Xem Nhiều 5/2023 #️ Uu Diem Va Nhuoc Diem 5 Pp # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # Uu Diem Va Nhuoc Diem 5 Pp # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Uu Diem Va Nhuoc Diem 5 Pp mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

UU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA 5 PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC TÍCH CỰC 1.Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): + Định nghĩa: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức. 1. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp: Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau: – Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ. – Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích. – Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh. Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh. + Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp: Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó. Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi. +) Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau: – Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp. – Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở. – Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức. – Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề.2. Hop tac theo nhomc) Ưu điểm:- Tạo cơ hội vận dụng các phương pháp nguyên tắc và ngôn từ đã học được.– Đưa học sinh vào hoạt động phát biểu, nói tập trung vào nhiệm vụ.– Tạo cơ hội thực hành các kỹ năng như là sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích.– Được thể hiện khả năng làm việc và thực hành kỹ năng giao tiếp với mọi người.– Thực hiện công việc mà một học sinh không thể thực hiện được.– Nâng cao quan hệ thân ái, tin cậy và giúp đỡ nhau giữa các học sinh.– Giáo viên cũng có cơ hội tận dụng quan điểm và kinh nghiệm của học sinh.d) Nhược điểm:- Nhóm có thể đi chệch hướng hoặc có thể bị một học sinh quyết đoán. Một số nhóm viên có thể trở thành ” hành khách ” ngoan ngoãn để cho người khác lái đi. Cả nhóm sẽ trở thành những kỵ sĩ tự do nếu như giáo viên không đảm bảo rằng học sinh có trách nhiệm với việc làm của họ.– Làm việc theo nhóm sẽ trở nên không hiệu quả nếu lạm dụng quá nhiều và quá lâu.– Bố trí chỗ ngồi phải rất chú ý sao cho học sinh phải nhìn thấy nhau.3.Phương pháp đóng vaiĐóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.c) Ưu điểm:-Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực

Top 10 , Nckhspud, Skkn, Diem Chuan Vao 10, Mmo, Crypto, Coin, Token, Stock, : Tại Sao Những Người Bị Tiểu Đường Lại Thường Tiểu Tiện Nhiều?

Hỏi. Tại sao những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều?

– Nồng độ đường trong máu cao tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào máu làm tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực lọc máu ở cầu thận.

– Nồng độ đường cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào ống thận làm tăng lượng nước tiểu.

Suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường – Nguyên nhân gây suy thận số 1

Chức năng chính của thận là lọc và đào thải nước dư thừa ra khỏi máu để tạo nước tiểu. Thận cũng giúp kiểm soát huyết áp và tạo hoóc-mon để giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường là biến chứng tệ nhất của người bệnh. Qua bài viết này chúng tôi sẽ làm sáng tỏ về suy thận do biến chứng tiểu đường nhằm cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho mọi người.

Suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường là gì?

Suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường là bệnh suy thận phát triển ở người bị tiểu đường. Theo thống kê cho thấy, cứ 4 người lớn bị bệnh tiểu đường thì sẽ có hơn 1 người bị mắc suy thận và bệnh tiểu đường cũng được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên suy thận hiện nay.

Khi thận bị tổn thương, chúng không thể lọc được như bình thường, việc lọc sạch để cơ thể phát triển ổn định. Tổn thương thận có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Suy thận do biến chứng tiểu đường thường xảy ra 1 cách chậm rãi, thông thường là trong nhiều năm. Bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ thận và cũng như ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương thận.

Đường huyết cao có thể phá hủy các mạch máu trong thận. Khi các mạch máu này bị tổn thương, chúng không còn hoạt động tốt như trước nữa. Nhiều người bị bệnh tiểu đường cũng bị bệnh huyết áp cao, chúng cũng làm tổn thương thận của bạn.

Đường huyết tăng lên ở người bị tiểu đường có thể làm tăng lượng chất hóa học trong thận. Những chất có xu hướng làm rò rỉ các cầu thận, làm cho albumin bị rò rỉ vào trong nước tiểu. Thêm vào đó, lượng đường huyết tăng lên có thể làm cho protein trong cầu thận liên kết với nhau. Các protein liên kết chéo với nhau tạo thành các mô sẹo, nó chỉ xảy ra ở một số người mắc bệnh tiểu đường.

