Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Khai Chương Trình Công Tác Xây Dựng Phong Trào Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc – Công An Tỉnh Quảng Bình mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Năm 2020, toàn tỉnh tổ chức 698 hội nghị/116.869 lượt người tham gia ở các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhằm thông báo các phương thức, thủ đoạn phạm tội và hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng ngừa xã hội; vận động nhân dân đảm bảo trật tự an toàn giao thông; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo kết hợp với ký cam kết về đảm bảo an ninh trật tự. Trong năm, người dân trên địa bàn tỉnh đã giao nộp 23 súng quân dụng, 276 súng tự chế, 650 viên đạn quân dụng, gần 30kg thuốc nổ, 185 hộp pháo…
Hiện, toàn tỉnh có 94 mô hình trong phong trào TDBVANTQ, trong đó có 16 mô hình được xây dựng mới trong năm 2020, đó là: “ Khu dân cư không có thanh niên mắc tệ nạn xã hội” (xã Vạn Ninh, Quảng Ninh); “Thôn nói không với pháo” (xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn); “Đội xe du lịch an toàn” (TP. Đồng Hới); “Câu lạc bộ thanh niên xung kích bảo đảm trật tự an toàn giao thông” (Trường THPT Lương Thế Vinh, TX. Ba Đồn)… UBND các cấp cũng đã công nhận 1.069/1.144 khu dân cư; 113/128 xã, 14/15 phường, 7/8 thị trấn; 289/304 cơ quan, doanh nghiệp; năm học 2019-2020, có 561/577 nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; chuyển hóa 9 địa bàn phức tạp về trật tự, an toàn xã hội…
Năm 2021, chương trình công tác xây dựng phong trào TDBVANTQ sẽ tập trung thực hiện các nội dung như: Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng phong trào TDBVANTQ; nâng cao công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào TDBVANTQ, tổ chức ngày hội TDBVANTQ; đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào phù hợp với từng tuyến, lĩnh vực, vùng miền, địa bàn dân cư; tăng cường công tác phối hợp với Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng phong trào và công tác dân vận của lực lượng Công an…
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1-12-2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; đánh giá, nhận xét về chất lượng, hiệu quả hoạt động của các mô hình TDBVANTQ ở các địa bàn, lĩnh vực; quan tâm đầu tư cho các hoạt động của lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã; thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh về việc lấy tiêu chí “An toàn về an ninh trật tự” là một tiêu chuẩn trong xem xét thi đua hàng năm đối với tập thể…
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen cho 8 tập thể; Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua cho 3 tập thể, bằng khen cho 9 cá nhân và tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2020, đồng thời nhiều tập thể, cá nhân đã được Công an tỉnh khen thưởng.
Việt Hùng
Thực Hiện Phong Trào “Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc”
Thứ sáu, 04/09/2020 – 13:56′
Thời gian qua, Công an huyện Nậm Nhùn thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ). Xây dựng phát huy tính tích cực các hương ước của bản, quy ước dòng họ giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) và công tác đối ngoại Nhân dân, thực hiện tốt quy chế biên giới. Xây dựng lực lượng chuyên trách phong trào và lực lượng nòng cốt giữ gìn ANTT ở cơ sở. Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng nòng cốt của các tổ chức chính trị – xã hội, bảo vệ ANTQ. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư, bài trừ tệ nạn ma túy. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng phong trào và giữ gìn ANTT. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng: công an, quân sự và biên phòng về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Duy trì và thực hiện có hiệu quả hoạt động giao ban giữa Đảng ủy Công an huyện với Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn về công tác phối hợp lãnh, chỉ đạo nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Tập trung chỉ đạo xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, trường học an toàn về ANTT, kết hợp xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”.
Lực lượng Công an xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn) tuyên truyền dân bản tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công An Tỉnh Quảng Bình: Ban Hành Kế Hoạch Tổ Chức Cuộc Thi Viết “Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng”
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng” trong Công an tỉnh Quảng Bình.
Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết bằng chữ tiếng việt, viết tay hoặc đánh máy, không photocopy. Đối tượng dự thi là cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Quảng Bình. Để tham gia cuộc thi mỗi cá nhân hoặc tập thể (không quá 05 thành viên) trả lời theo 09 câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1. Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào, có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng?
