Top 13 # Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Mất Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình ?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kéo dài lâu sẽ dẫn tới hiện tượng chậm lớn, còi cọc, kém phát triển.

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Hiện tượng này không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiên trọng. Vì vậy khi bé ngủ hay giật mình, mẹ cần chú ý theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình chủ yếu do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

– Phản xạ tự nhiên: Ngủ hay giật mình có thể là do phản xạ tự nhiên của bé. Phản xạ này có tên gọi là Moro, khá đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Nó sẽ biến mất sau 3 đến 6 tháng tuổi.

– Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu canxi có thể dẫn tới còi xương khiến bé ngủ hay giật mình. Khi bị thiếu canxi bé sẽ có một số dấu hiệu như còi xương. Trường hợp này, bé có thể chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

– Gặp ác mộng: Bé có thể giật mình do mơ thấy ác mộng. Khi bé mệt mỏi, căng thẳng hoặc thời tiết nóng bức có thể dễ khiến bé mơ thấy ác mộng.

– Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa, giun sán,…

– Hệ thần kinh có vấn đề bất thường: Bé sơ sinh từng bị tổn thương, chấn thương ở não, dây thần kinh, tủy sống cũng có thể ngủ hay giật mình.

2. Cách xử lí khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Hiện tượng ngủ hay giật mình khiến bé ngủ không sâu giấc. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé khiến bé chậm lớn, còn cọc, thấp bé.

Vì vậy mẹ cần thực hiện các phương pháp sau để giúp bé ngủ ngon:

– Nếu bé giật mình và có thể tự ngủ lại thì không sao. Trong trường hợp bé quấy khóc thì mẹ nên dỗ dành, vỗ về để bé ngủ lại.– Cho bé mặc đủ ấm khi đi ngủ. Mẹ không nên quấn bé quá chặt vì có thể khiến bé bị nóng.

– Mẹ nên đặt bé xuống nôi khi bé thiu thiu ngủ. Điều này sẽ giúp bé học được cách ngủ một mình. Đồng thời bé sẽ không bị giật mình khi tỉnh giấc.

– Tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho bé ngủ. Nhiệt độ phòng phải thích hợp, không quá nóng, quá lạnh. Đối với bé sơ sinh mẹ nên để phòng ngủ tối, ánh sáng mờ mờ để bé dễ ngủ.

– Cho bé ăn đủ no trước khi ngủ để bé không bị đói. Sau khi bé bú xong nên cho bé thư giãn và đứng chơi một lúc để tránh trào ngược dạ dày.

– Kiểm tra tã bé thường xuyên để bé luôn được khô ráo, thoáng mát.

– Cho bé tắm nắng thường xuyên để đảm bảo bé có đủ lượng canxi cần thiết.

Cách Chữa Giật Mình Ở Trẻ Nhỏ Để Bé Ngủ Ngon Giấc Cả Đêm Làm Sao Để Bé Hết Giật Mình Khóc Thét Giữa Đêm?

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Vặn Mình ?

Vặn mình là một hành động bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên vặn mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý việc trẻ sơ sinh hay vặn mình kịp thời.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình cần được bổ sung vitamin D, canxi và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng để có giấc ngủ ngon hơn.

Vặn mình là một hành động bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên vặn mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý việc trẻ sơ sinh hay vặn mình kịp thời.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nếu bé vặn mình, đỏ mặt trong vài phút và không cảm thấy khó chịu, không khóc, không mệt mỏi và vẫn lên cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng

.

Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên vặn mình và có biểu hiện khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau đây:

– Thiếu canxi

Trong tháng đầu tiên sau sinh, bé cần rất nhiều canxi để phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn tới các biểu hiện vặn người, đỏ mặt, rướn người và hay quấy khóc lúc nửa đêm. Ngoài ra bé cũng dễ bị nhạy cảm với tiếng động, còi cọc và lên cân kém.

– Trào ngược dạ dạy

Trào ngược dạ dày cũng khiến bé bị vặn mình, nôn ói, quấy khóc vào ban đêm, thậm chí có thể thở khò khè.

– Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là một trong những dấu hiệu bé bị rối loạn giấc ngủ.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình thường xuyên có thể khiến trẻ chậm lớn, còi cọc. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé hay vặn mình chính xác để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nếu trẻ vặn mình do thiếu canxi mẹ cần cho bé tắm nắng sáng sớm thường xuyên để giúp hấp thụ vitamin D. Thời gian thích hợp để tắm nắng là 10 đến 15 phút. Mẹ nên cởi quần áo của bé từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến bé bị cảm nắng. Mẹ cần lấy khăn lau sạch mồ hơi cho bé sau khi tắm nắng.

