Xem Nhiều 6/2023 #️ Tư Vấn Và Lắp Đặt Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Sơn # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tư Vấn Và Lắp Đặt Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Sơn # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Và Lắp Đặt Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Sơn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất sơn – Nước thải trong các nhà máy sản xuất sơn thường có các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó nước thải nhà máy sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia biến tính và hóa dẻo, có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau và có độ độc cao, màu sắc và mùi đặc biệt. Nước thải nhà máy sơn nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận gây mùi hôi thối và gây hại cho, môi trường.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất sơn

– Nước thải từ các quy trình sản xuất được bơm qua các hệ thống mương dẫn vào bể thu gom. Trước khi nước thải vào bể thu gom nước thải được đưa qua song chắn rác để giữ lại các tạp chất có kích thước lớn để không đi vào máy bơm và các bể xử lý nước thải khác, tránh ảnh hưởng tới các hệ thống xử lý nước thải tiếp theo.

– Nước thải từ bể thu gom được bơm qua bể trung hòa, tại bể trung hòa, hóa chất kiềm được bổ sung để trung hòa dòng thải trước khi sang thiết bị điện tuyển nổi. 

– Nước thải từ bể thu gom sẽ đi qua thiết bị điện tuyển nổi. Thiết bị làm sạch nước thải chứa sơn theo các phương pháp cơ học và hóa học thường kém hiệu quả do nước thải chứa hệ keo bền vững kết tụ sa lắng, tại đó các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại ở dạng hòa tan huyền phù hoặc nhũ tương. Các chất nhựa tồn tại dưới dạng các hạt huyền phù bền vững mà vật liệu lọc không giữ lại được. Các phần tử này được tích điện âm. Sự có mặt của các điện tích cùng dấu sẽ ngăn cản quá trình xích lại gần và keo tụ của chúng. 

Để làm tăng hiệu quả quá trình là keo tụ bằng dung dịch điện ly. Tác nhân có hiệu quả nhất là chất đông keo tụ nhôm silic (ASFC), có thành phần: SiO2-25g/l, Al2O3-17g/l, Fe2O3-0,9g/l. Tính chất keo tụ của ASFC có được là do sự có mặt của nhôm sunphat và sắt sunphat, còn axit silixic hòa tan sẽ tạo ra tính chất đông tụ của dung dịch có tác động độc lập với muối nhôm và chất keo tụ. Đối với các chất ô nhiễm hữu cơ ở dạng nhũ tương trong nước thì ASFC là chất đông tụ có hiệu quả hơn tác dụng riêng biệt của sắt sunphat và nhôm sunphat. Ở trong nước, ASFC sẽ tạo ra các hạt keo của nhôm hydroxyt và sắt hydroxyt mà trong khoảng pH=6-7 chúng là các hợp chất ít hòa tan và tích điện dương yếu. Do điện tích của chúng trái dấu với điện tích của các phần tử phân tán của chất ô nhiễm nên chúng sẽ trung hòa các phần tử này. Khi đó hệ sẽ mất đi tính tập hợp và sẽ keo tụ lại.

Cùng với việc sử dụng ASFC, ta có thể đạt được hiệu quả cao của quá trình xử lý nước thải nhà máy sơn khi áp dụng điện tuyển nổi.

Nguyên lý của phương pháp điện tuyển nổi là dựa trên sự nổi lên của các phần tử pha phân tán chất ô nhiễm nhờ các bọt khí hydro và oxy cực nhỏ tạo thành trong quá trình điện phân nước. Các bọt khí khi nổi lên sẽ va chạm với các phần tử của chất ô nhiễm phân tán đưa chúng nổi lên bề mặt của dung dịch và tạo ra một lớp váng bọt bền vững. Trong lớp váng bọt này cũng có một số tạp chất hòa tan được các phần tử ô nhiễm hấp phụ.

Hiệu quả của quá trình làm sạch được tăng cường khi trong quá trình điện tuyển nổi hình thành các phần tử keo tụ lớn – các phần tử của nhôm hydroxyt, có khả năng hấp phụ cao và bám dính cao đối với các chất bẩn. Lớp bùn tuyển nổi bao gồm các hạt bột màu và các thành phần của chất tạo màng có thể sử dụng trong các ứng dụng khác ít quan trọng hơn.

