Top 10 # Ý Nghĩa Của Phương Pháp Chuyên Gia Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Ý Nghĩa Của Phương Pháp Học Hiệu Quả

Ông bà ta có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Câu nói này nói lên phạm vi học tập của con người là vô cùng bao la, rộng lớn. Chúng ta học mỗi ngày. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và thậm chí là lúc già đi, chúng ta vẫn phải học. Nếu bạn nghĩ rằng việc học chỉ gói gọn là học kiến thức ở trường lớp thì bạn hoàn toàn mắc sai lầm. Bởi vì, ngay từ nhỏ, bạn đã học cách tập đi đứng, học cách ăn nói, v.v… Khi đến tuổi đến trường, bạn học các kiến thức trong sách vở. Khi đi làm, bạn học cách giao tiếp, cách đối xử với đồng nghiệp, khách hàng, v.v…. Ngoài ra, bạn còn học cách đối nhân xử thế, cách vượt qua nỗi đau khổ, cách sinh tồn khi rơi xuống nước, v.v… Đối với mỗi việc khác nhau, bạn sẽ cần một phương pháp để học khác nhau. Thậm chí, mỗi người sẽ lại thích hợp với phương pháp học tập khác nhau. Chính vì vậy, hiểu được giá trị của phương pháp học là điều rất cần thiết. Bài viết sau đây trung tâm gia sư sẽ cung cấp cho bạn về ý nghĩa của phương pháp học.

Bên cạnh đó, phương pháp học tập còn giúp ích cho bạn đối với từng cấp bậc học. Bởi vì, phương pháp học tập của trẻ em mẫu giáo, cấp một, cấp hai, cấp ba và sinh viên đại học, chắc hẳn sẽ có sự khác biệt rất lớn. Chúng ta không thể áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi của các bé mẫu giáo cho chương trình chủ yếu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đại học. Do đó, hiểu về phương pháp học tập, các bạn học sinh, sinh viên sẽ có phương hướng học tập đúng đắn hơn cho mỗi cấp bậc học.

Phương pháp học giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức học

Điều này là hiển nhiên. Bởi vì, người biết áp dụng phương pháp học đúng so với người không biết thì dĩ nhiên người sở hữu phương pháp học sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức học. Chẳng hạn, tại sao có người học ngoại ngữ chỉ cần 3-4 tháng là có thể giao tiếp lưu loát được. Trong khi đó, có người lại học mười mấy năm, vẫn chưa thể thành thạo bất cứ kĩ năng nghe – nói – đọc – viết nào. Điều này có nguyên nhân phần lớn do phương pháp học tập của họ. Qua đó, chúng ta thấy rằng, khi bạn trang bị cho mình phương pháp học, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức học vô cùng lớn đấy.

Trịnh Hàn Kim Ngọc

Ý Nghĩa Của Phương Pháp Giáo Dục Sớm

Giáo dục sớm là nền tảng, khai mở và phát triển tiềm năng của con người

Trong giai đoạn vàng từ 0 – 6 tuổi, đặc biệt từ 0 – 3 tuổi. Đây là giai đoạn đầu đời của trẻ, chức năng của bộ não được nuôi dưỡng để phát triển. Trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ cần có chế độ ăn hợp lí, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Bên cạnh đó là trẻ cần được tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài để hoạt động tốt.

Giáo dục sớm chính là quá trình bồi dưỡng nên nền tảng tính cách của mỗi người.

Nền tảng tính cách của mỗi người được hình thành từ hiện thực cuộc sống ở những năm đầu đời. Trẻ sinh ra không ở cùng cha mẹ thì sau 6 tháng sẽ mất đi cảm giác gần gũi với mẹ. Chúng sẽ bị ảnh hưởng với người mà luôn luôn ở bên.Tuổi ấu thơ sẽ là dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Nói như lời của Krupskaya: “Trải nghiệm thời thơ ấu đã để lại những dấu ấn rất sâu sắc trong cuộc đời tôi”.

Giáo dục sớm là một bước đột phá của khoa học giáo dục hiện đại, tập trung trong giai đoạn vàng từ 0 (thai nhi) đến 6 tuổi, thời kỳ phát triển nhanh nhất của não bộ. Nghiên cứu về giáo dục trẻ từ sớm đã khẳng định: Cung cấp những trải nghiệm phong phú kích hoạt não trẻ ngay từ sơ sinh và trong lứa tuổi mầm non sẽ hình thành nên hàng tỉ các kết nối và mạng lưới thần kinh dày đặc trên bộ não trẻ, giúp trẻ đạt được những tiềm năng trí lực tối đa cho cả cuộc đời.

