Xem Nhiều 6/2023 #️ Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Phật Giáo Hòa Hảo # Top 8 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Phật Giáo Hòa Hảo # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Phật Giáo Hòa Hảo mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ lâu nay người ta đã biết và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) ở quê hương ông – làng Hòa Hảo nay là làng Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.[1] Để hiểu rõ hơn lịch sử mới đây của tín ngưỡng này cũng như của cộng đồng tín đồ của nó, chúng tôi giới thiệu một tài liệu đầu tiên bằng tiếng Pháp nhắc đến cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ và sự xuất hiện của phong trào tôn giáo mới do ông khởi xướng. Tài liệu ấy có đề cập đến vấn đề về sự hình thành giáo lí của phái Phật giáo này nhưng không vì thế mà có ý vén đi tấm màn linh thiêng bao phủ quanh nhân vật Huỳnh Phú Sổ.

Nó cũng không đặt ra vấn đề làm rõ thực chất và những khả năng có tính mầu nhiệm của người thanh niên ấy – một nhà sư khác lạ, một thày lang. Nó cũng không phân tích cái “cơ duyên” khởi dậy từ những nhân tố khác nhau (không gian xã hội cụ thể, những thời điểm xác định, những ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự thần khải có tính tiên tri và môi trường huyền bí, những hình thái và cách thức truyền bá những lời giảng), mà chỉ riêng sự kết hợp của chúng thôi cũng đôi khi gây ra, trình diễn hay ít ra cũng phải dẫn đến tái diễn sự hậu nghiệm, giải thích sự “thiên khải” và sự xuất hiện của một nhân vật cứu thế.

Dù vắn tắt và không rõ ràng, bản tài liệu mà chúng tôi đang nói tới vẫn là một tư liệu không kém phần cơ bản để nghiên cứu về sự xuất hiện của Phật giáo Hòa Hảo. Nó cung cấp những sự kiện cơ bản về tiểu sử Huỳnh Phú Sổ, chỉ ra thời điểm phát hiện ra hiện tượng tôn giáo này, và cuối cùng, nó cho phép tập hợp những đánh giá của chính quyền sở tại cùng phản ứng tiếp theo của chính quyền thuộc địa.

Hòa Hảo cho đến đầu thế kỉ XX là một ngôi làng yên tĩnh thuộc tổng An Lạc, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Cái tên hiền lành của nó gợi nên “sự hài hòa hết mực”. Vị trí địa lí cũng như những điều kiện thủy văn và thổ nhưỡng địa phương (vùng đất cao, ít phèn, ít lụt lội) cắt nghĩa sự tụ cư lâu đời và thịnh vượng của nó so với khu vực. Ngôi làng không chỉ được bao quanh bởi hai nhánh của sông Mê Kông[2] mà còn bởi một dòng hợp lưu tự nhiên của chúng là con sông Vàm Nao. Chiếm vị trí tận cùng của một doi đất, ngôi làng hướng mặt về phía đất liền của doi đất này, hoàn toàn mở ra về phía Đồng Tháp Mười, Hậu Giang và huyện Chợ Mới (tỉnh Long Xuyên) ở phía đối diện với nó. Đồng thời, ngôi làng cũng phát triển về phía ven sông và có một vùng đất rộng trồng lúa.

Dưới con mắt cảnh giác của chính quyền thuộc địa, các thôn làng khác ở vùng này vẫn bị coi là chống đối, tựa như các địa phương này ngay từ những năm 1860 đã tỏ ra là các căn cứ kháng chiến chống cuộc xâm chiếm của Pháp (cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành ở Bảy Thưa), rồi thời gian sau đó còn là nơi trú ngụ của các tổ chức yêu nước đầu tiên, hay là nơi xuất hiện các chi bộ tiền cộng sản trong thời kì giữa hai cuộc đại chiến. Sau các cuộc biến loạn những năm 1930-31, sự kiểm soát được siết chặt hơn đối với các tổ chức này. Đó cũng là những tổ chức kể từ thời gian đó trở đi đã tố cáo thẳng thừng sự đồi bại của chế độ thực dân và sự hỗn loạn trong cơ cấu của chế độ khai thác lúa gạo theo kiểu điền trang, mà trực tiếp vì nó, tầng lớp nông dân nhỏ ở đồng bằng sông Mê Kông bị đẩy vào khốn khó, nợ nần và phá sản.

Quận Tân Châu không biết tới tình trạng khủng hoảng đặc biệt ấy do tính chất tương đối lâu đời của sự thành lập các làng, do sự đa dạng của các hoạt động kinh tế, do cơ cấu ruộng đất bị chia nhỏ hơn[3] và cuối cùng là do những quan hệ thông cảm lẫn nhau giữa các địa chủ nhỏ và những người lĩnh canh. Nhưng quận Tân Châu và làng Hòa Hảo, như một ốc đảo, nằm ngay bên các trung tâm bất ổn về xã hội – chính trị của Miền Tây Nam Bộ.

Những cuộc tiếp xúc lẫn nhau giữa các thành phần dân cư, mỗi thành phần mang theo một kho tàng riêng về văn hóa cổ truyền, về các truyền thuyết, về các văn bản cổ, hệ quả là dẫn đến những cách thức tiếp xúc văn hóa bình đẳng có thể nhận thấy trong lĩnh vực tín ngưỡng bình dân. Mặt khác, thời kì thuộc địa của Pháp đã đẩy nhanh những biến đổi xã hội ở đồng bằng sông Mê Kông và áp đặt một tầng thứ hai của sự tiếp xúc văn hóa trong hoàn cảnh thống trị về chính trị (những tiếp xúc Đông – Tây), thuận lợi cho các tư duy liên tôn giáo, hay ngược lại, cho những phản ứng văn hóa.[5]

Xét vấn đề từ tính chất phức tạp của tình trạng ở địa phương – tình trạng làm xuất hiện trên một mặt bằng như vậy những truyền thống tôn giáo cùng những biểu lộ không chính thống hay hỗn hợp của chúng, và sau đó lại có nhân tố đến từ phương Tây vừa gây ra sự phản ứng về văn hóa vừa tạo điều kiện cho những tín ngưỡng cứu thế – chính quyền thuộc địa do những lệch lạc về tư tưởng tự coi là mình có sứ mệnh khai hóa đã nhanh chóng hướng cái nhìn phê phán về phía các tín ngưỡng bình dân cũng như về các tôn giáo và triết học lớn của phương Đông. Thêm vào đó, lo lắng cho sự vững vàng lâu dài của chế độ, chính quyền đã coi những người truyền giảng các đạo này như những nhà sư phản nghịch hay các gian đạo sĩ. Chính quyền đã ngờ rằng những người có uy tín nhất trong số đó đang sống ẩn dật trong các vùng núi cao hiu quạnh vùng Thất Sơn là nguồn gốc của các bất ổn trong dân chúng hay các cuộc nổi loạn. Quan niệm này ít nhất đã góp phần coi các tín ngưỡng bình dân địa phương, trước hết là Bửu Sơn Kì Hương (hương thơm trên núi quý), là nhân tố xấu.

Thời kì giữa hai cuộc đại chiến có một vài sự kiện mới gây chú ý đối với chính quyền thuộc địa: Đạo Cao Đài, một phong trào tâm linh và tôn giáo có tính chất tổng hợp, đã chính thức thành lập vào năm 1926. Được hưởng sự khoan dung tương đối, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những tôn giáo có đông quần chúng nhất trên toàn Nam Kỳ. Phong trào chấn hưng Phật giáo Đại thừa hướng đến việc tái tổ chức và thống nhất Tăng đoàn, in ấn và dịch kinh sách sang Quốc ngữ, rốt cuộc cũng đã khiến chính quyền bận tâm, tìm cách định quy chế cho những hội đoàn Phật giáo mới và ngăn ngừa mọi phong trào quần chúng có khả năng đưa tới sự phản loạn.