Câu 2. Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng? Theo đồng chí, vấn đề nào là cần thiết nhất, vì sao?
Câu 3. Điều 2 Luật An ninh mạng quy định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đồng chí hãy phân tích khái niệm trên để chứng minh sự phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?
Câu 4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là gì? Tại sao phải xây dựng, ban hành quy định bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia? Nội dung bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thể hiện như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa “Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia” được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và “Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” trong Luật An ninh mạng năm 2018?
Câu 5. Theo đồng chí, Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ quyền con người như thế nào?
Câu 6. Những nội dung chính của công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm an ninh mạng? Đồng chí hãy nêu vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng trong phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng?
Câu 7. Luật An ninh mạng quy định như thế nào về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng? Đồng chí đánh giá như thế nào khi các thế lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận?
Câu 8. Vấn đề lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định như thế nào trong Luật An ninh mạng? Đồng chí hãy nêu những luận cứ chứng minh quy định này phù hợp với sự thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, không cản trở sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam?
Theo đồng chí, Nhà nước và công dân cần làm gì để “xây dựng không gian mạng lành mạnh” theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An ninh mạng?
Cuộc thi được tổ chức nhằm tuyên truyền phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong Công an tỉnh, nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ an ninh mạng; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, chống đối trong và ngoài nước về Luật An ninh mạng và chính sách của Đảng, Nhà nước ta về an ninh mạng.
Bài tham gia dự thi phải bảo đảm yêu cầu về nội dung và hình thức do ban tổ chức quy định. Mỗi cá nhân chỉ được tham gia 01 bài dự thi và gửi về Ban tổ chức trước 17h00′ ngày 04/11/2019. Cơ cấu giải thưởng ở Công an tỉnh gồm: Một giải nhất; hai giải nhì; năm giải ba; mười giải khuyến khích và một số giải phụ khác. Ban Tổ chức cuộc thi Công an tỉnh chọn 03 bài thi xuất sắc nhất để gửi về Ban tổ chức cuộc thi ở Bộ Công an.
Lãnh đạo Công an tỉnh yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương tổ chức phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng” trong đơn vị, địa phương mình trong buổi giao ban đầu tiên sau khi nhận được Kế hoạch tổ chức cuộc thi; cuộc thi phải được tổ chức với tinh thần nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm 100% cán bộ, chiến sĩ trong Công an tỉnh Quảng Bình tham gia dự thi theo hình thức tập thể hoặc cá nhân.
Pháp chế – PV01
Kế Toán Giá Thành Công Trình Xây Dựng Là Gì? Phương Pháp Hạch Toán Giá Thành Công Trình Xây Dựng
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, giá thành là thì chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hướng tới thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời giá thành là điều quan trọng hơn cả để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.
I. Giá thành công trình xây dựng là gì? Nhiệm vụ của kế toàn giá thành công trình xây dựng
1. Giá thành công trình xây dựng là gì?
Giá thành công trình là toàn bộ chi phí chi ra như: chi phí nguyên liệu, chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, tính bằng tiền để hoàn thành một hạng mục công trình hay một công trình hoàn thành toàn bộ
Giá thành công trình xây dựng được chia thành 3 loại như sau:
Đây là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch và được tính theo công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán công tác xây lắp – Mức hạ giá thành kế hoạch.
Được xác định trước khi bắt đầu công trình và theo công thức:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình – Lãi định mức.
Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do nhà nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.
Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu.
Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựng nhất định.
Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp và giá thành thực tế không bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như: mất mát, hao hụt vật tư…do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ của kế toán giá thành công trình xây dựng
Nhiệm vụ của người làm kế toán giá thành công trình bao gồm:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp, công ty và các yêu cầu của công tác quản lý.
Vận dụng các phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở dang, tiến hành tổng kết kết quả hạch toán theo từng đơn vị, từng nhóm. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
Lập các báo cáo cần thiết về giá thành sản phẩm.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nếu có thể.
II. Quy trình hạch toán
1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành công trình sẽ bao gồm:
Một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con. Việc tính giá thành có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.
