Top 9 # Vi Sao Ta Yeu Nhau Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Ta Yêu Nhau?

Tại sao anh yêu em? Anh yêu em ở điểm nào? Anh yêu em từ khi nào?… Phụ nữ luôn có rất nhiều, rất nhiều thắc mắc về tình yêu của họ, trong đó câu hỏi khó trả lời nhất là: “Tại sao anh yêu em?” 

Ở đây tôi chỉ nói phụ nữ thôi, vì tôi thấy nam giới được yêu là mừng rồi, mấy ai thắc mắc làm chi đâu! Tuy vậy, để cho bình đẳng giới một chút thì câu hỏi sẽ là: “Vì sao ta yêu nhau?”

Tôi từng có một tình yêu 9 năm, trong quãng thời gian đó, chắc cũng có khoảng 800 lần người yêu tôi hỏi tôi “Vì sao anh yêu em?” và tôi cũng đưa ra khoảng 400-500 câu trả lời khác nhau, chủ yếu là những câu trả lời mang tính chọc cười cho vui. Điều mà tôi sắp viết ra trong bài viết này là một câu trả lời nghiêm túc nhất trong số 500 câu trả lời nói trên.

Tình yêu là một thứ cảm xúc kỳ lạ mà ít ai trong nhân loại diễn tả được hoàn toàn, cho dù là chỉ một khía cạnh trong đó. Vậy nên khi rơi vào lưới tình thì người ta hay choáng váng, không giải thích được hành động, cảm xúc của mình một cách bình thường nữa, nên họ hay đặt ra câu hỏi đó. 

Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu khiến bạn đặt ra câu hỏi “vì sao ta yêu nhau” là vì: Một là bạn cảm thấy hoang mang, thấy tình yêu của mình mong manh, khó níu kéo nên cần một điểm tựa, cần một lý do. Giống như một người đang đói khát muốn tìm xem xung quanh có món gì mình có thể ăn được không, có lý do nào để người ấy yêu mình không… Hai là ngược lại: Bạn cảm thấy vui, hạnh phúc với tình yêu hiện có nên muốn tìm hiểu căn nguyên của nó. Giống như một người sau khi đã ăn uống no nê, ngồi nghiên cứu, phân tích thành phần thức ăn của mình xem chỗ nào bổ, chỗ nào có hại…

“We’re all a little weird. And life is a little weird. And when we find someone whose weirdness is compatible with ours, we join up with them and fall into mutually satisfying weirdness—and call it love—true love.” 

― Robert Fulghum, True Love

Tạm dịch là: “Chúng ta đều có chút kỳ quặc. Và đời cũng kỳ quặc. Và khi ta tìm được một người có điểm kỳ quặc thích hợp với những điểm kỳ quặc của ta, ta và họ chơi chung một trò chơi kỳ quặc – và gọi đó là tình yêu – tình yêu đích thực.”

Cuối Cùng Chúng Ta Cũng Biết Vì Sao Con Người Ta Lại Yêu Nhau

Tình dục hay sex là một nhu cầu rất căn bản của tất cả mọi động vật sống trên Trái đất. Nhưng con người chúng ta khác loài vật ở chỗ, chúng ta đến với nhau vì tình yêu.

Tình yêu giữa người với người có lẽ đã xuất hiện kể từ khi xã hội đơn sơ nhất được hình thành. Nhưng bản chất của tình yêu là gì? Đến nay, khoa học mới tìm ra bằng chứng để trả lời được câu hỏi đó: Con người đã tiến hóa để biết yêu.

Đây có thể nói là nghiên cứu đầu tiên đưa ra bằng chứng cho thấy tình yêu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, và thậm chí là số lượng con cái mà cặp đôi có thể có. Đối tượng trong nghiên cứu là tộc Hadza tại Tanzania.

Tại sao phải là tộc Hadza – một tộc người thiểu số? Trên thực tế tại xã hội hiện đại, các phương pháp ngừa thai đã gây ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa tình yêu và số lượng con cái. Trong khi đó, tộc Hadza có lối sống khá tương đồng với tổ tiên con người ngày trước. Đó là lý do nhóm nghiên cứu từ ĐH Wroclaw lựa chọn tộc người này.