Trong suốt thời kì hình thành nên những biểu hiện chính trị mới ấy, một thời kì vừa tiếp diễn những sự thờ cúng bình dân vừa ló dạng những tín ngưỡng mới, làng Hòa Hảo không gây chú ý bởi bất kì một hoạt động tôn giáo bất thường nào. Không có bất cứ một tiếng vang đặc biệt nào, ngôi đình làng và chùa làng (An Hòa Tự) không được xếp vào hàng những địa chỉ hành hương. Dân cư trong làng ít cảm nhận trước các tín ngưỡng mới và dường như thiên hơn về sự cách tân Phật giáo hay thờ cúng những vị thần địa phương, thần Thành hoàng và thờ Mẫu, nhất là Bà Chúa Xứ, vị thần tỏa sáng từ trên núi Sam. Sự dửng dưng ấy được giải thích chủ yếu là do sự thấm đẫm của truyền thống Bửu Sơn Kì Hương – được xem như một vectơ chỉ dẫn cả về tinh thần và xã hội – trong văn hóa bình dân địa phương. Trên thực tế, làng Hòa Hảo nằm lọt thỏm giữa một loạt các di tích khác nhau của tín ngưỡng ấy[6] và trong vùng ảnh hưởng của nó; và dường như sự hiện diện có tính biểu tượng của Phật Thày Tây An trên điện thần Phật giáo ở chùa An Hòa Tự[7] có thể xác nhận điều đó dẫu cho không hề có một ông đạo nào xuất hiện ở làng này trong hơn 70 năm dưới chế độ thực dân. Làng Hòa Hảo sống trong cái nhịp điệu của các công việc đồng áng mùa vụ, của những buôn bán ven sông, của các lễ hội được tổ chức thường kì trong năm tại đình hay chùa, của việc thực hành tu theo Phật giáo tại gia. Cho tới khi có tin tức về sự mở màn cuộc Đại chiến thế giới II vào tháng 9-1939, sự yên bình vẫn ngự trị ở đây.

Nhưng vào tháng 2 năm 1940, ngôi làng bắt đầu khiến người ta phải nói đến nó. Do những nỗ lực nhằm vây bắt các tổ chức cộng sản bị cấm hoạt động bởi sắc lệnh 26-9-1939, những truyền đơn của những người theo chủ nghĩa Stalin bị phát hiện[8] (đây là lần đầu tiên) ở làng Hòa Hảo quận Tân Châu vào 9-2-1940. Đặc biệt là vào những tháng tiếp theo, một sự kiện hoàn toàn khác về bản chất đã thực sự đặt chính quyền địa phương vào tình trạng báo động. Trong một bản thông tri vào ngày 15-3-1940, các ông Đốc phủ sứ Thái Minh Phát, người đứng đầu về hành chính của quận Tân Châu, và phó của ông ta là Nguyễn Văn Lễ đã thông báo cho các cơ quan tỉnh về một trường hợp theo thuyết thần bí được phát hiện ở Châu Đốc.[9] Đây cũng là lần đầu tiên cái tên Huỳnh Phú Sổ và “sứ mệnh” tự xưng của ông được nhắc đến.

Người thanh niên 21 tuổi ấy là “con trai của hương cả Huỳnh Công Bộ” và là “cựu học sinh của Trường tiểu học Tân Châu”. Vừa qua khỏi “cơn bệnh nặng và kéo dài”, anh ta đã bộc lộ thiên hướng “chấn hưng đạo Phật”. Giống như “một nhà sư giàu kinh nghiệm”, anh ta đã truyền giảng mà không cần tới kinh sách; giống như “một nhà nho già”, anh ta bắt đầu làm những bài thơ bằng chữ Hán mà không cần biết chữ Hán. “Thiên tư phi thường” ấy còn đi kèm với một “năng lực chữa bệnh […] bằng hương và giấy vàng”. Danh tiếng của anh ta nổi đến mức không chỉ rất nhiều “tín đồ” đến thăm viếng anh từ khắp nơi mà cả một số đáng kể ở ngay Phú Tân và Hòa Hảo cũng bị cha anh ta xua đuổi bởi những phiền phức do họ gây ra và do sự thăm viếng của họ đã “biến nhà của ông thành ngôi chùa”. Được kính trọng như một “người thầy”, bản thân anh ta tự nhận là “hiện thân […] của thần linh” và đã được tôn kính dưới các cái tên “Cậu Tư”, “Thầy Tư”, “Bác Khùng”. Tóm lại, bản thông tri này cho biết mật thám ở Sa Đéc đang theo dõi thêm về anh ta.

Từ tài liệu này chúng ta có thể suy ra là Huỳnh Phú Sổ xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả và có chút ít danh vọng ở Hòa Hảo. Trong vùng này, mọi trẻ em quả thực đều không có điều kiện được hưởng sự giáo dục Pháp-Việt, ngay cả ở cấp tiểu học, không được đến một ngôi trường như vậy ở thị trấn của quận. Cha của Huỳnh Phú Sổ quả thật là có danh vọng ở địa phương nhờ kinh nghiệm và tài sản, những thứ đem lại cho ông một cương vị là Hương cả (chủ tịch hội đồng thân hào của làng).[10] Được trợ giúp bởi người có địa vị phó cho ông (Hương sư), ông chăm lo đến toàn bộ các công việc quan trọng trong làng, nhất là ông tự xem bản thân như người canh giữ thuần phong mĩ tục, người bảo vệ các truyền thống, các chức năng mà ông có vẻ như đặc biệt yêu thích. Điều ấy thể hiện qua những sáng kiến bận rộn để trùng tu chùa An Hòa năm 1936 hay để xây dựng một ngôi am mới dành cho những hoạt động tôn giáo của con trai ông.

Người thanh niên ấy được thiên phú cho sức hấp dẫn riêng và không thể giải thích điều ấy chỉ bằng thanh danh của người cha trong làng. Bản tài liệu không khẳng định rằng cái “thiên tư phi thường” ấy được lan truyền chủ yếu là nhờ những đồn đại trong dân chúng. Nếu như khả năng xuất khẩu thành chương của Huỳnh Phú Sổ được thừa nhận về sau này thì sự hiểu biết của anh về chữ Hán là rất không đáng tin hoặc rất hạn chế. Tóm lại, không thể nói nhiều về nguồn gốc thần bí của những phép mầu của anh. Chỉ có những sự kiện xác thực về sự phát triển sớm khả năng hấp dẫn của Huỳnh Phú Sổ và về sự chữa khỏi một căn bệnh kéo dài ở anh mà từ đó làm nảy sinh trong anh một thiên hướng tôn giáo. Anh rồi sẽ có thể chứng tỏ, trong các bài giảng về sau, rằng “thời kì hành xác” này thực ra đi kèm với “thời kì thụ pháp”: Những thày lang truyền thống mà anh đã gần gũi để chữa bệnh ở các địa phương khác nhau vào cuối những năm 1930, đặc biệt là ở vùng Thất Sơn, đã góp phần lớn vào việc khơi dậy trong anh cái thiên hướng tôn giáo của một ông đạo theo truyền thống thuần khiết Bửu Sơn Kì Hương.

Mặc dù tài liệu này không đề cập gì đến nội dung xác thực của các bài giảng, cũng không mô tả gì về nghi lễ, nhưng sự giống nhau ở Huỳnh Phú Sổ với Bửu Sơn Kì Hương ngay từ bấy giờ ta có thể nhận thấy là trong cách thức truyền bá bằng các bài nói. Sự tách biệt trong tài liệu này giữa các bài giảng đạo Phật và các bài thơ có vẻ như không chính xác. Ngay từ thời kì ấy, Huỳnh Phú Sổ thực tế là đã dạy đời bằng miệng và dưới hình thức thơ – những bài thuyết giáo vừa áp dụng thuật dễ nhớ vừa có tính cách giảng đạo. Huỳnh Phú Sổ cũng dùng những vần luật thơ ca từng được Đoàn Minh Huyên và những người kế tục ông sử dụng. Một số trong những ông này đã ghi lại các bài giảng của mình ra giấy. Bản tài liệu không xác định rõ liệu những bài thơ được sáng tác bởi Huỳnh Phú Sổ, theo ý kiến của họ, có phải là được cóp nhặt từ các tập thơ trên hay không. Có một sự giống nhau nữa có thể nhận ra là về cách chữa bệnh. Ngoài việc thường sử dụng hoa cho vào nước thuốc sắc từ thuốc nam, người ta còn nói “giấy vàng” liên kết lại phép mầu của người thanh niên ấy với phép mầu của Đoàn Minh Huyên. Những người bệnh đến khám quả thực đã hi vọng rằng giấy vàng sau khi đốt thành tro và uống vào có thể chữa cho họ khỏi bệnh tật và phòng ngừa cho họ khỏi dịch bệnh, thậm chí bảo vệ họ trước ma quỷ. Huỳnh Phú Sổ cũng sử dụng cách thức vừa chữa bệnh vừa giảng đạo Phật ( lợi sanh nhi hoằng pháp).

