Top 13 # Yêu Cầu Về Nội Dung Phương Pháp Giáo Dục Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nội Dung Phương Pháp Giáo Dục Montessori Mới Nhất Hiện Nay

Phương pháp học Montessori đã mở ra những một cách dạy học hoàn toàn mới cho lĩnh vực giáo dục mầm non. Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ không nắm được rõ nội dung phương pháp giáo dục Montessori hiện nay là gì và trẻ được học những phần nào khi ở trên lớp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung chính mà trẻ sẽ được học cũng như được tiếp thu khi làm quen với phương pháp này.

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori

Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành

So với phương pháp giảng dạy truyền thống, trẻ em chỉ được dừng lại ở mức lý thuyết, chưa được thực hành nên trẻ thường bị động và gặp khó khăn khi bắt tay thực hành. Phương pháp này là cách tốt nhất giúp trẻ vận dụng được những điều đã học để tham gia các hoạt động thực tiễn mà bản thân trẻ quan sát được. Do đó, nhiệm vụ chính của phương pháp Montessori là để trẻ có thể phát huy được hết những gì chúng học được.

Phương pháp Montessori giúp trẻ vừa học vừa thực hành

Ví dụ như, trẻ sẽ được thực hành, trải nghiệm với những hoạt động bình thường trong cuộc sống như rót nước, biết tháo giày, để dép đúng nơi quy định, biết gấp chăn màn, biết quét nhà…. Ngoài ra, trẻ còn được dạy ngay những thói quen cơ bản của xã hội như văn hóa chờ đèn đỏ, văn hóa xếp hàng, biết làm việc nhóm…

Trẻ được tự lựa chọn hoạt động

Nếu mỗi buổi đến lớp, giáo viên đã lên kế hoạch các hoạt động diễn ra trong ngày thì trẻ sẽ là người chủ động làm việc đó sao cho đạt hiệu quả. Khi trẻ tự lựa chọn, tự lên kế hoạch làm việc sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vui vẻ, thích thú và thời gian trải nghiệm vui chơi của trẻ sẽ được tăng lên.

Khi được tự lựa chọn hoạt động, trẻ sẽ phát huy được hết những ưu điểm, tính chủ động của mình trong hoạt động để từ đó phát huy được tính sáng tạo và linh hoạt khi làm việc.

Trẻ không bị làm phiền trong quá trình làm việc

Một trong những nội dung phương pháp giáo dục Montessori là dạy trẻ biết cách tập trung. Đây được xem là kỹ năng đóng vai trò trong quá trình học của trẻ. Khi trẻ theo học phương pháp Montessori sẽ không bị ngắt quãng sự tập trung như chuyển sang bài mới, dừng việc làm bài tập lại…

Vừa học, vừa chơi

Giáo viên cần tạo tinh thần vừa học vừa chơi cho trẻ

Luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori tiếp theo đó là tôn trọng quyền tự do của trẻ khi học. Có nghĩa là trẻ sẽ được tự do lựa chọn các hoạt động mình yêu thích nhằm phát triển cá nhân và sự tập trung. Nội dung của phương pháp Montessori không ép buộc trẻ, bắt trẻ phải đi ngược với suy nghĩ, tư duy vốn có của mình. Ngoài ra, nội dung học của Montessori sẽ giúp trẻ được tự do khám phá trong nhà và ngoài trời theo cách riêng của mình, miễn sao đảm bảo trẻ được an toàn.

Xây dựng môi trường học thân thiện

Khác với quan niệm về truyền thống như thưởng cho trẻ có thành tích, phạt trẻ khi mắc sai phạm hoặc dọa nạt. Đến với phương pháp Montessori hiện đại, nội dung giáo dục sẽ thân thiện hơn, ví dụ như nếu trẻ làm sai thì hãy minh họa lại cho trẻ làm đúng, khích lệ, động viên và ghi nhận sự cố gắng của trẻ thay vì trao thưởng.