Nếu tình trạng trở nên xấu hơn, thì các mô sẹo này sẽ dần thay thế các tế bào thận khỏe mạnh. Kết quả là thận sẽ trở nên ít hơn và ít khả năng thực hiện công việc lọc máu của nó.

Những triệu chứng của suy thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Bạn sẽ không nhận ra triệu chứng sớm của suy thận do tiểu đường. Triệu chứng chỉ phát triển khi bệnh suy thận có tiến triển. Các triệu chứng ban đầu sẽ rất mơ hồ, như là mệt mỏi, ít năng lượng hơn bình thường và không có cảm giác tốt. Với bệnh thận nặng hơn, các triệu chứng phát triển bao gồm:

Ăn mất cảm giác ngon miệng

Bị sưng phù các bộ phận cơ thể

Khi chức năng thận bị suy giảm, các vấn đề khác có thể xảy ra. Những triệu chứng này có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như là thiếu máu, loãng xương… Và giai đoạn cuối của suy thận là tử vong trừ khi được điều trị kịp thời.

Qua bài viết đã phần nào khái quát được thông tin về bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường, một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Hãy để ý và nắm bắt các triệu chứng bất thường của cơ thể để phát hiện bệnh, đi kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.

Kiến thức, Kiến thức THPT, Lớp 11, Sinh học, SInh học 11, SInh học THPT, THPT,

Bài 1. Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng Bai 1 The Gioi Quan Va Pp Luan Docx

Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

Nêu được nội dung của thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm

Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

Đánh giá các sự vật, hiện tượng dựa trên quan điểm của thế giới quan duy vật

Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

Nêu được khái niệm phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

Phân biệt được phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

Liên hệ thực tế để đánh giá hành vi đúng, hành vi sai

V- Tiến trình bài học:

Làm quen với lớp

– GV: HD học sinh nghiên cứu sgk, liên hệ với các môn khoa học khác, trả lời câu hỏi:

GV: Triết học là gì ?

GV: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể (VD:)( Phụ lục 1)

GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì?

GV: Tại sao triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận của khoa học ?

– GV: Tóm tắt các ý kiến, nhận xét, bổ sung và kết luận

* Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn KH cụ thể:

a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học.

– Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

– Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.

– Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

* Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt:

của các loại thế giới quan ?

+ Nhóm 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì ? Cơ sở để phân loại các hình thái TGQ?

+ Nhóm 3 và nhóm 4: So sánh sự khác nhau giữa TGQDV và TGQDT ?

TGQDV – TGQDT

– GV: HD học sinh bổ sung

– GV: Nhận xét, kết luận

– Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?

– Mặt thứ 2: Trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?

* Dựa vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học mà chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.

– Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được.

– Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

4. Củng cố bài

(Truyện Kiều – ND)

Câu hỏi trắc nghiệm:

5. Hoạt động nối tiếp

THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT

V- Tiến trình bài học:

GV: Nêu câu hỏi.

* Mục tiêu : HS hiểu được khái niệm: phương pháp luận, phương pháp luậnTriết học, phân biệt được phương pháp luậnbiện chứng và phương pháp luận siêu hình.

* Cách tiến hành:

– GV: HD học sinh đọc sgk, tìm hiểu

GV: Thế nào là phương pháp ? Phương pháp luận ?

– HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.

– GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Em hãy giải thích câu nói của Hêraclit SGK? Qua đó em hiểu thế nào là phương pháp luận biện chứng?

HS: Đọc truyện

GV: Các thầy bói xem xét và kết luận con voi giống gì

– HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.

– GV: Nhận xét, bổ sung.

Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận

– HS làm bài tập 5 sgk trang 11

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

– Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

– Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.

– Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.

– Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.

4. Củng cố, luyện tập

5. Hoạt động nối tiếp

Chuyên Đề Pp Bàn Tay Nặn Bột Môn Khoa Học Lớp 4, 5

=============================================== NGƯỜI THỰC HIỆN : PHAN TRÍ DŨNG ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN MAI . NỘI DUNG

I. Giới thiệu chung về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

1. 1 PP BTNB là gì ?