Vào lúc mà chính quyền sở tại ngày 15-3-1940 thông báo về trường hợp theo thuyết thần bí này, chính bản thân nó bị bất ngờ trước hết, bởi danh tiếng của chàng thanh niên Huỳnh Phú Sổ, theo như bản thông báo viết, làm cho “tín đồ đến từ khắp nơi” và những thân hào hàng đầu cũng trở thành môn đồ. Cái cảm tưởng bị bất ngờ ấy đặt ra một câu hỏi về lí do và thời điểm phát hiện ra phong trào tôn giáo này.

Có phải do những sự thăm viếng đi lại tăng lên bất thường trong làng từ thời gian ấy đã gây chú ý? Có phải do một vài thân hào nào đó trong làng hay do những người đi ngang qua làng hay do những nhân viên mộ lính đã cấp báo cho nhà cai trị? Có phải việc theo dõi các phong trào chính trị và việc phát hiện truyền đơn của các cơ quan cảnh sát đã đưa tới sự quan tâm đặc biệt hướng vào ngôi làng? Không có một giả thiết nào trong số đó được xác nhận.

Việc phát hiện ra phong trào tôn giáo này thật ra bắt đầu từ một vụ đổ máu ở Tân Châu vào tháng trước đó. Ngày 16 tháng Hai, khoảng vài chục người đi theo Đạo Tưởng, tin rằng thân thể họ không thể bị thương và tin vào thủ lĩnh của họ ở vương quốc định mệnh (Minh Hoàng Quốc), đã quyết định dùng sức mạnh chiếm lấy huyện lị. Bị hoang tưởng rằng vụ rắc rối này là sự trỗi dậy của hội kín Thiên Địa Hội,[12] tổ chức đã tham gia vào vụ Phan Xích Long cách đấy hai thập kỉ, chính quyền đã mở cuộc điều tra về các chân rết của hội kín này. Sự việc trước đấy vào năm 1916 bắt giữ một nhà sư có liên lụy đến vụ Phan Xích Long[13] đi ngang qua làng Hòa Hảo chắc chắn là đã gợi ý cho chính quyền tìm hiểu về những sinh hoạt bên trong ngôi làng.

Mặc dù phong trào hội kín ấy không có bất kì một mối liên hệ nào với hiện tượng tôn giáo sau này, nhưng một tháng sau vụ rắc rối ở Tân Châu, những hệ quả của nó đã dẫn đến việc phát hiện ra những hoạt động tiên tri của Huỳnh Phú Sổ.

Điều đó phải chăng có thể hiểu là “sứ mệnh” của người thanh niên Huỳnh Phú Sổ bộc lộ ra vào đúng thời điểm ấy. Chắc chắn là không! Thực tế là đã qua tám tháng kể từ lúc anh ta “thức tỉnh” tự xưng (4-7-1939) cho đến lúc chính quyền phát hiện ra anh ta (15-3-1940). Sự nổi danh của anh ta gây bất ngờ cho các cấp chính quyền thuộc địa được giải thích một phần qua lời mào đầu, theo đó thì Huỳnh Phú Sổ đã chữa bệnh, tiến hành thuyết giáo và tới vùng Thất Sơn nhiều lần một cách vô cùng kín đáo.

Nhưng sự lặng lẽ này đã thực sự chấm dứt kể từ ngày 15 tháng Ba năm 1940. Kể từ ngày đó, chính quyền thuộc địa tung ra một loạt các cuộc điều tra chuẩn bị để định đoạt về số phận của “người thanh niên cuồng tưởng” ấy. Chưa đầy hai tháng sau đó, Huỳnh Phú Sổ được yêu cầu tách khỏi những người sùng bái mình để chuyển đến sống ở một tỉnh khác. Ngày 18 tháng Năm năm 1940, ông rời ngôi làng quê hương và bắt đầu một cuộc viễn du trên vùng đồng bằng sông Mê Kông./.

[1] Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo. Sấm giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Giáo chủ. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2001, tr. 7. Đây là bản in chính thức gần đây nhất sưu tập những tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

[2] Tiền Giang (sông Trước) và Hậu Giang (sông Sau) được chính quyền Pháp gọi tách riêng là Mê Kông và Bassac.

[3] Trong những năm 1930, 82% diện tích chia lô ở tỉnh đã bị chiếm bởi các chủ sở hữu có dưới 10 ha, chỉ có 10% có trên 50 ha (UBND tỉnh An Giang, Địa chí An Giang, 2003, tr. 376). Trong các tỉnh ở miền Hậu Giang, một số địa chủ có thể bay trên những miền đất thuộc sở hữu của họ bằng máy bay riêng.

[4] Nếu mô tả rất sơ lược thì người Kinh theo Phật giáo Đại thừa (cũng như người Hoa) và Công giáo, người Khmer theo Phật giáo Nguyên thuỷ, và mấy nghìn người Chăm cư trú trong một số ngôi làng ở Châu Đốc theo đạo Islam.

[5] Như Roger Bastide viết: “Thương mại và sự phát triển của văn hóa đã làm xáo trộn lớn về dân cư. Vì vậy, tương ứng với sự hỗn hợp về xã hội là sự hỗn hợp về tôn giáo, cái sau bao giờ cũng chỉ là hình ảnh phản chiếu của cái trước. (Roger Bastide. Eléments de sociologie religieuse. Sưu tập của A. Colin, 1935, tr. 131).

[6] Các di tích chủ yếu là: chùa Tây An Cổ Tự do Đoàn Minh Huyên lập ở làng Long Kiến (huyện Chợ Mới), chùa Tây An và mộ Đoàn Minh Huyên ở chân núi Sam, các thôn làng mới khai khẩn ở Thới Sơn và Láng Linh, chùa Phi Lai ở Ba Chúc do một trong các học trò của ông và là người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa xây dựng, cuối cùng là vùng Thất Sơn huyền thoại, nơi khởi xướng nhiều tín ngưỡng.

[7] Phạm Bích Hợp. Làng Hòa Hảo xưa và nay. Nxb TP HCM, 1999, tr. 29.

[9] Thông tri số 26 của quận Tân Châu, 15 tháng Ba năm 1940 (Trung tâm Tư liệu Hải ngoại, Kho tư liệu Sở Phòng vệ Binh đoàn Viễn chinh, tài liệu số N 385).

[10] Schreiner A. Thể chế Annam vùng đồng bằng sông Cửu Long trước cuộc xâm chiếm của Pháp ( Les institutions annamites en Basse Cochinchine avant la conquête francaise). Tập 2, tr. 23-23: Các chức trách của thân hào trong làng.

[12] Thiên Địa hội (La Société du Ciel et de la Terre) là một hội kín mạnh nhất trong số những hội phỏng theo lối Trung Hoa (phong trào Bạch Liên giáo, Tam tài) du nhập vào Nam Kỳ trong thời kì khai phá.

[13] Các công trình của một uỷ ban thuộc Hội Tam Điểm về nghiên cứu Pháp – Việt (Travaux du comité maconnique d’études franco annamites). Tập VII: Sư sãi và các ngôi chùa của họ ở Nam Kỳ (Les bonzes et leurs pagodes en Cochinchine). Sài Gòn 1927, tr. 14.

Nguồn Gốc, Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Của Phật Giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay.

* Nguồn gốc của Phật Giáo:

– Lịch sử Đức Phật Thích – ca – mâu – ni. “Theo sự xác định niên đại truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa), còn được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Gau-ta-ma), sống trong khoảng thời gian từ năm 566 đến 485 trước Công Nguyên ở miền Trung Bắc Ấn Độ”.

