Xem Nhiều 6/2023 #️ Vì Sao Bàn Chân Bị Lạnh? # Top 9 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Vì Sao Bàn Chân Bị Lạnh? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Bàn Chân Bị Lạnh? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bàn chân lạnh thường do thời tiết lạnh, tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh chân kinh niên, chúng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh lý khiến mỡ tích tụ trong động mạch và ngăn cản dòng máu đến chân, khiến lưu thông máu kém. Khi máu mang hơi ấm không đến được bàn chân, nó có thể khiến bàn chân bị lạnh.

Động mạch ở bàn chân là những động mạch nhỏ nhất, có nghĩa là chúng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi đau ở bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm:

– Hút thuốc lá

– Huyết áp cao

– Cholesterol cao

– Tuổi già

Có một vài lý do khiến đái tháo đường làm bàn chân của bạn luôn bị lạnh:

Bệnh thần kinh đái tháo đường: Mặc dù bản thân đái tháo đường có thể không gây bàn chân lạnh, nhưng một số người mắc đái tháo đường bị tổn thương dây thần kinh ở bàn chân của họ. Tình trạng này phổ biến hơn với những người mắc đái tháo đường tuýp 2 – 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể bị tổn thương thần kinh, so với tỷ lệ 20% ở người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tổn thương dây thần kinh có thể làm gián đoạn dây thần kinh phát hiện nhiệt độ ở bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh lý hiếm gặp khiến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân bị co thắt mỗi khi nào bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng.

Khi điều này xảy ra, máu không thể đến tay và chân và bạn có thể thấy các đầu chi chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Bàn tay và bàn chân cũng sẽ lạnh hơn bình thường. Bàn chân cũng sẽ đỏ hơn khi nóng lên.

Những người sống ở vùng khí hậu lạnh dễ bị bệnh Raynaud hơn. Bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh Raynaud không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên dùng để chỉ mọi tình trạng gây tổn thương dây thần kinh ở hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh trong cơ thể ngoại trừ những dây thần kinh ở não và tủy sống. Nó chịu trách nhiệm gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện đầu tiên ở bàn chân và nhiều người mắc bệnh cho biết họ bị lạnh chân. Họ cũng có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác kim châm ở bàn chân.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên là đái tháo đường. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

– Bệnh gan

– Bệnh thận

– Tiền sử gia đình bị bệnh

Thiếu máu là tình trạng khiến cơ thể sản sinh ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, vì sắt là khoáng chất cần thiết để sản sinh các tế bào hồng cầu.

Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả bàn chân lạnh mãn tính. Lý do là vì người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin giảm, chất chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ hemoglobin, nó sẽ không thể sản sinh đủ tế bào hồng cầu giàu oxy để giữ ấm cho bàn chân vì các cơ và mô ở bàn chân không nhận được đủ oxy để hoạt động hiệu quả..

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra lạnh bàn chân bao gồm:

– Lo âu: Khi lo âu, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline. Ngoài việc chuyển cơ thể sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, adrenaline còn khiến máu bị kéo ra khỏi các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn, như tay và chân, để bảo vệ các cơ quan chính. Điều này có thể khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh.

– Suy giáp: Với tình trạng này, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon để hoạt động bình thường. Tuyến giáp kém hoạt động có thể dẫn đến giảm tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến bàn chân và cảm giác lạnh chân.

– Bệnh Buerger: Tình trạng này làm cho các động mạch và tĩnh mạch bị viêm và tắc nghẽn docác cục máu đông. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc lá có thể gây kích ứng các lớp niêm mạc của động mạch và tĩnh mạch, khiến chúng sưng lên. Bệnh thường ảnh hưởng nhất đến bàn tay và bàn chân, và có thể dẫn đến lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.

Cách làm ấm cho bàn chân lạnh

Nếu nghi ngờ bàn chân lạnh có thể do bất kỳ tình trạng nào ở trên gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để giải quyết căn nguyên và điều trị cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bàn chân lạnh không do bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra, thì đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thử để giúp làm ấm chân:

– Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân.

– Mặc ấm hơn: Chỉ cần đi tất dày hơn và đảm bảo chân luôn được che chắn đúng cách có thể là tất cả những gì bạn cần.

– Mát-xa chân. Mát-xa cũng có thể giúp cải thiện lưu thông và máu lưu thông sẽ làm ấm bàn chân.

