Top 10 # Xét Nghiệm Nguyên Nhân Rụng Tóc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc

năm nay em 18 tuổi,do áp lực học hành và thi cử căng thẳng nên tóc em bị rụng rất nhiều,bị hói một mảng lớn trên đỉnh đầu, em rất mong được tư vấn .em xin chân thành cảm ơn

1. Nguồn nước không sạch: nước bị ô nhiễm, bị phèn cũng là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Do nguồn nước, nên dù bạn có thay đổi đủ loại dầu gội tóc vẫn rụng, cách tốt nhất là lắp thêm các thiết bị xử lý giúp nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm, hoặc có thể lắng vôi, lắng cát để nước “sạch hơn”.

2. Chế độ ăn uống mất cân bằng: chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng để tóc khỏe. Bạn cần ăn uống đủ chất, có chế độ hồi phục cho tóc với đầy đủ các vitamin và khoáng chất để giúp cho cấu tạo lớp sừng của tóc… Nên thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mỗi ngày bằng cách cân bằng lượng thực phẩm để cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

3. Rụng tóc do ít gội đầu hoặc gội quá nhiều: ô nhiễm môi trường, nắng gió bụi và nóng làm mồ hôi tiết ra nhiều. Với thói quen 2 hoặc 3 ngày gội đầu một lần theo những chỉ dẫn lý thuyết sẽ trở nên không phù hợp, tóc dễ rụng vì da đầu bị bưng bít, không thở, mồ hôi nhiều làm chân tóc mềm dễ rụng hơn. Nhưng nếu gội quá thường xuyên, da đầu và tóc không được cân bằng độ ẩm, bị tẩy rửa quá mạnh, cũng làm tóc dễ giòn, rụng. Hãy gội đầu ngay khi bạn cảm thấy tóc “không sạch”.

4. Rụng tóc do cơ thể đang yếu: Thường thì mỗi ngày tóc có thể rụng đến 100 sợi và tóc khác mọc lại. Khi mang thai do thay đổi nội tiết tố tóc có thể rụng nhìêu hơn. Sau một trận đau ốm nặng, cơ thể bị yếu tóc cũng dễ gãy, rụng. Khi đó cần dùng thêm các sản phẩm kích thích da đầu chống rụng tóc.

5.Tóc rụng do rối loạn tâm lý, căng thẳng. Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ vì stress, căng thẳng não không được nghỉ ngơi, các tế bào không được phục hồi sẽ gây tác hại đến các tế bào gây rũng tóc. Khi bị mất ngủ, bạn nên dùng thuốc giảm căng thẳng hoặc tập luyện theo chỉ

dẫn của bác sĩ. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp cơ thể mạnh khỏe, tóc cũng đẹp hơn.

6. Rụng tóc do rối loạn hoóc môn. Ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh đều có thể bị những rối loạn nội tiết. Ở tuổi dậy thì tóc có thể bị nhờn nhiều hơn, ở tuổi mãn kinh do cơ thể thiếu hụt oestrogen và progesteron có thể gây tăng cân, rụng tóc… Trường hợp này nếu được điều trị đúng cách, sau 2-3 tháng tóc có thể mọc lại.

7. Lạm dụng hóa mỹ phẩm: các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm hoặc sấy hơi nóng thường xuyên làm tóc khô, giòn, xơ và dễ gãy, rụng. Cách tốt nhất chăm sóc tóc với mỹ phẩm có chọn lọc, không lạm dụng các tác động làm đẹp tóc từ bên ngoài theo bất cứ lời khuyên nào.

8. Rụng tóc do thiếu kiên nhẫn: bạn gội đầu và chăm sóc tóc với đủ các hoá chất. Nhưng vì khôngcó thời gian hoặc do bận rộn bạn chỉ kịp xả qua loa lớp dầu gội, dầu xả trong nước mà quên rằng chỉ cần một chút chất thơm, chất tẩy còn sót lại trên da đầu cũng có thể làm tóc rụng. Trường hợp này khắc phục rất dễ dàng với việc gội và xả thật nhiều nước.

9. Rụng tóc vì thuốc: do tác dụng xạ trị hoặc do bạn dùng một loại thuốc chữa bệnh nào đó hoặc tự ý uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tóc rụng. Trường hợp này tóc vẫn có thể mọc lại, nhưng cần mát xa da đầu thường xuyên kích thích tóc mọc. Khi tóc con nhú lên cần chăm sóc tóc kỹ lưỡng.