Để đánh giá tình yêu trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp mang tên “tam giác tình yêu” – triangular love scale. Giống như tên gọi, phương pháp này dựa vào 3 yếu tố để đánh giá tình yêu, bao gồm: sự gần gũi, sự đam mê, và sự cam kết lâu dài.

Sau khi đánh giá, các nhà khoa học sẽ so sánh với số lượng trẻ em được sinh ra. “Chúng tôi nhận thấy yếu tố “cam kết” và số lượng trẻ em sinh ra có tỉ lệ thuận với nhau đối với cả hai giới tính,” – tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Piotr Sorokowski cho biết.

Ngoài ra, yếu tố “đam mê” cũng gây ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh nở thành công của phụ nữ. Có điều, sự gần gũi thân mật lại cho tỉ lệ nghịch. Lý giải cho chuyện này, các chuyên gia cho rằng đó là vì sự gần gũi ấy xảy ra trong những cặp đôi đã có quá nhiều trẻ em vây quanh.

Tuy vậy, với hai yếu tố “đam mê” và “gắn kết”, các chuyên gia tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy “tình yêu là kết quả của quá trình tiến hóa.”

Theo giáo sư Michael Gratzke – một chuyên gia ngôn ngữ của ĐH Hull, ông đánh giá rất cao nghiên cứu này. Tuy nhiên ông vẫn cảnh báo rằng nghiên cứu có hạn chế, vì định nghĩa của tình yêu trong từng văn hóa là rất khác.

“Điều quan trọng nhất là liệu người Hadza có khái niệm về tình yêu hay không, và tôi cũng không rõ thông điệp được truyền tải như thế nào trong cộng đồng thổ dân,” – ông cho biết.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng trên thế giới, tình yêu chưa hẳn đã gắn liền với khả năng sinh sản. “Quan trọng là tình yêu có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology.

Tuyệt Phẩm Khúc Thụy Du: Đừng Bao Giờ Em Hỏi Vì Sao Ta Yêu Nhau

Dường như câu trả lời đó chưa đủ làm thỏa mãn những người yêu mến ca khúc này. Bởi vì, ý tứ của bài hát đã được làm cho nhẹ đi rất nhiều so với bài thơ gốc. Nên rất nhiều ý kiến cho rằng, cái tên Thụy Du còn mang một nét ý nghĩa khác, phải chăng nó là khúc du ca mơ về một cuộc đời, một chuyến đi thực hư, hư thực, mê mê tỉnh tỉnh. Ở đây, tâm hồn của người nhạc sĩ đã bay bổng, vượt lên nỗi ám ảnh của chiến tranh.

Khúc Thụy Du của nhạc sĩ Anh Bằng là những hình ảnh chọn lọc đẹp nhất từ bài thơ gốc

Trong bài thơ gốc, tác giả phản ánh những cảnh tượng tàn khốc tang thương mà chiến tranh gây ra. Những hình ảnh trong bài thơ khắc họa trong tâm tư người đọc sự thực về một thảm cảnh đầy ghê rợn. Trong những khoảnh khắc bom rơi, đạn lạc, ông thấy sự sống và cái chết trở lên sao mong manh tới vậy. Nhưng trong cái mong manh ấy vẫn còn có những tình yêu. Nhưng tình yêu đó cũng không thoát khỏi nghịch cảnh, mang theo nó những nỗi buồn của sự chia ly.

Thoát khỏi nỗi ám ảnh đó, nhạc sĩ Anh Bằng đã lựa chọn trong bài thơ những hình ảnh và ca từ mà ông coi là đẹp nhất để phổ nhạc. Những suy ngẫm về cuộc đời, những trăn trở và cả những gì đẹp đẽ của tình yêu thời chiến loạn. Bản nhạc của ông có sức sống trường tồn, bởi những suy tư, những triết lí về cuộc đời không chỉ là ở thời chiến đó nữa mà vươn lên thành những câu hỏi về cuộc đời và số phận, mà con người luôn đi tìm lời giải đáp, trong một nền giai điệu chậm rãi, mượt mà, sâu lắng.

Phút trải nghiệm về cuộc đời, về những được mất thế gian: Sẽ mang được những gì về bên kia thế giới?