– Bỏ thuốc lá. Nicotine cũng có thể gây ra lưu thông máu kém, vì vậy bỏ thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác có thể hữu ích.

Chân bị lạnh là rất phổ biến trong mùa lạnh và hầu hết các trường hợp không phải là dấu hiệu của bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh lý nào. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lạnh chân thường xuyên hơn bình thường, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Theo Dân trí

Tại Sao Bàn Chân Của Chim Cánh Cụt Không Bị Lạnh?

Bạn có thể đứng trên tảng băng ở Nam Cực bao lâu trước khi đôi chân đóng băng? Có lẽ là từ 1 đến 2 phút. Thế nhưng, nếu bạn là một con chim cánh cụt hoàng đế, bạn có thể chịu được điều đó trong vòng 2 tháng, cùng những con gió lạnh có nhiệt độ xuống -59,4 độ C.

Nghe thì có vẻ như những đôi chân trần của chim cánh cụt sẽ rất lạnh, thế nhưng, bên trong chúng có một cơ chế tuần hoàn đặc biệt, có thể hoạt động như một loại chất chống đông lạnh nhằm đảm bảo giữ đủ độ ấm cho cơ thể giúp chúng không bị đóng băng.

Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng. Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.

Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.

Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nớ, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại “sữa” được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.

Con người chúng ta cũng có khả năng hạn chế sự lưu thông của máu đến các tứ chi trong thời tiết giá lạnh, dù sẽ không nhiều như chim cánh cụt. Tay chúng ta sẽ dần trắng hơn trong suốt mùa đóng băng lạnh giá bởi vì có rất ít máu bên trong đó. Lượng máu này được chuyển đến “phần lõi” của cơ thể để đảm bảo các cơ quan quan trọng khác được giữ ấm.

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 09:03 20/05/2019 Số lượt xem: 115

Vì Sao Bạn Hay Bị Ngứa Khi Trời Lạnh?

Vào mùa lạnh, da bạn bỗng nhiên bị ngứa rất khó chịu, ngứa từ ít đến nhiều, gãy trày da tróc vảy mà vẫn ngứa, vì sao da lại bị ngứa như vậy?

Do thời tiết lạnh nhiều ngày nay nên số người đến khám do bị dị ứng da tăng mạnh. Ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, bệnh nhân gãi làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da.

Theo các chuyên gia da liễu, ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Các chuyên gia cho biết, mùa đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô, một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axít hữu cơ của da cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.

Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. Vì thế, với những người bị bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông thì chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ ấm, chân đi tất.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát.

Nguyên gây gây ngứa da vào mùa lạnh

Cơ địa: Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, người bị dị ứng cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp, thấy da có biểu hiển mẩn ngứa cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gãi, chà xát mạnh quanh chỗ ngứa để tránh bệnh nặng thêm. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Uống ít nước: Mùa đông, nhiều người có thói quen ngại uống nước. Điều này rất hại cho da của bạn trong mùa đông. Theo các chuyên gia da liễu, mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đáp ứng nước cho da.

Tắm nước quá nóng: Mùa đông nhiều người vẫn có thói quen tắm nhiều lần trong một ngày. Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo, vào mùa đông không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là người già và trẻ em, để tránh tình trạng khô da và ngứa. Người già và trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần. Đồng thời, khi tắm không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.

Ngoài ra, nước tắm cũng không nên quá nóng, bởi vì sau khi tắm bằng nước nóng tuy có cảm giác rất dễ chịu, song nước nóng sẽ khiến da khô và ngứa.

Nhiều người bị ngứa còn sai lầm là ngâm mình trong nước nóng rất lâu nhằm bớt ngứa, mà không biết là càng dùng nước nóng lâu càng làm da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, ngứa dữ hơn.

Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.

Máy sưởi: Hiện nay, hầu hết gia đình nào cũng sử dụng máy sưởi, nhất là trong những ngày giá lạnh. Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng không nên để quá nóng.

Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, lông… Tránh mặc quần áo quá chật khiến cho da bị cọ xát và gây ngứa. Đồng thời, những người bị dị ứng thức ăn cũng nên chú ý và hạn chế ăn những món gây dị ứng trong những ngày lạnh.

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm.

Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,… để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm.

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn.

Lưu ý:

Nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ sát khiến da bị kích thích ngứa.

Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.

