Top 15 # Vì Sao Trung Quốc Bị Thế Giới Oán Ghét Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Trung Quốc Bị Thế Giới Oán Ghét?

Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị bao vây kìm kẹp, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí; Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều

Trong nền kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác “hận”. Lý do tại sao?

Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?

Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí

Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ, đồng thời hy vọng nhận được sự bảo hộ che chở trong đó bao gồm toàn bộ tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Không thể nói người khác “ăn trong bám ngoài” (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ?

Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Thậm chí đến Việt Nam, đất nước đã từng bị Mỹ xâm lược và là nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc, cũng đều tìm kiếm sự bảo hộ từ Mỹ.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được.

Sự khác biệt giữa hai nước Trung – Mỹ

Chúng ta ngày ngày đều tung hô bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ.

Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có.

Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom, chúng ta chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận.

Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia “Tiểu Biết Tam” (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), chúng ta cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, đồng bào của chúng ta, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm.

Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù.

Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù.

Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có.

Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với “Lưỡng đạn nhất tinh” (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu “Lưỡng đạn nhất tinh”. Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề.

Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến “địch” thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao.

Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức.

Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được.

Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không.

Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng?

Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ.

Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào.

Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này.

Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu – khi người còn chưa đến nơi – đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không.

Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, “thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi”.

Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, “mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng”?

Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, “vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không”?

Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: “các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi”.

Bài viết của giáo sư Diêu Thụ Khiết, Viện trưởng Viện Trung Quốc học đương đại, Đại học Nottingham, Anh, đăng trên báo Người dịch: Đinh Thị Thu

Vì Sao Thế Giới Ngày Càng Ghét Trung Quốc?

Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.

Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?” Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là “kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt”.

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng” như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thế Giới Nửa Yêu, Nửa Ghét Trung Quốc Nhưng Không Tin Tập Cận Bình

Người dân trên khắp thế giới có sự chia rẽ trong đánh giá về Trung Quốc với mức độ tích cực và tiêu cực gần như tương đương nhau nhưng đa số không tin tưởng Chủ tịch Tập Cận Bình, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố.

Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew, tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ, tiến hành với gần 39.000 người ở 34 quốc gia ở tất cả các khu vực trên khắp thế giới từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2019. Kết quả vừa được công bố hôm thứ Năm ngày 5/12.

Người dân Việt Nam không nằm trong đối tượng được khảo sát.

Vừa yêu vừa ghét

Ở Mỹ, 60% số người được hỏi bày tỏ không tin tưởng Trung Quốc, so với 26% ở chiều ngược lại. Con số không tin tưởng ở Canada còn cao hơn: 67% so với 27% tin tưởng Trung Quốc.

Cơ quan nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân là do Canada đã chứng kiến vụ bắt giữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, và việc Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada để trả đũa.

Báo cáo của Pew giải thích hiện tượng này là do ở các nước giàu, người dân được hưởng quyền tự do chính trị nhiều hơn nên họ có cái nhìn khắt khe hơn về những gì xảy ra ở Trung Quốc. Ngoài ra, những nước có thái độ thân Bắc Kinh nhiều cũng là những nước có nạn tham nhũng tệ nhất, chẳng hạn như Nigeria.

Sở dĩ Nhật có thái độ bài Trung Quốc cao như vậy, theo Pew, là do những vấn đề lịch sử để lại giữa hai nước.

Tập Cận Bình bị ‘ghét’?

Đánh giá của người dân thế giới về nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng rất cay nghiệt. Tỷ lệ trung điểm những người nói rằng họ ‘tin tưởng ông Tập làm điều tốt cho thế giới’ ở 34 nước được khảo sát chỉ là 29%, trong khi trung điểm không tin tưởng ông Tập trên thế giới là 45%.

Tỷ lệ không tin tưởng ông Tập cao nhất là ở các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Tây Âu.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã chứng kiến mức độ tin tưởng dành cho ông gia tăng ngoạn mục ở các nước như Argentina (tăng 14%), Tây Ban Nha và Mexico (cùng tăng 13%) và Ý (tăng 10%).

Mỹ-Trung: ai mạnh hơn?