Sống giữa cuộc đời với những gian truân, bước chân lê theo những gánh nặng trên vai. Vì cuộc sống mưu sinh, nhọc nhằn những giọt mồ hôi mặn đắng vẫn cứ chảy mãi thành dòng. Thân xác như rã rời, mệt mỏi. Tâm tư trĩu nặng những nỗi muộn phiền thật khó có thể thổ lộ. Bài hát như muốn khuyên con người sống chậm lại một chút để suy ngẫm về hành trình của một đời người.

Lao tâm khổ tứ, tâm thân gồng gánh những truy cầu dục vọng. Có khi là những mong muốn được giàu sang nhung lụa, khi là danh vọng quyền lực hay những mảnh tình ngọt ngào đắm say. Ta cứ miệt mài trong cuộc chạy đua với thời gian để đạt được những gì mà một đời mong mỏi.

Thoáng chốc, thời gian cuộc đời đã trôi qua, tóc đã ngả hai màu sương nắng, ngoảnh lại nhìn đã quá nửa đời người, nhìn tới tương lai đâu còn lại gì cho riêng ta, ngoài sự cô đơn, trống vắng hãi hùng:

Ngoài trống vắng mà thôiThụy ơi, và tình ơi !

Nếu như có một loài chim bói cá chỉ biết lao thật nhanh xuống mặt hồ để bắt mồi, thì con người ta cũng như chú chim ấy, lao vào đời như thiêu thân, để rồi khi ra đi, nói lời vĩnh biệt cuộc đời để về bên kia thế giới thì cũng chỉ còn hai bàn tay trắng. Hơn nữa, do một đời đã tranh đấu triền miên nên trên vai lại gánh thêm biết bao nghiệp lực mà đi tiếp trên con đường trường của sinh mệnh.

Rất nhiều người cho rằng, tiếng gọi ”Thụy ơi và tình ơi” lúc này được cất lên như tiếng gọi của một người đã thức tỉnh nhưng còn đang nhức nhối sau những cơn mê dài. Thụy lúc này mang ý nghĩa là mộng, là mê, cái tình kia cũng chẳng mang theo được, đắm say kia cũng chỉ là trống vắng, mình ta với nỗi buồn khó mà trải lòng thấu tỏ.

Một hình ảnh được cho là đẹp nhất trong Khúc Thụy Du có lẽ là hình ảnh ”Loài chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm”. Hình ảnh gợi cho ta sự chông chênh, mong manh trong lộ trình của cuộc đời. Chim bói cá với sắc màu rực rỡ xinh đẹp, nhưng chỉ biết suốt ngày nhìn xuống mặt hồ với đôi mắt của kẻ săn mồi; tựa như con người, không biết được giá trị chân thật của bản thân mình, mà luôn trong sự mê mải kiếm tìm cho mình những vật chất và xúc cảm có ở trên đời.

Nhưng hỡi ôi, nếu cuộc đời chỉ như một vũng nước thì con người cũng chỉ như một hạt bụi nhỏ nhoi. Trong chính những đau khổ, những mất mát mới lao đao bước chân đi tìm lại những gì mình đánh mất, có lẽ lúc này là khi ta mới chợt tỉnh cơn mê mộng, để kiếm tìm những điều quý giá mà những năm tháng sống trên đời đã lãng quên.

Thụy ơi, và tình ơi ! Phải chăng tiếng gọi kia thốt lên một lần nữa càng làm cho sự khắc khoải hay nỗi buồn trong ta trở lên mạnh mẽ.

Cuộc đời là những câu hỏi lớn mà đến cuối chặng đường ta vẫn không tìm được lời giải đáp

Trong chuyến đi ngắn ngủi của một kiếp người, bất quả chỉ tới trăm năm, biết bao nhiêu điều ta không tìm được câu trả lời. Bởi đôi mắt kia ta nhìn chỉ vẻn vẹn trong cái ”vũng nước cuộc đời”.

Có những sự thật tồn tại mà không có lời nào để lí giải, nó giống như lời em ngây thơ hỏi:

Vì sao chân không vững?Vì sao, và vì sao!

Có những điều không thể tìm được câu trả lời, nên ta cho rằng những điều ấy là hiển nhiên tồn tại mà không đi tìm nguyên nhân sâu xa của nó. Chính vì vậy mà người ta mới coi đời là cõi mê. Trong cơn mê ấy, bước chân ta như vô định trong bóng tối.