Nhà giáo dục Nhật Bản Makoto Shichida từng nói: “Không nên đợi đến lúc não phát triển mới sử dụng nó, mà phải thúc đẩy não phát triển ngay trong quá trình sử dụng nó. Giáo dục sớm chính là giáo dục nhằm thúc đẩy chức năng hai bên bán cầu não phải và não trái phát triển một cách tối ưu”.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lý học người Mỹ Benjamin Bloom đã phát biểu: nếu đến năm 17 tuổi, trí tuệ của một con người có thể phát triển 100% thì vào năm 4 tuổi, trí tuệ của anh ta đã phát triển tới 50%, đến năm 8 tuổi đã phát triển tới 80%, trong 9 năm từ 8 tới 17 tuổi chỉ phát triển thêm 20%.

Vì vậy, phương pháp giáo dục trẻ sớm nhằm kích hoạt tư duy, khai mở tiềm năng trí tuệ của não bộ trẻ một cách tối đa để trẻ có thể phát triển toàn diện về ngôn ngữ, trí tuệ, tư duy, thể chất, tính cách, kỹ năng sống và tiềm năng về năng khiếu.

Tìm Việc Làm Theo Phương Pháp Của Chuyên Gia

Networking là gì? Kỹ năng networking có thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Theo nghĩa nôm na nhất, kỹ năng networking là cách bạn xây dựng các mối quan hệ trong xã hội. Với kỹ năng networking, bạn có thể đạt được những thành công trong công việc cũng như cuộc sống của mình.

Tạo kết nối tốt các mối quan hệ sẽ mang đến rất nhiều điều cho bạn, từ việc học hỏi thêm những kinh nghiệm, kiến thức từ những người bạn giao lưu trực tiếp đến những lợi ích mà bạn sẽ nhận được từ việc mở rộng thêm các mối quan hệ. Cho dù bạn đang làm công việc gì đi chăng nữa thì networking thực sự rất quan trọng. Thế nhưng, nhiều người vẫn đang có ác cảm với điều này, họ cho rằng việc networking là quá khó. Cho dù đã cố gắng nhưng họ vẫn không thể hòa nhập vào một đám đông nào đó, hay họ không biết phải bắt đầu từ đâu để duy trì tiếp một mối quan hệ.

Nếu bạn làm tốt kỹ năng networking, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ không thể biết được hết những lợi ích mà networking sẽ mang lại. Đó có thể là một giao dịch mới cho công việc của bạn, một sự giúp đỡ khi gia đình bạn đang khó khăn và nhiều hơn thế nữa. Hay đơn giản là khi networking tốt, cuộc sống của bạn sẽ bớt nhàm chán hơn vì vẫn có người bên bạn.

Có thể khi bạn muốn xây dựng một mối quan hệ nào đó, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và muốn mình trở thành một người hoàn hảo nhất. Và rồi bạn cố tình đeo lên mình một chiếc mặt nạ hoàn hảo, thế nhưng liệu bạn có thể đeo mãi chiếc mặt nạ đó bao lâu và liệu bạn có chắc rằng người đối diện sẽ không phát hiện ra sự giả dối đó, khi họ là người có quá nhiều kinh nghiệm, họ đã gặp, đã giao tiếp rất nhiều người và đương nhiên, sớm muộn gì bạn cũng bị lật tẩy. Lúc đó, mối quan hệ mà bạn muốn gây dựng cũng sụp đổ hoàn toàn.

Vậy nên, khi xây dựng một mối quan hệ nào đó, bạn hãy đặt sự chân thành của mình lên trên. Vừa không tạo áp lực cho bản thân vừa khiến mối quan hệ được bền vững. Bạn hãy xem người đó như một người bạn thực sự chứ không phải là mối quan hệ đối tác khô khan. Hãy cố gắng đi tìm điểm chung của nhau như sở thích, đời sống hay công việc để trò chuyện. Và hãy tỏ ra mình thật sự quan tâm đến họ. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn đấy.

Làm việc mà không có mục tiêu như chim bay trên trời mà mất phương hướng. Hãy luôn tự đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu. Và chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ trong khoảng thời gian ngắn để thực hiện.

Ví dụ: Mục tiêu trong 5 năm tới bạn phải kiếm được 5 tỷ tiền tiết kiệm và phương tiện nào giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Tự kinh doanh hay đầu tư hay đi làm thêm. Sau đó, bạn có thể tự chia thành những mục tiêu nhỏ như:

Trong 1 tháng đầu tiên, bạn phải tìm được khách hàng/ đối tác đầu tiên cho mình.