Ngoài ra, mẹ không nên cho bé tắm nắng vào những hôm trời gió hay thời tiết bất thường hay những ngày giao mùa. Vào mùa hè mẹ không cho bé tắm nắng sau 7 giờ.

Trong giai đoạn này sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu của bé. Vì vậy mẹ cần ăn uống đủ chất, tăng cường các đồ ăn giàu canxi như cá ngừ, cá thu, cá hồi và tắm nắng để tăng cường canxi trong sữa mẹ. Từ đó giúp bé hấp thụ được nhiều canxi hơn.

Nếu bé uống sữa công thức mẹ cần chọn các loại sữa giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng canxi thích hợp với sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình một phần cũng do ngủ không đủ sâu. Khi bé ngủ cần đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp, môi trường thông thoáng, không có bất cứ thứ gì khiến bé khó chịu, thức giấc giữa đêm. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra phòng ngủ để đảm bảo phòng ngủ luôn ấm áp và khô ráo. Đồng thời thay bỉm, tã cho bé thường xuyên để bé có thể ngủ ngon giấc.

Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là từ 28 – 29 độ C và nên để máy xông hơi trong phòng để không khí ẩm giúp bé thoải mái.

Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Ngủ Không Ngon Giấc Phải Làm Sao Mẹo Chữa Vặn Mình Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngon Giấc Không Còn Vặn Vẹo

Vì Sao Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô

Làn da con trẻ bị khô nứt, dù nặng hay nhẹ cũng thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:

Làn da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nhạy cảm hơn bình thường. Cấu trúc da chưa hoàn thiện, đặc biệt lớp thượng bì chưa hình thành, da không có cơ chê phục hồi khi mất nước. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên mỗi khi giao mùa thời tiết thường biến đổi mạnh khiến làn da, nhất là làn da non nớt của bé chưa thích ứng kịp. Từ đó thường xuyên dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

Các bước chăm sóc con hằng ngày của mẹ:

Ngoài ra, việc chăm sóc con hằng ngày của mẹ nếu không đúng cách cũng rất dễ khiến tình da trạng trẻ sơ sinh bị khô ngày càng nặng khiến con vô cùng khó chịu, quấy khóc. Ví dụ như mẹ tắm quá nhiều lần cho bé, cho bé sử dụng các loại thuốc bôi da không phù hợp, dành cho người lớn; mẹ cho bé mặc những quần áo khô cứng, chứa quá nhiều nilon hay sử dụng nguồn nước có quá nhiều clo để tắm cho bé cũng góp phần gây ra tình trạng khô da mặt.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô đôi khi khiến mẹ đau đầu vì đã tìm mọi cách mà tình hình vẫn không thuyên giảm. Làn da con lại mỏng manh làm mẹ không dám lạm dụng các loại thuốc, sợ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể phòng và trị khô da cho con chỉ bằng những bước đơn giản sau đây:

Với các bé, việc tắm hằng ngày là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn là nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô ngày càng trầm trọng. Lý do là khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của bé. Với trẻ sơ sinh bạn chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần, mỗi lần tối đa chỉ 15 phút. Các ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.

Các mẹ lưu ý, để giữ cho da bé được mịn màng mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu trong nước tắm cho bé.

Nhiều mẹ vì lo lắng các loại kem bôi dưỡng ẩm không phù hợp với làn da nhạy cảm của con nên hạn chế sử dụng các loại kem này, dù tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô rất nặng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!

Vấn đề dị ứng với các loại kem bôi chỉ xảy ra khi mẹ không tìm hiểu kỹ lưỡng khi lựa chọn kem bôi cho con, dẫn đến dùng các loại kem cho người lớn cho làn da bé sẽ không phù hợp, xảy ra những phản ứng không mong muốn.

Bởi vậy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất có hại cho da bé để thoa nhẹ nhàng lên da bé sau khi tắm là cách tuyệt vời nhất để mẹ đối phó với làn da trẻ sơ sinh bị khô.

Dấu hiệu da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên đưa đi bác sĩ

Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da bé.

Một vài chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, chứng bệnh này được biểu hiện với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi bệnh về da nghiêm trọng này.

Vì Sao Uống Trà Lại Bị Mất Ngủ?

Trà là một loại thức uống có những tác động ngược nhau lên giấc ngủ. Trong trà có theanine, đây là một thành phần hóa học tạo cảm giác thư giãn và hưng phấn. Thế nên đối với một số người thì uống trà lại khiến họ buồn ngủ. Thế nhưng trà lại chứa một thành phần khác là caffeine, đây là thành phần giúp tỉnh táo và tập trung.

Caffeine là một dạng chất thần kinh được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Đây là thành phần hóa học được tìm thấy phổ biến nhất là ở cà phê. Thế nên một tách cà phê vào mỗi sáng là một phần không thể thiếu của nhiều người. Và caffeine cũng được tìm thấy nhiều ở trà nữa.

