Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ 8 Tháng Biếng Ăn: Nguyên Nhân Là Do Đâu? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn không chỉ ảnh hưởng tới quá trình phát triển về thể chất và dinh dưỡng của trẻ, mà còn khiến cho bố mẹ phải lo lắng, đau đầu vì không biết phải làm sao. Khi tình trạng này xảy ra, bố mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, hỗ trợ trẻ để con ăn được nhiều hơn và ngon miệng hơn.
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn?
Đối với trẻ 8 tháng biếng ăn, bố mẹ có thể thấy những biểu hiện như:
Từ chối thức ăn: Khi bố mẹ cho trẻ ăn cháo hay bột, con thường sẽ quay mặt đi, lắc đầu và mím chặt môi. Khi bị ép ăn, trẻ tỏ ra khó chịu, khóc quấy và cáu gắt. Đối với những trẻ dăn dặm kiểu BLW, con sẽ bôi bẩn đồ ăn lên người, ném thìa muỗng và nghịch đồ ăn nhiều hơn là tự ăn.
Trẻ ăn rất ít và chậm, không chịu nuốt, phần lớn là ngậm thức ăn trong miệng, thậm chí phì nhổ và nôn trớ.
Trẻ lười bú mẹ, không uống đủ lượng sữa tiêu chuẩn mỗi ngày.
Thời gian ăn kéo dài nhưng trẻ lại ăn được rất ít.
Nguyên nhân trẻ 8 tháng biếng ăn
Khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn, bỏ bữa như trên, bố mẹ không nên quá lo lắng và bất an. Trước hết, hãy tìm hiểu xem nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Có phải là do bố mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ và mắc sai sót trong quá trình chăm con? Hay do con đang gặp vấn đề gì về sức khỏe? Hoặc là liệu có phải nguyên nhân đến từ yếu tố khách quan bên ngoài?
Đối với trẻ 8 tháng biếng ăn, có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, bao gồm biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý.
Trẻ biếng ăn do vấn đề về sinh lý
Trong giai đoạn này, trẻ phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là về thể chất. Sự thay đổi về thể chất và quá trình hình thành các kỹ năng mới ở giai đoạn 8 tháng tuổi có thể là nhân tố tác động đến nhịp sinh học và thói quen ăn uống của trẻ. Chẳng hạn, trẻ biếng ăn là vì con đang mọc răng, cảm thấy đau nướu và khó chịu, thậm chí có trẻ còn sốt nhẹ khi mọc răng, hoặc là trong tuần khủng hoảng Wonder Week, trẻ trở nên khó tính hơn, thường xuyên quấy khóc, ngủ ít đi và rất biếng ăn.
Ngoài ra, nguyên nhân trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn sinh lý cũng có thể xuất phát từ việc con chưa quen với cách chế biến món ăn mới từ loãng đến đặc dần. Trong giai đoạn này, lượng thức ăn mà trẻ cần tiêu thụ mỗi ngày cũng tăng lên khiến cho hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn do phải làm việc nhiều. Việc này làm cho trẻ chán ăn hơn.
Trẻ biếng ăn do vấn đề về tâm lý
Đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên bố mẹ thường lo trẻ bị thiếu cân, chậm tăng cân, chậm phát triển. Do đó, nhiều bố mẹ thường xuyên ép trẻ ăn nhiều và liên tục mà không quan tâm, chú ý tới nhu cầu thực sự của con. Lúc này, trẻ dễ rơi vào tâm lý sợ hãi mỗi khi phải ăn, giờ ăn dặm dần trở thành cực hình, thậm chí ám ảnh. Điều này khiến cho trẻ biếng ăn hơn.
Hơn nữa, khi được 8 tháng tuổi, trẻ đã nhận thức được nhiều hơn. Nhiều trẻ biết thể hiện quan điểm khá rõ ràng với những món ăn, thức uống xung quanh mình. Trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu có những món ăn yêu thích cho riêng mình. Do đó, đối với những món không hợp khẩu vị, trẻ sẽ không chịu ăn.
Trẻ biếng ăn do vấn đề về bệnh lý
Bố mẹ cũng cần lưu ý một điều rằng ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ có thể gặp một vài vấn đề về thể chất vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển, còn non nớt và dễ bị tác động bởi điều kiện sống bên ngoài. Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý thông thường, ví dụ như cúm, sốt, viêm họng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, các vấn đề về da, thiếu máu hay thiếu vi chất dinh dưỡng (ví dụ như kẽm). Ngoài ra, nếu trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc khác sinh thì hệ tiêu hóa và niêm mạc miệng của con cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới chán ăn, biếng ăn.
Những nguyên nhân khác
Ngoài 3 nhóm nguyên nhân phổ biến nhất mà ODPHUB giới thiệu ở phần trên, tình trạng trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác.