Cần tăng cường uống nước, ăn thêm hoa quả, ít sử dụng chất kích thích.

Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.

Cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.

Khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.

Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua… cũng cần hạn chế ăn.

Ngứa da do thời tiết không thể chữa khỏi hẳn, mà chỉ chữa khỏi theo từng đợt. Với một số người trời ấm là cơn ngứa cũng hết. Vì vậy, khi thấy da mẩn ngứa cần giữ vệ sinh, tránh gãi mạnh để không bị viêm nhiễm. Nếu ngứa tiến triển nặng cần đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, không tự ý mua thuốc về dùng.

Nên dùng sữa tắm để tránh khô da. Sau khi tắm dùng các loại sữa dưỡng ẩm, kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên. Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa vì gia tăng ngứa. Nếu dùng chỉ nên để khử hết mùi hôi, không nên xoa lên mặt, vai, đùi, bụng, lưng, tay chân… Những người da khô thì sữa tắm cũng không nên dùng, mà chỉ dùng nước sạch pha vừa đủ tan giá để tắm. Tắm xong không nên vội lau khô người ngay, mà khoác khăn bông rồi thoa kem an toàn là kem dành cho trẻ em khắp người rồi hãy mặc áo ấm và kín. Tránh dùng dầu khoáng chất sau khi tắm để tránh bị bít kín lỗ chân lông.

Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.

Mũi tiêm giúp bệnh nhân ung thư khỏi đau đớn Súng cá nhân “siêu đẳng” của lực lượng đặc nhiệm Alpha Nga Thế giới sinh vật từ “Trái đất đảo ngược” lộ diện ở Nhật

Vì Sao Bị Chuột Rút Bắp Chân Khi Bơi?

Vì sao bị chuột rút bắp chân khi bơi?

Hiện tượng chuột rút bắp chân gây đau đớn khiến người bơi phải đứng lại đột ngột. Nó có thể gây ra nguy hiểm nếu bạn đang bơi xa bờ hoặc ở vùng nước sâu. Thậm chí, có thể dẫn đến đuối nước nếu người bơi chưa tốt, không có kinh nghiệm

Cung cấp nước và điện giải

Nước và chất điện giải không đủ là thủ phạm phổ biến gây ra chuột rút bắp chân. Sự thật là, khi bơi trong nước bạn vẫn bị ra mồ hôi khiến cơ thể bị mất nước. Hãy luôn mang theo chai nước lọc đến bể bơi. Tạo thói quen uống nước trong quá trình luyện tập; kể cả khi bạn không cảm thấy khát.

Ngoài ra, có thể do sự mất cân bằng điện giải gây ra hiện tượng chuột rút. Đó là sự thiếu hụt các chất natri, kali, canxi, magie, bicarbonate. Bổ sung các sản phẩm từ sữa cho canxi, chuối cho kali…

Tình trạng cơ bắp

Cơ bắp yếu và sức chịu đựng kém không thể đáp ứng được sự gia tăng cường độ luyện tập. Tập luyện với cường độ cao dẫn đến tổn thương cho cơ và thiếu oxy. Từ đó, gây ra hiện tượng chuột rút. Vì bơi lội được biết đến như môn thể thao tác động thấp nên người tập thường ít luyện tập các bài tập rèn luyện cơ bắp trước đó.

Hãy kết hợp thêm việc tập tạ hoặc aerobic vào thói quen tập thể thao hàng ngày để cải thiện thể lực. Bên cạnh đó, cần xây dựng thời lượng và cường độ các buổi tập bơi, để tránh tình trạng quá sức. Đặc biệt phải có những bài khởi động kỹ trước khi xuống nước.

Bơi cùng chân vịt

Khi bơi cũng chân vịt bạn sẽ phải căng cơ bắp để kiểm soát và phối hợp giữa chân vịt và cơ thể. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Nên tập bơi chân không và nếu muốn phối hợp với chân vịt thì nên chọn chân dạng ngắn.

Nếu mới luyện tập nên chọn chân vịt dạng ngắn

Đăng ký học bơi

Trung tâm học bơi Hà Nội chuyên dạy bơi cho mọi đối tượng. Với đội ngũ giáo viên giỏi chuyên nghiêp, các HLV có chứng chỉ Quốc tế về bơi lội. Đến với trung tâm bạn sẽ được học các lớp học bơi với những trải nghiệm thú vị

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Bàn Chân Bị Lạnh? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!