Trong năm đầu tiên, bạn phải kiếm được 1 tỷ tiền tiết kiệm

Sau khi đã xác định được mục tiêu cho mình, bạn hãy bắt tay vào xây dựng bản đồ các mối quan hệ có thể giúp bạn thực hiện thành công những mục tiêu đó. Với mỗi gia đoạn mục tiêu, hãy chọn 3 người có tác động lớn nhất, họ có thể là đối tác, khách hàng hay cố vấn.

Nếu bạn muốn mở công ty, những người này có thể là đối tác từng chia sẻ ý tưởng với bạn, nhà đầu tư hay khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn là nhân viên muốn phát triển lên vị trí cao hơn, họ có thể là thành viên lãnh đạo, những người có thể giúp kết nối bạn với những nhà quản trị cấp cao,…

Bạn có cảm thấy khó chịu và ác cảm khi một người xa lạ muốn tiếp cận với mình? Cho nên, để tiếp cận, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bạn hãy đặt chân thành của mình vào đó. Và làm cách nào để bắt đầu với sự gần gũi, thân quen,… bạn hãy chú ý vào 3 trọng tâm sau đây:

Luôn toàn tâm toàn ý đặt vào đối phương khi đang giao tiếp, nói chuyện. Điều này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng với nhiều người, đây lại là điều rất khó khăn. Đặc biệt là khi các thiết bị di động thông minh luôn thường trực bên mình. Bạn có chắc rằng trong suốt quá trình nói chuyện, mình không liếc ngang, liếc dọc, không kiểm tra tin nhắn, email.

Đặt câu hỏi có chiều sâu cho đối phương, đây là cách mà bạn bắt đối phương phải suy nghĩ và từ câu trả lời đó, bạn sẽ hiểu thêm về họ đấy.

Luôn luôn đưa ra những câu hỏi thú vị trong quá trình giao tiếp. Đó là cách giúp bạn định vị vị trí của mình với đối phương.

Việc xây dựng mối quan hệ chân thành nghe khó khăn nhưng vốn dĩ lại là điều đơn giản. Chỉ cần luôn luôn giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện, lắng nghe trong quá trình đối phương nói và đưa ra những câu hỏi xác đáng là bạn đã hơn rất nhiều người khác trong việc thực hiện networking.

Cách nhanh nhất để phát triển, mở rộng mối quan hệ của bản thân đó chính là kết nối những người bạn quen biết với nhau. Và nếu bạn làm tốt công việc này, bạn chính là superconnector. Bởi vì không phải ai cũng sẵn sàng giới thiệu những người mình quen biết với nhau mà không vì một mục đích nào đó và nếu bạn làm được, bạn đã là một “thánh nhân” trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, việc này không hẳn chỉ là việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, bởi vì bạn sẽ nhận được nhiều hơn cho cả công việc và cuộc sống của mình.

Bạn sẽ có cơ hội quen biết được với nhiều người hơn từ chính việc kết nối của mình. Và nếu những lúc bạn cần sự giúp đỡ, họ sẽ là người sẵn sàng nhất bởi vì trong lòng họ vẫn mang ơn sự kết nối, giới thiệu của bạn.

Để trở thành một superconnector, đầu tiên, bạn hãy bỏ qua suy nghĩ mình sẽ nhận lại được gì. Sự khác biệt lớn nhất giữa một người có mối quan hệ rộng và một superconnector chính là superconnector sẽ không suy nghĩ chuyện được mất, họ sẵn sàng cho đi, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Ngoài ra, bạn hãy thực sự kết bạn chứ không phải là việc trao đổi danh thiếp. Hãy lấy chất lượng chứ đừng đặt trọng tâm vào số lượng. Bạn phải biết rằng, có 5 người bạn thực sự có lợi ích hơn rất nhiều so với việc phát 50 tấm danh thiếp mà bạn không nhớ nỗi họ là ai.

Cuối cùng, hãy cố gắng giữ liên lạc, đó là cách bạn duy trì các mối quan hệ của mình. Hãy nhấc điện thoại lên và hỏi thăm cuộc sống, công việc của họ, mối quan hệ của bạn và đối phương sẽ thân mật hơn rất nhiều. Bởi vì cuộc sống có quá nhiều người đặt lợi ích thiệt hơn lên hàng đầu, việc có người thật lòng quan tâm, chia sẻ là rất quý và đó là điều khiến bạn nổi bật trong mạng lưới mối quan hệ của bạn.