10. Rụng tóc do dụng cụ làm đẹp: có thể bạn rất bất ngờ khi biết rằng chiếc dây nơ, hoặc chiếc cột tóc bạn đang thích gây rụng tóc vì sự siết bó quá chặt làm tóc bị căng kéo thường xuyên; dưới ảnh hưởng của nắng nóng mồ hôi ra nhiều nhưng da đầu không được thông thoáng, mà lúc nào cũng bị nón và băng đô bưng bít làm chân tóc bị yếu dần gây rụng tóc. Chỉ cần làm cho tóc và da đầu được “thở” trong không khí sạch là tóc sẽ phục hồi dần dần trở lại.

Trường hợp của bạn, nên đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn cách điều trị hiệu quả. Bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ dẫn của Bác sĩ.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Rụng Tóc Là Gì Và Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc

Rụng tóc là quá trình tự nhiên của cơ thể mà chúng ta trải qua hàng ngày. Tuy nhiên rụng tóc quá nhiều hay hói đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài của nhiều người. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến tóc rụng

Rụng tóc là gì?

Lông và tóc có ở khắp nơi trên da của bạn trừ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân tuy nhiên có nhiều sợi lông rất mịn, mỏng và hầu như không nhìn thấy được.

Lông tóc được tạo ra từ một loại protein được gọi là keratin được tạo thành từ trong nang tóc ở lớp biểu bì của da. Khi nang tạo ra một tế bào lông mới, các tế bào cũ bị đẩy ra khỏi bề mặt da với tốc độ khoảng 12 cm mỗi năm. Mái tóc của bạn chính là một chuỗi tế bào keratin chết.

Trung bình mỗi người chúng ta có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc và sẽ mất đi 100 sợi mỗi ngày. Do thế mà nếu bạn thấy tóc rụng thì cũng không cần phải quá lo lắng.

Tóc của chúng ta hầu hết đều mọc ra mỗi ngày. Mỗi nang tóc, nang lông có một chu kỳ sống riêng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bệnh tật và một số yếu tố khác. Vòng đời này chia làm ba giai đoạn:

– Giai đoạn tăng trưởng (Anagen): Hình thành sợi tóc và nhú ra khỏi đầu của nang tóc. Thân tóc đã xuất hiện và hoàn hiện sừng hóa ở phía ngoài. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 năm.

– Giai đoạn dừng tăng trưởng (Catagen): Tóc trải qua nhiều thay đổi trong giai đoạn này. Mọi hoạt động tăng trưởng trong tế bào tóc dừng lại và co về phía trước. Quá trình tổng hợp melanin cũng dừng. Phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa từ 2 – 3 tuần.

– Giai đoạn thoái hóa (Telogen): kéo dài từ 2 – 4 tháng. Nang tóc hầu như không hoạt động. Bộ phận sinh trưởng nằm sâu dưới da, chân tóc tách khỏi nang co lại và bắt đầu rụng đi, nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới.

Các loại rụng tóc hiện nay

Có rất nhiều loại rụng tóc như:

Rụng tóc do tuổi tác

Đây tình trạng rụng tóc tự nhiên do tuổi tác tăng dần. Khi đó, các nang tóc bước vào giai đoạn lão hóa và những sợi tóc trở nên ngắn hơn và ít đi so với trước.

Hói đầu

Đây là một tình trạng di truyền có ảnh hưởng với cả nam và nữ. Người đàn ông gặp phải tình trạng này sẽ xuất hiện hói đầu và có thể bị rụng tóc ngay cả khi mới bước vào tuổi 20. Điểm đặc trưng của rụng tóc dạng này là tóc mỏng dần và không mọc hoàn toàn ở vùng đỉnh đầu phí trước.

Khác với nam giới, nữ giới bị tình trạng này chỉ khi bắt đầu bước vào tuổi 40 hoặc muộn hơn. Tuy nhiên tóc của phụ nữ bị rụng ở vùng rộng hơn so với nam giới.

Sẹo trên da gây rụng tóc

Tình trạng viêm da (viêm mô tế bào, viêm nang lông, mụn trứng cá) và các rối loạn về da khác thường gây ra nhưng vết sẹo làm ảnh hưởng tới vết sẹo ảnh hưởng tới khả năng mọc tóc.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người mà một số lại có nang lông có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, có thể điểm qua một số nguyên nhân dẫn tới rụng tóc:

Hormone: Mức độ tăng giảm bất thường của hormone nam androgen có thể khiến cho tóc rụng không kiểm soát.