– PP BTNB là PP chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho hs bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu thông qua tiến hành : Thí nghiệm , quan sát , nghiên cứu tài liệu hay điều tra …để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống

1.2 Đặc điểm cơ bản của phương pháp

– Đặc điểm cơ bản của phương pháp Bàn tay nặn bột là phương pháp giảng dạy dựa trên sự tìm tòi – nghiên cứu. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy – học, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn, giúp đỡ học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động. Phương pháp này ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện các kĩ năng và phát triển ngôn ngữ( nói và viết) cho học sinh.

Một số đặc điểm quan trọng để phân biệt Bàn tay nặn bột với các phương pháp dạy học khác :

– Phương pháp Bàn tay nặn bột chú trọng biểu tượng ban đầu của học sinh trước khi tiếp cận kiến thức mới.

– Sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc giáo viên giúp học sinh tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lí(kiến thức):

– Đó là: Đặt giả thuyết ( biểu tượng ban đầu), đặt câu hỏi khoa học, đề xuất phương án nghiên cứu và làm thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.

– Phương pháp Bàn tay nặn bột sử dụng vở thí nghiệm như là một phương tiện để rèn luyện ngôn ngữ viết cho học sinh trong quá trình học tập các kiến thức khoa học, tập làm quen với ghi chép một cách khoa học các thông tin thu nhận được trong giờ học.

– Rèn kỹ năng diễn đạt qua ngôn ngữ nói và viết . Giúp hs phát triển khả năng diễn đạt , ngôn ngữ khoa học

1. 4 . Khó khăn hạn chế của PP BTNB :

– Trong quá trình tìm tòi kiến thức , có những vấn đề, tình huống nảy sinh hs cũng có thể có những câu hỏi mà gv chưa thể trả lời ngay

II. Sử dụng vở ghi chép khoa học của Hs trong PP BTNB :

1) Vai trò của vở ghi chép .

-Vở ghi lại những suy nghĩ , khám phá của hs ; thể hiện sự tiến bộ của hs qua một quá trình . Sử dụng vở giúp phát triển tư duy cũng như khả năng ngôn ngữ của hs . Vở giúp hs ghi lại những phân tích , so sánh , suy luận … trong quá trình tìm tòi kiến thức , giúp các em tự đánh giá .

– Vở là công cụ giúp gv liên lạc với gia đình , giúp phụ huynh biết được con em họ đang học gì

– Vở giúp gv biết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hs về sự phát triển của hs và có những tác động thích hợp

2) Cấu trúc nội dung vở ghi chép khoa học của hs :

– Phần ghi chép cá nhân : Ghi lại những điều mình nghĩ , mình hiểu như những dự đoán , những điều quan sát được , những kết luận

III. Tiến trình sư phạm của các hoạt động nghiên cứu khoa học theo các bước của PP BTNB :

Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề .

Là tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài. HS tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (hay câu hỏi lớn của bài).

– Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài. GV dùng câu hỏi mở. Tuyệt đối không dùng câu hỏi đóng (Trả lời có hoặc không).

2. Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs .

– Nhiệm vụ của hs : + Đặt ra các câu hỏi

+ Trình bày các ý tưởng của mình , đối chiếu với các bạn khác( hs ghi vào vở biểu tượng ban đầu của mình )

– Vai trò của gv : + Kiểm soát lời nói , cấu trúc câu hỏi , chính xác hóa từ vựng của hs + Chính xác hóa các ý tưởng của hs , tổ chức đối chiếu các biểu tượng ban đầu của hs .

3. Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( Dự đoán / giả thuyết ) và phương án tìm tòi .

– Nhiệm vụ của hs : + Bắt đầu những vấn đề khoa học được xác định , nêu câu hỏi

( Xây dụng dự đoán / giả thuyết ) – ( hs : sử dụng vở )

+ Hình dung có thể tìm câu trả lời : – Thí nghiệm

( Ghi vở ) – Quan sát

+ Kiểm chứng các dự đoán / giả thuyết bằng cách : * Điều tra .

