Top 9 # Xem Dấu Hiệu Của Ung Thư Phổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

5 Dấu Hiệu Sớm Của Ung Thư Phổi

1. Ho dai dẵng.

Đây là triệu chứng có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee giải thích “Đôi khi ở ngoại vi (của phổi) một khối u có thể tiếp tục phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi chúng ta phát hiện được bởi nó không gây ra nhiều triệu chứng. Nhưng nếu một khối u đang đẩy vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi, nó có thể sẽ kích hoạt các thụ thể ho. Nó có thể gây ra ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ”.

2. Khó thở.

Một trong những triệu chứng của ung thư phổi là cảm giác khó thở. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thuật ngữ chuyên ngành cho triệu chứng này là “dyspnea”, và mặc dù chỉ đáng chú ý trong các giai đoạn sau của bệnh, triệu chứng này có thể xuất hiện nếu bạn có một khối u mà cản trở đường thở của bạn.

Bất kỳ khó thở không giải thích được nên được điều tra bởi bác sĩ.

3. Ho ra máu.

4. Đau ngực.

Bởi vì đau ngực có thể là một dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ khó chịu nào về cơn đau, đặc biệt là khi cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng. Và nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào khác cho cơn đau tim, chẳng hạn như áp lực đè nặng ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì đủ điều kiện cấp cứu y tế và có nghĩa là bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Khàn giọng hoặc khò khè.

Bạn nên lắng nghe cơ thể của mình mỗi ngày và phải thật thận trọng khi có bất kì bất ổn nào trong cơ thể. Gặp bác sĩ khi cảm nhận được các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Mặc dù không phải tất cả mọi người bị ung thư phổi đều phát triển các triệu chứng này từ sớm, nhưng đây là những triệu chứng có khả năng xuất hiện nhiều nhất trước khi bệnh lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Tầm soát ung thư phổi định kỳ cũng là một cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình. “Ho mãn tính, khò khè hoặc cảm thấy khó thở cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược axit, hen suyễn hoặc tác dụng phụ của thuốc”, bác sĩ McKee nói. Và bất kỳ cảm giác không giải thích được của việc khó thở đều đáng được chăm sóc y tế. Đây là tất cả những gì bạn muốn bác sĩ cân nhắc. Ngay cả khi nó không phải là trường hợp xấu nhất, bạn sẽ rất vui vì mình đã được điều trị và cuối cùng đã đá cơn ho đó sang một bên.

10 Dấu Hiệu “Lặng Lẽ” Của Bệnh Ung Thư Phổi Mà Nhiều Người Xem Nhẹ

Bệnh ung thư phổi ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đôi khi chúng ta đã vô tình xem nhẹ những triệu chứng dấu hiệu của căn bệnh. Để rồi khi phát hiện ra đã không còn khả năng điều trị. Cùng nhau xem qua 10 dấu hiệu của bệnh ung thư phổi mà mọi người đều xem nhẹ.

1. Thở nặng nhọc

Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn. Nguy cơ dẫn đến căn bệnh ung thư phổi.

2. Ho nhiều

Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi… có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.

3. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

4. Đau ngực

Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.

5. Đau tay và các ngón tay

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.

6. Đờm có lẫn máu

Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.

7. Thay đổi tâm trạng thất thường

Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc…

8. Thường xuyên bị nhiễm trùng

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.

Đều là những triệu chứng bệnh lý thông thường nên nhiều khi chúng vô tình bỏ qua mà không biết nó là điểm báo cho căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm. Chúng ta cần lưu ý những dấu hiệu trên để có thể phát hiện và điều trị ung thư phổi kịp thời.

Khi có những dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay với Phòng khám ung bướu Singapore Việt Nam (SVCC) để được tư vấn và tiến hành tầm soát ung thư sớm nhất.

Dấu Hiệu Điển Hình Của Bệnh Ung Thư Phổi

Là bệnh phổ biến thứ 2 trong 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta song biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm thường nghèo nàn, hoặc không có triệu chứng.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Bệnh hiện đứng thứ 2 trong số 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta (xếp sau ung thư gan).

Bệnh gồm hai nhóm khác nhau về điều trị và tiên lượng bệnh: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%).

