Top 6 # Vì Sao Việt Nam Gia Nhập Asean Vào Năm 1995 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Việt Nam Gia Nhập Asean

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.

Nói về việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm luôn cho rằng, đó là một quyết sách đúng đắn và kịp thời thể hiện khả năng nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa.

Trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, Việt Nam đã đáp ứng được lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội là “tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Tham gia ASEAN, Việt Nam đồng thời gia nhập AFTA – tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN. Nhờ tranh thủ cơ hội hợp tác với các nước trong Hiệp hội sẽ giúp đất nước vừa thoát khỏi bao vây cấm vận, đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Sáu tháng sau khi gia nhập ASEAN, Hiệp hội (lúc này đã có bảy thành viên) cùng với ba nước châu Á khác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho châu Á họp với 17 nước châu Âu thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM). Nhờ đó, Việt Nam nghiễm nhiên là một thành viên sáng lập của tổ chức liên khu vực, liên châu lục này, có quan hệ hợp tác, cả trên bình diện song phương lẫn bình diện đa phương, với các nước châu Âu có trình độ phát triển cao và tiềm năng lớn, góp phần đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển. Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bao gồm các nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có những nước phát triển hàng đầu như Mỹ và Nhật Bản.

Như vậy, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cùng các nước trong tổ chức hoặc dựa vào uy tín và kinh nghiệm của ASEAN, tranh thủ được ngày càng nhiều đối tác phát triển mạnh, có tiềm năng, số vốn lớn, công nghệ, kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm quản lý tốt đã góp phần tăng thế và lực của mình.

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei, ngày 28/7/1995.

Thời khắc không phai

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gắn bó với sự nghiệp ngoại giao hơn 50 năm trời. Làm ngoại giao, ông có dịp đi nhiều nước, gặp nhiều bạn bè trên khắp thế giới và lưu lại trong mình không ít kỷ niệm.

Một trong hai sự kiện để lại ấn tượng không thể phai mờ trong ông là lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia Brunei chiều 28/7/1995.

Ông kể lại, khoảnh khắc khi lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, “tôi xúc động đến rưng rưng nước mắt”. Khi lá cờ được kéo lên đỉnh, một tràng pháo tay vang lên, từng cái bắt tay, từng khuôn mặt hân hoan của các ngoại trưởng ASEAN, quan chức nước chủ nhà và các nước thành viên ASEAN dự buổi lễ chúc mừng cho Việt Nam khiến nhà ngoại giao kỳ cựu càng không thể quên.

Ngay sau đó, đại diện cho thành viên thứ bảy của ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt Chính phủ lên đọc diễn văn. Bày tỏ niềm vui khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, ông cảm ơn đồng nghiệp và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN và hứa sẽ làm hết sức với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong tổ chức này.

Cũng sau diễn văn của đại diện Việt Nam, sáu Ngoại trưởng và Tổng Thư ký ASEAN đã phát biểu chúc mừng và ca ngợi Việt Nam hết lời. Sự xúc động đó hòa quyện với niềm tự hào về đất nước và dân tộc từ những giờ phút ấy đã khắc sâu vào tâm trí nhà ngoại giao kỳ cựu…

Những người bạn thân thiết

Nghiệp ngoại giao nhiều thập niên giúp ông Nguyễn Mạnh Cầm gặp, tiếp xúc rồi thân thiết với nhiều bạn bè trên thế giới. Đó là những người bạn từ Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ông gặp khi bắt đầu sự nghiệp tại Moscow, những người bạn khi công tác tại Hungary. Và đặc biệt, đó còn là những đồng nghiệp trong ASEAN.

Năm tháng sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt kết thúc chuyến thăm hai nước ASEAN, tháng 7/1992, ASEAN chủ động mời Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Lào dự Hội nghị Ngoại trưởng hàng năm, ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á – văn kiện chính của ASEAN và nhận cương vị quan sát viên.

Trong cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại một điều đặc biệt thú vị trong buổi đầu, khi ông và Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhận cương vị quan sát viên, các đồng nghiệp ASEAN đều đổi cách xưng hô từ “ông” hoặc “Ngài” bằng tên như những người bạn thân thiết từ lâu.

Kể từ sau đó, các cuộc họp đều diễn ra trong không khí thân mật và dễ đi đến đồng thuận dù có những vấn đề ban đầu khác nhau phải tranh cãi, nhưng dù có lời qua tiếng lại cũng nhẹ nhàng không ảnh hưởng bầu không khí thân thiện.