Nhiều bố mẹ thường mắc sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ, không đảm bảo giờ giấc và thói quen ăn uống khoa học. Chẳng hạn, bố mẹ để bữa ăn kéo dài quá lâu, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày quá gần nhau, không có thời gian biểu cố định cho việc ăn uống của trẻ, cho con ăn tùy tiện… Việc này dễ khiến cho hệ tiêu hóa của con làm việc không hiệu quả vì quá tải.
Khi bắt đầu cho trẻ tập làm quen với ăn dặm, nhiều bố mẹ hình thành thói quen không tốt, ví dụ cho trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại, hoặc thậm chí vừa ăn vừa đi quanh nhà, quanh xóm. Điều này có thể khiến trẻ bị xao nhãng, không tập trung ăn uống. Thói quen ăn uống như vậy sẽ dễ khiến cho tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn kéo dài hơn.
Trẻ Đột Nhiên Biếng Ăn Nguyên Nhân Do Đâu?
Trẻ tạm chán thực phẩm
Trẻ chán với thức ăn ưa thích có thể gây lo lắng cho cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng trẻ chán thực phẩm không phải là bất thường. Người lớn cũng có lúc cảm thấy chán với thức ăn vậy trẻ cũng có phản ứng giống như vậy. Trẻ lúc này chưa biết diễn đạt ngôn ngữ thế nào nên trẻ biểu hiện bằng cách từ chối ăn, mặc dù các bạn đã dỗ dành đủ mọi cách.
Từ khi chiếu răng đầu tiên bắt đầu mọc, thì răng của trẻ tiếp tục phát triển đến khi ba tuổi. Vì vậy, đây rất có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ đột nhiên biếng ăn mà các bạn không nên bỏ qua. Khi răng phát triển, nó sẽ làm tổn thương lợi của trẻ khiến cho trẻ từ chối ăn. Ngoài ra, một số trẻ bị tiêu chảy trong khi mọc răng khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, không chịu ăn.
Trẻ bị đầy bụng
Do trẻ bị ép quá ăn nhiều, ăn những món khó tiêu, ăn quá nhiều chất bổ béo nhưng ít vận động sẽ dễ dẫn đến trường hợp bé cảm thấy no lâu, chán ăn. Vì vậy, hãy phân bố khẩu phần bữa ăn cho con hợp lý, cân bằng các dưỡng chất, bên cạnh chất đạm, chất béo, sữa, cần tăng cường trái cây, rau xanh. Bạn cũng nên tránh cho bé ăn quá no, nhất là trong bữa phụ. Hãy cho trẻ được vận động nhiều hơn để tiêu hao nhanh năng lượng, khiến trẻ cảm thấy đói và thèm ăn hơn.
Trẻ bị đau họng
Dấu hiệu để nhận biết trẻ đau họng (hoặc mắc các chứng bệnh về họng) là trẻ vẫn uống sữa tốt nhưng lại từ chối thức ăn. Bạn có thể kiểm tra cổ họng cho bé qua việc chiếu một chiếc đèn pin nhỏ, đồng thời, bạn nên dùng một chiếc thìa dài, sạch cố định lưỡi của bé trong quá trình kiểm tra.
Nếu vùng họng ửng đỏ, có thể trẻ đang bị sốt (bạn nên cặp nhiệt độ cho trẻ để có kết quả chính xác). Lúc này, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc kèm theo việc dùng thuốc giảm sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu vùng họng của trẻ có dấu hiệu sưng tấy (không kèm theo sốt), bạn nên đưa trẻ đi khám. Trường hợp này, trẻ có thể đang mắc phải một chứng bệnh về họng.
Trẻ vẫn tăng cân trong năm đầu tiên, sau đó dần chậm lại và thèm ăn cũng giảm. Lý do đây là giai đoạn trẻ mới biết đi và khám phá thế giới xung quanh, chơi đồ chơi, tập luyện những kỹ năng mới hơn là ăn uống. Còn đối với trẻ từ 2 tuổi, việc từ chối ăn là cách để trẻ tự khẳng định sự phát triển độc lập của mình.
Trẻ không khỏe trong người
Bất cứ có bệnh gì trong người đều khiến trẻ khó chịu, cáu gắt và chán ăn. Một trong số những thủ phạm chính, nhưng lại ít phụ huynh để ý khiến cho tình trạng chán ăn kéo dài dẫn đến chứng trào ngược và táo bón.
Nguyên nhân do tâm lý
Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt…
Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt…
Do trẻ chưa biết nhai
Nếu bạn có thói quen xay nhuyễn mọi thứ đồ ăn cho trẻ thì khi bạn muốn chuyển con sang bước ăn ăn cơm như người lớn, bé rất dễ rơi vào tình trạng biếng ăn. Trẻ buộc phải từ chối đồ ăn để tìm cảm giác an toàn, không sợ bị sặc, hóc, nghẹn.