Trả lời câu hỏi giữa Mỹ và Trung Quốc, nước nào sẽ là cường quốc kinh tế số một thế giới, người dân ở 21 trong số 34 nước được khảo sát tin là Mỹ, trong khi 12 nước cho là Trung Quốc sẽ lãnh đạo kinh tế thế giới. Chỉ có ở Lebanon con số chọn Mỹ và Trung Quốc là ngang nhau.

Xét theo khu vực thì đa phần các nước xem trọng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc hơn Mỹ tập trung chủ yếu ở Tây Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bulgaria, Cộng hòa Czech. Bên ngoài Tây Âu, Canada, Úc, Nga và Indonesia cũng là những nước tin vào sức mạnh kinh tế Trung Quốc hơn trong khi phần còn lại của thế giới hướng về Mỹ.

Tỷ lệ đánh giá cao kinh tế Mỹ hơn Trung Quốc đặc biệt rõ ở hầu hết các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực kề cận với Trung Quốc. Trong đó, Hàn Quốc là nước tin tưởng vào sức mạnh kinh tế của Mỹ nhiều nhất với 82% so với 18% tin vào Trung Quốc. Úc và Indonesia là hai trường hợp cá biệt trong khu vực khi cho rằng sức mạnh kinh tế Trung Quốc sẽ vượt trội Mỹ.

Tỷ lệ tin tưởng vào kinh tế Trung Quốc đặc biệt đáng kể ở Đức, Hà Lan, Czech và Pháp. Riêng ở Pháp, mới năm 2018 người dân nước này còn tin là Mỹ là nền kinh tế số 1 nhưng tỷ lệ này đã đảo chiều trong năm 2019.

Những nước nào xem Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 cũng mong muốn ưu tiên hợp tác kinh tế với Mỹ hơn là Trung Quốc và điều này cũng đúng với Trung Quốc ở chiều ngược lại, theo khảo sát.

Nhìn chung ở các nước mới nổi, người dân nhìn nhận sự vươn lên về kinh tế của Trung Quốc một cách tích cực. Tuy nhiên, hầu hết các nước được khảo sát đều xem sức mạnh quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc là ‘điều không tốt’ cho đất nước của họ.

Hầu hết các nước được khảo sát, ngay cả Mỹ và Canada, đều xem sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là ‘đem lại lợi ích cho đất nước họ’, ngoại trừ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Có 50% người dân Mỹ và 53% người dân Canada cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là tốt cho nước họ, theo kết quả khảo sát.

Đặc biệt, các nước láng giềng của Trung Quốc có lập trường bi quan về cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự của nước này. Các nước này cho rằng các khoản đầu tư từ Trung Quốc là ‘gánh nặng’ cho họ do nó giúp cho Bắc Kinh có ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế của họ. Tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 48% ở Indonesia cho đến 75% ở Nhật.

Mối đe dọa quân sự

Cũng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc được xem là mối đe dọa chính chứ không phải Mỹ với 40% người dân Úc, 50% ở Mỹ và 62% ở Philippines quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ lại bị xem là mối đe dọa chính ở các nước Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi, theo khảo sát.

Trong các nước được khảo sát, ngoại trừ Nigeria và Kenya xem sức mạnh quân sự của Trung Quốc là điều tốt cho đất nước họ, tất cả các nước còn lại đều e dè về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Tỷ lệ lo ngại sức mạnh quân sự Trung Quốc đặc biệt cao ở các nước Nhật, Hàn (cùng 90%), Úc (84%), Canada (82%), Mỹ (81%), Ấn Độ (73%) và Philippines (71%).

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt nghi ngờ sức mạnh quân sự Trung Quốc với tỷ lệ trung điểm là 79% cho rằng việc Trung Quốc ngày càng mạnh về quân sự là điều không tốt cho đất nước họ.

Vì Sao Jeon Somin Bị Khán Giả Running Man Ghét Đến Thế?

(vnnhanh.vn) – Được thiên vị chiếm sóng quá nhiều, nói bậy liên tục khiến chương trình phải dán mác 19+, có những hành động vô lễ với các thành viên và khách mời chương trình… khiến Jeon Somin mất điểm trong mắt fan Runnng Man.