– Đức Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa) được sinh ra trong một gia đình chiến binh, quý tộc giàu sang ở nước Thích Ca (Shakya), có thủ đô là thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu, Ser-skya’i gnas), nằm ở biên giới giữa Ấn Độ và Nepal ngày nay. Ngài sanh ra là thái tử và có tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha,Don-grub). Phụ thân ngài là Tịnh Phạn (Shuddhodana, Zas gtsang-ma). Mẫu thân của Ngài là Ma Gia (Maya-devi, Lha-mo sGyu-‘ phrul-ma). Đức Phật được thụ thai một cách thần kỳ trong giấc mơ, bà Ma Gia thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà (Asita), rằng đứa bé sẽ trở thành một ông vua vĩ đại, hoặc một nhà hiền triết cao quý. Về sau, cũng có việc mô tả sự đản sanh thanh tịnh của Đức Phật từ bên hông của mẹ ngài ở một nơi không xa thành Ca Tỳ La Vệ, trong vườn Lâm TỳNi (Lumbini Grove, Lumbi-na’i tshal), việc Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh và nói “ta đã đến nơi”, cùng với cái chết của mẹ ngài sau khi sanh ra ngài.

– Thời niên thiếu, Đức Phật sống một cuộc đời hoan lạc. Ngài lập gia đình và có một người con trai là La Hầu La (Rahula, sGra-gcan ‘dzin). Trong những bản văn về sau có ghi tên người vợ của ngài là Da Du Đà La (Yashodhara, Grags ‘ dzin-ma). Tuy nhiên, lúc hai mươi chín tuổi, Đức Phật từ bỏ cuộc sống gia đình và di sản hoàng tộc của mình, trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất (dge-sbyong)

* Lịch sử ra đời và phát triển của Phật Giáo.

– Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát. Và cũng với đại tâm đại nguyện ấy, sau khi chứng được đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dâng hiến thời gian cho công cuộc hằng hóa độ sanh. Đức Thế Tôn đã chu du khắp đất nước Ấn Độ thời xa xưa ấy, từ cực Bắc dưới chân núi Hymalaya, đến cực Nam bên ven sông Gange (sông Hằng). Đức Thế Tôn đã dành những tuần lễ đầu tiên để chiêm nghiệm đến giáo pháp thậm thâm vi diệu mà Ngài đã chứng đắc, và thọ hưởng pháp lạc mà quả phúc mang đến. Pháp Cú kinh, kệ số 153-154, đã ghi lại một trong những Phật ngôn đầu tiên Ngài đã thốt lên trong thời gian này:“Lang thang bao kiếp sống Ta tìm nhưng không gặp Người xây dựng nhà này Khổ thay, phải tái sanh Ôi! Người làm nhà kia Nay ta đã thấy ngươi Ngươi không làm nhà nữa Đòn tay ngươi bị gẫy Kèo cột ngươi bị tan Tâm ta được tịch diệt Tham ái thảy tiêu phong” (Bản dịch của HT Thích Minh Châu) Câu kinh như một lời ca khải hoàn, mô tả sự chiến thắng vẻ vang rực rỡ sau cuộc chiến đấu nội tâm thầm lặng gian nan. Ông thợ tượng trưng cho ái dục, vô minh, phiền não luôn ẩn sâu kín trong mỗi con người, nay đã bị phát hiện.

– Đức Phật cũng đã để lại cho thế gian một bài học luân lý đẹp đẽ, đó là sự tỏ lòng tri ân sâu sa đối với cây bồ đề che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Đức Thế Tôn đã đứng cách một khoảng xa để chiêm bái đại thọ suốt trong một tuần. Sau này, nơi đây vua Asoka (A Dục) dựng lên một tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, nay vẫn còn.

– Đức Thế Tôn đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc; còn chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã với nhiều thủ trước… Làm thế nào để con người dễ dàng chấp nhận giáo lý ấy? Và rồi, với trí tuệ của bậc giác ngộ, Đức Thế Tôn đã quan sát thế gian và thấy rằng: “Có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng độn căn, lợi căn; có hạng thiện tánh, ác tánh; có hạng dễ giáo hóa, khó giáo hóa… Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vươn lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có loại sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước thấm ướt…” (Trung Bộ I). Và như vậy, với hình ảnh những cành sen vươn ra khỏi mặt nước, những cành ở lưng chừng, những cành ở sâu trong lòng nước v.v… đã gợi lên trong Thế Tôn về căn cơ bất đồng của mọi người. Có những căn cơ thấp như cánh sen ở đáy hồ, có những căn cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước, cũng có những căn cơ cao có thể tiếp thu trọn vẹn giáo pháp của Ngài như những cành sen đã nhô ra khỏi mặt nước. Dù sống trong nghiệp quả bất đồng, nmỗi chúng sanh đều có hạt giống giác ngộ, như hoa sen dù sống trong bùn tanh hôi, vẫn tỏa hương thơm ngát.

Với ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên, Đức Thế Tôn quyết định gióng lên tiếng trống Pháp và bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình. Ngài tuyên bố với thế gian, với loài người, với cõi trời và với tất cả, con đường đạo cứu khổ và diệt khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết bàn đã được khai mở: “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” (Trung Bộ I). Và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận.

Từ đây Phật Giáo bắt đầu ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. – Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển phong trào truyền giáo, tuy nhiên, các giáo huấn của Đức Phật lại lan xa và rộng trên tiểu lục địa Ấn Độ và từ đó, xuyên suốt cả Châu Á. Khi đến với mỗi nền văn hóa mới, các phương tiện và phong cách của đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân địa phương, nhưng không ảnh hưởng đến những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Tuy nhiên, đạo Phật chưa bao giờ phát triển một hệ thống cấp bậc nói chung về quyền lực, với một vị lãnh đạo tối cao. Mỗi quốc gia nơi đạo Phật lan truyền đến đều phát triển những hình thức riêng của nơi đó, cấu trúc tôn giáo riêng và vị lãnh đạo tinh thần riêng. Hiện nay, vị lãnh đạo đáng kính nổi tiếng trên thế giới trong số những vị lãnh đạo Phật giáo là Đức Dalai Lama của Tây Tạng.

– Đạo Phật có hai nhánh chính. Tiểu thừa (Hinayana), hay Cỗ Xe Nhỏ, nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại thừa (Mahayana), hay Cỗ Xe Lớn, chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sinh một cách hoàn hảo nhất. Mỗi nhánh lại có nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, ba hình thức chính còn tồn tại: một là Tiểu thừa, được biết như Theravada, ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

– Truyền thống Tiểu thừa lan rộng từ Ấn Độ đến Tích Lan (Sri Lanka) và Miến Điện vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, và từ đó đến Vân Nam (Yunnan), phía Tây Nam Trung quốc, Thái Lan, Lào, Cao Miên (Cambodia), miền Nam Việt Nam và Nam Dương (Indonesia). Không lâu sau đó, những chiếc túi của các thương nhân người Ấn Độ theo đạo Phật đã được tìm thấy ở vùng duyên hải Bán Đảo Ả Rập, và thậm chí xa hơn như Alexandria, Ai Cập. Các hình thức khác của Tiểu thừa cũng lan đi từ thời đó đến Pakistan, Kashmir, A Phú Hãn (Afghanistan), vùng phía Đông và duyên hải của Iran, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan ngày nay. Đây là những tiểu bang cổ xưa của Gandhara, Bactria, Parthia và Sogdia. Từ căn cứ này ở vùng Trung Á, các hình thức đạo Phật Tiểu thừa này lan rộng hơn vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên đến phía Đông Turkistan (Xinjiang) và xa hơn vào Trung Quốc, rồi đến Kyrgyzstan và Kazakhstan vào cuối thế kỷ thứ bảy. Các hình thức Tiểu thừa sau đó được kết hợp với những nét đặc trưng của Đại thừa cũng đến từ Ấn Độ, để cuối cùng truyền thống Đại thừa trở thành hình thức chiếm ưu thế của Phật giáo tại hầu hết vùng Trung Á.

