Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(TG) – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời gắn liền với công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người quyết định thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào mùa xuân năm 1930, tạo ra bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau đó đã tổ chức một đảng khác (An Nam). Đó là mối bất hoà đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hoà thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”(1)
Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(2).
Tài liệu nói trên của Quốc tế Cộng sản là một văn kiện chính trị rất quan trọng đối với những người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này được bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2/1930 mới đến được Sài Gòn, chuyển cho Xứ ủy Nam Kỳ
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề hợp nhất. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm Đông Dương và An Nam, chúng tôi họp vào ngày 6/1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”(3).
Nhận được thư triệu tập của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu của 2 tổ chức lập tức lên đường. Các đại biểu đều rất vui mừng vì nghĩ sẽ được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người mà tất cả đã “biết từ lâu nhưng chưa từng gặp mặt… Từ lâu, chúng tôi vẫn ao ước có một người mà ai cũng phải thừa nhận là vô tư, là hiểu biết sâu rộng về cách mạng hơn hẳn chúng tôi, để nhận xét và giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Người đó chính là đồng chí Vương….Chúng tôi đến Hương Cảng vào dịp Tết Canh Ngọ”(4).
Như vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã chủ động triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành công này không phải chỉ xuất phát từ cái danh là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương mà còn xuất phát từ chính uy tín của bản thân đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Triệu tập thành công hội nghị là thắng lợi bước đầu để Hội nghị hợp nhất được diễn ra tốt đẹp.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất
Việc hợp nhất là vấn đề phức tạp, bởi lẽ các tổ chức cộng sản trước đây đã nhiều lần họp bàn để hợp nhất nhưng đều không thành công. Các vấn đề như hợp nhất như thế nào? tổ chức nào còn, tổ chức nào mất? tên Đảng là gì? Đường lối ra sao? đều là những vấn đề rất nhạy cảm mà bản thân các tổ chức cộng sản không thể giải quyết được. Hội nghị hợp nhất cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để đưa hội nghị đi đến thành công.
Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Theo đồng chí Nguyễn Thiệu- đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất thì những ý kiến đầu tiên của cả hai nhóm “cũng chỉ luẩn quẩn ở chỗ muốn đưa đồng chí Vương đến chỗ là quan tòa phán quyết những đúng sai”(5) của mỗi bên. Khi bàn đến vấn đề hợp nhất thì cũng không bên nào chịu bên nào. Bên này thì cho rằng bên kia tổ chức quá phức tạp, bên kia lại bảo bên này tổ chức vô nguyên tắc, hẹp hòi. Ngay tên Đảng là gì cũng xảy ra bất đồng chính kiến, “các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Các đại biểu nhóm An Nam không đồng ý như vậy, cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ rồi, không nên dùng lại làm gì”(6). Cuộc tranh luận giữa hai bên có lúc gay gắt tưởng chừng như lại tan vỡ đến nơi.
Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành công.
Về vấn đề hợp nhất như thế nào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cả hai bên. Đồng chí cho rằng: “Thực ra nhóm nào cũng có cái đúng, cũng có cái sai, nhưng mục đích của cuộc họp này không phải là để chỉ trích lẫn nhau… mà mục đích duy nhất của cuộc họp này là hợp nhất…. Muốn thu hút hết thảy những người, những nhóm người tình nguyện chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản vào một tổ chức cộng sản thống nhất thì bây giờ phải thành lập một Đảng Cộng sản mới, theo đúng đường lối, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, có chính cương mới, điều lệ mới, sách lược mới”(7).
Về vấn đề tên Đảng, trước sự tranh luận gay gắt giữa hai bên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại từ tốn phân tích: “Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả.”(8).
Đồng chí còn phân tích thêm: Dầu sao cái tên Đảng vẫn không phải quan trọng hàng đầu, mà quan trọng hàng đầu chính là đường lối, chính sách, chủ trương và thành phần của Đảng. Nhưng vì rằng, mọi người dự cuộc họp đều tha thiết tìm cho Đảng một cái tên thật thích hợp, nên sau ý kiến đưa ra của các đại biểu quốc tế, các đại biểu hãy suy nghĩ thêm xem có tìm ra một cái tên nào tốt hơn không, và hôm sau sẽ tiếp tục bàn bạc.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam
Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc. Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc. Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa. Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Điều đáng chú ý ở chỗ, trong nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên có nhiều điểm khác biệt so với đường lối của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ. Đó là sự khác biệt trong giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến; Vấn đề đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân; Vấn đề về tên Đảng.
Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư sản và phong kiến nói chung đều là cừu địch của cách mạng, Đảng phải là đảng chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp”(9), ngay cả đối phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Đối với vấn đề tên Đảng, Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 7/2/1930) là hết sức to lớn. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành công to lớn. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổng Phú Trọng đã khẳng định “Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay”. Chứng kiến sự phát triển của đất nước, chúng ta lại càng thấy được vai trò to lớn của Đảng, tầm quan trọng của sự kiện Đảng ra đời và công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tại Hội nghị hợp nhất này./.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1998, t.2, tr.34-35.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, t.1, tr.614.
(3), (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.3, tr.12-13, 3.
(4),(5), (6), (7), (8) Nguyễn Đức Tài, Võ Văn Bé, Đinh Thị Mỹ Vân:Bác Hồ với Đại hội Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2020, tr.13, 134, 136, 134-136, 137.
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, H, 1999, t.4, tr.7
Lê Đức Thuận Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng
Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng
Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Chính Sách Công Ở Nước Ta Hiện Nay
Bài viết tập trung nghiên cứu một vấn đề mới, có tính thực tiễn đặt ra của khoa học chính sách công Việt Nam hiện nay là hệ thống phương thức, nội dung cốt lõi nhằm luận giải một cách sáng tỏ về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn bộ chu trình chính sách công ở nước ta hiện nay.
Phương thức và nội dung về vai trò chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với chính sách công hiện nay được thể hiện như sau:
1. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công
Phương thức lãnh đạo của Đảng là tổng thể các hình thức, phương pháp, quy chế, quy trình, phong cách, lề lối làm việc mà Đảng sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh Chính trị, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc(1). Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quy trình chính sách công hiện nay có thể khái quát thông qua các phương thức lãnh đạo chủ yếu sau:
1.1. Phương thức định hướng, chỉ đạo chiến lược cho toàn bộ quá trình chính sách công
Với vai trò tiên phong, cầm lái dẫn dắt cách mạng, Nhà nước và xã hội, Đảng thể hiện rất rõ bản chất, tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ và thực tiễn kinh nghiệm dày dặn của mình thông qua phương thức định hướng, chỉ đạo chiến lược của mình, trong đó có đối tượng là quá trình chính sách công. Nội dung định hướng về tư tưởng, quan điểm, sứ mệnh, mục tiêu chính trị, khát vọng của đông đảo nhân dân, chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với chu trình chính sách công hàm chứa, được thể hiện thông qua các công cụ và hoạt động lãnh đạo cụ thể của Đảng như bằng Cương lĩnh Chính trị, đường lối, chiến lược, chủ trương, quan điểm và quyết sách chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Để lãnh đạo toàn diện, biến các định hướng, chỉ đạo chiến lược của mình vào trong hoạt động của Nhà nước khi thực hiện quá trình chính sách công, Đảng ban hành văn bản hàm chứa các nội dung trên dưới dạng Cương lĩnh, nghị quyết, chiến lược, chỉ thị, thông tri, thông báo, kết luận, kế hoạch làm căn cứ dẫn dắt, định hướng các cơ quan Nhà nước, cán bộ, đảng viên quán triệt, nắm vững và vận dụng thống nhất, sáng tạo vào trong toàn bộ quá trình hoạch định, tổ chức hoặc đánh giá hiệu quả chính sách.
1.2. Thể chế hóa định hướng, quan điểm chỉ đạo chiến lược thông qua Nhà nước
Trong Nhà nước pháp quyền, Đảng cầm quyền nói chung sẽ không thể thể hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp của mình đối với Nhà nước và toàn xã hội, trong đó có quy trình chính sách công với tư cách là sản phẩm, công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước mà không được thể chế hóa thành pháp luật bởi Nhà nước.
Theo nguyên tắc chung, toàn bộ quan điểm, định hướng chỉ đạo, đường lối, quyết sách chính trị của Đảng muốn có hiệu lực và được tổ chức thực thi nghiêm túc, đầy đủ trên thực tế, phản ảnh rõ mục tiêu và sứ mệnh chính trị của Đảng thì nhất thiết phải thông qua Nhà nước. Với thẩm quyền của mình, Nhà nước thông qua các nhánh cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương tiến hành thể chế hóa, pháp lý hóa thành luật các tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng trong Hiến pháp và các đạo luật tương ứng. Tại lời mở đầu của Hiến pháp năm 2013, có đoạn: ” Thể chế hóa Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội… vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phản ảnh rất rõ phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua việc thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, sứ mệnh chính trị của Đảng, nhân dân ủy thác vào trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất – Hiến pháp.