Tham khảo khóa học “Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi”

Để trẻ phát huy hết tính sáng tạo, sự toàn diện cũng như bạn có thể nắm được nội dung phương pháp giáo dục Montessori như thế nào thì hãy tham khảo khóa học “Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi” của giảng viên Đinh Thanh Tuyến trên UNICA. Khóa học giúp trẻ nâng cao được trí tuệ, sự thông minh, khả năng nhớ và tiếp thu ý kiến.

Phương Pháp Giáo Dục Vui Vẻ Và Khoan Dung

Những đứa trẻ chỉ là một tờ giấy trắng đơn thuần, chúng chưa thể hiểu rõ về thế giới xung quanh. Mọi lời nói và hành động của bé chỉ đơn giản là bắt chước theo cách cư xử của những người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Do đó, khi bạn muốn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ, bản thân bạn phải là một tấm gương cho trẻ noi theo.

Nếu bạn muốn con mình trở thành một người biết khoan dung, biết yêu thương, tự tin vào bản thân, không sợ sai lầm, dám nhận lỗi và đối mặt với khó khăn, thử thách thì bản thân các bậc phụ huynh cũng cần phải dạy còn bằng một phương pháp khoan dung. Thay vì trách mắng hay trừng phạt, bạn có thể khích lệ và khen ngợi con nhiều hơn, dạy con cách đối diện và giải quyết khó khăn chứ không chờ đợi, phụ thuộc vào người khác.

Ngay cả khi con trẻ mắc sai lầm, phụ huynh cần phải giữ được sự bình tĩnh, cố gắng lắng nghe con để hiểu bé thực sự muốn gì. Có những vấn đề, bạn nên tôn trọng suy nghĩ của trẻ và có những vấn đề bạn cần nhẹ nhàng khuyên giải, phân tích, giúp bé thực sự nhận ra sai xót và muốn thay đổi.

Sự nóng giận hay những lời nói có phần thô bạo và cay nghiệt chỉ giúp bạn tạm thời giải tỏa cảm xúc của bản thân và khiến những đứa trẻ nói ra lời “xin lỗi” theo phản xạ, do các bé sợ bạn, sợ bị trách phạt chứ không phải vì bé thực sự hiểu rõ bản thân mình đã mắc sai lầm. Chính sự khoan dung của bạn sẽ giúp trẻ từng chút, từng chút xây dựng được những tính cách và phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

Cuốn sách “Phương pháp giáo dục vui vẻ và khoan dung” sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh những nguyên tắc và phương pháp giáo dục trẻ đúng cách. Từ việc tham khảo và áp dụng những phương pháp này, bạn có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi với bé, giúp bé không còn cảm thấy sợ việc học, giúp bé biết cách yêu thương, giúp đỡ mọi người, biết cách học hỏi từ chính sai lầm của bản thân. Và quan trọng nhất, bạn sẽ biết cách để nuôi dưỡng, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, những phẩm chất sẽ giúp bé tự tin và tỏa sáng ngay cả đến khi trưởng thành.

Mời bạn đón đọc.

Phương Pháp Giáo Dục Montessori Là Gì? Giới Thiệu Về Giáo Dục Montessori

Thực tế đã cho thấy, những năm đầu đời là những năm quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Bởi đây là những năm giúp trẻ hình thành nhân cách, trang bị cho trẻ những kỹ năng để làm chủ cuộc sống sau này.

Cũng chính vì vậy mà việc giáo dục trẻ trong những ngày này là điều hết sức quan trọng và cũng được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm.

Hiểu được điều đó, conhocgioi sẽ giới thiệu tới thầy cô một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hot nhất hiện nay đồng thời cũng rất thu được các ba mẹ tin tưởng phương pháp giáo dục Montessori.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.

Phương pháp này được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Điểm này đã khắc phục được những khó khăn cũng như những sai lầm mà các phương pháp giáo dục sớm trước kia mắc phải.