– Hình thức Đại thừa của Trung Quốc sau này lan đến Đại Hàn, Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Một làn sóng khác sớm hơn của Đại thừa, kết hợp với các hình thức Shaivite của Ấn Độ giáo, lan truyền từ Ấn Độ đến Nepal, Nam Dương, Mã Lai và các vùng ở Đông Nam Á, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ năm. Truyền thống Đại thừa Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ bảy, kế thừa toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ, trải rộng khắp các vùng Hy Mã Lạp Sơn và đến Mông Cổ, Đông Turkistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, phía Bắc Nội Trung Hoa, Mãn Châu, Siberia và vùng Kalmyk thuộc Mông Cổ gần biển Caspian, thuộc phần Châu Âu của nước Nga.

– Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết Châu Á đã diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ. Trước tiên, là một vị thầy, ngài đã đến các vương quốc lân cận để chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc của mình với những ai có lòng quan tâm và muốn học hỏi. Tương tự như thế, ngài chỉ thị các tăng sĩ của ngài đi khắp nơi để giải thích những giáo huấn của mình. Ngài không kêu gọi người khác chỉ trích và từ bỏ tôn giáo của họ hay cải đạo theo đạo mới, vì ngài không tìm cách thiết lập tôn giáo riêng của mình. Ngài chỉ cố gắng giúp người khác vượt qua sự bất hạnh và khổ đau mà họ đang tạo ra cho chính mình, vì thiếu sự hiểu biết. Các thế hệ môn đồ sau này nhận nguồn cảm hứng từ tấm gương của đức Phật và họ chia sẻ với người khác các phương pháp của ngài mà họ thấy mang lại lợi lạc cho đời sống của họ. Đây là cách mà cái được gọi là “đạo Phật” hiện nay đã lan rộng và xa như thế nào.

Nguồn: budsas

Tìm Hiểu Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo

Chủ nhật, 16 Tháng 12 2012 02:28 Super User

Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước. Tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc “sinh như tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để “Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

.

Thời kỳ Nhật xâm chiếm

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.

.

Thời kỳ 1945 – 1955

Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gọi tắt là “Đảng Dân xã” vào Tháng Chín năm 1946 bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng mang hình thức gần với một tổ chức chính trị. Khối Hòa Hảo còn tổ chức lại lực lượng vũ trang vào Tháng Sáu năm 1946 mang tên “Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực”.

Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích trong khi trên đường đi hòa giải giữa Việt Minh và Hòa Hảo; theo các tài liệu Tây phương, Việt Nam Cộng hòa và Phật giáo Hòa Hảo thì ông bị Việt Minh thủ tiêu. Sau đó nội bộ Hòa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm thì chống lại, gây ra những vụ thanh toán và tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.

.

Thời kỳ 1956-1975

Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.

Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng đài Đức huỳnh giáo chủ tại 1 địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân.

.

Giáo lý Hòa Hảo

Sấm giảng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 6 tập:

Sấm khuyên người đi tu niệm

Kệ của người Khùng

Sấm giảng

Giác mê tâm kệ

Khuyến thiện

Những điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền

Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.

Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

.

Nghi lễ và tổ chức

Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.

Đạo Hòa Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo hiện nay là tấm vải có màu nâu sẫm (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà. Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: “Phật tại tâm, tâm tức Phật”. Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.

Lễ vật khi thờ phúng cũng rất đơn giản chỉ có hoa và nước lạnh (nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do thầy Huỳnh Phú Sổ soạn và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh tâm và cầu vãng sanh Tịnh Độ.

.

Các ngày lễ tết

Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán

Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ thượng nguyên

Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản

Ngày 18 tháng 5: Lễ khai đạo

Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung nguyên

Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thày Tây An

Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ nguyên

Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà

Ngày 25 tháng 11: Lễ sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ

Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Bửu Sơn Tự tại Sông Cầu (Phú Yên). Hiện nay, đây là ngôi thờ của đạo xa nhất, tính từ nơi khai sáng đạo là huyện Phú Tân

Theo Bách khoa Toàn thư mở

Đạo Phật Là Gì? Nguồn Gốc, Trường Phái Và Giáo Lý Của Đạo Phật

Đạo Phật là một hệ thống triết học, khoa học và thực tế tạo nên con đường thực hành tâm linh dẫn dắt mọi người hướng tới cái nhìn sâu sắc vào bản chất thật của sự tồn tại.

Thông qua việc học và thực hành các giáo pháp Phật giáo, chúng ta có thể thay đổi bản thân để phát triển những phẩm chất tích cực như lòng từ bi và trí tuệ, 2 yếu tố quan trọng nhất để đạt được hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.

Đạo Phật là gì?

Những câu hỏi như thế này thường xuất hiện rất nhiều trong thực tế. Nhiều người thuộc nhiều trường phái tôn giáo khác nhau đều muốn tìm hiểu về tôn giáo khác để bổ sung thêm kiến thức trên con đường phát triển tâm linh của họ.

Danh từ “đạo Phật” (Buddhism) được người phương Tây hiểu là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, ở Đông bán cầu thì mọi người thường gọi là “Buddha-Sasana” hay “Buddha Dhamma”, có nghĩa là những lời dạy của Đức Phật, những giáo huấn của Phật hay gọi tắt là Phật pháp.

Đạo Phật là một hệ thống triết học, khoa học và thực tế tạo nên con đường thực hành và phát triển tâm linh dẫn tới cái nhìn sâu vào bản chất thật của cuộc sống. Đạo Phật phát triển qua hàng ngàn năm đã tạo ra một nguồn tài nguyên vô giá cho tất cả những ai muốn đi theo con đường này, một con đường cuối cùng đạt được đỉnh cao trong sự giác ngộ hay Phật quả.

Một người giác ngộ nhìn thấy bản chất của thực tại hoàn toàn rõ ràng, giống như nó là, và sống một cách tự nhiên và đầy đủ theo tầm nhìn đó. Đây là mục đích của đời sống tinh thần Phật giáo dẫn đến sự chấm dứt đau khổ cho bất cứ ai đạt được nó.

Khoa học là kiến ​​thức được làm thành một hệ thống, phụ thuộc vào việc nhìn thấy, kiểm tra các sự kiện và nói rõ các luật tự nhiên nói chung. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa này, bởi vì chúng ta có thể kiểm tra và chứng minh được bốn chân lý Tứ Thánh Đế với bất cứ ai trong thực tế. Chính Đức Phật đã yêu cầu các môn đệ của mình kiểm tra việc giảng dạy thay vì chấp nhận lời của Ngài như là một sự thật hiển nhiên. Đạo Phật phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết hơn là đức tin.

Bởi Phật giáo không bao gồm ý tưởng tôn thờ một vị thần như Đấng tạo hóa, nên một số người không coi đó là một tôn giáo theo nghĩa bình thường. Các giáo lý Phật giáo là đơn giản và thiết thực: Không có gì cố định hoặc vĩnh viễn, các hành động có nhân quả, thay đổi là có thể.

Do đó, đạo Phật tự giải thích cho mọi người bất kể chủng tộc, quốc tịch, giai cấp, giới tính hay phi giới tính về các phương pháp thực tiễn cho phép con người nhận ra và sử dụng các giáo lý của nó để biến đổi nhận thức của họ, và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của họ.

Mặc dù có nhiều điểm chung giữa Phật giáo với Ấn Độ giáo như Karma (nguyên tắc nhân quả và đạo đức), Maya (ảo tưởng – vô minh) và Samsara ( chu kỳ luân hồi). Nhưng Phật giáo cũng có những điểm khác biệt quan trọng như: Phật tử không đặt niềm tin vào thần linh, Đấng tạo hóa hay một “cái tôi vĩnh cửu” như thuyết Brahman (ngã vũ trụ) của Ấn Độ giáo.

Mục đích của đạo Phật là đạt được trạng thái hạnh phúc lâu dài, không điều kiện được biết đến như là sự khai sáng. Để đưa con người đến với trạng thái này, Phật giáo chỉ cho chúng ta những giá trị lâu dài trong thế giới vô thường và cung cấp cho chúng ta những thông tin có giá trị về sự thật của cuộc sống.