Chỉ những loại trà được làm từ cây trà, có tên khoa học là Camellia Sinensis, thì mới có chứa caffeine. Còn những loại trà thuộc nhóm thảo dược như trà hoa cúc, trà cung đình hay nhiều loại cây thảo mộc thì không hề có thành phần này.

Caffeine trong trà gây mất ngủ ra sao?

Caffeine là một thành phần rất dễ tan vào nước. Thế nên khi bạn pha trà thì khoảng 80% thành phần caffeine từ trong lá trà sẽ hòa vào nước trà. Như đã nói ở trên thì caffeine sẽ khiến bạn tỉnh táo, tập trung và có cả hưng phấn nữa.

Trong não của chúng ta có một thành phần gọi là adenosine. Ngay từ khi chúng ta thức dậy thì não đã bắt đầu tiết ra adenosine. Sau một ngày học tập hay làm việc mệt mỏi thì nồng độ adenosine sẽ cao hơn vào buổi sáng. Khi adenosine lên đến một mức độ nhất định thì các cơ quan cảm thụ adenosine sẽ giúp não phát tín hiệu khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Thế là chúng ta cần phải nghỉ ngơi bằng cách ngủ. Do adenosine xuất hiện từ lúc bạn ngủ dậy cho đến lúc ngủ, thế nên càng về cuối ngày thì adenosine càng nhiều hơn, và chúng ta lại càng thấy buồn ngủ khi càng về cuối ngày.

Có một điều đặc biệt là phân tử caffeine lại có cấu tạo y hệt adenosine. Giống như hai anh em sinh đôi giống hệt nhau vậy. Việc này khiến các cơ quan cảm thụ ở não “nhẫm lẫn” giữa caffeine và adenosine. Khi caffeine gắn vào các cơ quan cảm thụ, thay vì làm giảm hoạt động của tế bào như adenosine, thì caffeine lại không làm điều này. Thế nên não chúng ta cũng bị “đánh lừa” là cơ thể không cần nghỉ ngơi, thế là chúng ta vẫn tỉnh táo dù là vào cuối ngày.

Trong trà có bao nhiêu caffeine?

Tùy theo chất lượng và loại trà thì thành phần caffeine có thể dao động giữa 20 và 60mg cho mỗi 5g trà. Theo quan niệm chung thì trà càng lên men như trà đen chẳng hạn, thì lại càng nhiều caffeine. Tuy nhiên sự thật là tất cả các loại trà có hàm lượng caffeine gần tương đương nhau. Có một yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong trà là loại lá. Trà được làm từ lá càng già thì lại càng nhiều caffeine. Và ngược lại thì lá càng non thì lại càng ít caffeine.

Ngoài độ già của lá thì loại hình thành phẩm của trà cũng ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong nước trà. Trà túi lọc thường sẽ có hàm lượng caffeine nhiều hơn trà nguyên lá. Vì trà túi lọc chứa lá trà đã được nghiền nát, thế nên caffeine cũng dễ thoát ra ngoài hơn.

Hạn chế mất ngủ khi uống trà vào buổi tối

Nếu bạn là người nhạy cảm với caffeine thì không nên uống trà vào buổi tối. Nhưng có một cách để giảm hàm lượng caffeine có trong trà. Đó là tráng trà, sử dụng ít trà hơn khi pha, dùng nước có nhiệt độ thấp, và ngâm trong thời gian ngắn hơn.

Khi pha trà thì caffeine là một trong những thành phần nhanh tan vào nước nhất, thế nên bước tráng trà ngoài việc giúp ‘đánh thức’ trà thì còn giúp loại bỏ khá nhiều caffeine.

Trà pha nước càng sôi và ngâm càng lâu thì lại càng nhiều caffeine. Một số loại trà như trà xanh chẳng hạn, thì bạn cũng không nhất thiết phải pha trà thật sôi. Chỉ cần nước khoảng 80 độ C là đủ. Vì caffeine là thành phần có ái lực cao, thế nên dùng nước không quá sôi giúp hạn chế caffeine thoát ra ngoài. Pha trà xanh ở nhiệt độ thấp hơn cũng giúp trà có vị ngon hơn, vì caffeine có vị đắng, cho nên càng ít caffeine thì trà càng ít đắng.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách pha lạnh trà. Hàm lượng caffeine sẽ bị giảm đi từ 1/3 đến một nửa khi pha lạnh. Pha lạnh trà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho lá trà vào bình nước, cho vào tủ lạnh chừng vài giờ là bạn sẽ có trà lạnh uống rất mát. Thích hợp cho những ngày hè nóng nực.

Kim Ngưu