Xuất phát từ 3 lý do nêu trên nên phương thức thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quy trình chính sách công bằng việc động viên, huy động (nguồn lực vật lực, đồng thuận xã hội, phản biện chính sách) có ý nghĩa hết sức quan trọng.
1.5. Quan tâm, coi trọng cán bộ trong các cơ quan tham vấn chính sách
Phương thức quan tâm công tác cán bộ của Đảng nhằm lãnh đạo quy trình chính sách công thể hiện ở: Đảng quan tâm đề ra tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan, viện nghiên cứu, cơ quan tham vấn, hội đồng tư vấn chính sách quốc gia. Đảng quan tâm đề ra quy định, thủ tục, trình tự trong công tác nhân sự làm chính sách, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách, đồng thời tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, quản lý và xử lý nghiêm minh đội ngũ này khi có sai phạm; phát huy vai trò nêu gương, tính tiền phong, mẫu mực, tận tụy của đội ngũ này trong quá trình xây dựng chính sách.
2. Nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công(2)
Chu trình chính sách công có thể hiểu là quá trình bắt đầu từ việc tìm hiểu vấn đề cần giải quyết và các cơ hội phát triển, cân nhắc, lựa chọn các giải pháp để đưa ra một chính sách, tổ chức để thực hiện chính sách, khắc phục và hạn chế các tác động ngoài mong muốn của chính sách. Đảng thể hiện vai trò của mình trong lãnh đạo chính sách công thông qua sử dụng phương thức lãnh đạo căn bản nêu trên. Quá trình ấy có tác động, chi phối đến toàn bộ các nội dung các khâu của chu trình chính sách công. Như vậy, nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công chính là việc Đảng thông qua các phương thức lãnh đạo của mình biểu hiện sự tồn tại, tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu trong vòng đời chính sách công. Cụ thể như sau:
2.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác hoạch định và ban hành chính sách
Hoạch định chính sách là khâu đầu tiên trong toàn bộ chu trình chính sách. Hoạch định chính sách công được hiểu là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành đầy đủ một chính sách công(3).
a) Xác định vấn đề và thiết lập nghị trình chính sách
– Xác định vấn đề chính sách: Là bước nhận thức về vấn đề chính sách nhằm chỉ ra vấn đề này sinh trong đời sống xã hội đáng được quan tâm và nhu cầu cần có chính sách công để giải quyết vấn đề đó. Xác định vấn đề chính sách cần trả lời câu hỏi “Vấn đề chính sách là gì?” hay “Vấn đề nào cần có chính sách mới hoặc cần có thay đổi chính sách? ”
Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở nội dung này chính là định hướng xã hội, cân nhắc sự lựa chọn, đề xuất các vấn đề chính sách để giải quyết trong số hàng loạt các vấn đề chính sách xã hội đang phát sinh, đặt ra. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, chỉ có các vấn đề chính sách, bức thiết của xã hội phù hợp với cương lĩnh, quan điểm và đường lối của Đảng đang thực hiện thì mới được xem xét, đưa vào nghị trình, xây dựng chính sách công.
Vai trò của Đảng biểu hiện ở chỗ cân nhắc, tính toán, đối chiếu vấn đề chính sách trong thực tiễn với hệ thống văn kiện mang tính chỉ đạo. Nếu phù hợp, thống nhất với định hướng chính trị của Đảng thì các vấn đề xã hội được cân nhắc sẽ trở thành vấn đề của chính sách công.
Thực chất, thiết lập nghị trình chính sách là đề xuất lên các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc sự cần thiết xây dựng, ban hành và thực thi một chính sách.
b) Khâu hoạch định và ban hành chính sách
2.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác thực thi chính sách
Thực thi chính sách công là một khâu (giai đoạn) quan trọng trong chu trình chính sách; là bước duy nhất chuyển ý tưởng chính sách, cụ thể là các ý tưởng về mục tiêu, đối tượng, phương thức can thiệp thành những hành động nhất định trên thực tế của các cơ quan, thiết chế, tổ chức chính quyền ở nhiều cấp khác nhau và những người đại diện cho các cơ quan, thiết chế, tổ chức này để giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn này được thể hiện thông qua các khâu/hoạt động sau:
– Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công trong khâu xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách công, thể hiện ở việc:
Thông qua định hướng, chỉ đạo chiến lược của Đảng (Ban Cán sự Đảng…) về các chủ trương lớn và quyết sách làm căn cứ chỉ đạo, định hướng của Đảng từ Trung ương đến cơ sở; về nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động triển khai chính sách do cơ quan lập pháp thông qua, ban hành.