* Nghiên cứu tài liệu

– Vai trò của gv : + Giúp hs hình thành các vấn đề khoa học và tiếp theo là đưa ra các dự đoán / giả thuyết khoa học ( chú ý làm rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến )

+ Tổ chức việc đối chiếu các ý kiến sau một thời gian đủ để hs có thể suy nghĩ .

+ Khẳng định lại các ý kiến về phương pháp tìm tòi mà hs đề xuất .

4. Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi .

– Nhiệm vụ của hs : + Tìm tòi câu trả lời , kiểm chứng các dự đoán / giả thuyết bằng một hoặc một số phương pháp đã hình dung ở trên ( thí nghiệm , quan sát , điều tra , nghiên cứu tài liệu )

+ Thu nhận các kết quả và ghi chép lại để trình bày .

– Vai trò của gv : + Tập hợp các điều kiện về thí nghiệm , tài liệu …nhằm kiểm chứng các ý tưởng được đề xuất .

+ Giúp hs phương pháp trình bày kết quả .

5 . Bước 5 : Kết luận kiến thức .

– Nhiệm vụ của hs : Kiểm tra lại tính hợp lý của các giả thuyết :

+ Nếu giả thuyết sai , quay lại bước 2. + Nếu giả thuyết đúng : Kết luận và ghi lại chúng .

– Vai trò của gv : + Động viên hs và yêu cầu bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu .

+ Giúp hs hình thành kết luận .

IV. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

A. Giáo viên: – Là người hướng dẫn:

+ Đề ra những tình huống, thách thức.

+ Định hướng các hoạt động.

+ Thu hẹp cái có thể.

+ Chỉ ra thông tin.

– Là người trung gian: Là nhà trung gian giữa “thế giới” khoa học và HS.

– Đảm bảo sự đón trước và giải quyết những xung đột nhận thức.

– Hành động bên cạnh HS cũng như mỗi nhóm, lớp.

B. Học sinh :Chủ động tìm đến những kiến thức khoa học theo sự định hướng của GV.

– Độc lập suy nghĩ, phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến.

V. KHÓ KHĂN- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 1.HỌC SINH Khó khăn :

Trình độ HS chưa đồng đều, Thao tác thực hành (còn chậm).

HS còn thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

HS chưa có thói quen sử dụng vở thí nghiệm.

HS đặt câu hỏi không sát với nội dung bài học

BP Khắc phục:

Cần cho các em làm quen dần với PPBTNB.

Nói cho các em biết rõ hơn về PPDH mới.

Tạo một thói quen khi học tập với PPBTNB.

Khuyến khích HS còn hạn chế trình bày các ý kiến cá nhân ở tất cả các môn học.

Giáo viên phải biết chọn lọc câu hỏi.

Khó khăn :

Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm.

Rất khó tổ chức cho các em đi thám điều tra

BP Khắc phục:

GV tận dụng những nguyên vật liệu rẻ tiền có sẵn ở địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy.

Có thể kết hợp với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường.

Khó khăn :

– Sĩ số ảnh hưởng đến việc tổ chức các hình thức dạy học.

BP Khắc phục:

Sắp xếp bàn ghế phù hợp. – Bố trí nhóm từ 4 – 6 người.- Có chỗ dành riêng để vật liệu thí nghiệm.

4. THỜI LƯỢNG TIẾT HỌC Khó khăn :

Thời lượng cho 1 tiết dạy ở Tiểu học 35 – 40 phút nên GV thường bị ràng buộc về thời gian.

Làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần.

Thời gian dành cho các hoạt động thí nghiệm (mất nhiều thời gian).

BP Khắc phục: Thời gian không quy định. Tuy nhiên nên hạn chế. Lớp 1,2,3 khoảng 50-60p. Lớp 4,5 khoảng 60- 70. Lưu ý : Cần báo cáo BGH khi dạy PPBTNB.

Sử dụng phương pháp này thường xuyên để rèn thói quen cho HS.