Gen di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc nhiều hoặc hói có thể khiến thế hệ sau cũng gặp tình trạng này.

Căng thẳng kéo dài, mắc bệnh và phụ nữ sau sinh: Đây là những yếu tố tác động gây ra rụng tóc tạm thời. Bị nấm ngoài da do nhiễm trùng cũng có thể gây rụng tóc.

Sử dụng thuốc: Dùng phương pháp hóa trị điều trị ung thư, thuốc làm loãng máu, thuốc chẹn beta-adrenergic kiểm soát huyết áp và thuốc tránh thai đều có khả năng gây rụng tóc.

Bị bỏng, chấn thương và chụp X-quang: có thể tác động khiến bạn bị rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên trường hợp này, tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi chấn thương lành lại trừ khi bị sẹo.

Tác động hóa chất lên tóc quá nhiều: Gội đầu thường xuyên, uốn ép nhuộm liên tục có thể khiến cho hỏng chất tóc khiến cho tóc yếu và giòn. Uốn và ép tóc làm phá hỏng cấu trúc tóc đang có. Thường thì các yếu tố này không gây ra hói đầu. Sau khi loại bỏ các tác nhân gây hại thì tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.

Mắc phải một số bệnh: Bệnh tuyến giáp, lupus, tiểu đường, thiếu máu do thiếu sắt, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu có thể gây ra rụng tóc. Hầu hết nếu bạn điều trị cơ bản được căn bệnh thì tóc sẽ trở lại mọc như bình thường.

Chế độ ăn thiếu chất: Khi bạn ăn uống ít protein hoặc ăn uống thiếu thốn trong thời gian dài gây hạn chế calo cũng sẽ gây ra rụng tóc.

Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc, Rụng Tóc Ít Được Chú Ý

Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện sau khi bị ốm nặng (sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết…), sau sẩy thai, sinh đẻ, sau chấn thương lớn, mất máu. Thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.

Các yếu tố cơ lý hóa (uốn tóc bằng lược, sức nóng, nhuộm, uốn tóc bằng hóa chất, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng, căng kéo xoắn bện quá chặt…) cũng làm sợi tóc bị biến dạng, gãy rụng.

Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị “nhúng trong bột”. Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.

Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.

Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu “rừng thưa”, tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.

Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da… gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy…

Rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị rụng tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có cách điều trị đúng đắn nhất.

Bạn đang xem: Nguyên nhân gây rụng tóc trong Tin tức

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

Nguyên Nhân Rụng Tóc Từng Mảng

Nguyên nhân rụng tóc từng mảng là do đâu? Như chúng ta được biết r ụng tóc từng mảng là tình trạng tóc rụng nhiều, tạo thành những mảng không có tóc loang lổ, rải rác trên da đầu. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào cũng như không phân biệt giới tính. Bệnh không chỉ là biểu hiện xấu của sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.

Rụng tóc từng mảng là một dạng bệnh tự miễn, hệ miễn dịch “hiểu nhầm” nang tóc là kháng nguyên nên tấn công, khiến cho tóc bị rụng.

Tóc rụn nhiều khiến cho da đầu xuất hiện những mảng trơn thính, kích thước tăng dần từ 0,5 đến 4 cm và tóc thường rụng thành những mảng hình tròn.

Thời gian đa phần rất khó để người bệnh nhận ra bởi những phần tóc ở vùng da đầu xung quanh vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh sẽ che mất mảng rụng, nhất là những mảng tóc rụng xuất hiện từ phía sau, chỉ đến khi mảng rụng lớn hơn hoặc khi bạn bè, người thân phát hiện thì mới biết.

Kể cả khi đã phát hiện được mảng rụng đầu tiên cũng rất khó để dự đoán diễn biến của bệnh. Có thể sau vài tháng, phần tóc bị rụng sẽ mọc lại dần hoặc không. Những lọn tóc mọc lại này có thể sẽ có màu bạc hơn màu nguyên thủy của tóc và mất một thời gian mới quay lại được màu như cũ.

Sau vài tuần, trong khi mảng tóc rụng cũ bắt đầu mọc trở lại thì lại xuất hiện thêm 1 vài mảng rụng nữa, dần dần có thể lan rộng hơn thậm chí khiến rụng hết phần tóc trên đầu (y khoa gọi là rụng tóc cả đầu).

Phần da đầu của những mảng rụng tóc có thể bị tổn thương với tình trạng bong tróc.

