Xem Nhiều 3/2023 #️ Visa Và Passport Là Gì? Phân Biệt Nhanh Giữa Passport Và Visa # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Visa Và Passport Là Gì? Phân Biệt Nhanh Giữa Passport Và Visa # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Visa Và Passport Là Gì? Phân Biệt Nhanh Giữa Passport Và Visa mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đi du học, du lịch nước ngoài cũng ngày ngày càng tăng. Đối với những bạn xuất ngoại lần đầu thì sẽ có nhiều điều cần phải tìm hiểu, một trong số đó là làm Passport và xin Visa. Hiện cũng có khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai loại giấy tờ này.

Những điều cần biết về Passport (Hộ chiếu)

1. Khái niệm Passport

Passport (hay còn được gọi là Hộ chiếu) là một loại giấy tờ (giống như một quyển sổ nhỏ) do Chính Phủ một quốc gia cấp cho công dân nước mình. Có nó, công dân mới được phép xuất cảnh sang quốc gia khác và được phép nhập cảnh trở lại quốc gia nơi mình sinh sống. Ở Việt Nam, thời hạn hộ chiếu là 10 năm.

Ví dụ: Bạn là công dân Việt Nam muốn sang Mỹ du lịch thì trước tiên bạn phải làm đến cơ quan công an tỉnh, thành phố để làm hộ chiếu, sau đó mới đến lãnh sự quán Mỹ xin Visa.

2. Phân loại Passport

Hộ chiếu có 3 loại: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.

Hộ chiếu công vụ –  Official passport: Đây là loại hộ chiếu được cấp cho quan chức Chính Phủ khi cần xuất cảnh ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.

Hộ chiếu ngoại giao – Passport ngoại giao: Đây là loại hộ chiếu được cấp cho những người giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước đi công tác nước ngoài.

Những điều cần biết về Visa

1. Khái niệm Visa

Visa (thị thực xuất nhập cảnh) là loại giấy tờ do một quốc gia cấp cho một cá nhân – người muốn nhập cảnh vào quốc gia đó. Có thể hiểu đơn giản là một loại giấy phép xác nhận việc cá nhân nào đó có quyền được nhập cảnh vào một quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có quan hệ ngoại giao thân thiết, họ có thể có chính sách miễn Visa cho công dân của nhau khi nhập cảnh vào nước mình.

2. Phân loại Visa

Visa có 3 loại, bao gồm: Thị thực xuất cảnh, thị thực nhập cảnh và thị thực quá cảnh. Visa còn được phân loại theo mục đích chuyến đi nữa như: Visa du lịch, Visa du học, Visa công tác, chữa bệnh,…

Thêm nữa, Visa có thời hạn tùy theo mục đích chuyến đi và điều kiện của người xin cấp Visa. Thời hạn đa dạng, có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, và có thể lên đến 10 năm.

3. Phân biệt Passport và Visa

Về nơi cấp: Hộ chiếu của công dân nước nào do Chính Phủ nước đó cấp. Visa thì ngược lại, do chính quyền nước khác – nơi cá nhân muốn nhập cảnh vào cấp.

Về tác dụng: Hộ chiếu cho phép một công dân có quyền xuất cảnh và nhập cảnh trở lại quốc gia nơi mình mang quốc tịch. Còn Visa cho phép một người không phải là công dân của một nước nhập cảnh vào nước đó.

Về thời hạn: Hộ chiếu có thời hạn 10 năm. Visa thì đa dạng thời hạn.

Về nơi cấp: Hộ chiếu do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của một quốc gia cấp cho công dân quốc gia đó (ở Việt Nam là công an tỉnh, thành phố). Visa do lãnh sự quán của một quốc gia khác đặt tại nước sở tại cấp.

Lời kết

Đến đây thì mọi người đã nắm rõ khái niệm Passport là gì hay Visa là gì cũng như việc phân biệt rõ giữa Passport (hộ chiếu) và Visa (thị thực) rồi đúng không. Khi đi làm Passport hay xin Visa hãy tìm hiểu trước những thủ tục cần thiết để quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Visa Là Gì? Passport Là Gì? Phân Biệt Visa Và Passport

Passport là gì?