EUNANOKID SYRUP phát triển chiều cao và kích thích trẻ ăn ngonNguyên Nhân Những Lý Do Vì Sao Trẻ Biếng Ăn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ như: bệnh lý, tâm lý…khiến trẻ tự nhiên lại ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần… mà không nguyên nhân vì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Nguyên Nhân, Lý Do Trẻ Biếng Ăn
Bệnh lý
Mặc dù điều này có vẻ là lý do hiển nhiên nhất khiến trẻ không ăn, nhưng thường bị bỏ qua nhất, hoặc ít nhất không được tìm hiểu đủ sâu. Khi trẻ ở trong tình trạng đang bệnh thấy rõ như ho, sốt, tiêu chảy… rõ ràng việc ăn uống của chúng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng đôi khi có những vấn đề phức tạp hơn, chúng ta không để ý. Hai trong số các nguyên nhân lớn nhất là trào ngược và táo bón. Cả hai vấn đề này rất phổ biến đối với trẻ có thể khiến chúng ăn kém. Chứng trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng nó cũng có thể tác động lên các trẻ lớn hơn. Nhiều bạn có con cũng phải vật lộn với chứng táo bón từ khi khoảng một tuổi. Bạn phải cẩn thận xem lượng chất xơ ăn vào của bé và khi bé bắt đầu ăn một chút, việc ăn uống của bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi lần bé ăn không ngon, bạn phải tự hỏi, “Liệu bé có cần đi nhà vệ sinh không?” Câu trả lời thường là “Có!”
Mọc răng, mệt mỏi cũng là 1 trong số nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn
Cảm giác
Đối với nhiều người xử lý cảm giác “kén ăn” đóng vai trò lớn trong việc từ chối ăn các loại thức ăn. Một cách dễ hiểu là, nếu cái gì đó có vẻ gớm trong miệng hoặc trên tay trẻ, chúng sẽ không ăn nó. Thuật ngữ chữa trị diệu kỳ chúng tôi đặt cho nó là phòng thủ xúc giác. Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể từ chối thức ăn, vì chúng đang phòng thủ là: nôn, loay hoay, hoặc có vẻ sợ hãi khi nhìn thấy, ngửi, sờ, hay nếm một món ăn đặc biệt. Nếu con bạn đã từng kiểm tra y tế, từng được dùng ống cho ăn, hoặc gặp tai nạn trong hoặc xung quanh miệng / họng (thậm chí từ khi sơ sinh) thì bé có thể sợ hãi bất cứ điều gì tiến vào miệng của chúng và nhạy cảm quá mức ở khu vực này.
Mặt khác trong chuỗi cảm giác, trẻ có thể không thể phân biệt thức ăn trong miệng của mình như thế nào và sẽ tọng một lượng lớn thức ăn vào má giống như một con sóc, trẻ sẽ không thể nhai tốt. Thức ăn quá cứng hoặc quá mềm so với tuổi cũng thường bị từ chối vì trẻ không thể kiểm soát chúng tốt trong miệng.
Cảm giác đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của bé
Cảm giác đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống của trẻ
Vấn đề nhai của trẻ
Có một chút khó khăn cho cha mẹ để tìm ra điều này bởi vì bạn cần phải xem con bạn nhai và nuốt thức ăn như thế náo. Bạn có thể loại trừ điều này ra nếu con bạn còn nhỏ và đang còn ăn chế độ ăn loãng. Dấu hiệu cho thấy con bạn có thể không nhai tốt là: nghẹt thở / nôn hoặc phun sau khi ăn một thời gian mà thức ăn mới nhai được một nửa, hoặc nhả thức ăn mà hầu như không được nhai. Những đứa trẻ sẽ bắt đầu không chịu ăn bởi vì chúng không biết làm thế nào để nhai hoặc lo sợ, và sẽ bịt miệng/sặc/nhè thức ăn lần nữa. Những trẻ này thường sẽ gắn với một chế độ ăn uống hạn chế.
Thói quen
Hành vi
1. Vì sao trẻ biếng ăn?
Biếng ăn có nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:
Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh
Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn. Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),… thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn. Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.
Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày. Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều. Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.
Yếu tố tâm lý
Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn. Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.
2. Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.
Biếng ăn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên xác định và khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ 8 Tháng Tuổi Biếng Ăn Khắc Phục Kiểu Gì Đây?
