Đi tiểu buốt, đái rắt
Việc đi tiểu thấy buốt, đái rắt là do những viên sỏi có kích thước nhỏ hoặc những mảnh vỡ vụn của sỏi thận đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo. Trong quá trình di chuyển, những viên sỏi có kích thước bé này va chạm với thành của đường niệu đạo khiến người bị sỏi thận bị đau, buốt và có thể bị tổn thương. Việc đau buốt như vậy có thể kéo dài nhiều lần, nhiều người để ý sẽ thấy mình đái ra cả sỏi. Sỏi thận còn có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, nó khiến bạn đái ra từng lúc hoặc có thể tắc nghẽn hoàn toàn.
Đi tiểu ra máu, ra mủ Dấu hiệu này cho thấy, tình trạng bệnh đã nặng và nguy hiểm. Rất có thể những viên sỏi trong quá trình di chuyển ở các vị trí đã làm tổn thương đến đường tiết niệu. Việc tổn thương này khiến đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn dẫn tới những dấu hiệu như đái ra máu, đái ra mủ. Biểu hiện này cho biết bạn đã bị nghiêm trọng và cần đi khám và điều trị sớm.
Tiểu nhiều, nước tiểu có mùi hôi Khi bị sỏi thận, các viên sỏi gây tắc đường tiết niệu khiến việc đi tiểu của bạn gặp khó khăn. Nó dẫn tới việc bạn phải đi tiểu nhiều lần. Bị sỏi thận còn có thể gây viên nhiểm, ứ đọng nước tiểu lâu dẫn đến nước tiểu có mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thời bạn có thể bị suy thận.
Các dấu hiệu khác Ngoài những dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình như trên, một số người bị sỏi thận còn có các biểu hiện khác như sốt, sưng vùng bụng chứa thận, các vùng quanh khu vựng bụng và háng. Khi viên sỏi thận đã to, người bị cảm giác đau khi ngồi lâu, do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xác vào nhiều cơ quan nội tạng khác, nó khiến người bệnh đau hơn.
Có thể chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc một cách dễ dàng. Việc khỏi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người.