“Yếu bóng vía” là một thuật ngữ dân gian, chỉ việc nhiều người run sợ, mất bình tĩnh trước những vấn đề không đáng sợ, ví như sợ bóng tối, sợ giao tiếp với người lạ, sợ ra ngõ gặp đàn bà…
“Yếu bóng vía” là một thuật ngữ dân gian, chỉ việc nhiều người run sợ, mất bình tĩnh trước những vấn đề không đáng sợ, ví như sợ bóng tối, sợ giao tiếp với người lạ, sợ ra ngõ gặp đàn bà…
Theo các chuyên gia, những nỗi sợ ấy hoàn toàn có thể chế ngự được. Và việc kiêng kỵ “ra ngõ gặp đàn bà” hay gặp người “nặng vía” sẽ bị xui xẻo là hoàn toàn không có cơ sở.
“Trường sợ hãi”
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người: “Chẳng ai sống mà không sợ một điều gì cả. Có thể, bạn sợ bóng đêm, sợ ngủ một mình trong phòng tối. Lại có người sợ rắn vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng. Có người sợ trông thấy máu… Nói chung, những nỗi sợ đó muôn hình vạn trạng. Nguyên nhân là do trong mỗi con người đều có “trường sợ hãi”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải
Ông Hải phân tích: Thông thường, chỉ khi “trường sợ hãi” khuếch động lên sẽ khiến người ta có cảm giác sợ sệt. Còn với những người can đảm, được đào tạo, rèn luyện nhiều sẽ hạn chế được trường này. “Cũng như những người lính khi ra trận, đâu phải ai cũng có thể cầm súng bắn quân địch ngay được. Họ cũng sợ chết chóc, sợ máu chứ. Nhưng vì họ được đào tạo qua một thời gian nhất định thì mới dần chế ngự được nỗi sợ ấy”.
Nếu một đứa trẻ không có cơ hội giao tiếp với bạn bè, người ngoài nhiều thì lâu dần nó cũng sẽ tự thu mình lại, sợ hãi khi thấy người lạ.
“Dân gian vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tuy nhiên, về cơ bản, không nên tin vào chuyện bóng vía cản trở công việc của mình. Song để làm được điều đó cũng khó, vì nó ăn sâu trong tiềm thức, quan niệm dân gian rồi. Vấn đề là hãy tự mình làm chủ, tự mình hóa giải những cái bị cho là xui xẻo ấy bằng cách chủ động chào hỏi, chia sẻ. Chính sự giao tiếp đã hóa giải, cân bằng vía nặng – nhẹ”.
Nguồn: Thanh Thủy