Sau quá trình điện tuyển nổi, nước thải được dẫn sang bể chứa trung gian để ổn định trước khi dẫn sang thiết bị lọc áp lực để tách những chất chưa lắng hết ở thiết bị điện tuyển nổi. Các chất bẩn nằm lại trong môi trường lọc được tách ra nhờ quá trình rửa.

Nước sau lọc được xử lý cuối cùng được đưa sang thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính. 

Mục đích của hấp phụ là để làm sạch triệt để các chất hữu cơ hòa tan vẫn còn trong nước thải. Quá trình làm sạch nước thải bằng hấp phụ được tiến hành ở điều kiện khuấy trộn mãnh liệt chất hấp phụ với nước, hoặc lọc nước thải qua lớp chất hấp phụ hay trong lớp lỏng giả trong các hệ thống thiết bị làm việc gián đoạn và liên tục. Nước thải đã xử lý có thể tái sử dụng hoặc thải ra môi trường. 

– Bùn thu được từ các quá trình điện tuyển nổi, bể chứa trung gian và lọc áp lực được dẫn về bể chứa bùn. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy sơn là chất thải nguy hại và được xử lý theo quy định của cơ quan chức năng.

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Sơn

Quá trình sản xuất sơn là một trong những ngành sản xuất hóa chất phát sinh nước thải rất khó xử lý, nồng độ của các thông số ô nhiễm rất cao, tỷ lệ BOD/COD khá thấp. 

 

Nước thải quá trình sản xuất sơn phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh thiết bị phản ứng, bồn ủ, thiết bị khuấy trộn.

 

Thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất sơn phụ thuộc vào công nghệ vệ sinh thiết bị, số lần tái sử dụng nước để vệ sinh thiết bị. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sản xuất sơn là: COD, SS, BOD, pH.

 

 

 

 

 

 

Nước từ bể lắng 1 được dẫn qua bể trung gian để chứa nước và sục khí để loại bỏ các sản phẩm của quá trình phân hủy feton. Nước từ bể trung gian được bơm lên bể vi sinh để xảy ra quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước bỡi các vi sinh vật có trong nước.

 

Hỗn hợp bùn và nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để lắng bùn vi sinh. Bùn vi sinh lắng ở đáy được hồi lưu lạ bể hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh trong bể thích hợp. Phần bùn dư được thải về bể chứ bùn. Phần nước trong được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải. Nước từ bể khử trùng được bơm ra cống thoát nước thải của KCN.

 

 

Một số phương pháp xử lý nước thải sơn

Phương pháp keo tụ- tạo bông

Do đặc tính cảu nước thải sản xuất sơn là hàm lượng SS, COD thường rất cao nên việc xử lý nước thải sơn bằng phương phương keo tụ sẽ đạt hiệu quả xử lý cao.

 

 

 

Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao.

 

Các hóa chất dùng cho quá trình keo tụ: phèn sắt, phèn nhôm, PAC.

 

Áp dụng phương pháp keo tụ có ưu điểm: có thể áp dụng khi nước nguồn dao động, hiệu quả cao hơn lắng sơ bộ, hiệu quả khử độ màu, độ đục cao, thiệt bị gọn, ít tốn diện tích, hóa chất sử dụng dễ kiếm, giá thành thấp.

 

Phương pháp oxy hóa

Nước thải nhà máy sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia, có khả năng ây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, vì vậy nước thải sơn có độ độc rất cao. Một trong những phương pháp được dùng để

gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia, có khả năng ây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, vì vậy nước thải sơn có độ độc rất cao. Một trong những phương pháp được dùng để xử lý nước thải sản xuất sơn đó là phương pháp Fenton.

 

 

Từ đầu những năm 70 người ta đã đưa ra một quy trình áp dụng nguyên tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải có độc tính cao mà theo đó hydro peroxyt phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydro có khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước. Phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất hóa oxy hóa. Chất xúc tác có thể là muối sắt II hoặc sắt III, còn chất oxy hóa là hydro peroxit (H2O2).

 

Phương pháp oxy hóa sử dụng phản ứng Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao. Đối với nước thải ngành sản xuất sơn, hiệu quả xử lý COD đạt khoảng 80%.

 

 

Công Ty Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Bia

Dịch vụ sản xuất nước giải khát nói chung và sản xuất bia nói riêng ngày càng có bước tăng trưởng khá cao. Theo thống kê, người Việt Nam tiêu thụ hết 4,2 tỷ lít bia trong năm 2018 và được dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 5% đến năm 2022. Qua đó chứng minh rằng, nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng xuất phát từ việc vui chơi, gặp gỡ bạn bè, hội nghị, tiệc cưới, sinh nhật hoặc thậm chí đơn giản chỉ để giảm stress, họ tìm đến bia như một chất cồn để giải khuây.