Rèn cho HS có kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc

GV cần có mặt kịp thời nhằm giúp nhóm trình bày ý tưởng, có thể điều chỉnh kịp thời để tránh thất bại nhiều lần.

Những vấn đề chưa cần thiết giải quyết trong tiết học GV hẹn dịp khác.

Đề xuất ý kiến lên các cấp quản lí giáo dục.

Khó khăn : -Hầu hết GV Tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức khoa học.Chưa đúng bản chất của PP BTNB

– GV gặp khó khăn trong việc trả lời, lí giải thấu đáo các câu hỏi do học sinh nêu ra về các vấn đề khoa học.

-Giáo viên chưa có kinh nghiệm sử dụng PP BTNB

-GV gặp khó khăn khi tìm 1 số thí nghiệm chứng minh cho kiến thức bài học.

BP Khắc phục:

– Tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức khoa học thường gặp cho GV.

-Thành lập nhóm các GV yêu thích PP BTNB: nghiên cứu và áp dụng PPDH, giúp đỡ các GV trong trường, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng, chia sẻ đồ dùng dạy học ….

-Xây dựng ngân hàng BTNB: gợi ý tiến trình dạy học, tài liệu hướng dẫn GV, tư liệu phục vụ dạy học (phim, hình ảnh, tài liệu khoa học…),

VI. Dùng phương pháp Bàn tay nặn bột để dạy kiến thức : Cấu tạo bên trong hạt đậu.Trong bài : Cây con mọc lên từ hạt- Lớp 5

Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề .

– GV đưa ra một vài hạt đậu (loại đậu hạt lớn nhằm mục đích để cho hs dễ quan sát.)

– GV đặt câu hỏi nêu vấn đề : Theo em trong hạt đậu có gì? ( Đây là b1 nêu vấn đề )

Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

– VD : Làm bộc lộ quan điểm ban đầu của hs thì gv giao nhiệm vụ cho hs:

– Trong hạt đậu có những gì ? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả bên trong hạt đậu, hs phải có nhiệm vụ đó và có thể mô tả bằng hình vẽ,có thể mô tả bằng lời.

Tức là đối với hs khả năng viết còn hạn chế thì hs có thể nói, có thể vẽ… Trong thời gian hs vẽ các ý kiến của mình vào vở thí nghiệm, giáo viên tranh thủ quan sát nhanh để tìm ra các hình vẽ ( Các biểu tượng ban đầu) khác nhau.

– Giáo viên chú ý không nhất thiết để ý tới các hình vẽ đúng và cần phải chú trọng đến các hình vẽ chưa đúng, thiếu…

– Vì đây là biểu tượng ban đầu ngây thơ của các em.

H1: Trong hạt đậu có nhiều hạt nhỏ.

H2: Trong hạt đậu có cây con với lá và rễ.

H3. Trong hạt đậu có cây đậu nở hoa và có nhiều hạt đậu khác.

H4. Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ.

H5, 7, 9.Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ.

H6,8. Trong hạt đậu có một cây đậu nhỏ với đầy đủ thân lá, rễ.

Đề xuất câu hỏi(dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi. ( Đây là bước hoàn toàn mới ).

+ Nhóm biểu tượng một : Biểu tượng h.vẽ của hs 1,5,7,9 đều cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ khác.

Nhóm biểu tượng hai : Hình vẽ của hs 2,6,8 đều cho rằng: Trong hạt đậu đều có một câu đậu con với đầy đủ các bộ phận bên trong ( Tức là hs biểu hiện bằng hình vẽ đó )

Nhóm biểu tượng ba : Hình vẽ của hs trong hạt đậu có một cây đậu con có đầy đủ các bộ phận đã nở hoa, ngoài ra còn có nhiều hạt đậu khác( Tức là hs thể hiện trong hình vẽ là như vậy )

+ Nhóm biểu tượng bốn: Hình vẽ của hs cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ đang mọc rễ.

Lưu ý: Các nhóm biểu tượng trên chỉ là một phương án. Có thể hs ghép h.vẽ 4 vào các nhóm hình vẽ 1, 5, 7, 9 hoặc nhóm hình vẽ 3 vào nhóm với các hình 2, 6, 8 đều chấp nhận được.

