cơ học bằng tay để hô hấp nhân tạo cho đứa cháu mới sinh. Trong số đó, chỉ có một đứa trẻ duy nhất, khuôn mặt bị tím tái sau một ca sinh phải dùng tới kẹp fooc-xép, là có đủ sức để khóc.

Những đứa trẻ khác yên ắng một cách kỳ lạ khi chúng đang phải chiến đấu để giành giật sự sống trong một bệnh viện không có điện, không có nước và thiếu những loại thuốc men cần thiết.

Vẫn còn một sự lựa chọn y tế tại thành phố Tacloban cho các nạn nhân sống sót sau bão Haiyan. Cơn bão đã phá hủy tất cả, ngoại trừ hai bệnh viện trong thành phố và một trong số đó là bệnh viện tư.

“Chúng tôi có rất nhiều vấn đề lúc này,” bác sĩ Alberto de Leon (62 tuổi), giám đốc Trung tâm Y tế Khu vực Đông Visayas cho biết, đồng thời nói thêm rằng ông gần như đã mất mạng khi nước biển tràn vào thành phố.

Tại cổng vào của bệnh viện, ngay cạnh một tấm biển đề nghị mọi người đưa các xác chết tới thẳng nhà xác, là danh sách những thứ cần thiết như: một máy phát điện, nước uống, oxy, gas, thuốc men và nhân lực.

Nguồn điện duy nhất tại trung tâm y tế này là một chiếc máy phát điện chạy bằng dầu hỏa và các bệnh nhân phải chờ tới lượt khám bệnh bên ngoài những hành lang tối tăm và nóng bức.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có cách nào để ngăn cản thi thể của 18 nạn nhân trong cơn bão đang bị phân hủy trong nhà xác.

“Tôi rất lo lắng những đứa trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm trùng bệnh viện,” Leon nói. “Những xác chết ở đằng sau có thể là một mầm bệnh.”

Khoảng 80 đứa trẻ đã được sinh ra tại bệnh viện kể từ khi cơn bão Haiyan quét qua Philippines. Nhiều đứa trẻ bị đẻ non vì mẹ của chúng đã được đưa vào bệnh viện với những chấn thương do siêu bão gây ra.

Philippines là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ sinh cao nhất, đặc biệt là những khu vực nghèo nàn như Visayas.

Nanette Salutan, 40tuổi, người được đưa vào bệnh viện vài giờ sau khi cơn bão thổi tung mái nhà của cô tại một thị trấn nhỏ gần Tacloban.

Sau đó, cô đã ngồi xe máy suốt 2 tiếng đồng hồ, đi qua những cột điện và cây đổ, trước khi sinh non tại bệnh viện vào hôm thứ Bảy (9/11).

Sản phụ Mary Jane Tevez, 16 tuổi và chồng cô đã thoát ra khỏi ngôi nhà bị đổ nát của họ vào hôm thứ Sáu (8/11). Cô bắt đầu cảm nhận được nỗi đau không thể chịu đựng được ở vùng xương chậu khi đang cố giữ lấy mạng sống của mình bằng cách nấp dưới tấm gỗ dày.

Họ đã đặt tên cho cậu con trai của mình là Yolando, tên gọi khác của bão Haiyan.

“Đó là vì chúng tôi không muốn quên những gì chúng tôi đã trải qua và vì chúng tôi đã có một cuộc sống khác,” cha đứa trẻ, Meller Balabog cho biết.

Theo Sầm Hoa (VNN / Reuters)