Chính vì thế hàng loạt nhà máy bia lớn ra đời như Sabeco, Habeco, Heineken, Sapporo,… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng, xử lý nước thải nhà máy bia không phải là điều dễ dàng khi các nhà máy lớn đã có biện pháp xử lý nước thải hợp lý. Một số nhà máy vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa có giải pháp xử lý nước thải sản xuất và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khi xử lý nước thải sản xuất bia, cần chú ý một số các thành phần sau:

Nhà máy bia Sài Gòn – Đông Nam Á (Hà Nội) đã trực tiếp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên. Đặc biệt nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng ở đây hoàn toàn chìm trong “im lìm” không một cơ chế vận hành. Dưới sự kiểm tra của Bộ tài Nguyên và Môi trường, Nhà máy không thực hiện báo cáo quan trắc môi trường, không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải nguy hại,… Với hành vi xả trộm thường xuyên, Nhà máy bia Đông Nam Á chịu mức phạt khá cao từ cơ quan môi trường.

Hoặc điển hình nhà máy bia ở Nghệ An, tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng đáng chú ý. Làm ô nhiễm đoạn Quốc lộ 46 với nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu gây khá nhiều bức xúc cho nhiều hộ dân sống quanh khu vực.

Hay đơn cử Công ty Cổ phần bia Hà Nội (Quảng Bình) là nỗi ám ảnh của người dân trong nhiều năm qua. Với những quy phạm về nước thải vượt quá quy chuẩn cho phép, nước thải của Công ty này bị cơ quan xử phạt nhiều lần nhưng “mức phạt” này dường như vẫn chưa đủ răn đe khiến tình trạng ô nhiễm vẫn cứ tiếp diễn thường xuyên.

Một ví dụ khác là hồ Dã Chiến bị ô nhiễm ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân xuất phát từ nước thải của Công ty Cổ phần Rượu bia Đà Lạt (Dalatbeco). Việc ô nhiễm này gây thất thoát kinh tế của người dân khi không xử lý nước thải sản xuất bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt; rau màu, hoa quả giảm chất lượng,…

Biện pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia

Dịch vụ xử lý nước thải sản xuất bia của Công ty Hợp Nhất tạo được niềm tin lớn với Quý khách hàng với khả năng xử lý môi trường bằng hệ thống bền vững và chất lượng cộng với chi phí hợp lý là ưu điểm để chúng tôi có mặt và đồng hành cùng khách hàng trong thời gian tới. Liên hệ trực tiếp theo Hotline 0938 857 768 được tư vấn miễn phí!

Bài viết khác

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy

Giới thiệu sơ lược:

Công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp – dịch vụ khác, nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp bột giấy và giấy cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường đáng quan tâm cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy – giấy, đây là một trong những loại nước thải rất khó xử lý (về công nghệ và chi phí xử lý).

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy và giấy là xơ sợi thực vật, chủ yếu là:

+ Gỗ

+ Các cây ngoài gỗ như gai, tre, nứa…

+ Các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, bã mía….

+ Các vật liệu tái sinh : giấy vụn, giấy đã qua sử dụng….

Tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm giấy cũng rất đa dạng, phong phú: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy bao bì, giấy vàng mã,…..

Qúa trình sản xuất giấy

Công nghệ sản xuất giấy:

Công nghiệp sản xuất giấy thường bao gồm hai công đoạn chính:

+ Sản xuất bột giấy.

+ tạo hình giấy từ bột giấy.

Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy cũng rất khác nau, nhưng tựu chung gồm những bước chính sau đây:

Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ, giấy vụn…) → gia công nguyên liệu thô → nấu → rửa → tẩy trắng → nghiền bột → xeo giấy → định hình sản phẩm.

Trong công nghiệp giấy, để tạo ra những sản phẩm có độ dai, trắng, không lẫn tạp chất, cũng như thu hồi được tối đa xenlulo trong nguyên liệu, cần phải sử dụng rất nhiều loại hóa chất trong các công đoạn khác nhau. Các loại hóa chất được sử dụng ở công đoạn nấu, tẩy trắng, xeo giấy như đá vôi, xút, cao lanh, nhựa thông, các chất kết dính tự nhiên và tổng hợp, các chất oxy hóa để khử lignin như clo, hypoclorit, peroxit….

Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 m3 đến 450 m3. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và lò hơi. Ở các nhà máy giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng cuối cùng đều trở thành nước thải và mang theo các tạp chất như hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Trong đó dòng thải từ các quá trình nấu bột và tẩy trắng có mức độ ô nhiễm và độc hại cao nhất.

Công ty môi trường Hòa Bình Xanh có nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải chế biến giấy – bột giấy, chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến giấy, công ty chúng tôi xin đưa ra thành phần, tính chất đặc trưng và đề xuất công nghệ phù hợp để xử lý nước thải chế biến giấy cho quý khách hàng tham khảo và lựa chọn.

 Hệ thống xử lý nước thải chế biến giấy

Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất:

Dòng thải từ quá trình nấu, rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là dịch đen.

+ Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ vào khoảng 70:30.

+ Thành phần hữu cơ là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ.

+Thành phần vô cơ gồm những hóa chất nấu, phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm.

Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học hay bán hóa học thường chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những hợp chất đó với chất tẩy ở dạng độc hạt có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất clo hữu cơ.

Khi tẩy bằng các hợp chất chứa clo, các thông số ô nhiễm đặc trưng như BOD vào khoảng 15-17 kg/tấn bột giấy, COD khoảng 60-90 kg/tấn bột giấy, đặc biệt giá trị AOX (các hợp chất clo hữu cơ) khoảng 4-10 kg/tấn bột giấy.

Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lững và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh…

Thành phần và tính chất nước thải:

Nước thải chế biến giấy chứa xơ sợi, có nồng độ COD, BOD, SS  tương đối cao và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu thải trực tiếp ra môi trường.

Nhận xét:

Xử lý nước thải sản xuất bột giấy là công việc hết sức khó khăn và tốn kém, đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí vận hành cao.

Xử lý nước thải giấy chủ yếu là tách chất rắn lơ lững và các chất hữu cơ hoà tan trong dòng thải bằng xử lý lắng, tạo bông và xử lý sinh học.

Để xử lý nước thải thường ứng dụng các phương pháp sau: xử lý cơ học (vật lý), hoá học, hoá lý và sinh học.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy

Thuyết minh qui trình:

Nước thải theo mương dẫn qua song chắn rác đến hố thu. Tại đây nước thải được bơm trực tiếp qua bể điều hòa bằng 2 bơm chìm hoạt động luân phiên.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước, ổn định thành phần các chất trong dòng thải của hệ thống xử lý.Trong bể điều hòa, hệ thống phân phối khí được sử dụng để cấp khí nhằm ổn định chất lượng nước thải, tránh trường hợp xảy ra kỵ khí và lắng bùn cặn.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể phản ứng. Tại đây nước thải được pha trộn với hóa chất keo tụ. dưới sự có mặt của các hóa chất PAC, polymer các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ sẽ liên kết với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và có khả năng nổi lên dễ dàng dưới lực đẩy của hệ thống bọt khí trong bể tuyển nổi. Nước thải chảy vào bể tuyển nổi DAF với hệ thống cấp khí hòa tan giúp các bông cặn nổi lên và được thu về ống trung tâm nhờ hệ thống gàu vớt bùn trên bề mặt. Bùn nổi được đưa qua bể chứa bùn, sau đó đưa qua sân phơi bùn.

Nước sau bể tuyển nổi được bơm vào bể Aerotank. Tại đây, quá trình xử lý sinh học hiếu khí dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để oxi hóa chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo có trong nước thải, biến các chất có khả năng phân hủy sinh học thành các chất ổn định nhờ vào lượng oxi hòa tan trong nước. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước, các chất vô cơ khác và các tế bào sinh vật mới. Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ được sử dụng để duy trì sự sống của vi khuẩn.

Từ bể Aerotank, nước thải được bơm vào bể lắng, ở đây sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Bùn sau bể lắng, một phần bùn hoạt tính được bơm bùn tuần hoàn bơm trở về bể Aerotank để duy trì chức năng sinh học và giữ nồng độ bùn bể này ở mức ổn định,phần còn lại được đưa về bể chứa bùn.

Từ bể lắng, nước thải được bơm lên bồn lọc áp lực để loại bỏ chất rắn lơ lững còn sót lại trong quá trình xử lý.. Sau khi qua lọc áp lực, nước đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN12:2015/BTNMT.

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Và Lắp Đặt Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Sơn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!