Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Đỏ Mặt Phải Làm Sao? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Con gái em sinh được 15 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình (mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người) và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng. Những biểu hiện như thế của con em có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Có phải bé có bệnh gì không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của Bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ. Tôi xin cảm ơn (Thu Trang – Tỉnh Đồng Nai)
Trả lời của bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng:
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt phải làm sao?
Chào bạn, triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé hay vặn mình, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Nếu triệu chứng do thiếu canxi máu, thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói, trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi còn không ngủ vào lúc 2-4 giờ sáng thì cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Trè sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cử bú, do vậy bố mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Rặn È È Đỏ Cả Mặt Thì Phải Làm Sao?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn đỏ mặt phải làm sao?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?
Trẻ thiếu canxi máu: bệnh thường gặp những trẻ sinh non, dinh dưỡng kém. Khi thếu canxi máu, trẻ sẽ có những biểu hiện như dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói, trẻ còi, chậm tăng cân.
Trẻ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản: khi đó, trẻ sẽ có những triệu chứng như hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt ở trẻ là sinh lý bình thường, hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Nếu trong cơn vặn mình của trẻ có kèm theo triệu chứng bất thường khác như khó ngủ và ngủ ít (trẻ ngủ không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ngày), giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân, tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu, < 88gr/tháng thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D.
Khi trẻ thiếu vitamin D, thì trẻ cần được bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài, các mẹ cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ lưu ý không tự ý mua thuốc bổ sung cho bé dù là vitamin D hay canxi, mà phải được bác sĩ kê toa, vì nếu thừa vitamin D hay canxi cũng có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Cách tắm nắng cho trẻ đúng cách để bổ sung Vitamin D
Mẹ cũng nên lưu ý tắm nắng cho bé 10 – 30 phút mỗi ngày, giúp bổ sung vitamin D cho xương và răng của bé chắc khỏe. Thời gian cho trẻ tắm nắng thích hợp là từ 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Khi tắm nắng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
Khi tắm nắng, nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
Nên mặc ít áo cho trẻ, để hở da càng nhiều càng tốt.
Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của trẻ.
Không nên cho trẻ tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
Nên tắm nắng cho ở nơi thoáng đãng, có nhiều nắng, không nên tắm ở những nơi gió lộng.
Nếu tắm nắng cho trẻ ở trong phòng, các mẹ nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
Cho trẻ uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Vào mùa hè, các mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Rặn Mẹ Phải Làm Sao?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn là do đâu?
Là người bế con và chăm con, nhiều mẹ thấy có một hiện tượng mà không biết phải làm sao, khi con rất hay rướn mình và trẻ vặn mình nhiều liên tục. Thay vì ngủ nhiều, ăn nhiều và cựa quậy chân tay là chính, trẻ lại vặn mình liên tục, khiến mẹ bất an lo lắng.
Trẻ nhỏ mới sơ sinh hoặc đang ẵm ngữa chỉ có hình thức vận động hạn chế đó là vặn mình, co chân, co tay, quẫy đạp lung tung. Các hình thức vận động này nhằm làm phát triển cơ ở chân, ở tay và ở thân mình. Đó cũng không là dấu hiệu bệnh lý đặc hiệu nào, trừ khi sự vặn mình có kèm theo các dấu hiệu khác, chẳng hạn như trẻ hay khóc hơn, ngủ không say, trẻ hay bực mình, cựa quậy vô thức.
Vặn mình đơn giản chỉ là thư giãn cơ thể khi ngủ một tư thế quá lâu và phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết sau 3 tháng. Tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra.
Trong vòng 3 tháng đầu tiên sau sinh, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ọe, ngọ nguậy nhiều khi đỏ mặt nhưng nếu vẫn ăn tốt, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc và tăng cân đều đặn thì là hoàn toàn bình thường
Chỉ khi đi kèm với nhiều dấu hiệu nguy hiểm sau thì cha mẹ phải lưu ý cẩn thận:
Nếu trong lúc đang ngủ bé có triệu chứng vặn mình kèm theo các dấu hiệu khó ngủ và ngủ ít, giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ lắm mồ hôi, chậm tăng cân và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D.
Nếu triệu chứng gồng mình hay vặn người là do thiếu canxi máu thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Những trẻ này thường có biểu hiện dễ bị kích thích với tiếng động, thở khò khè, hay nôn ói…
Bị dị ứng với thức ăn hoặc từ các loại sữa công thức nó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể bé khó chịu. Ngoài ra, mẹ bổ sung nhưng loại thực phẩm không tốt khiến chất lượng sữa cũng bị thay đổi.
Một số bệnh lý khác như: viêm đường hô hấp, trào ngược thức ăn từ dạ dày, bệnh lý ở da, vết cắn côn trùng, hoặc nguy hiểm hơn là do các bệnh lý thần kinh.
Ngủ ngắn, ít khiến cho con luôn trong tình trạng mất ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bé bị vặn mình liên tục và dễ tỉnh giấc sơm
Não bộ bị tổn thương do một số lý do như mọc răng, hay mới được tiêm phòng ngừa dễ dẫn đến sốt. Dễ làm ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, sâu giấc, hay giật mình, trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ thì hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho bé bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú.