Tôi là chim bói cá, em là bóng trăng ngà, chỉ cách một mặt hồ mà muôn trùng chia xa

Đây được coi là một hình ảnh thi vị và đẹp tuyệt vời trong ca từ của Khúc Thụy Du.

Như một sự chia li cách biệt, hai cuộc đời chẳng thể tìm được nhau nữa. Ánh trăng mặt hồ như sự mong manh vỡ vụn; khi một làn sóng động mặt hồ cũng mang theo sự tan vỡ của một ánh trăng ngà dịu dàng kia. Có lẽ hình ảnh đó khiến con người ta cứ mãi nâng niu và gìn giữ bởi nó có thể biến mất trong một khoảnh khắc bất kì.

Lúc này đây, hình ảnh của Thụy lại hiện lên như một cô gái với những yêu thương, mà nỗi nhớ đong đầy bởi sự chia li kia lại phũ phàng mang đi theo cả những hi vọng, những tin yêu, để rồi người ở lại âm thầm gặm nhấm nỗi đau của riêng mình:

Trớ trêu thay, cái mà ta bấu víu kiếm tìm lại là một ảo ảnh mà những ngọt ngào, êm ái chỉ là phút chốc thoảng qua. Tình yêu với những đắm say qua đi rồi, còn lại chỉ là những đau đớn, khắc khoải nhớ mong. Trái tim kia như một lần bị nguội lạnh. Để rồi sau cuộc kiếm tìm mê mỏi, lại choáng váng, chệnh choạng bước đi trong sự day dứt đến tuyệt vọng: ”Thụy bây giờ về đâu?”

Với Khúc Thụy Du của nhạc sĩ Anh Bằng, ta thấy được trăn trở, suy tư, kiếm tìm về những hoài niệm, những gì mà đời người đã đánh mất. Đâu đó lại có cả những cảm xúc của sự xót xa, nỗi buồn dâng trào của bước chân phiêu đãng trong cõi thực của trần gian mà mong mỏi giải đáp được những câu hỏi trong một kiếp người.

Với giọng hát đầy sâu lắng, trầm ấm và đượm buồn, nam danh ca Tuấn Ngọc đã truyền tải tuyệt vời nhất những cung bậc cảm xúc của tác giả. Giọng hát như ru ta vào trong mộng nhưng rồi lại giật mình tỉnh giấc và chợt hỏi: ta là ai trong cuộc đời này? ta đã đánh mất những gì? ta sẽ đi đâu để tìm được ánh sáng trong cơn mê dài của kiếp nhân sinh? Đời là mộng hay đời là tỉnh mà sao ta cứ u mê trong sự da diết để rồi cứ mãi khắc khoải đợi chờ điều chi.

Nhưng dẫu cho người đời vẫn cứ miệt mài đi tìm câu trả lời rạch ròi cho câu hỏi: Thụy Du là ai? là người hay là mộng? thì có lẽ ta cũng chẳng cần phải phân biệt rõ ràng như vậy nữa, bởi chỉ cần khẽ nhắm mắt lại và thả hồn theo từng nốt nhạc, giai điệu và những ca từ tuyệt đẹp của Khúc Thụy Du, chúng ta có lẽ sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Vì Sao Chúng Ta Phải Ăn Chay

VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI ĂN CHAY❓

Mỗi khi nói đến ăn chay, người ta thường nghĩ rằng chỉ những người đi tu, các tăng ni, mới ăn chay mà thôi. Nhưng thật ra, số người không xuất gia mà ăn chay vì lý do sức khỏe ngày càng nhiều. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận về phương diện khoa học: Tại sao chúng ta phải ăn chay❓

Những sách về vạn vật tại học đường đã giải thích rõ ràng về sự tiến hóa của loài người. Những người thời tiền sử là những người ăn chay, vì sự cấu trúc các cơ tạng, răng… không phải là cấu trúc của loài ăn thịt. Bác sĩ G.S Huntington thuộc Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã viết một luận án về cơ thể con người, đã chứng minh rằng, loài người là loài ăn rau cỏ và cơ thể con người không thích hợp để ăn thịt. Trong bài luận thuyết này, ông viết rằng, loài động vật ăn thịt như Hổ có 2 phần ruột, phần ruột non rất ngắn, trong khi phần ruột già lại rất thẳng và mịn. Trái lại, loài động vật ăn rau quả như Nai, có phần ruột non và ruột già rất dài.

