“Mắt vàng là dấu hiệu cho thấy gan của bạn hoạt động không tốt và có lẽ là dấu hiệu cụ thể nhất của bệnh gan”, KV Narayanan Menon, MD, giám đốc Y khoa ghép gan tại bệnh viện Cleveland Clinic, Hoa Kì cho biết.
Một chất màu vàng gọi là bilirubin được đào thải ở gan, ở dạng dịch mật ra khỏi cơ thể. Nhưng khi gan yếu, bilirubin không đào thải được, sẽ tích tụ lại, dẫn đến mắt bạn có màu vàng.
2. Bụng trướng
Nếu bụng của bạn đột nhiên có cảm giác căng lên và không có dấu hiệu dừng lại, có thể là nặng hơn triệu chứng đầy hơi. Bác sĩ Menon cho biết: “Áp lực gia tăng trong các mạch máu xung quanh gan có thể dẫn đến tích tụ chất dịch ở vùng bụng”. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ, người sẽ có thể cho bạn biết bạn bị đầy hơi hay do thức ăn hay.
3. Bạn bị viêm gan A, B hoặc C
Khi virus hoặc ký sinh trùng nhiễm vào gan, nó gây viêm gan và làm giảm chức năng gan. Các loại nhiễm trùng gan phổ biến nhất là các loại siêu vi khuẩn viêm gan, viêm gan A lây lan khi tiếp xúc với người bệnh qua thức ăn và đồ uống. Trong khi viêm gan B và viêm gan C thường được truyền qua máu, quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với các chất dịch khác của cơ thể người bệnh. “Đã có một số phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm gan C, vì thế mọi người nên đi xét nghiệm để biết bệnh” bác sĩ Menon nói. Hãy nói chuyện với các bác sĩ của bạn về những dấu hiệu khác thường mà bạn gặp phải để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh nhất có thể.
5. Mệt mỏi liên tục
Sự mệt mỏi dai dẳng gần như luôn là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong cơ thể bạn. Bệnh gan có thể cũng là nguyên nhân gây ra điều này.
6. Bạn là một người nghiện rượu nặng
Sử dụng rượu quá mức, mãn tính có thể làm một số chức năng trên gan của bạn theo thời gian bị suy yếu và cuối cùng dẫn đến bệnh gan. Gan giúp loại bỏ các chất hóa học và độc tố của bạn, do đó, việc bạn uống rượu thường xuyên khiến cho gan phải hoạt động quá mức cho phép.
7. Béo phì
Thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng lớn hơn so với bạn tưởng tượng. Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn đang gia tăng, đặc biệt là ở những người có độ tuổi 40 – 50. Về cơ bản, chất béo đã tích tụ trên và xung quanh gan. Đôi khi, điều này dẫn đến xơ gan, đó chính là những vết sẹo của gan. Bạn có thể kiểm soát hoặc thay đổi các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, chẳng hạn như béo phì, cholesterol cao và tiểu đường.
8. Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan
“Một số lượng nhỏ bệnh nhân gan là do di truyền, vì vậy nếu gia đình bạn từng có những người mất vì bệnh gan hoặc ung thư gan, hãy đến gặp bác sĩ để họ có thể kiểm tra chính xác hơn”, tiến sĩ Menon nói.
9. Mắc chứng bối rối hoặc hay quên
Nếu bạn đột nhiên mắc những nhầm lẫn không đáng có, đừng nghĩ rằng nó vô hại. Bệnh não gan (hay còn gọi là hôn mê gan) là một tình trạng có thể xảy ra khi gan không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và thường xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính, xơ gan hoặc viêm gan. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Được thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.
Phòng khám Bình Minh đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng, Truyền nhiễm …
Trong chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ Tạ long, Chủ tịch Hội Khoa Học Tiêu hoá Việt Nam; Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội Tiêu hoá, Gan Mật A3, Bệnh Viện Trung Ương Quân đội 108;
Đại tá, Bác sĩ CK II Trịnh Thị Thuận. Nguyên Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Gan mật- Nguyên P.Chủ nhiệm khoa Nội Nhân dân – BvTW Quân đội 108.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Liên Hương, nguyên bác sĩ CK II, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang tham gia khám chữa bệnh tại