Chuyển hướng sự chú ý của bé sang thứ khác, như cho bé cầm đồ chơi nào đó hoặc nhìn con vật, hiện tượng thú vị nào đó.
Đối với trẻ hơn 3 tháng tuổi mẹ tốt nhất nên massaga trên các vùng cơ thể như tay chân, lưng, bụng để thư giãn cơ thể cho con
Kiểm tra lại xem bé mặc quần áo có nóng không, vải có gây ngứa ngáy hay bé mặc quần áo có rộng rãi, thoải mái không.
Mẹ cũng cần xem ga hoặc nệm có nóng không, có sạch sẽ, bề mặt có bằng phẳng không. Và mẹ cũng cần đảm bảo giấc ngủ cho bé được khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên.
Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng đã đầy đủ chưa, có vấn đề gì không. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản…
Nên cho ít rau xanh vào cháo hoặc thực phẩm bé ăn hằng ngày để hạn chế táo bón. Trẻ bị táo bón gây ra khó chịu ở vùng bụng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng vặn mình và rặn ở trẻ.
Cho con hoạt động vừa phải trước giờ đi ngủ như thế sẽ giúp tinh thần bé không bị hưng phấn quá mức do cơ thể mệt mỏi và nhiều ra nhiều mồ hôi.
Bé vặn mình nhiều có thể do thiếu vitamin D, trong khi nhiều gia đình còn kiêng khem cho con tránh gió, tránh nắng dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi. Mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho bé. Thời gian tắm nắng cho bé thích hợp nhất là khoảng từ trước 9h sáng sau 5h chiều (vào những ngày trời lạnh, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ từ 3-4 giờ chiều)
Mẹ cũng phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu….) và có thể uống thêm các sản phẩm sữa bổ sung canxi để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con bú
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng – giải pháp mang tính đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Mẹ Phải Làm Sao (Mới Nhất 2022)
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh sau khi chào đời đến vài tuần tuổi thường sẽ vặn mình, giật mình khi ngủ. Bởi bé chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
Trẻ nằm nệm cứng, gối cao làm bé không thoải mái khi ngủ. Có thể môi trường bé ngủ ồn ào.Hoặc phòng quá nóng, quá lạnh cũng làm bé vặn mình báo hiệu sự không thoải mái.
Do tã của trẻ đang bị ướt.
Có thể trẻ bú chưa đủ no. Việc bị đói cũng làm trẻ ngủ không ngon giấc và vặn mình.
Do trẻ muốn tiểu tiện, cố sức tống ra nên vặn mình.
Có thể da trẻ đang bị dị ứng hoặc đang bị tổn thương bởi côn trùng đốt.
Có thể trẻ thiếu canxi.
Khi nào phải đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn:
Khi trẻ vặn mình kèm quấy khóc ban đêm, đổ mồ hôi, trớ, nấc, chậm phát triển trong 3 tháng đầu.
Trẻ khó ngủ. Trẻ ngủ ít hơn ngày 15 giờ.
Gặp tình trạng trên, có thể bé mắc bệnh lý (thiếu Vitamin D, thiếu Canxi). Mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và tư vấn.
Làm sao khi trẻ hay vặn mình?
Mẹ sử dụng các loại tã có chất lượng tốt để thấm hút tốt. Từ đó, trẻ không cảm thấy ẩm ướt và ngủ sâu hơn.
Môi trường ngủ của bé qúa sáng, quá nóng, quá lạnh hay ồn ào thì mẹ nên xem và khắc phục. Sau đó theo dõi trẻ có ít vặn mình hơn không? Nhiệt độ phòng khoảng 27-28 độ. Bé nằm điều hoà nên có một chậu nước sạch để đảm bảo độ ẩm không quá khô.
Khi bé ngủ mà vặn mình, giật mình mẹ ôm bé, âu yếm để trẻ bình tĩnh ngủ sâu lại. Mẹ kiểm tra bé có đang bị côn trùng đốt không?
Trường hợp bé thiếu canxi hay vitamin D mẹ nên ăn uống các thực phẩm bổ sung thêm vitamin D, canxi. Các thực phẩm mẹ ăn nên nấu chín kỹ. Hoặc mẹ uống thêm các thực phẩm chức năng bổ sung thêm vitamin và canxi. Thông qua việc cho trẻ bú, mẹ có thể giúp trẻ bổ sung canxi.
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc bổ sung canxi nano cho trẻ. Theo ý kiến riêng của Góc Bé Yêu, chỉ cần mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cho trẻ bú đầy đủ thì có thể khắc phục vấn đề này.
Nếu mẹ vẫn chưa yên tâm, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa. Để bác sĩ tư vấn rõ hơn, tìm hiểu nguyên nhân chính xác hơn.
Góc Bé Yêu là siêu thị mẹ và bé. Shop cung cấp lẻ và sỉ quần áo trẻ em. Shop có nhiều quần áo cho bé trai, váy đầm công chúa, đồ sơ sinh. Tất cả sản phẩm đều được tuyển chọn kỹ và chất lượng theo chuẩn xuất và nhập khẩu.
Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Đỏ Mặt Phải Làm Sao? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!