Bạn đã có được những phác thảo đầu tiên về networking là gì cũng như cách nâng cao kỹ năng networking sau khi đọc bài viết này chưa. Nếu có thì ngay hôm nay, hãy nhấc điện thoại và gửi lời hỏi thăm tới những mối quan hệ mà lâu nay bạn đã bỏ quên cũng như bước ra bên ngoài và xây dựng mạng mối quan hệ rộng mở cho mình đi nào.

Ý Nghĩa Của Phương Pháp Quản Trị Theo Mục Tiêu

Đối với các nhà quản lý, ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO chính là yếu tố quyết định để thuyết phục họ có nên áp dụng phương pháp này hay không. MBO vốn tốn khá nhiều thời gian để có thể triển khai và đi vào hoạt động suôn sẻ. Do đó, việc cân nhắc lợi hại, giá trị, ý nghĩa của MBO là điều mà các nhà quản lý chắc chắn phải lưu tâm.

1. Nguồn gốc của phương pháp quản trị theo mục tiêu

Khá nhiều người cho rằng Peter Drucker là cha đẻ của MBO. Tuy nhiên, thuật ngữ “quản trị theo mục tiêu MBO” đã được sinh ra từ trước đó bởi Alfred P. Sloan trong những năm đầu của thập niên 50s. Khái niệm này sau đó được Peter Drucker phát triển thêm và được xuất bản ra công chúng trong cuốn sách “Thực hành quản trị – The Practice of Management” vào năm 1954. Sau khi thuật ngữ và ý tưởng về MBO được đưa ra, sinh viên của Drucker là George Odiorne tiếp tục phát triển ý tưởng trong cuốn sách Quyết định quản lý của ông, được xuất bản vào giữa những năm 1960.  MBO sau đó được phổ biến và công nhận sự phù hợp, hiệu quả, thành công trong thực tế quản trị tại các công ty như Hewlett-Packard, Xerox, DuPont, Intel… Soi xét kỹ hơn, ý tưởng về MBO thật ra đã có từ trước đó khá lâu và được đề cập tới trong tiểu luận của Mary Parker Follett viết năm 1926: “The Giving of Orders”.  Tại đây, Mary Parker Follett đã giải quyết các vấn đề về thẩm quyền trong quản lý kinh doanh. Bà nhận thấy các nhà quản lý nên cung cấp cho nhân viên của mình các phương tiện, nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra thay vì chỉ đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh. Hơn 6 thập kỷ đã qua, từ cái gốc MBO đã phát triển lên nhiều hình thái, mô hình, phương pháp quản trị khác nhau, tiếp nối tinh thần, phát huy thế mạnh và cả khắc phục những hạn chế của MBO.

2. Ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu

Khi áp dụng việc quản trị theo mục tiêu, doanh nghiệp có thể nhận được nhiều lợi ích như: 

Đo lường và theo dõi tiến trình 

Quản lý theo MBO cho phép bạn đo lường và theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu một cách rõ ràng.  Bạn sẽ cần ghi nhận, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu để giúp tổ chức của bạn kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý khi cần thiết. Đồng thời, khi triển khai MBO, bạn cần so sánh kết quả đạt được so với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Chính việc đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để bạn xem xét tiến độ hoàn thành mục tiêu.

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

MBO thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn vì:

MBO xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân viên 

MBO giúp nhân viên nhìn nhận được những đóng góp cụ thể của mình vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức, biết mình làm việc vì điều gì. Qua đó, hiệu suất, động lực làm việc và cả lòng trung thành, gắn bó với tổ chức của nhân viên được cải thiện và thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển.

MBO giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu, những kỳ vọng mà lãnh đạo mong muốn họ thực hiện

Nhờ đó, nhân viên hiểu được tầm nhìn của lãnh đạo, hiểu rõ lý do tại sao cần đặt ra các mục tiêu như vậy và có động lực hoàn thành mục tiêu hơn. 

Tăng sự hài lòng với công việc ở từng nhân viên

Với MBO, quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể. Do đó, các mục tiêu cũng đã xem xét yếu tố phù hợp với từng nhân viên, phòng ban, nhóm. Việc thực hiện mục tiêu lúc này sẽ thoải mái hơn với nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn. 

MBO giúp thiết lập một môi trường làm việc công bằng, tích cực hơn

Mục tiêu vừa sức, được cân nhắc phù hợp với nhân viên, cho phép nhân viên tự quyết định khi làm việc. Nhân viên được phản hồi và ghi nhận công bằng khi hoàn thành nhiệm vụ… Những điều này giúp nhân viên cảm thấy tích cực, được đánh giá công bằng và càng có động lực làm việc hơn 

MBO tạo hệ thống phân cấp rõ ràng.