Từ các hiểu biết ban đầu của hs .

giáo viên hướng dẫn hs đặt câu hỏi nghi vấn:

Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ không ?

– Có phải có cây đậu nhỏ nở hoa bên trong hạt đậu không ?

– Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ không ?

– Đây là vấn đề hoàn toàn hs tự làm chứ cô giáo không có hướng dẫn ở đây. Và khi đặt ra câu hỏi đó thì hs đề xuất phương án thực hiện. – Khi đặt ra câu hỏi rồi, khi đề ra hình vẽ rồi thì bây giờ hs phải đề ra cách thực hiện để kiểm chứng xem giả thuyết,dự đoán,tưởng tượng của mình có đúng không.

– Nhóm 1,2,3,4 đưa ra giả thuyết như vậy, bây giờ : Phải đề xuất phương án kiểm tra thực hành thí nghiệm xem những phương án nào là phương án đúng.

Học sinh đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu : + Phương án thứ nhất : là bổ hạt đậu đó ra ( Ở đây chúng ta chú ý là tách hạt đậu ra để tránh cái thay đổi cấu tạo bên trong hạt đậu. Tức là tách hạt đậu ra để quan sát bên trong)+ Phương án thứ hai : Là xem hình vẽ trong sách giáo khoa.+ Phương án thứ ba : Là xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên trong hạt đậu.+ Phương án thứ tư : Đi điều tra phỏng vấn . Tóm lại là tất cả các phương án này là hs phải nêu ra và hs sẽ chọn phương án nào nó tối ưu nhất trong các phương án nói trên.

Trong các phương án đưa ra thì chúng ta thấy là phương án tách hạt đậu ra là phương án tối ưu nhất.

– Giáo viên phải khéo léo nhận xét các phương án trên đều có lí nhưng tất cả phải thực hiện theo phương án tách hạt đậu ra để quan sát cấu tạo bên trong hạt đậu.

Giáo viên đưa ra hình ảnh chính xác nhất để cho học sinh so sánh với ý kiến của mình. Sau đó hs tự điểu chỉnh các thuật ngữ khoa học cần ghi chú thích trong hình vẽ mà các em đã làm chưa đúng. (Tức là giáo viên đưa ra một kiến thức chuẩn để học sinh tự điều chỉnh )

Bước 5 : Kết luận kiến thức.

– Sau khi học sinh đã tự đưa ra kiến thức, giáo viên đưa ra kiến thức chuẩn thì bước 5 là bước kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

– Giáo viên giới thiệu cấu tạo bên trong hạt đậu với hình vẽ khoa học có sẵn hoặc hình vẽ tự vẽ, nếu trường hợp không có tranh vẽ in sẵn giáo viên lưu ý hs về một số thuật ngữ khoa học về những nhầm lẫn mà các em chưa gọi đúng tên khoa học trong quá trình quan sát hình vẽ.

– Sau khi quan sát rồi thì giáo viên yêu cầu hs vẽ lại hình vẽ đã quan sát và ghi chú thích các bộ phận bên trong của hạt đậu. – Nếu hs chưa chú thích đúng hình vẽ quan sát thì giáo viên đừng vội chỉnh sửa ngôn ngữ. Học sinh quan sát gì,chú thích gì thì đó là quyền của học sinh, giáo viên không chỉnh sửa . – Qua việc quan sát thì hs tự làm việc đó. – Sau khi cả lớp thực hiện xong quan sát hình vẽ, chú thích xong hình vẽ thì giáo viên cho hs quan sát thêm một bức tranh phóng to cấu tạo bên trong của hạt đậu có chú thích và phóng lên màn hình máy chiếu chúng tôi hoặc cho hs quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa.

.Môn khoa học lớp 5

Sự biến đổi hóa học

Định nghĩa về sự biến đổi hóa học

Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lý học

Vai trò của nhiệt trong sự biến đổi hóa học

Phan Trí Dũng @ 14:00 08/10/2017 Số lượt xem: 13608

Bạn đang xem bài viết Uu Diem Va Nhuoc Diem 5 Pp trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!