Hiểu luật nhân quả và sử dụng các công cụ thực tiễn như hành thiền để đạt được Tuệ-Minh-Sát, phát triển lòng bi mẫn và trí tuệ, tất cả chúng ta có thể khai thác tiềm năng của chúng ta để đạt được mục đích tối hậu là giác ngộ.

Nguồn gốc của đạo Phật

Nguồn gốc của đạo Phật xuất phát từ những lời dạy của Thái tử Tất Đạt Đa, người sống vào thế kỷ thứ 5 TCN ở Nepal, miền bắc Ấn Độ. Ngài thường được gọi là Đức Phật sau khi đã trải qua một nhận thức sâu sắc về bản chất của sự sống, cái chết và sự tồn tại.

Trong suốt cuộc đời còn lại của mình, Đức Phật đã đi khắp miền bắc Ấn Độ để giảng dạy giáo pháp Phật giáo cho nhiều người. Tuy nhiên, Ngài không dạy cho mọi người những gì Ngài đã nhận ra khi đã giác ngộ. Thay vào đó, Ngài dạy người ta làm thế nào để nhận ra sự giác ngộ cho riêng bản thân họ. Ngài tin rằng, giác ngộ phải thông qua kinh nghiệm trực tiếp của bản thân chứ không phải thông qua niềm tin hay giáo điều.

Vào thời điểm Đức Phật qua đời, Phật giáo là một tôn giáo ít có tác động tại Ấn Độ. Nhưng đến thế kỷ thứ 3 TCN, vị hoàng đế Ấn Độ đã phát triển Phật giáo trở thành tôn giáo chính của quốc gia này.

Đạo Phật sau đó lan rộng khắp Châu Á và trở thành một trong những tôn giáo nổi trội nhất khu vực. Hiện nay, Phật giáo chiếm vị trí thứ 4 trong số các tôn giáo trên thế giới và dần được nhiều người phương Tây đón nhận, nhưng đều đáng buồn là nó không còn phổ biến tại nơi nó được sinh ra.

Ngài dạy các phương pháp để khắc phục dần dần những tư tưởng tiêu cực như: Giận dữ, tham ái hay vô minh, và phát triển những mặt tích cực như tình yêu, từ bi và trí tuệ.

Qua đó, chúng ta sẽ trải nghiệm được sự an lạc và hạnh phúc lâu dài. Những phương pháp này giúp cho bất kỳ ai ở bất kỳ quốc gia nào ở mọi lứa tuổi, nếu đã có kinh nghiệm về chúng cho bản thân, chúng ta có thể truyền cho người khác để họ cũng có thể tận hưởng những lợi ích tương tự.

Các trường phái Phật giáo

Khoảng 2.000 năm trước, Phật giáo chia thành hai trường phái chính, được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) và Phật giáo Đại Thừa (Mahayana). Trong nhiều thế kỷ, Nguyên Thủy là hình thức thống trị của Phật giáo ở Sri Lanka , Thái Lan , Campuchia , Miến Điện (Myanmar) và Lào. Đại Thừa chiếm ưu thế ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam.

Sự khác nhau giữa hai trường phái Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa

Hai trường phái khác nhau chủ yếu trong sự hiểu biết của họ về một học thuyết gọi là “Vô ngã”. Theo học thuyết này, không có “cái tôi” mãi mãi, không thể tách rời, tự trị được trong một tồn tại cá nhân.

Vô ngã là một giáo lý khó hiểu nhưng hiểu nó là điều thiết yếu để hiểu rõ ý nghĩa của Phật giáo. Về cơ bản, Phật giáo Nguyên Thủy xem cái tôi hay cá tính của một cá nhân là một ảo tưởng. Sau khi giải thoát khỏi ảo tưởng này, cá nhân có thể hưởng thụ hạnh phúc ở Niết bàn.

Trong Phật giáo Nguyên Thủy, mục đích cuối cùng là đạt được trạng thái tuyệt vời của Niết bàn bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo, do đó thoát khỏi cái được coi là chu kỳ của khổ đau và tái sinh.

Phật giáo Đại Thừa, bao gồm các truyền thống Tịnh Độ, Thiền Tông, Phật Giáo Nichiren , Shingon và Tiantai (Tendai) được tìm thấy khắp Đông Á . Thay vì đạt Niết bàn, Đại Thừa hướng tới Phật Quả thông qua con đường Bồ Tát, một trạng thái mà ở đó con người vẫn còn trong chu kỳ tái sinh để giúp chúng sinh khác thức tỉnh.

Các giáo lý của Phật giáo được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học và thực tiễn. Một hệ thống chặt chẽ được Đức Phật giảng dạy trong 45 năm sau khi giác ngộ. Một con đường mà sau khi thực hành đúng đắn sẽ dẫn dắt bất cứ ai, bất kể chủng tộc, giai cấp hay giới tính đến cùng một trạng thái an lạc, hạnh phúc lâu dài.

Cách hỏi

Đức Phật cảnh báo mạnh mẽ về đức tin mù quáng và khuyến khích con đường tìm kiếm sự chân thật. Trong một bài thuyết pháp hay nhất của Ngài, kinh Kalama Sutta, Đức Phật đã chỉ ra sự nguy hiểm trong việc hình thành niềm tin chỉ dựa trên các căn cứ sau đây:

Theo truyền thống, vì truyền thống, bởi vì nhiều người khác nói vậy, theo thẩm quyền của kinh thánh cổ xưa, lời của một sinh vật siêu nhiên, hoặc tin tưởng vào giáo sư, người giàu có, người lớn tuổi, hoặc vì đó là thầy tôi.

Thay vào đó, Ngài khuyến khích duy trì một tâm trí cởi mở và điều tra kỹ lưỡng trải nghiệm cuộc sống của chính mình. Khi chúng ta thấy mình có một quan điểm cụ thể phù hợp với cả kinh nghiệm và lý trí, dẫn đến hạnh phúc của một người và tất cả, thì lúc đó, chúng ta mới chấp nhận cái nhìn đó và sống theo nó.

Chúng nên được trải nghiệm thực tế và xem xét trong sự rõ ràng của tâm sinh ra bởi thiền định. Chỉ khi nào ta nhìn thấy những lời dạy này cho bản thân mình trong kinh nghiệm Tuệ-Minh-Sát, thì những lời dạy đó mới trở thành chân lý của một người và giúp họ giải phóng khỏi phiền não gây ra đau khổ.

Người đi du lịch trên con đường hỏi đáp cần có sự khoan dung. Sự khoan dung không có nghĩa là ôm lấy mọi ý tưởng hay quan điểm, mà nó có nghĩa là không tức giận về những gì mà bản thân mình không thể chấp nhận.

Hơn nữa trên hành trình đi tìm sự thật, những gì chúng ta không đồng ý ở hiện tại thì tương lai có thể được nhìn thấy là đúng sự thật. Vì vậy, tinh thần khoan dung là một trong những lời dạy quan trọng mà Đức Phật đã dạy cho các học trò của mình.

Tứ diệu đế

Giáo lý chính của Đức Phật không tập trung vào những suy nghĩ về một Đấng Tạo Hóa hay nguồn gốc của vũ trụ, cũng như thế giới thiên đàng sau khi chết. Thay vào đó, Ngài tập trung vào thực tế trần thế khổ đau của con người và nhu cầu cấp thiết là tìm ra sự cứu trợ bền lâu để giải quyết những vấn đề đó.

Một người đàn ông bị bắn bởi mũi tên độc, trước khi gọi bác sĩ chữa trị, ông ta cần biết người bắn mũi tên là ai, mũi tên được làm bằng gì và ai đã tạo ra nó, kích thước của mũi tên, tốc độ bay…Người đàn ông này chắc chắn sẽ chết trước khi những câu hỏi của ông có thể được trả lời.

Tương tự như vậy, đức Phật nói, nhu cầu cấp bách của chúng ta là tìm kiếm sự cứu trợ lâu dài cho những đau khổ tái diễn liên tục trong cuộc sống, chứ không phải là Đấng tạo hóa, nhiệt độ sao Hỏa hay đường kính của Mặt trời.

Những suy đoán về triết học có tầm quan trọng thứ yếu, tuy nhiên, chúng được giữ tốt nhất cho đến khi một người đã qua đào tạo về thiền đến giai đoạn mà họ có khả năng kiểm tra vấn đề một cách rõ ràng và tìm ra chân lý cho chính mình.