Bởi nếu các phương pháp trước thầy cô, ba mẹ là chủ đạo định hướng, uốn nắn bé theo cách mà người lớn muốn thì phương pháp giáo dục Montessori lại coi trọng sự phát triển tự nhiên của bé.

Điều này có nghĩa là bé sẽ được tự bản thân mình trải nghiệm thế giới xung quanh rồi từ đó tự trải nghiệm và tự giải đáp những thắc mắc của mình. Thầy cô hay ba mẹ chỉ là người hướng dẫn giúp bé tự mình trang bị những kĩ năng quan trọng.

Phương pháp giáo dục Montessori được rất nhiều nền giáo dục ưa chuộng, tính đến nay đã được hơn 5000 trường ở Mỹ, Canada, Ấn Độ,… áp dụng thành công.

Thời gian gần đây giáo dục sớm theo phương pháp Montessori cũng trở nên khá rầm rộ ở Việt Nam và được nhiều trường mầm non quan tâm.

Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiền năng này bằng cách cung cấp cho trẻ một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở để trẻ có cơ hội được phát triển cũng như khám phá hết khả năng của mình.

Bởi vậy một trong những nguyên lý đầu tiên của phương pháp giáo dục Montessori là xây dựng một không gian khơi gợi sự hứng thú và tò mò học hỏi của trẻ và để trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi bé muốn đổi qua hoạt động khác. Qua quá trình tự khám phá đó bé sẽ có cơ hội tự học hỏi và tự sửa sai. Thầy cô không cần quá can thiệp với trẻ đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, suy nghĩ và cách nhìn của người lớn lên trẻ nhỏ.

Nguyên tắc thứ hai của phương pháp giáo dục Montessori là trẻ học thông qua thử nghiệm với các đồ dùng học tập và qua các trẻ khác. Điều này có nghĩa là thầy cô nên dành ít nhất 3 tiếng cho trẻ hoạt động với dụng cụ học tập mỗi ngày và trong khoảng thời gian đó, giáo viên không nên cắt ngang khi trẻ đang hứng thú với hoạt động mình để theo hoạt động ở trên lớp. Như vậy có thể làm gián đoạn quá trình học hỏi và khám phá của trẻ.

Thêm vào đó, đây là khoảng thời gian bé tự khám phá với dụng cụ học tập nên nhà trường cũng như thầy cô nên thiết kế những đồ dung học tập chuyên biệt tạo điều kiện tốt nhất và dễ dàng nhất trong việc học tập của bé. Các dụng cụ cũng cần sự phong phú để bé có thể phát triển toàn diện về công việc hằng ngày, khoa học, lịch sử, địa lý,…

Nguyên tắc thứ ba, Phương pháp giáo dục sớm Montessori là phương pháp dựa trên sự phát triển tự nhiên của trẻ nên các thầy cô khi xây dựng chương trình dạy cũng cần lưu ý để sự phát triển, tiếp thu của trẻ làm sao để chương trình đồng nhất với khả năng lĩnh hội của trẻ. Trong quá trình dạy, giáo viên cần phải linh hoạt với trình độ của từng trẻ.

Kiến thức nền tảng để áp dụng phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori đang là một phương pháp rất được quan tâm bởi phụ huynh và thầy cô. Bởi phương pháp Montessori khuyến khích sự phát triển tự nhiên của trẻ chứ không gượng ép và uốn nắn trẻ như các phương pháp cũ. Nhiều thầy cô và nhà trường muốn đưa được phương pháp tân tiến này về với ngôi trường của mình nhưng còn chưa hiểu rõ do thiếu kiến thức.