Vì trong thịt có chất đạm đậm đặc, ruột của loài ăn thịt chỉ cần một thời gian ngắn là có thể hấp thụ được chất đạm này, do đó ruột của chúng ngắn hơn ruột của loài thú không ăn thịt. Ruột già của loài người dài khoảng 5 thước và gấp lại làm nhiều lần, phần trong của ruột nhăn nheo và còn xếp nếp lại với nhau. Vì vậy, khi ta ăn thịt, thịt sẽ ở lại trong ruột chúng ta lâu hơn, sinh ra những độc tố khiến Gan phải làm việc nhiều hơn, nhiệm vụ của Gan là lọc những độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, thịt còn chứa nhiều độc tố đạm và nhiễu tố, trung bình một cân Anh chứa 14g độc tố đạm. Nếu để tế bào sống trong một chất lỏng có chứa độc tố đạm, những tế bào này sẽ không phát triển và sẽ chết, khiến Thận phải làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, thịt không có chất để tạo ra tế bào, sinh táo bón. Chúng ta biết rằng, táo bón có thể tạo ra bệnh ung thư Ruột, bệnh Trĩ… Nếu Thận phải làm việc quá độ sẽ bị hư, nếu Gan phải làm việc quá độ cũng có thể bị cứng Gan hay ung thư Gan.

Tiếp tục việc nghiên cứu trên còn cho thấy rằng, ăn nhiều chất mỡ sẽ bị bệnh xưng Gan, hay xưng Lá Lách và làm giảm sự sinh trưởng của tế bào. Chất colesterol và chất mỡ của động vật thường là chất gây ra bệnh nghẹt Tim và là một trong 10 lý do làm chết nhiều người nhất ở Đài Loan. Thí nghiệm cho thấy rằng, thịt nướng hay thịt đúc lò tạo ra chất hóa học gây bệnh ung thư. Con chuột sử dụng chất hóa học này bị đủ loại ung thư như : ung thư Xương, ung thư Máu, ung thư Bao Tử… Hiện nay, ung thư đứng hạng nhì trong số những bệnh gây tử vong. Trong bài tường trình về sự biến thể và tăng trưởng của tế bào ung thư, một thí nghiệm cho thấy, một chuột con uống sữa của chuột mẹ bị ung thư cũng sẽ bị ung thư. Hoặc nếu chích tế bào ung thư của loài người và động vật, những con vật này sẽ bị ung thư. Do đó, nếu hằng ngày chúng ta ăn thịt của động vật bị ung thư, thì xấu là điều không tránh khỏi hậu quả không tốt.

Có người nghĩ rằng, tất cả súc vật đều được kiểm soát kỹ lưỡng trước khi cho vào lò sát sinh, nhưng sự thật, chỉ một số nhỏ là được kiểm soát mà thôi. Đây không phải là lỗi của người kiểm soát mà vì số lượng súc vật bị giết quá nhiều. Tìm được một con vật bị ung thư không phải là một chuyện dễ dàng, hơn nữa, mỗi ngày kiểm soát viên phải quan sát rất nhiều súc vật, chúng ta có thể hiểu công việc này khó khăn ra sao. Vấn đề này tại những nước văn minh như Âu Châu hay Hoa Kỳ cũng không thể giải quyết một cách hữu hiệu. Con vật bị ung thư chỗ nào thì cơ phận đó sẽ bị chặt bỏ, phần còn lại vẫn được mang ra bán. Sở kiểm soát vệ sinh tại các nước, chỉ kiểm soát một phần nhỏ súc vật bị giết.

Bác sĩ J.H.Kellogg, một người ăn chay đã từng nói: “Khi ăn chay, chúng ta không còn phải nghĩ đến miếng thịt của con vật chúng ta đang ăn có bị chết vì bệnh gì chăng. Sự an ổn này khiến cho bữa cơm chay thật hứng thú biết bao!”

Nguồn: Sống Vui Khỏe Club