Từ ngày Việt Nam gia nhập ASEAN đến ngày ông Nguyễn Mạnh Cầm thôi kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, ông tham gia các hoạt động trong ASEAN khoảng 4 năm rưỡi. “Trong thời gian đó, có một vài nước thay đổi Bộ trưởng, nhưng chúng tôi vẫn giữ cách xưng hô như buổi ban đầu”, ông nhớ lại.

Đến nay trong số đồng nghiệp làm việc với ông hồi đó có người đã mất hay chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Ông vẫn giữ liên hệ với một số người bạn cũ, do điều kiện địa lý và công việc cũng như hoàn cảnh khác nhau nên ít khi gặp được nhau.

“Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn gửi thư thăm hỏi nhau, nhắc lại kỷ niệm những ngày hợp tác với nhau và gửi thư chúc mừng nhau nhân các ngày lễ, tết và Quốc khánh”, ông chia sẻ.

Khi golf là đầu câu chuyện

Một năm trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 7/1994 tổ chức ở Bangkok, theo lời dặn của Tổng Thư ký, Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Mạnh Cầm phải nói rõ rằng Việt Nam đã sẵn sàng tham gia ASEAN chưa. Bắt đầu cuộc họp, chủ tọa nêu vấn đề: “Đề nghị bạn Cầm cho biết Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập ASEAN chưa, tự xét đã đủ điều kiện chưa?”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đứng dậy, dõng dạc nói: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập ASEAN và tự nhận mình đã đủ điều kiện gia nhập”.

Cả khán phòng vỗ tay hoan nghênh và Việt Nam được ghi vào biên bản để chuẩn bị cho lễ kết nạp vào tháng Bảy năm sau tại Brunei. Đột nhiên, Ngoại trưởng Malaysia Badawi đứng dậy: “Cầm ơi, điều kiện Việt Nam thì đủ rồi, nhưng còn hai điều kiện với Ngoại trưởng”. Ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó hơi ngỡ ngàng nhưng vẫn vui vẻ hỏi lại Ngoại trưởng Badawi rằng: “Những điều kiện gì, có khó không?”. Ngoại trưởng Malaysia chậm rãi: “Điều kiện thứ nhất: Trong ASEAN chỉ nói tiếng Anh, không được nói tiếng Pháp hay tiếng Nga”.

Tuy với vốn tiếng Anh tự học và chỉ cần cố gắng thì sử dụng được nên ông Nguyễn Mạnh Cầm mạnh dạn trả lời: “Về tiếng Anh, tuy vốn ít nhưng tôi sẽ cố gắng. Còn điều kiện thứ hai?”, ông Nguyễn Mạnh Cầm hỏi. Ngoại trưởng Badawi vừa cười vừa nói: “Vào ASEAN phải đánh golf!”. Nhà ngoại giao kỳ cựu liền trả lời: “Điều kiện này khó quá, khó hơn cả điều kiện Việt Nam vào ASEAN vì từ bé đến giờ tôi có biết golf là gì đâu”.

Ngoại trưởng Indonesia liền đứng dậy: “Cầm ơi, golf trong ASEAN là làm việc đấy chứ không phải đánh cho vui hay để tăng sức khỏe đâu. Cậu yên tâm bọn tớ sẽ tạo điều kiện giúp cậu đánh golf. Người Việt Nam làm gì chẳng được!”. Tất cả cười xòa vui vẻ. Quả thực đúng như vậy, các cuộc họp của ASEAN từ chuyên viên cao cấp, Bộ trưởng đến Hội nghị cấp cao trong chương trình nghị sự bao giờ cũng có một buổi chơi golf…

“Lúc bấy giờ, nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa, ta đã có một quyết sách đúng đắn và kịp thời là gia nhập ASEAN. Gia nhập ASEAN, chúng ta đáp ứng lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm

Trong ASEAN, họp hẹp quan trọng như thế nào?

TGVN. Cơ chế họp hẹp ASEAN qua hơn 2 thập kỷ đã trở thành một quy trình tư vấn cho lãnh đạo cấp cao ASEAN …

Toàn cảnh AMM Retreat: Những đóng góp thầm lặng cùng tạo nên thành công

TGVN. Thành công của Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) 2020 từ ngày 15-17/1 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) có …

Video toàn cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

TGVN. Ngày 17/1, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị hẹp Bộ …

Gia Nhập Asean, Bước Ngoặt Quan Trọng Của Việt Nam

Từ vị trí là địch thủ của nhau, ASEAN và Việt Nam chuyển sang thành bạn, là đối tác và là thành viên trong cùng một cộng đồng. ASEAN đã thực sự trở thành một trong những trọng tâm, là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 hồi năm ngoái, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế vì nỗ lực nhằm đưa những lời lẽ mạnh mẽ về Biển Đông vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng. Sự kiện này nêu bật một bước phát triển rất lớn trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN cũng như tầm quan trọng mà Việt Nam dành cho tổ chức khu vực này trong chính sách đối ngoại của mình.