GS. TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mỗi liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này.

Thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Tỉ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiên thuốc lá.

Trong khói thuốc lá có đến hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng (như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen), Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần. Hút thuốc thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ.

Ô nhiễm không khí

Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

Nghề nghiệp

Công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.

Di truyền

Các bệnh ở phế quản phổi

Sẹo cũ của các tổn thương phổi.

Lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.

Một số yếu tố khác

Giới: Nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới song đây có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nam giới.

Tuổi: Thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỉ lệ cũng thấp.

3. Triệu chứng của ung thư phổi

Giai đoạn sớm

Theo GS Khoa, bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý thường là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả.

Giai đoạn tiến triển

Triệu chứng đa dạng tuỳ theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; kèm thêm khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.

Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, tim đập nhanh, đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác, toàn thân mệt mỏi, gày sút, sốt… cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng điển hình: gồm ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, ho ra máu, cơn ho khác thương so với trước đây, viêm phổi, viêm phế quản… mãi không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, cảm thấy khó thở, khò khè không rõ nguyên nhân, giọng khàn, nuốt đau… Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên bạn hãy đến bệnh viện để sàng lọc bệnh.

4. Điều trị

Nguyên tắc điều trị ung thư phổi dựa vào thể trạng bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị ung thư phổi gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa chất.Có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Ung thư phổi không thế bào nhỏ

Phẫu thuật được chỉ định cho giai đoạn O, I, II, IIIA.

Phương pháp phẫu thuật:

– Cắt thùy phổi kèm theo vét hạch rốn thuỳ, được chỉ định với bệnh nhân bị ung thư phế quản ngoại vi.

– Cắt lá phổi kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, có thể cắt một phần màng tim, thành ngực. Thường được chỉ định với ung thư ở phế quản gốc, cạnh carina và hoặc xâm lấn cực phế quản thyu trên.

– Phẫu thuật cắt phân thuỳ trong trường hợp khối u nhỏ, nằm ngoại vi mà chức năng hô hấp còn hạn chế.

Xạ trị

Xạ trị tiền phẫu: chỉ định cho giai đoạn IIIB, kích thước u quá lớn để xét khả năng phẫu thuật sau đó.

Xạ trị hậu phẫu: chỉ định cho giai đoạn II, IIIA và các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn để lại tổ chức ung thư sau phẫu thuật.

Xạ trị đơn thuần triệt căn: cho giai đoạn I, II, IIIA có chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, hóa chất.

Hóa trị

Chỉ định cho giai đoạn IV, IIIB, IIIA, các trường hợp chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chỗi phẫu thuật, tia xạ. Giai đoạn IB, IIA cần được cân nhắc.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Điều trị gồm 2 phương pháp: hóa – xạ trị đồng thời cho giai đoạn khư trú và hóa chất cho giai đoạn lan tỏa

5. Phòng bệnh ung thư phổi

Không hút thuốc lá, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý…

Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng ho kéo dài, đau ngực…

Nguồn: https://vietnamnet.vn

Các Dấu Hiệu Ung Thư Phổi

Ung thư phổi khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì rõ ràng, những biểu hiện đó thường khiến cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường khác nên dễ chủ quan bỏ qua. Các triệu chứng ung thư phổi ban đầu thường thấy như: ho, đau ngực, khó thở, gầy sút cân, mệt mỏi,… Ho kéo dài, các thuốc chống viêm , trị ho không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm. Bệnh nhân ung thư phổi cũng thường bị đau ngực, thường không có điểm đau rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.

Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, triệu chứng ung thư phổi căn bản còn bị khó nói hoặc nói giọng khan do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ…

Việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chuẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị ung thư phổi , cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.

Để phát hiện sớm ung thư phổi, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu nghiện thuốc lá kèm ho khan hoặc ho có đờm kéo dài nên đến bệnh viện 4 tháng/lần để chiếu chụp phổi, lấy đờm, dịch phế quản làm xét nghiệm tế bào học (5-8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi sớm). ở cả hai giới từ 40 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu sút cân, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt thì cần đi khám và làm các xét nghiệm.

Về điều trị ung thư phổi tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành, không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở độ tuổi 40 nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.