Do đó, Trọng tâm giảng dạy của đạo Phật, tất cả các giáo lý khác nhau đều xoay quanh Tứ diệu đế:

Tất cả các hình thức của con người đều chịu đau khổ.

Nguyên nhân của sự đau khổ phát sinh từ tham ái và vô minh.

Chấm dứt đau khổ là có thể thông qua thực hành buông bỏ ảo tưởng về “bản ngã”, tất cả những tham muốn và thù hận.

Sự giác ngộ đạt được thông qua quá trình đào tạo trên một con đường được gọi là Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo.

Sẽ là nhầm lẫn nếu chúng ta nghĩ Phật giáo chỉ truyền bá sự “bi quan” trên căn cứ mà nó bắt đầu bằng cách tập trung vào sự đau khổ. Đúng hơn, đạo Phật là thực tế vì nó không dạy cách trốn tránh đau khổ mà nó dạy cách đối mặt với sự thật của cuộc sống nhiều đau khổ.

Con đường Bát Chánh Đạo (Trung Đạo)

Con đường để chấm dứt mọi khổ đau được gọi là Trung đạo vì nó tránh được hai thái cực của sự nuối tiếc dục lạc và tự hành hạ bản thân. Chỉ khi nào cơ thể được an ủi hợp lý nhưng không quá đam mê thì tâm trí mới minh mẫn, sức mạnh để thiền định sâu xa và khám phá ra chân lý. Con đường Trung Đạo bao gồm việc tu luyện Tinh túy, Thiền và Trí tuệ, được giải thích chi tiết hơn như Bát Chánh Đạo.

Chánh kiến – Hiểu đúng

Chánh tư duy – Tư tưởng đúng

Chánh ngữ – Lời nói đúng

Chánh nghiệp – Hành động đúng

Chánh mạng – Tôn trọng mọi sự sống

Chánh tinh tấn – Nỗ lực đúng

Chánh niệm – Tập trung trong từng khoảnh khắc

Chánh định – Định tâm để thấy rõ mọi sự

Đức Phật khuyến khích học trò tránh phạm phải 5 điều xấu (Ngũ giới) sau đây:

Cố ý gây hại cho bất kỳ sinh vật sống nào

Cố tình lấy tài sản của người khác

Hành vi sai trái về tình dục, đặc biệt là ngoại tình

Nói không đúng sự thật

Xa lầy vào những thứ gây nghiện.

Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định đề cập đến việc Thực hành thiền định, làm sạch tâm thông qua kinh nghiệm của các trạng thái tĩnh lặng trong tâm trí và trao quyền để thâm nhập ý nghĩa của cuộc sống qua những khoảnh khắc thâm sâu.

Hiểu và Tư tưởng đúng là sự biểu hiện của trí tuệ kết thúc mọi khổ đau, biến đổi tính cách và tạo ra sự thanh thản không lay chuyển và lòng từ bi không mệt mỏi.

Theo Đức Phật, nếu không hoàn thiện thực hành “đức hạnh” thì không thể hoàn thiện “thiền định”, và nếu không hoàn thiện “thiền định” thì không thể đạt được trí tuệ giác ngộ. Như vậy con đường giác ngộ Phật giáo là một con đường tĩnh lặng, một con đường Trung đạo gồm có đức hạnh, thiền định và trí tuệ được giải thích trong Bát Chánh Đạo dẫn đến hạnh phúc lâu dài.

Nghiệp

Nghiệp là hành động. Luật Nghiệp có nghĩa là những kết quả không thể tránh khỏi của hành động mà chúng ta đã gây ra. Có hành động của cơ thể, lời nói hoặc tâm trí dẫn đến tổn hại người khác, gây tổn hại cho chính bản thân mình, hoặc gây hại cho cả hai.

Hành động như vậy được gọi là nghiệp xấu (nghiệp ác). Chúng được thúc đẩy bởi lòng tham, sân hận hoặc ảo tưởng. Chúng mang lại đau khổ nên không khuyến khích thực hiện.

Cũng có những việc làm của thân thể, lời nói hoặc tâm trí dẫn đến hạnh phúc cho người khác, hạnh phúc của một người, hay hạnh phúc của cả hai. Hành động đó được gọi là nghiệp tốt (nghiệp thiện). Chúng thường được thúc đẩy bởi sự hào phóng, từ bi hay trí tuệ. Bởi vì chúng mang lại kết quả hạnh phúc, nên được thực hiện càng thường xuyên càng tốt.

Khi điều bất hạnh xảy ra, thay vì đổ lỗi cho người khác, chúng ta nên tìm lại những sai phạm của mình trong quá khứ. Kinh nghiệm về những hậu quả của nó sẽ làm cho chúng ta thận trọng hơn trong tương lai. Khi hạnh phúc xảy ra, thay vì coi đó như một phần thưởng ngẫu nhiên, chúng ta có thể xem đó là kết quả của nghiệp tốt. Kinh nghiệm về những kết quả dễ chịu của nó sẽ khuyến khích chúng ta làm nhiều nghiệp thiện hơn trong tương lai.

Đức Phật nói rằng, không có bất cứ điều gì, thần thánh hay Đấng tối cao có quyền hạn tác động đến Luật nhân quả. Mặc dù không thể thoát được những kết quả của nghiệp xấu, nhưng chúng ta có thể làm giảm tác động của chúng bằng những hành động tích cực.

Một thìa muối bỏ vào một cốc nước tinh khiết khiến cho toàn bộ nước trở nên mặn, nhưng một thìa muối không thể làm mặn một hồ nước ngọt.

Tương tự như thế, kết quả của một nghiệp xấu trong một người ít làm nghiệp tốt thì sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ, nhưng kết quả của cùng một nghiệp xấu trong một người thường xuyên làm nghiệp tốt thì chỉ thoáng qua. Luật nhân quả là một động lực thúc đẩy con người thực hành đạo đức và từ bi trong xã hội.

Đức Phật đã nhớ về những kiếp quá khứ của mình. Ngay cả ngày nay, nhiều nhà sư, ni cô và những người khác cũng nhớ cuộc sống quá khứ của họ. Một trí nhớ như vậy là một kết quả của thiền định sâu xa. Đối với những người nhớ cuộc sống quá khứ của mình, Tái sinh là một thực tế đã được thiết lập và đặt cuộc sống này trong một quan điểm có ý nghĩa.

Luật Nghiệp chỉ có thể được hiểu trong khuôn khổ của nhiều kiếp, bởi vì đôi khi nó mất nhiều thời gian để “sinh hoa kết trái”. Như vậy, Nghiệp và Tái sinh đưa ra một lời giải thích hợp lý cho những bất bình đẳng hiển nhiên của sự ra đời:

Tại sao một số người được sinh ra trong sự giàu có trong khi những người khác sinh ra trong nghèo đói thảm hại. Tại sao một số đứa trẻ bước vào thế giới này với sự khỏe mạnh trong khi những đứa trẻ khác lại biến dạng và bệnh tật…

Những quả của Nghiệp xấu không phải là một hình phạt đối với hành động tội ác mà đó là những bài học để học hỏi và thay đổi lối sống tích cực hơn.

Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong phạm vi của con người. Kinh điển ghi rằng, thế giới của con người chỉ là một trong số nhiều cảnh giới khác nhau. Có rất nhiều cõi trời khác biệt và những cõi thấp hơn, những cảnh giới của loài vật và cõi của những bóng ma ( cõi Ngạ quỷ).

Điều này giải đáp thắc mắc cho câu hỏi được đặt ra bởi những người không tin vào thuyết tái sinh: “Làm sao có thể sinh con khi số người hiện tại nhiều hơn so với 100 năm trước?” Câu trả lời là mọi người đến từ nhiều cõi khác nhau.

Hiểu rằng chúng ta có thể đến và đi giữa các cõi khác nhau, cho chúng ta sự tôn trọng và lòng trắc ẩn đối với những sinh mệnh trong những cõi mà chúng ta có thể tương tác như động vật.