Thông qua thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng (Ban Cán sự Đảng…) qua các cơ quan hành pháp, tư pháp mà các quan điểm của Đảng có giá trị pháp lý và được tổ chức thực thi nghiêm túc bằng Nhà nước, quyền lực Nhà nước và tính pháp lý của các văn bản pháp quy, văn bản hành chính Nhà nước hàm chứa tinh thần chỉ đạo của Đảng về quá trình xây dựng kế hoạch hành động thực thi chính sách công.
Thông qua đội ngũ nhân sự của Đảng từ các đảng viên, công chức, viên chức đến các cấp lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc tham mưu, tư vấn và xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực thi nội dung, triển khai giải pháp của các chính sách công của các phải quán triệt quan điểm của Đảng nói chung, và hiện thực hóa sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng của hệ thống hành pháp và tư pháp. Đội ngũ nhân sự vừa có trách nhiệm và buộc phải quán triệt, thực thi nghiêm túc tinh thần, định hướng chính trị và thống nhất nội dung đã được Ban Cán sự Đảng nhất trí, ra nghị quyết và kết luận. Điều này tạo nên tính thống nhất, tính Đảng trong quá trình thực thi chính công trong thực tế.
– Hai là, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công trong khâu tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách công trên thực tế.
Đối với khâu này trong giai đoạn thực thi chính sách, vai trò, biểu hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với thực thi chính sách công thể hiện trên các phương diện, như: Thông qua phương thức tuyên truyền, vận động nhân dân, thông qua việc gương mẫu, uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sự nghiêm minh và tự giác trong hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ này sẽ góp phần cổ động, tăng niềm tin và sự thuyết phục trong quá trình tổ chức thực thi chính sách công.
Ngoài ra, để thể hiện rõ vai trò của mình trong lãnh đạo khâu này, Đảng nói chung có thể cơ cấu, bố trí nhân sự có uy tín, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn trở thành tiếng nói tuyên truyền, chuyển tải “ý Đảng thành lòng dân”.
– Ba là, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công trong khâu phân công, phối hợp và đôn đốc thực hiện chính sách dựa trên chương trình, kế hoạch hành động đã xây dựng.
Để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với khâu này của quá trình thực thi chính sách công, Đảng sử dụng hàng loạt các phương thức lãnh đạo phù hợp, khác nhau, như:Thể chế hóa các quan điểm, định hướng lớn của Đảng về mô hình, cách thức tổ chức, vận hành, quản lý bộ máy Nhà nước, nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ; kết hợp hài hòa giữa phương thức tuyên truyền, vận động với động viên, huy động toàn hệ thống chính trị, xã hội tham gia quá trình thực thi chính sách; kiểm tra, giám sát quá trình phân công, phối hợp và đôn đốc tổ chức thực thi chính sách.
2.3. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác đánh giá hiệu quả chính sách
Đảng thực hiện phương thức lãnh đạo công tác đánh giá chính sách công thông qua định hướng, chỉ đạo chiến lược ở các điểm trọng yếu, như: Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá chính sách công; việc xác định (hệ) mục tiêu và nội dung được xem xét để đánh giá chính sách công, việc xác định chủ thể tham gia đánh giá chính sách; việc xác định sử dụng kết quả đánh giá chính sách và việc khởi tạo quá trình chính sách mới…
Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là nội dung đã được hiến định. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học chính sách, đặc biệt là thực tiễn chính sách công ở nước ta hiện nay có thể thấy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công (quy trình chính sách) là hiện thực. Những biểu hiện cụ thể về nguyên tắc, phương thức, nội dung được phản ánh rõ nét, cụ thể trong từng khâu, vòng đời chính sách công là vấn đề mới, có giá trị lý luận và thực tiễn nghiên cứu. Bài viết đã phân tích, chỉ ra những nội dung nổi bật, trong đó luận giải được sự cần thiết và cấp thiết phải có vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công; biểu hiện sinh động, cụ thể, rõ nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ nội dung trong vòng đời chính sách các khâu, công đoạn của từng giai đoạn chính sách thông qua hệ thống phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, từ thực tiễn chính sách công Việt Nam từ hiện nay./.
NCS. Phạm Văn Phong Nguyễn Hữu Hoàng Chú thích: (1) PGS. TS. Nguyễn Văn Giang và TS. Phạm Tất Thắng (2012), Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay, Nxb (2) Tham khảo bài viết của GS. TS Lê Hữu Nghĩa(3) PGS. TS Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách công – Những vần đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 89. , trang 25, các tài liệu thư viện cung cấp để hoàn chỉnh phương thức lãnh đạo của Đảng với NN trong các giai đoạn của chu trình chính sách công. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.266.