Thưa bác sĩ, tôi có cháu nhỏ được 8 tháng tuổi, mấy tháng trước cháu rất ngoan và chịu khó ăn nhưng từ khi sang tháng thứ 8 cháu thay đổi hẳn rất biếng ăn thêm vào đó là hiện tượng chảy nước dãi. Nhìn thấy con biếng ăn sụt cân vậy là mẹ tôi rất lo lắng không biết cháu lười ăn là vì sao và có cách nào để khắc phục tình trạng biếng ăn chô cháu không thưa bác sĩ? Xin cảm ơn bác sĩ. (Minh An _ Nam Định)
Trả lời:
Chào bạn Minh An,
Không chỉ riêng bạn mà cũng có rất nhiều người gặp phải tình trạng con biến ăn trong giai đoạn 8 tháng tuổi. Tháng thứ 8 là giai đoạn nhiều trẻ chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang giai đoạn ăn bổ sung, ăn dặm. Trong giai đoạn này trẻ biếng ăn, không chịu ăn nguyên nhân là do trẻ quá mải chơi hoặc cha mẹ chưa biết cách nấu ăn thu hút trẻ. Biểu hiện là trẻ không muốn ăn, lười ăn, lười bú mẹ, hoặc phải dụ giỗ, làm đủ trò trẻ mới chịu ăn.
Ngoài ra cháu nhà bạn có hiện tượng chảy nước dãi nhiều có thể là do cháu sắp mọc răng vì vậy mà cháu biếng ăn. Để khắc phục tình trạng biếng ăn cho cháu chị thực hiện các biện pháp sau:
Chú ý trong việc cho trẻ ăn:
Kiểm tra chế độ ăn của trẻ hiện tại có phù hợp với lứa tuổi không.
Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm.
Không ép trẻ ăn. Động viên khuyến khích trẻ, tạo không khí vui vẻ và thoải mái trong bữa ăn. Nên tập trung cho trẻ ăn trong vòng 25 – 30 phút/ bữa, không kéo dài bữa ăn, có thể tăng bữa nếu trẻ chưa ăn đủ khẩu phần.
Không cho trẻ ăn vặt trước 2-3 tiếng trước bữa ăn. Khi cho trẻ ăn không dùng các biện pháp dụ dỗ, mua chuộc trẻ.
Cho con ăn vào giờ cố định, có thể ngụy trang cho trẻ ăn những món trẻ không thích bằng cách thay đổi cách chế biến hoặc đặt tên cho những món ăn một cách thi vị hóa để những món ăn có sức hấp dẫn và kích thích vị giác của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng biếng ăn:
Trong giai đoạn này trẻ vẫn cần được bú sữa mẹ đầy đủ, lượng sữa bé cần mỗi ngày từ 750-1000ml.
Trẻ được 8-9 tháng tuổi, hàng ngày có thể ăn hai đến ba bữa cháo mặn và một đến hai bữa ăn phụ. Món ăn phụ có thể là sữa chua, hoa quả xay… Thức ăn mặn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, có đủ thành phần tinh bột, đạm, rau xanh, chất khoáng.
Trẻ cần được làm quen với các loại thức ăn đặc hơn, công thức nấu ăn lúc này vô cùng quan trọng khi nấu thức ăn bổ sun cho trẻ. Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm.
Sữa chua có hàm lượng can xi, sắt cao rất tốt cho sức khoẻ, ngoài ra trong sữa chua lại có các men vi sinh (Probotic) nên giúp cho tiêu hoá, bạn nên tập cho bé ănsữa chua, lúc bắt đầu cho ăn nên cho ăn một vài thìa, sau tăng dần, chú ý không nên cho bé sữa chua lạnh dễ bị viêm họng, không nên ăn lúc đói, hoặc ngay sau bữa.
Tuổi này bé cần ăn các thực phẩm có nhiều chất sắt (lòng đỏ trứng, thịt bò, tim, thận, sữa), can xi (tôm, cua, cá), kẽm (thịt, trai, hến). Nếu bé ăn sữa ngoài chị nên chọn loại sữa có bổ sung Prebiotic tốt cho đường ruột vì Prebiotic giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và giúp cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Đặc biệt cháu nhà chị đang mọc răng vì vậy chị nên chọn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Các chế phẩm từ Sữa như bơ, magarin, pho-mát, Sữa tươi, Sữa chua cũng là nguồn cung cấp can-xi dồi dào cho trẻ.
Nếu tình trạng biếng ăn của cháu sau khi chị thay đổi chế độ dinh dưỡng mà không được cải thiện chị nên đưa cháu đến các phòng khám nhi khoa để được khám và tưu vấn dinh dưỡng vì dựa trên thể trạng của cháu bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và chế độ dinh dưỡng phù hợp với cháu.
Chúc cháu hay ăn chóng lớn!
Theo chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Trẻ 8 Tháng Biếng Ăn: Nguyên Nhân Là Do Đâu? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!