Không có Thượng đế

Đức Phật tin rằng, không có vị Thánh, Thần linh hay bất kỳ loại hữu thể nào khác có quyền can thiệp vào kết quả Nghiệp của một người. Do đó, Phật giáo dạy cho cá nhân tự chịu trách nhiệm về số phận của mình.

Ví dụ, nếu bạn muốn giàu có thì hãy làm việc siêng năng, trí tuệ và tiết kiệm, hoặc nếu bạn muốn người khác đối xử tốt với mình thì hãy luôn luôn tử tế với mọi người. Không có vị Thánh nào yêu cầu những ân huệ, hay nói một cách khác, không có tham nhũng, hối lộ nào có thể xảy ra trong hoạt động của Nghiệp.

Phật tử có tin là Thượng đế đã tạo ra vũ trụ không? Trước tiên họ sẽ hỏi bạn, ý bạn là vũ trụ nào? Vũ trụ hiện tại, từ thời điểm “Big bang” đến nay chỉ là một trong vô số hàng triệu vũ trụ học của Phật giáo. Đức Phật đã ước tính tuổi của một chu kỳ vũ trụ vào khoảng 37.000 triệu năm, điều này khá hợp lý khi so sánh với phát hiện của vật lý thiên văn hiện đại và thuyết đa vũ trụ mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Theo Đức Phật, không có ai là Đấng cứu thế, bởi vì tất cả đều phải tuân theo Luật nhân quả. Ngài chỉ có thể hướng dẫn con đường Chân lý để người khôn ngoan có thể nhìn thấy nó cho mình. Mọi người phải chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình, nguy hiểm là phải đưa trách nhiệm đó cho người khác.

Không có linh hồn

Đức Phật dạy rằng, không có linh hồn, không có bản chất thiết yếu và vĩnh viễn trong một thực thể tồn tại. Thay vào đó, cái mà chúng ta gọi là “thực thể tồn tại”, con người hay những thứ khác, có thể được xem là một sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố, nhiều hoạt động để tạo ra cái mà chúng ta gọi là “thực thể tồn tại”, nhưng sau khi các phần riêng biệt và các hoạt động ngừng lại thì nó không còn được gọi là “thực thể tồn tại” nữa.

Giống như một chiếc xe đạp được lắp ráp nhiều thành phần, chỉ khi nó hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ chặt chẽ thì nó mới được gọi là “chiếc xe đạp”, nhưng sau khi các bộ phận được tách rời và các hoạt động ngừng lại thì nó không còn được gọi là “chiếc xe đạp”.

Không có bản chất vĩnh cửu nào được tìm thấy mà chúng ta có thể thực sự gọi là “chiếc xe đạp”, do đó, không thể tìm thấy cốt lỗi cố định cần thiết mà chúng ta có thể gọi là “linh hồn”.

Ảo tưởng về một linh hồn là nguyên nhân gốc rễ của mọi khổ đau của con người. Ảo tưởng về “linh hồn” biểu hiện như “cái tôi”, và bản năng tự nhiên không thể ngăn cản của nó là kiểm soát. “Cái tôi lớn” muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh nó. Nó cố gắng kiểm soát mọi thứ để thỏa mãn cơ thể vật lý và tinh thần.

Sự kiểm soát như thế sẽ dẫn đến tham lam, tức giận, và thiếu sự hòa bình bên trong lẫn sự hòa hợp bên ngoài. Mục đích của nó là tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà không quan tâm đến đau khổ của những cá thể khác. Nó mong muốn sự hài lòng cho bản thân nhưng nó thường kinh nghiệm sự không hài lòng. Những đau khổ sâu xa như vậy không thể chấm dứt cho đến khi ai đó nhìn thấy “tính vô ngã” trong vạn vật.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo hay một hệ thống tín ngưỡng

Đạo Phật lấy trí tuệ và từ bi làm trọng tâm. Phật giáo không tôn thờ một vị thần hay sinh vật siêu nhiên nào, mà chỉ khuyên con người tự phát triển trí tuệ và lòng từ bi để giải thoát đau khổ cho chính mình và người khác.

Không có Thượng đế hay sinh vật tối cao nào quyết định và chi phối vận mệnh của con người. Do đó đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa đơn thuần.

Ngoài ra, đạo Phật cũng không đòi hỏi đức tin mù quáng về các giáo lý giảng dạy như các tôn giáo khác. Phật giáo khuyến khích sự học hỏi, phản biện và nhất là trải nghiệm trực tiếp để có cái nhìn thấu đáo hơn về những gì đức Phật đã giảng dạy. Điều này hoàn toàn phù hợp với khoa học về tính ứng dụng, logic và thực tiễn.

Nhiều người gọi Phật giáo là một hệ thống triết học hay “lối sống”. Tuy nhiên, đạo Phật không thể hoàn toàn được xem như một triết học đơn thuần. Bởi vì triết học chỉ chú trọng lý thuyết, sự hiểu biết dựa trên tư duy chứ không phải thực hành. Còn đạo Phật thì việc thực hành, trải nghiệm và thực chứng là yếu tố quan trọng nhất.

Thiền Phật giáo

Thiền là một thực hành trọng tâm của Phật giáo. Nó là một phương pháp để hiểu và làm việc trên tâm trí của chúng ta. Trước tiên chúng ta học để xác định các trạng thái tinh thần khác nhau được gọi là “ảo tưởng”, và học cách phát triển trạng thái tinh thần hòa bình và tích cực hoặc “trí tuệ đạo đức”.

Trong lúc hành thiền, chúng ta vượt qua những ảo tưởng của bản thân bằng cách khai mở tâm sáng suốt. Chúng ta cố gắng duy trì những tư duy tích cực mà chúng ta đã phát triển và sử dụng sự khôn ngoan để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Khi tư duy chúng ta trở nên tích cực hơn, thì hành động sẽ mang tính xây dựng hơn, và kinh nghiệm sống của chúng ta sẽ có lợi cho bản thân và người khác.

Bất cứ ai cũng có thể học những kỹ thuật thiền cơ bản và kinh nghiệm những lợi ích to lớn, nhưng để tiến bộ vượt ra ngoài thiền định đòi hỏi phải có đức tin trong Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng. Thông thường người ta phát hiện ra điều này một cách tự nhiên khi họ trải nghiệm những lợi ích của việc thực hành thiền.

Những lời dạy của Đức Phật cho thấy một con đường dẫn đến đến hạnh phúc lâu dài. Bằng cách đi theo con đường này, bất cứ ai cũng có thể dần dần biến đổi tâm trí của mình từ trạng thái bối rối và tự tâm vào tâm hồn hạnh phúc của một vị Phật.

Đạo Phật hướng đến con đường hạnh phúc bền vững

Như Geshe Kelsang nói trong cuốn sách nổi tiếng của mình, “Tám Bước Để Hạnh Phúc”:

Mọi sinh vật điều có tiềm năng trở thành Phật, một người đã hoàn toàn thanh lọc tâm trí về mọi lỗi lầm và những giới hạn đã mang tất cả những phẩm chất tốt đến sự hoàn hảo. Tâm trí của chúng ta giống như một bầu trời đầy mây, trong bản chất rõ ràng và tinh khiết nhưng u ám bởi những đám ảo tưởng.

Giống như đám mây dày nhất cũng bị phân tán, nên những ảo tưởng nặng nề nhất cũng có thể được xóa khỏi tâm trí chúng ta. Những ảo tưởng như hận thù, tham lam, và vô minh không phải là một phần nội tại của tâm trí. Nếu chúng ta áp dụng các phương pháp thích hợp thì chúng có thể được loại bỏ hoàn toàn, và chúng ta sẽ trải nghiệm hạnh phúc tối cao của sự khai sáng trọn vẹn.

Sau khi đạt được giác ngộ, chúng ta sẽ có tất cả những phẩm chất cần thiết cho hạnh phúc lâu dài như: Tình yêu và từ bi phổ quát, sự khôn ngoan tri thức và sức mạnh tinh thần vô tận, dẫn dắt tất cả chúng sinh đến cùng một địa vị cao cả. Đây là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo.

Hoa Sen Phật

Bạn đang xem bài viết Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Phật Giáo Hòa Hảo trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!