Vậy nên, trong bài viết lần này, con học giỏisẽ đưa cho các thầy cô những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giáo dục sớm Montessori để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Đây là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành công cũng như khác biệt cho phương pháp Montessori bởi các bé học ngôn ngữ và các kỹ năng cơ bản qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nên việc tạo dựng tạo dựng cho bé được một môi trường học tập tốt là điều rất cần thiết và mang ưu tiên số một. Môi trường ở đây không chỉ đơn thuần bao gồm không gian lớp học, các dụng cụ, đồ dùng trong lớp học mà còn là các thầy cô, nhân viên mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, hãy cố gắng tạo dựng một môi trường hoàn hảo nhất để sự phát triển của trẻ được kích thích ở mức tối đa.

Để tạo nên được một môi trường như vậy thì thầy cô cần chú ý tới những điều sau:

Môi trường học tập của bé nên là một không gian thân thiện, gần gũi giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.

Các dụng cụ, nội thất trong lớp học nên được thiết kế ở kích thước phù hợp với trẻ nhỏ. “Nhỏ” chứ không nhất thiết là “giả”. Vì phương pháp giao dục Montessori muốn bé được học từ môi trường xung quanh nên thay vì quan niệm để đồ dùng như dao, dĩa, kéo,… bằng nhựa để tránh gây thương tích cho trẻ thì tại lớp học của Montessori sẽ là những đồ vật đó bằng thật nhưng thu nhỏ để bé có thể học được cách sử dụng chúng một cách an toàn, không làm hại bản thân.

Dụng cụ, nội thất lớp học nên có một vị trí cố định, ở tầm thấp để trẻ biết được chính xác vị trí của đồ vật, có thể tự lấy và cất đi đúng chỗ một cách dễ dàng. Trong phương pháp giáo dục sớm Montessori, điều này sẽ mang đến 2 ý nghĩa lớn cho trẻ. Thứ nhất, hình thành cho trẻ được sự ngăn nắp. Thứ hai, tạo dựng được sử chủ động trong công việc của trẻ cũng như duy trì liên tục được suy nghĩ và những phát minh thú vị của trẻ. “Chủ động” ở đây có nghĩa là trẻ sẽ có khả năng tự đi lấy đồ mà không phải nhờ đến thầy cô (hạn chế sự ỉ lại) cũng như khi bé cần làm một bông hoa bằng giấy bé sẽ tự tìm những đồ mình cần thiết. “Duy trì sự sáng tạo” có nghĩa là khi bé nghĩ ra nên làm một búp bê cầu thủ bé sẽ chạy đi tìm đồ mình cần và hí hoáy làm thay vì chạy đi nhờ thầy cô, chờ sự giúp đỡ được thực hiện và ý tưởng bị biến mất.

Vẫn xoay quanh nguyên lý hoạt động của Montessori là “ưu tiên sự phát triển tự nhiên của trẻ”, Montessori luôn tìm mọi cách để bé có thể tự học hỏi, tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh. Ví dụ như thay vì lo lắng bé sẽ làm vỡ đồ khi dọn dẹp thì lớp học Montessori khuyến khích bé làm những điều đó trong khả năng đồng thời cũng giao trách nhiệm cho trẻ giữ gìn lớp học sạch sẽ để bé luôn hình thành được sự ngăn nắp trong suy nghĩ cũng như ý thức dọn dẹp thay vì chờ người khác làm hộ.

Trong khoảng thời gian bé đang học hỏi, tập trung khám phá thế giới của mình hay đang thực hiện một ý tưởng nào đó của bé thì thầy cô nên tạo điều kiện cho bé hoàn thành hoạt động của mình thay vì ngắt quãng vì những lý do không thực sự cần thiết. Phương pháp giáo dục sớm Montessori cũng khuyến khích thầy cô tạo cho bé những khoảng không gian và thời gian riêng khi mà bé có thể tự do trải nghiệm và tự quyết định thời gian thực hiện, hoàn thành công việc của mình.