Vì Sao Việt Nam Có Vai Trò Trung Tâm Ở Asean?
Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong khối. Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi cho nền hòa bình và hòa giải của khu vực vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Cụ thể, vai trò của Việt Nam được thể hiện qua 2 bình diện chính trị và kinh tế.
Là quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN, Việt Nam giúp chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa Đông Dương và ASEAN, hơn nữa còn liên kết ASEAN với các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.
Đóng góp của Việt Nam vào an ninh khu vực rất đáng kể. Ngay sau khi gia nhập khối đã ký Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Nhưng bước đi chủ động nhất của Việt Nam trong duy trì ổn định khu vực được biểu hiện qua vấn đề Biển Đông. Là nước có tranh chấp trực tiếp, Việt Nam cùng với Philippines đã nỗ lực không ngừng để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự ASEAN, đảm bảo xung đột được giải quyết trên cơ sở xây dựng, theo Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ.
Việt Nam kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bao gồm thông qua các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.
Năm tới, Việt Nam cũng đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, nhiệm kỳ đầu diễn ra vào năm 2008 – 2009.
Theo luật sư Hoàng Duy Hùng, cựu Nghị viên Hội đồng TP Houston, Texas, Mỹ, với việc tái trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu tuyệt đối, Việt Nam trên đường trở thành “đại gia” trên trường quốc tế.
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gần 10 lần, từ 5,9 tỷ USD Mỹ năm 1996 lên 56,3 tỷ USD vào 2018.
Việt Nam cũng tăng cường đóng góp vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Gia nhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam ngay lập tức tham gia vào hàng loạt hoạt động tái thiết của tổ chức này.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội năm 1998, qua “Kế hoạch Hành động Hà Nội”, Việt Nam đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất để thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, nêu bật các giải pháp cho các vùng có điều kiện kinh tế dễ bị ảnh hưởng.
Khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 vào năm 2012, ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội” về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuyên bố này nhắc lại cam kết của ASEAN về hợp nhất Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào dòng chảy kinh tế ASEAN và xác định 4 lĩnh vực ưu tiên của cải cách kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thông tin và truyền thông, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực và hội nhập kinh tế khu vực.
Bên cạnh những nỗ lực bên ngoài hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam đã tiến hành những thay đổi trong nước để hòa nhập với toàn khối. Đất nước đã dần cơ cấu lại bộ máy hành chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Chỉ một năm gia nhập ASEAN, Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia ASEAN do một Phó Thủ tướng lãnh đạo. Cơ quan này chịu trách nhiệm điều phối tất cả các tổ chức tương tác với các bộ phận trực thuộc ASEAN. Thậm chí có hẳn Cục ASEAN trong Bộ Ngoại giao.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Đất nước đang tận dụng từng cơ hội để cải cách hơn nữa sao cho cái tên Việt Nam xuất hiện trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Kể từ công cuộc “Đổi mới” vào năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD lên khoảng 2.700 USD hiện nay. Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
Hiện tại, Việt Nam là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do nhất thế giới với tổng cộng 17 (so với 6 ở Thái Lan). Hiệp định được ký kết mới nhất là với Liên minh châu Âu (EVFTA).
Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%.
Tính đến tháng 12/2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế vào Việt Nam lên đến 340,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu với 62,56 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 57,02 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 46,62 tỷ USD và Đài Loan 31,44 tỷ USD.
Hơn 20 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam giờ đây đã là một thành viên trụ cột và trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực, đặc biệt trong hội nhập và phát triển kinh tế, nhà báo Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh.
Tổ Chức Cuộc Thi “Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Đảng Bộ Tỉnh Bình Định”
Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bình Định”
Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bình Định” được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 45 năm giải phóng tỉnh Bình Định (31.3.1975 – 31.3.2020), giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2020); chào mừng Đại hội đảng các cấp.
Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử truyền thống cách mạng thành phố Quy Nhơn”. Ảnh N.M
Cuộc thi phát động từ ngày 19.5.2019 và nhận bài dự thi đến hết ngày 30.11.2019. Tất cả cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đều có thể tham gia.
Cuộc thi nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Bình Định; nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân, nhất là tuổi trẻ Bình Định tiếp tục rèn luyện, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thiết thực thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh, quân và dân trên địa bàn tỉnh.
A.T
Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!