Passport cho phép bạn được có thể xuất cảnh nước ngoài và nhập cảnh khi về nước (Ảnh: Internet)

Passport hay còn gọi là hộ chiếu chính là “chứng minh thư” bắt buộc do Chính phủ cấp, cho phép bạn có thể xuất cảnh ra nước ngoài và nhập cảnh khi trở về nước. Các thông tin trên Passport bao gồm họ và tên người sở hữu, ngày tháng năm sinh, hình ảnh, quốc tịch, ngày cấp và ngày hết hạn của hộ chiếu.

Các loại Passport

– Popular Passport (Hộ chiếu phổ thông): Là loại Passport có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Được cấp cho công dân có nhu cầu du lịch hoặc là du học sinh, công dân định cư ở nước ngoài…

– Official Passport (Hộ chiếu công vụ): Được cấp cho các cá nhân làm việc ở các cơ quan nhà nước đi công vụ nước ngoài.

– Diplomatic Passport (Hộ chiếu ngoại giao): Hộ chiếu cấp cho quan chức ngoại giao của Chính phủ công tác nước ngoài.

Visa còn được gọi là thị thực hoặc thị thực nhập cảnh, là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.

Visa có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia đó. Đôi khi, có thể thông qua một công ty du lịch, cơ quan chuyên môn có sự cho phép của quốc gia phát hành. Thủ tục cấp visa sẽ có những quy định riêng tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cũng có một số quốc gia không đòi hỏi visa trong một số trường hợp nhất định.

Các loại visa

– Visa du lịch: Visa này được cấp cho khách có nhu cầu du lịch, có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

– Visa thương mại: Được cấp cho người nước ngoài có mục đích tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Visa có giá trị từ 90 đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh và được quyền xuất nhập cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế.

Visa là xác nhận của Chính phủ một nước cho phép bạn được nhập cảnh tại quốc gia đó (Ảnh: Internet)

– Giấy phép tạm trú: Được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên, có giá trị 1 năm kể từ ngày nhập cảnh và được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế.

Phân biệt Passport và Visa

Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được sự khác biệt giữa Passport và Visa. Nói một cách dễ hiểu, Passport là giấy tờ bạn cần có trước khi muốn đi nước ngoài và nó là tài liệu cần có để được cấp Visa (nếu đến những quốc gia có yêu cầu Visa). Passport được dùng trong và ngoài nước như một loại giấy tờ tùy thân còn Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (nước cấp Visa).

Khi lưu trú bạn phải xuất trình Passport và Visa để làm thủ tục check in (Ảnh: Internet)

Không có Passport sẽ không được cấp Visa vì Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào một hay một số trang của Passport tùy quy định của mỗi nước. Hoặc nếu Visa cấp rời, bạn cũng phải luôn kẹp nó cùng Passport để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Ví dụ như: Khi bạn muốn nhập cảnh sang Thụy Sĩ 2 tuần, trước tiên bạn cần phải có Passport do Chính phủ Việt Nam cấp, xác nhận bạn là công dân Việt Nam muốn ra nước ngoài. Tiếp theo, bạn cần phải có Visa do Chính phủ Thụy Sĩ cấp cho phép bạn nhập cảnh vào quốc gia của họ để du lịch.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Passport là gì, Visa là gì và phân biệt rõ ràng Visa và Passport. Là một nhân viên Nhà hàng – Khách sạn, bạn nhất định phải nắm vững những kiến thức cơ bản này để thuận lợi trong việc làm thủ tục lưu trú cho du khách.

Phân Biệt Passport Và Visa

Trước khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bạn biết sự khác biệt giữa hộ chiếu và thị thực vì đây là hai thứ bạn sẽ cần phải có nếu chuẩn bị khởi hành đến nơi ngoài biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Visa là gì? Thủ tục xin visa ra sao?

Visa (thị thực) là một chứng thực được đặt trong hộ chiếu cho phép chủ sở hữu được phép nhập, rời hoặc ở trong một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định.

Tùy thuộc vào đất nước mà bạn chọn đi du lịch, thị thực được cấp có thể là loại nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần.

Một số quốc gia sẽ có hình thức yêu cầu một cuộc phỏng vấn trước khi duyệt cấp visa.

Có những loại visa nào?

Có rất nhiều loại visa dành cho những mục đích đặc trưng khác nhau, trong đó các loại phổ biến nhất là thị thực du lịch, sinh viên, công việc và loại quá cảnh.

Bạn có thể tìm đọc bài viết các loại visa hiện tại của Việt Nam để có một cái nhìn chi tiết hơn.

Thủ tục xin cấp visa (thị thực)

Thủ tục cấp visa tùy thuộc vào nhiều yếu tố để chuẩn bị hồ sơ phù hợp với yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của quốc gia đó.

Ví dụ: Lưu trú ngắn hạn hay dài hạn?, Mục đích xin visa là gì? (quá cảnh, thăm thân, du học, công tác, du lịch…)

Nếu không chuẩn bị tốt hồ sơ, hay thông tin cung cấp không xác thực thì bạn có thể bị trượt cơ hội được xuất cảnh. ĐIều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của lần nộp đơn lại để xin visa sau đó.

Đặc biệt như đối với xin visa Mỹ, việc phỏng vấn là bắt buộc 100%. Bạn có thể tham khảo bài viết cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ của Trangvisa. Một chi tiết nhỏ nhưng sẽ cải thiện rất nhiều thiện cảm của nhân viên lãnh sự trong buổi phỏng vấn đấy!

Để đạt được khả năng đậu cao, bạn có thể liên hệ với đại sứ quán quốc gia đó để hỏi thêm thông tin, hoặc nhờ đến các công ty dịch vụ visa để được tư vấn thủ tục, cách trả lời phỏng vấn hiệu quả nhất.

Hộ chiếu, passport là gì?

Hộ chiếu là một cuốn sổ xác minh quốc tịch của một công dân, khi đi du lịch đến một quốc gia khác. Giấy tờ này còn nhằm xác thực công dân đó được phép nhập cảnh trở lại quốc gia của mình.

Có thể hiểu nôm na là hộ chiếu tương tự như một CMND của bạn khi sử dụng ở nước ngoài.

Trong passport bao gồm các thông tin như ảnh, họ tên, ngày sinh, giới tính và đặc điểm nhân dạng của người sở hữu.

Các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ được cấp loại hộ chiếu riêng, khác với loại được cấp cho khách du lịch thông thường.

Thời hạn hộ chiếu là bao lâu?

Việt Nam hiện thông hành ba loại hộ chiếu thông dụng là: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.

Mỗi loại hộ chiếu cấp cho đối tượng đặc trưng riêng, và có hiệu lực trong thời gian cũng khác nhau.

Hộ chiếu phổ thông

– Hình thức: Bìa màu xanh lá

– Đối tượng cấp: Mọi công dân Việt Nam.

– Thời hạn hiệu lực:

– Công dân trên 14 tuổi: có giá trị trong vòng 10 năm tính từ ngày cấp, không thể gia hạn.

– Trẻ em dưới 14 tuổi: có giá trị trong vòng 5 năm tính từ ngày cấp, không thể gia hạn.

– Trẻ em dưới 9 tuổi: nếu bổ sung vào chung hộ chiếu đã cấp của bố/ mẹ, thì thời hạn hộ chiếu của bố/ mẹ có giá trị trong vòng 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Hộ chiếu công vụ

– Hình thức: Bìa màu xanh đen

– Đối tượng cấp: Công dân Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử ra nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó.

Ví dụ: Công chức, viên chức nhà nước, sĩ quan Quân đội và Công an…

– Thời hạn hiệu lực: Có giá trị trong vòng 5 năm tính từ ngày cấp. Được gia hạn 1 lần, tối đa không quá 3 năm.

Hộ chiếu ngoại giao:

– Hình thức: Bìa màu đỏ

– Đối tượng cấp: Công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi.

Ví dụ: Cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội, cán bộ Chính phủ…

– Thời hạn hiệu lực: Có giá trị trong vòng 5 năm tính từ ngày cấp. Được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm.

Gia hạn hộ chiếu khi nào?

Tại Khoản 1, Điều 1 của Văn bản Nghị định 94/2015/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ghi rõ: “Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm.”

Như vậy, riêng hộ chiếu phổ thông thì không được gia hạn.

Hướng dẫn thủ tục làm passport.

Trong số ba loại hộ chiếu đã liệt kê trên, TRANGVISA sẽ hướng dẫn cách thức làm hộ chiếu phổ thông, đáp ứng nhu cầu chung của phần đông công dân.

Bước 1: Đem theo giấy tờ tùy thân (CMND hoặc CCCD) khi đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình “Giấy chứng nhận tạm trú”. Nếu không có “Giấy chứng nhận tạm trú”, thì phải xin giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Khai mẫu giấy đăng ký làm hộ chiếu, được cấp tại chỗ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho người nộp hồ sơ làm lại kịp thời tại chỗ.

Bước 3: Lấy số thứ tự và chờ đến lượt để chụp ảnh chân dung làm hộ chiếu.

Bước 4: Đóng lệ phí và đăng ký nhận trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ hồ sơ sẽ viết biên lai cho người nộp, và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu tiền.

Khi đã đóng xong phí, cán bộ thu tiền sẽ đưa giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

Bước 5: Chờ nhận kết quả

Người nộp đơn đợi trong vòng 2 -3 tuần, sẽ được chuyển phát hộ chiếu về tận địa chỉ đã đăng ký nhận trả kết quả. Người nhận kết quả trình giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân cho nhân viên phát thư của bưu điện để đối chiếu nhận đúng hộ chiếu của mình.

Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Tuy nhiên!

Bạn hoàn toàn có thể làm hộ chiếu Online, điều này tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Xem bài viết Hướng dẫn làm hộ chiếu online để biết rõ chi tiết các bước làm hộ chiếu Online.

Hộ chiếu (passport) và visa khác nhau thế nào?

HỘ CHIẾU (PASSPORT)

THỊ THỰC (VISA)

Hộ chiếu được cấp cho công dân của một quốc gia bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại đất nước đó. Thị thực có thể được cấp trực tiếp thông qua cơ quan đại diện như đại sứ quán, hoặc lãnh sự quán của quốc gia phát hành. Hiện nay, có một số quốc gia cho phép người muốn nhập cảnh vào nước mình xin thị thực thông qua đăng ký trực tuyến, trên trang web của chính phủ đất nước đó.

Hộ chiếu có mục đích như một giấy tờ tùy thân, nhằm nhận dạng danh tính khi công dân sang quốc gia khác để du lịch. Trong một số trường hợp, nếu sử dụng trong nước thì có thể thay thế cho CMND hoặc  căn cước công dân (CCCD). Thị thực cho phép người xin cấp visa được phép nhập cảnh, xuất cảnh hoặc lưu trú ở nước sở tại trong một khoảng thời gian xác định (là thời gian đã được xét duyệt khi làm đơn xin visa).

Thủ tục làm passport phải thực hiện trước. Thủ tục xin cấp visa tiến hành sau.

Có hộ chiếu thì mới có thể xin thị thực. Không thể xin thị thực nếu chưa có hộ chiếu, hộ chiếu bị hết hạn, hoặc bị hết trang.

Hộ chiếu là loại giấy tờ gồm nhiều trang, được đóng thành quyển sổ nhỏ cầm tay. Thị thực là một con dấu được đóng mộc, hoặc là một con tem được dán vào trang giấy của cuốn hộ chiếu. Một vài quốc gia cấp dạng thị thực rời. Tuy là giấy rời, nhưng thị thực đó vẫn phải kẹp chung vào quyển hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục cần thiết, vui lòng liên hệ  chúng tôi

Liên hệ: Email: [email protected] Hotline: 0914 977 234

Trụ sở chính: ĐC: 251/1  Nguyễn Văn Trỗi – Phường 10 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh Tòa nhà NK Office Tel: 0914 977 234 – 08 3997 4168

Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng ĐC: 31 Trần Phú, P.Phước Ninh, Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng Tòa nhà DNC Office Tel: 0914 977 234 – 05116290888

Địa chỉ liên hệ tại Hà Nội ĐC: Phòng 204, tầng 2 –số 18 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội Tel: 0914 977 234

Cách Phân Biệt Passport Và Visa

Thông thường khi quyết định du học, các trường đại học mà bạn muốn ứng tuyển hoặc các Đại sứ quán sẽ yêu cầu hộ chiếu của bạn còn hiệu lực. Vậy hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt hai loại tài liệu này để giúp bạn có những bước chuẩn bị cho kế hoạch du học thật hợp lý.

1. Các định nghĩa

Passport (Hộ chiếu)

Hộ chiếu là tài liệu chính thức do chính phủ quốc gia phát hành. Mục đích của hộ chiếu là để xác nhận danh tính và quốc tịch của chủ hộ chiếu. Hộ chiếu có chứa các dữ liệu cá nhân sau đây: tên, giới tính, ngày sinh và nơi sinh.

Hộ chiếu thông thường: Hộ chiếu thông thường còn được gọi là hộ chiếu du lịch và được cấp cho người dân có kế hoạch du lịch ra nước ngoài.

Hộ chiếu ngoại giao: Là hộ chiếu ngoại giao được cấp cho lãnh sự quán hoặc nhà ngoại giao để đi công tác. Điều quan trọng là chỉ ra rằng hộ chiếu ngoại giao không có nghĩa là miễn trừ ngoại giao tự do. Các chủ hộ chiếu ngoại giao cũng phải có thị thực như mọi công dân khác.

Hộ chiếu tạm thời: Còn được gọi là hộ chiếu khẩn cấp và được cấp cho người mất hộ chiếu trong thời gian thăm viếng ở nước ngoài. Hộ chiếu tạm thời này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian ngắn cần thiết cho sự trở lại của khách du lịch đến đất nước của họ.

Hộ chiếu gia đình: Hộ chiếu gia đình được cấp cho cả gia đình. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều có hộ chiếu riêng. Chỉ có một hộ chiếu.

Hộ chiếu tưởng tượng: Là loại mới đây và chúng không phải là tài liệu chính thức. Chúng chỉ xuất hiện là hộ chiếu thông thường nhưng chúng đại diện cho những quốc gia chưa được công nhận.

Thị thực du lịch: Được cấp cho mục đích du lịch du lịch.

Thị thực quá cảnh quá cảnh: Chỉ có giá trị trong 5 ngày và đôi khi ít hơn và được cấp để đi qua một quốc gia nhất định để đến đích thứ ba.

Thị thực kinh doanh: Được cấp cho các doanh nhân đi du lịch đến một quốc gia nào đó để tham gia vào các hoạt động thương mại.

Thị thực tạm thời: Thị thực này được cấp cho người lao động tạm thời ở nước ngoài.

Thị thực sinh viên: Được cấp cho sinh viên đang học ở nước ngoài.

2. Kết luận

Hộ chiếu là một tài liệu được sử dụng để nhận dạng cá nhân trong suốt chuyến đi nước ngoài. Sự khác biệt đáng kể giữa thị thực và hộ chiếu là thị thực được chính thức cho phép tạm thời cho phép bạn ở lại nước ngoài còn hộ chiếu là một chứng từ xác nhận danh tính của bạn trong suốt chuyến đi của mình.

Theo Difference Between

Bạn đang xem bài viết Visa Và Passport Là Gì? Phân Biệt Nhanh Giữa Passport Và Visa trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!