Theo công trình: Giá thành chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại.
Nguyên vật liệu: Thường được nhập mua và xuất thẳng cho công trình (thường ít qua kho). Nguyên vật liệu cũng có thể được điều chuyển giữa các công trình.
Các chi phí NC, Máy thi công, thầu phụ, chi phí chung, chi phí thuê ngoài: Tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể chỉ đích danh theo công trình hoặc phân bổ cho các công trình. Việc phân bổ thường dựa theo yếu tố chi phí NVL.
Khi thầu thi công công trình thì sẽ phát sinh bảng dự toán cho công trình và thường phải lập báo cáo so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế.
Tập hợp ở TK 154 và kết chuyển sang 632.
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
Các công ty xây dựng hầu hết sẽ phát sinh các khoản vay ngân hàng để phục vụ thi công. Các khoản vay này sẽ cấp cho các tổ đội thi công dưới dạng tạm ứng công trình. Một số đơn vị cần theo dõi khoản lãi vay này theo tổ đội thi công.
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
II. Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng
1. Tập hợp chi phí đối với công ty xây dựng
2. Kết chuyển chi phí đối với công trình xây dựng
3. Tính giá thành
Giá thành tổng hợp Z= D1+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – D2
D1: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (dư Nợ TK 154 đầu kỳ) Tổng chi phí phát sinh = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
D2: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ (dư Nợ TK 154 cuối kỳ).
3.1. Ví dụ về tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng
Tại Cty A trong năm X có các số liệu sau:
– Chi phí dở dang đầu kỳ công trình D1: 20.000.000đ.
– Trong năm tiếp tục bỏ chi phí ra thi công công trình cụ thể:
Chi phí NVL trực tiếp sau khi tập hợp là 150.000.000đ.
Chi phí nhân công trực tiếp sau khi tập hợp là 70.000.000đ.
Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp là 50.000.000đ.
Chi phí máy thi công tập hợp được là: 30.000.000đ.
– Sau giai đoạn 2 công trình nghiệm thu hoàn thành có giá trị là: 224.000.000đ.
– Chi phí dở dang cuối kỳ D2 được định giá: 96.000.000đ.
*Yêu cầu: Tính giá thành giai đoạn nghiệm thu công trình
– Tính giá thành sản phẩm:
Tổng hợp chi phí = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công.
Tức tổng hợp chi phí = 150.000.000 + 70.000.000 + 50.000.000 + 30.000.000 = 300.000.000đ
– Giá thành công trình giai đoạn đã nghiệm thu xuất hóa đơn.
Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh – D2= 20.000.000 + 300.000.000 – 96.000.000 = 224.000.000đ
3.2. Nghiệm thu công trình
Sau khi tính giá thành giai đoạn hoàn thành công trình giai đoạn 2
Nợ TK 632: Giá thành công trình.
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Với ví dụ trên giá trị công trình hoàn thành xuất hóa đơn có giá vốn:
Nợ TK 632: 224.000.000đ.
Có TK 154: 224.000.000đ.
Sau một thời gian thi công, có những công trình chỉ xuất hóa đơn một lần sau khi kết thúc công trình đó còn có những công trình có thể nghiệm thu theo từng giai đoạn hoàn thành và xuất hóa đơn theo từng giai đoạn thi công.
4. Xuất hóa đơn cho công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng giai đoạn
Bán hàng có 2 bút toán phản ánh giá vốn và bút toán phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: Nếu KH chua thanh toán.
Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
Nợ TK 632: Giá vốn xuất bán.
Có TK 154: Trị giá thành phẩm.
Ví dụ: Với ví dụ trên sau khi nghiệm thu công trình giai đoạn 2 xuất hóa đơn, với giá thành công trình nghiệm thu được: 224.000.000đ, lãi 5% công trình.
– BT1: Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111: 258.720.000đ TK 5112: 235.200.000đ.
Có TK 3331: 23.520.000đ.
Nợ TK 632: 224.000.000đ.
Có TK 154: 224.000.000đ.
Bạn đang xem bài viết Triển Khai Chương Trình Công Tác Xây Dựng Phong Trào Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc – Công An Tỉnh Quảng Bình trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!