Running Man từng là bá chủ của các show truyền hình thực tế nhưng đã dần giảm nhiệt sau nhiều năm phát sóng. Với mong muốn thổi luồng gió mới sau 7 năm công chiếu, Jeon So Min và Se Chan được bổ sung thêm vào dàn thành viên chính thức với hi vọng cứu vớt ratting không mấy khá khẩm của show từng rất ăn khách này.

Mới đây, thông tin Somin phải nhập viện và dừng quay Running man 1 tháng khiến công chúng xôn xao. Tuy nhiên, nhiều fan Running Man lại tỏ ra vui mừng khi biết thông tin này. Ngoài lời chúc sức khỏe tới nữ diễn viên, nhiều người còn chúc nữ diễn viên… rời chương trình luôn để chăm sóc bản thân.

Vậy tại sao Somin lại bị ghét đến thế?

Chiếm sóng của các thành viên và khách mời

Trong tập 378, thời lượng lên hình của một mình So Min trong trong trò chơi trên máy bay là 3 phút, hơn rất nhiều thời gian lên hình của cả team Jong Kook là 1 phút. Không những thế, các fan còn tố PD thiên vị cả phần trò chơi và cả thời lượng khi bên team có So Min chỉ chơi oẳn tù tì còn bên kia lại chơi game mới kèm hình phạt.

Thậm chí, người hâm mộ đã nhiều lần chỉ ra lỗi của dàn ekip của Running Man trong việc cắt bớt đoạn ghi hình của các thành viên hay khách mời và để Jeon So Min được lên hình nhiều hơn.

Theo lẽ thường, các thành viên chủ chốt trong chương trình luôn tạo mọi điều kiện để khách mời lên sóng và thể hiện được tài năng của họ nhưng với So Min, cô nàng luôn làm điều ngược lại.

Khán giả vô cùng bất bình khi Lee Elijah trong tập là khách mời đã bị cắt gần hết thời lượng lên hình và chỉ được quay có vài lần. Somin đã liên tục chen ngang và được lên sóng quá nhiều.

Tương tự, trong tập với các thành viên SNSD, GOT7,… cô nàng cũng luôn luôn là trung tâm của mọi phân cảnh

Đặc biệt, các fan đã than thở rằng Ji Hyo bị cắt thời lượng lên hình rất nhiều vì camera chỉ chăm chăm bắt cảnh của So Min. Hơn thế nữa, điều khiến nhiều người bức xúc bày tỏ rằng mặc dù là fan lâu năm nhưng cũng phải dừng xem Running Man vì đoạn nào cũng chỉ thấy mỗi So Min được lên hình nhiều nhất.

Đỉnh điểm của sự việc là khi fan của Ji Hyo từng đồng lòng spam hashtag trên tài khoản instagram chính thức của SBS với dòng chữ #more_screen_time_for_JiHyo (Ji Hyo cần nhiều thời lượng lên hình hơn) để đòi lại công bằng cho thần tượng.

Những chiến thắng của Ji Hyo luôn bị “ém hàng” và lặn mất luôn

Biệt danh “Át chủ bài” độc quyền của Ji Hyo bỗng “tự nhiên” bay sang với Somin?

Sự bất công, phân biệt giữa các thành viên trong chương tình được người xem chỉ ra rõ nhất trong tập 378.

PD cho tất cả 8 người 20,000 won để ăn sáng và Somin đã chiếm lấy hơn một nửa. Trong khi Yoo Jae Suk chi 6000 won, Ji Hyo định ăn tteokbokki 3000 won nhưng vì thấy quá đắt nên chọn món 2000 won, Sukjin thì ăn thạch đậu đỏ, Jong Kook mua kẹo cao su ăn sáng, Sechan với Kwang Soo uống nước lọc để quay tới chiều thì cô nàng đã tiêu luôn 10,500 won của cả đội cho món ăn của mình.

Phân cảnh khiến khán giả bức xúc nhất

Một lần chia tiền “công bằng khác” của “Chị đại SBS”.

Có những lời lẽ, hành động không phù hợp

Vì là chương trình thực tế, sẽ không tránh khỏi những tình huống “đỏ mặt” nên chương trình đã gắn nhãn 12+ để phù hợp hơn với lượng fan nhỏ tuổi đông đảo. Nhưng kể từ khi Somin tham gia, con số 19+ xuất hiện đều đặn. Những hành động, trò đùa của cô nàng luôn chứa những từ lóng tục và không hợp hoàn cảnh.