Được thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã có những nỗ lực để cải thiện quan hệ với các nước ASEAN mà một minh chứng là chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978.

Nhưng phải tới đầu thập kỷ 1990 thì quan hệ của Việt Nam với ASEAN mới bắt đầu cải thiện tích cực. Tháng 7 năm 1992, Việt Nam gia nhập Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Ba năm sau, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của hiệp hội, chính thức chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa ASEAN và Đông Dương.

Khi theo đuổi tư cách thành viên ASEAN, mối quan tâm chính của Việt Nam vào thời điểm đó là tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế với các thành viên ASEAN và bảo đảm một môi trường khu vực hoà bình có lợi cho các cải cách kinh tế trong nước của mình. Khi ấy những gì Việt Nam mong muốn chính là điều mà năm 1989 Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan đã gọi là quá trình biến Đông Dương “từ chiến trường thành thị trường”.

Nghi thức thượng cờ các nước ASEAN trong ngày khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Nông-Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 40 diễn ra tại Hà Nội. Ảnh TTXVN

Kể từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ các mối quan hệ thương mại và đầu tư với các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong khi đó, Singapore, Malaysia, và Thái Lan là ba trong số mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam.

Một điều thú vị đó là quan điểm của Việt Nam về vai trò của ASEAN trong việc quản lý các tranh chấp Biển Đông đã thay đổi đáng kể. Đặc biệt, Việt Nam đã sử dụng rộng rãi các dàn xếp do ASEAN dẫn dắt để vừa can dự, vừa cân bằng mềm với Trung Quốc. Một mặt, hợp tác kinh tế với Trung Quốc thông qua những hành lang như Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn giữa hai nước, qua đó xoa dịu phần nào các căng thẳng trên biển. Mặt khác, Việt Nam cũng đang cố gắng sử dụng các công cụ chính trị và pháp lý do ASEAN cung cấp để định hình các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về vai trò của ASEAN trong việc quản lý các tranh chấp Biển Đông bắt nguồn từ một sự kết hợp những diễn biến mới kể từ đầu những năm 1990. Ví dụ, việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển đã bắt buộc Việt Nam phải sử dụng các kênh ASEAN để đối phó với Trung Quốc và khiến các nước thành viên ASEAN khác bớt thờ ơ về vấn đề này và thấu cảm hơn với cách tiếp cận của Việt Nam. Đồng thời, sự xuất hiện của các dàn xếp mới do ASEAN dẫn dắt với sự tham gia của Trung Quốc, như Diễn đàn Khu vực ASEAN (1994), Hội nghị Cấp cao Đông Á (2005), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (2010), cũng đã tạo điều kiện cho những nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng mềm với Trung Quốc thông qua ASEAN.

Không thể phủ nhận, ASEAN đã biến chuyển đáng kể trong hơn 50 năm qua, và nhận thức của Việt Nam về ASEAN và vai trò của nó trong các vấn đề khu vực cũng vậy. Việc gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, và bất chấp những thất vọng nhất định vào lúc này lúc khác do ASEAN không thể đạt được đồng thuận về các vấn đề nhạy cảm chính trị, ASEAN vẫn hết sức quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Hà Nội cả về kinh tế lẫn chiến lược. Mối quan hệ ASEAN-Việt Nam là một câu chuyện nữa cho thấy ASEAN là một tài sản có giá trị như thế nào đối với các nước thành viên, một câu chuyện rất có thể sẽ được kể tiếp trong 50 năm tới và xa hơn nữa.

H. Lê – Lê Thu Hương

Gia Nhập Asean Giúp Kinh Tế Việt Nam Hội Nhập Sân Chơi Khu Vực Và Toàn Cầu

Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN.

Theo PGS.,TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEAN được coi là bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sân chơi khu vực và toàn cầu. Từ đó, Việt Nam tham gia rất nhiều cơ chế hợp tác khu vực, từ ASEAN+ đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực mà ASEAN là trung tâm… Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP hơn 200%.

Gia nhập ASEAN cũng là bệ phóng giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện cuộc sống người dân. Những cơ chế hợp tác này có lợi cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại. Bằng chứng là, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình hơn 10 năm nay và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3.000 USD. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác chung.

Cùng với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, sau khi gia nhập ASEAN, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt từ ASEAN vào Việt Nam cũng đã tăng mạnh.