Yếu tố song hành trong phương pháp Montessori – Quan sát học sinh

Ở trong lớp học Montessori, dù các con đang tự học hỏi, hay đang làm theo yêu cầu của thầy cô thì việc quan sát học sinh của thầy cô đóng góp một vai trò rất quan trọng. Bởi phương pháp Montessori cho rằng sự quan sát của thầy cô sẽ quyết định phần nào kết quả việc tự học của các con. Không có bé nào là không có khả năng học tập hay tiếp thu mà là người lớn chưa đủ hiểu, chưa đủ lắng nghe để cung cấp những gì các con đang cần hay thiếu sót. Việc quan sát kĩ càng sẽ cung cấp các kiến thức đó cho thầy cô để xem các con cần gì, muốn gì đang mắc ở chỗ nào để định hướng con tìm ra lời giải.

Các phương pháp giáo dục truyền thống hầu hết đều tập trung vào lý thuyết và xây dựng theo hướng giáo dục trẻ theo cách của bố mẹ. Điều này đã gây ra rất nhiều các hiện trạng như làm bé mất đi tính sáng tạo, chủ động trong cuộc sống hay kiềm hãm năng khiếu, tài năng của trẻ thì phương pháp giáo dục Montessori đã khắc phục được những nhược điểm đó.

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Giáo Dục Montessori

(Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) là chuyên gia người Ý trong nhiều lĩnh vực như: Triết học, nhân văn học, giáo dục học và đồng thời bà được biết đến như là nữ bác sĩ đầu tiên của Ý. Bà đã xây dựng và phát triển phương pháp giáo dục Montessori và là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi mầm non)

Phương châm đào tạo của phương pháp giáo dục Montessori là gì ?

– Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.

– Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.

– Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đè bằng cách sử dụng các học cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.

– Trẻ học cách hợp tác và thỏa hiệp.

– Trẻ phát triển tất cả các mảng: Thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori. Kết quả là trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.

– Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình ở mức độ riêng của mỗi trẻ.

– Trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới và phát triển các kỹ năng để tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.

– Có cơ sở để đánh giá khẳ năng đặ biệt của mỗi trẻ (có sự quan sát, ghi nhận sự phát triển từng bước và tài năng của mỗi trẻ)

Trong môi trường hiện đại của phương pháp giáo dục Montessori, sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triển cá tính bản thân trong môi trường này thông qua cá hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua cá giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.

Nội dung chương trình học của phương pháp giáo dục Montessori

Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc ”thực tế” bằng giáo cụ mầm non chuyên dụng. Trước tiên, trẻ được học cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động khác phức tạp hơn như: Rửa tay, lau đĩa, đánh giày, lau gương,…Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cườn được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc của chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc một cách vượt trội đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có màu giống nhau vào cùng với nhau

Với phương pháp giáo dục montessori trẻ sẽ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo các chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát âm của chữ cái đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí, các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời trẻ cũng được sung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên giấy. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ, bức tranh đó sẽ được gửi về gia đình của trẻ…

Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giưới thiệu về phép tính công (+) và trừ (-). Chúng sẽ được dạy về nhân (x) và chia (:). Điều này phụ thuộc vào sự hứng thú và khả năng của trẻ. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời. Do đó, trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

Đầu tiên, trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu nâu và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đơi với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của cá lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt. Trẻ sẽ được học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể giúp cho sự hình dung thế giới của chúng và nơi chúng đang sống.

Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với cá dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các môc thời gian cho chính mình với cá bức ảnh và lịch tháng.

Trẻ của chúng tôi có được những kỹ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác. Cá giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm trong việc ”khơi dậy” hứng thú thực hiện hoạt động của trẻ khiến cho trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori theo các hình thưc khác nhau như : Giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch.

Hãy liên hệ số điện thoại 0422.143.861 hoặc 0986.799.503 ngay hôm nay để nhận được những tư vấn toàn diện và đầy đủ nhất về Khóa đào tạo giáo viên quốc tế Montessori.