Các thành viên khác thường xuyên nhắc nhở về những cử chỉ “kém duyên” đó nhưng dường như Somin vẫn không thay đổi. Cô luôn lấy bộ phận sinh dục của các thành viên nam ra trêu đùa, đặc biệt là Yoo Jae Suk và Kwang Soo, hay liên tục nhắc đến đại tiện, tiểu tiện ở bất cứ đâu kể cả trên bàn ăn.

Không những vậy, cô còn hành động phản cảm như muốn tuột quần đi tiểu tiện trước mặt mọi người hay nói những lời lẽ nhạy cảm,…

Luôn chú ý tới hạ bộ của “hươu cao cổ”

Vô tư nhắc tới phân trên truyền hình

Không có tập nào là cô nàng không nói bậy

Hay dùng từ ngữ nhạy cảm

Trong một trò chơi, Kwang Soo phải vào lồng cá sấu, trong khi mọi thành viên khác đều rất lo lắng thì Somin dù chung đội nhưng cô nàng lại rất vô tư khi liên tục nói những lời lẽ xui xẻo về cái chết với anh như “Trăn trối đi”, viết di thư, dự đoán tỉ lệ cái chết,…

Câu nói này được cô lặp lại nhiều lần đến mức Suk Jin đã lên tiếng nhắc nhở “Thật không thể tin được em lại nói câu đó”

Một phân cảnh khác tương tự

Thường xuyên làm lố, tạo “loveline” lộ liễu

Đối với chương tình thực tế, việc tạo những yếu tố hài hước thu hút người xem là điều vô cùng cần thiết. Nhưng “vui thôi đừng vui quá”, cái gì cũng phải có giới hạn của nó.

Ngoài những phân cảnh của mình ra thì cứ hễ có ai đang nói là Somin sẽ chạy ra đứng cạnh hoặc xen ngang vào câu nói của họ đến nỗi nhiều lần Haha phải cau mày mà nhắc nhở.

Cô nàng còn được rất nhiều khán giả “ưu ái” đặt cho cái tên “Mê trai + tạo loveline” khi liên tục có những cử chỉ đụng chạm, cố tình tạo khoảnh khắc thân mật với thành viên khác giới hay mỗi khi chương trình có khách mời là nam.

Có những hành động ngại ngùng quá lố khi gặp GOT7

Biểu cảm của Jinyoung khi cô nàng bày tỏ muốn hẹn hò với chàng idol

“Đây là phương châm sống của chị”.

Những trò đùa của So Min không gây cười cho người xem

Điệu nhảy “thần thánh” khiến các thành viên SNSD “đứng hình”

Thiếu tôn trọng người lớn tuổi và khách mời

“Giả tạo” là từ rất nặng nề mà người ta gán với hình ảnh của cô nàng khi xuất hiện trong chương trình. Cách ăn nói đôi lúc hơi quá đà, “vô lo vô nghĩ” đã gây ra bao tai hại cho cô.

Dù là thành viên nhỏ nhất chương trình nhưng Somin vẫn luôn có những hành động được xem là vô lễ với các thành viên lớn tuổi hơn như chê Ji Suk Jin già yếu nên sẽ dễ bị thua cuộc, đạp chân và hành động vô lễ với Yoo Jae Suk, Kim Jong Kook,..

Trong khi các thành viên khác vô cùng khó chịu khi Somin phát ngôn như thế thì PD lại biến nó thành một trò gây cười?

Không chỉ chiếm thời gian lên sóng của khách mời, So Min còn trở thành đối tượng bị chỉ trích vì có hành vi nắm tóc, cắn tay, lục ví khách mời trong lần đầu gặp mặt,… không tôn trọng những người tham dự chương trình.

Cắn tay Jennie (Black Pink) rất nhiều lần trong một trò chơi

Giật tóc Naeun (A Pink) trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Fandom của A Pink đã vô cùng bất bình với hành động vô lễ này.

“Running Man” hay “Somin’s show”?

Nguồn: Tổng hợp

(vnnhanh.vn) – Fan phát hiện ra tài khoản Instagram cá nhân của Kwang Soo đã không còn theo dõi Somin nữa