Một số trường hợp, toàn bộ vùng lông trên cơ thể như lông mi, lông mày, lông tay chân… cũng bị ảnh hưởng (y khoa gọi là rụng tóc toàn thân).

Để ngăn chặn không cho bệnh phát triển rộng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ hay tâm lý, ngay khi phát hiện những mảng rụng tóc đầu tiên, bạn nên nhanh chóng đi khám để tìm hiểu cũng như tìm hướng điều trị bệnh hợp lý nhất.

Những nguyên nhân rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng là một dạng bệnh tự miễn. Đối với hệ miễn dịch của cơ thể, các tế bào bạch huyết có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các kháng nguyên như virus, vi khuẩn…. Khi hệ tự miễn nhận định sai lệch một bộ phận nào đó của cơ thể là kháng nguyên thì các bệnh tự miễn sẽ xuất hiện.

Đối với trường hợp bệnh rụng tóc từng vùng, các tế bào bạch cầu đã “sai lầm” khi cho rằng các nang tóc là kháng nguyên. Vì thế mà khi quá trình đào thải kháng nguyên được kích hoạt, chất dinh dưỡng sẽ không được cung cấp đến cho tóc nữa, đồng thời hệ tự miễn sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công và “xử lý” các nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Thực tế đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác để lý giải vì sao hệ tự miễn lại phản ứng “sai lầm” như vậy. Tuy nhiên, có thể kể ra một số nguyên nhân bệnh rụng tóc từng mảng như sau:

Tình trạng rụng tóc từng mảng do trung khu thần kinh hoặc thần kinh thực vật gặp trở ngại gây ra.

Thần kinh thực vật bị rối loạn có thể khiến lớp mao mạch dưới da bị co lại gây cản trở sự tuần hoàn máu ở chân lông dẫn đến chức năng của các tế bào chân lông bị giảm xuống, từ đó tóc bị rụng.

Thông thường sau cơn chấn động não hoặc bên ngoài não có vết thương, sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc từng mảng.

Ở những bệnh nhân rụng tóc từng mảng, tỷ lệ điện não đồ bất thường tương đối cao, lên đến 80%.

Khoảng 10 – 20% trường hợp rụng tóc từng mảng xảy ra ở những người có tiền sử trong gia đình có người mắc từng mảng hoặc một số rối loạn tự miễn khác.

Rụng tóc từng mảng có thể xảy ra ở các trường hợp như mẹ truyền sang cho con, trường hợp các cặp sinh đôi…

Tình trạng lo lắng hay kích thích tinh thần kéo dài, căng thẳng có thể khiến máu không lưu thông lên não mà dẫn đến bệnh.

Nhiều trường hợp là do sự phát triển quá mức bình thường của tuyến giáp.

Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ bị mất cân bằng và có thể dẫn đến tình trạng tóc rung từng mảng.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể khỏi sau khi cơ thể điều chỉnh hormone.

Nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh bệnh nhân mắc bệnh rụng tóc từng mảng thường có một số vấn đề về tế bào miễn dịch, dịch thể cũng như chức năng hệ thống trao đổi chất.

Bên cạnh đó, một số bệnh hay rối loạn tự miễn dịch như tiểu đường, thiếu máu ác tính, suy giảm chắc năng tuyến giáp trạng viêm khớp dạng thấp, viêm loét kết tràng, lang ben… có thể đi kèm hiện tượng rụng tóc từng mảng.

Song song với sự phát triển của bệnh, số lượng tóc rụng tăng lên, kích thước của vùng da tổn thương cũng ngày càng lớn lên, các vùng da tổn thương có thể lây lan sang những khu vực xung quanh với hình dáng và kích thước mảng tổn thương khác nhau.

Nếu cứ để bệnh phát triển, tổn thương có thể lây lan ra khắp đầu kéo theo toàn bộ tóc bị rụng, thậm chí lông ở các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể bị rụng như lông mi, lông mày, râu, lông chân tay…..

Thật đáng sợ đúng không? Tuy nhiên, thật may mắn là nang tóc không hoàn toàn bị phá hoại mà chỉ bị ảnh hưởng, khi ngăn chặn quá trình đào thải kháng nguyên thì tóc hoàn toàn có thể mọc lại bình thường.

Nếu còn điều gì không hiểu hoặc còn quan tâm đến các bệnh da liễu khác, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến phòng khám da liễu Đông Phương qua tổng đài 0972.666.497 để được tư vấn cụ thể nhất.