Trong 25 năm qua, Cộng đồng ASEAN đã ghi nhận những đóng góp của Việt Nam vào sự phát triển chung của Khối. Điển hình như: Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN, chỉ mới gia nhập ASEAN được 3 năm, vào năm 1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI. Hội nghị đã đưa ra Chương trình Hành động Hà Nội với những nội dung rất quan trọng để triển khai Tầm nhìn 2020, tạo nền tảng cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN sau này.

Đồng thời, Việt Nam đã đảm nhiệm rất thành công các nhiệm vụ luân phiên; tham gia rất nhiều đề xuất sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân. Khi đề xuất thành lập Cộng đồng ASEAN, các quan chức ASEAN ban đầu chủ yếu tập trung cho việc xây dựng 2 cộng đồng chính, gồm Cộng đồng An ninh – Chính trị và Cộng đồng Kinh tế, còn Cộng đồng Văn hóa – Xã hội về sau mới được xây dựng với đóng góp lớn từ Việt Nam, bởi Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến về phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế và gắn kết người dân ASEAN.

Đến nay, Việt Nam là một trong 2 quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cam kết cao nhất (chỉ sau Singapore), thực hiện trên 95,5% cam kết trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC.

GS. Yasuhiro Yamada, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn đề Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam Vốn FDI từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam trong 25 năm qua đã khẳng định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của khu vực. Những dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam là xung lực đưa kinh tế Việt Nam đi lên, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực.

Vì Sao Tỷ Lệ Ung Thư Ngày Càng Gia Tăng Ở Việt Nam?

gày nay, xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ người mắc các bệnh hiểm nghèo lại càng cao. Nhiều người Việt Nam giật mình khi biết nước ta thuộc top 2, những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung bướu hồi tháng 4/2013 tại Hà Nội cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới, với 200.000 ca mắc mới hàng năm và số người tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam là 73,5% trong khi đó, tính chung toàn thế giới con số này là 59,7%; tại các nước phát triển là 49,4% và ở những nước đang phát triển cũng chỉ ở mức 67,9%.

Chỉ tính riêng tại Bệnh viện K Hà Nội, bệnh nhân tới đây năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20-30%. Tuy nhiên, công tác phòng chống ung bướu ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thực tế, các bệnh viện luôn quá tải, dù thời gian qua có hàng chục bệnh viện và trung tâm ung bướu đã được xây mới và đưa vào hoạt động.

Việt Nam thuộc top 2 quốc gia dẫn đầu về bệnh ung thư Vì sao bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân làm cho tỷ lệ bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng cao nhưng 3 nhóm nguyên nhân lớn là: do cường độ lao động, ô nhiễm môi trường và chế độ ăn uống.

Cường độ lao động cao: Một số khảo sát cho thấy, có 95% số lao động khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước có làm thêm giờ. Mức lao động này khiến sức khỏe giảm sút, khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Bên cạnh đó còn vấn đề bảo hộ lao động ở Việt Nam chưa được chú trọng.

Ô nhiễm môi trường: Mức ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao. Ra đường thì gặp ô nhiễm không khí, bụi, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, ở nhà thì ăn thực phẩm, uống nguồn nước ô nhiễm, mỹ phẩm, nước hoa… Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì tại Việt Nam, Hà Nội và chúng tôi là hai thành phố bị ô nhiễm đất nặng nề nhất. Hai thành phố này cũng đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi – theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc.

Ô nhiễm môi trường gây ung thư

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam đa phần thiếu khoa học do nhiều thói quen ăn uống đã trở thành tập quán như: ăn sống, ăn nướng, ăn gỏi, người nghèo lại thiếu thốn, nhiều khi vì tiết kiệm mà ăn cả thực phẩm mốc… Gần đây thì chất bảo quản và chất kích thích trong thực phẩm trở nên đáng báo động và là một trong những nguyên nhân gây bất ổn đến đời sống sức khỏe của người dân.

Hãy tự biết phòng bệnh ung thư đúng cách

Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu cho thấy 40% ung bướu có thể ngăn ngừa, phòng tránh được và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tự phòng bệnh ung bướu bằng việc thay đổi tư duy: Sống và làm việc khoa học, đừng tham công tiếc việc, tự bảo vệ sức khỏe bản thân mỗi ngày. Hãy nhìn xa hơn bởi số tiền bạn kiếm được hôm nay chưa chắc đủ để bạn trị bệnh. Hãy đòi hỏi quyền được bảo hộ lao động, phòng chống thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, hạn chế đồ nướng, tập thể dục thường xuyên, ổn định cân nặng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng hàng ngày các sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bởi nếu không được kiểm soát, các gốc tự do này sẽ gây đột biến tế bào, làm cho tế bào thường trở thành ác tính và tạo thành các khối u hình thành nên bệnh ung thư.