Hệ thống phân cấp trong MBO rất rõ ràng. Do đó, mọi người biết chính xác công việc của mình, quyền hạn tới đâu, cần báo cáo và liên hệ với ai… Từ đó mà đảm bảo kỷ luật, cũng như tiết kiệm thời gian giải quyết các vấn đề trong công việc. 

Xác định “nơi bạn muốn đến”

MBO chỉ ra mục tiêu rõ ràng mà công ty và mỗi nhân viên cần đạt được, giống như việc chỉ sẵn đích đến cho mỗi thành viên. Điều này giúp đảm bảo công ty và mọi thành viên luôn đi đúng hướng trong quá trình làm việc.  Cách tiếp cận mục tiêu của mỗi các nhân có thể khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên, dù xuất phát từ đâu, đi theo hướng nào, mọi thành viên trong công ty đều sẽ không bị mất hướng và cùng đi tới mục tiêu chung đã định rõ.  Có thể thấy, MBO mang nhiều ý nghĩa tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp quản trị này vẫn có những hạn chế nhất định. 

3. Hạn chế của MBO

MBO không tính đến văn hóa doanh nghiệp cũng như môi trường làm việc hiện tại của doanh nghiệp ra sao, có phù hợp hay không. 

MBO có thể khiến các nhà quản lý quá đặt nặng các mục tiêu mà quên đi các vấn đề khác.

Họ sẽ chỉ quan tâm đến việc nhân viên có hoàn thành mục tiêu hay không chứ ít quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại hoặc điều kiện làm việc của nhân viên. Khiến nhân viên trở thành những chiếc máy trong mắt nhà quản lý. 

MBO làm tăng sự so sánh giữa các cá nhân tại nơi làm việc.

Nhân viên sẽ chỉ thực hiện các mục tiêu được đề ra, các việc cấp trên yêu cầu làm mà hạn chế đi những sáng tạo, ý kiến cá nhân. Họ cũng dễ bị cuốn vào những thị phi trong công ty, hoặc tìm cách vin vào các mục tiêu không được hoàn thành để hất cẳng đồng nghiệp, khiến môi trường trở nên tiêu cực.  Để khắc phục những hạn chế này, các phương pháp quản trị theo mục tiêu đời sau đã đưa ra nhiều sáng kiến thay đổi bộ máy MBO. Trong số đó, OKRs là phương pháp nổi bật nhất, là phiên bản nâng cấp hoàn hảo, khắc phục được gần như mọi nhược điểm của MBO.  Phương pháp OKRs – Objective & Key Results được khai sinh bởi Andy Grove dựa trên lý thuyết MBO trong những năm 1968-1970. Sau đó, OKRs được John Doerr phát triển thêm và giới thiệu đến với nhiều công ty lớn khác, tiêu biểu nhất là Google. Kể từ đó, OKRs không ngừng lan rộng và trở thành chiếc chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp tại thung lũng Silicon. Khác với sự cồng kềnh của MBO, OKRs rất đơn giản và linh hoạt, có thể áp dụng được ở mọi cấp độ, từ cá nhân, nhóm nhỏ lẻ, cho tới các doanh nghiệp lớn.  OKRs giúp các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện một chiến lược, hoàn thành một mục tiêu nào đó theo cách hiệu quả, linh hoạt tiết kiệm thời gian và nhân lực nhất. Đồng thời, cũng thúc đẩy hiệu quả làm việc và tham vọng phát triển bản thân của nhân viên.  So với phương pháp quản lý mục tiêu truyền thống và cả với MBO, OKRs đem lại cho bạn những điểm tích cực hơn như:

Giảm thời gian thiết lập mục tiêu 

Đề cao tính tự chủ và trách nhiệm của của mọi cá nhân trong doanh nghiệp

Tăng cường giao tiếp minh bạch 

Tăng sự liên kết và hợp tác giữa các nhân viên, các phòng ban với nhau

Giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu và tạo nên tính kỷ luật cao trong môi trường làm việc

Tăng cường sự nhanh nhẹn, linh hoạt của doanh nghiệp cả trong làm việc nội bộ và ứng phó với thị trường

Giúp doanh nghiệp bứt phá với các mục tiêu táo bạo hơn. 

OKRs mang theo đầy đủ những ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO, nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều giá trị tích cực hơn, giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng vẫn bền vững trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt thời hiện đại. Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn