Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Học – Công Nghệ Met mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tùy thuộc vào thành phần bản chất của nguồn ô nhiễm, các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, thành phần hóa học khác nhau, có các loại tạp chất tan, chất không tan, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải: thành phần tính chất, nguồn gây ô nhiễm để có phương pháp xử lý riêng.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau trong xử lý nước thải trong đó có sử dụng xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học vào xử lý nước thải sinh hoạt đang là một giải pháp tối ưu nhất trong bảo vệ môi trường nước. Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại.
Nước thải sản xuất của nhiều ngành công nghiệp có thể chứa axit hoặc kiềm. Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực và để tránh cho quá trình sinh hóa ở các công trình làm sạch và nguồn nước không bị phá hoại, ta cần phải trung hòa nước thải tách loại một số ion kim loại nặng ra khỏi nước thải. Mặt khác muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về 6.6 -7.6
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín.
Đôi khi phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử ý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.
1. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp trung hòa:
Bản chất của xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là đưa vào nước thải một hóa chất nào đó, hóa chất này phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước thải để tạo thành cặn lắng, chất hòa tan, hay các sản phẩm không độc hại. Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
– Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.
– Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
– Bổ sung các tác nhân hóa học.
– Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit.
Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân xử dụng cho quá trình.
2. Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học oxy hóa và khử:
Để làm sạch nước thải dùng các chất oxy hóa như Clo ở dạng khí và hóa lỏng, clorat canxi, dioxyt clo, hypoclorit canxi và natri, bicromat kali, pemanganat kali, oxy không khí, ozon…
Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp oxi hóa:
– Cơ chế của phương pháp quá trình oxi hóa diễn ra nhằm nhiệm vụ tách các chất ô nhiễm độc hại chuyển thành chất ít độc và tách chúng ra.khỏi nước. Quá trình này có tốc độ xử lý cao tuy nhiên tiêu tốn khá nhiều hóa chất. Ta cùng tìm hiểu chi tiết của phương pháp này
+ Oxy hóa bằng Clo:
– Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa đem lại hiệu quả và được sử dụng rông rãi nhất. Chúng được sử dụng để tách H2S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi nước thải. Sau khi quá trình oxi hóa clo các chất độc hại o nhiễm được tách riêng ra khỏi nước thải quá trình này diễn ra theo phản ứng giũa clo và nước thải như sau.
– HOCl ↔ H+ + OCl-
Tổng Cl, HOCl và OCl- được gọi là clo tự do hay clo hoạt tính.
+ Các nguồn cung cấp clo hoạt tính còn có clorat canxi (CaOCl2), hypoclorit, dioxyt clo, clorat canxi tạo ra theo phản ứng:
2.2. Phương pháp Ozon hóa
Ozo tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozo cho phép đồng thời khử mùi, khử màu và tiệt trùng nước. Sau quá trình ozon hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, ozo còn oxy hóa các hợp chất Nito, Photpho…
3. Ưu nhược điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học:
– Ưu điểm:
+ Nguyên liệu hoá chất dễ mua.
+Phương pháp xử lý hóa học dễ sử dụng, dễ quản lý.
+ Không gian xử lý nước thải nhỏ.
– Nhược điểm:
+ Chi phí xử lý bằng hoá chất có giá thành cao.
+ Có khả năng tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp từ các phản ứng hóa học.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp chất hóa học phù hợp để tác dụng với các chất bẩn, tạp chất có trong nước thải để tạo thành chất hòa tan ít độc hoặc không độc với môi trường hoặc tạo ra chất lắng đọng dễ xử lý.
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Điện Hóa Có Phải Tốt Nhất Hiện Nay – Công Nghệ Met
Cách xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa
Keo tụ điện hóa
Phương pháp keo tụ điện hóa thường được áp dụng để xử lý các chất thải có chứa các màu hữu cơ khó phân hủy sinh học như: nước thải nhuộn, nước thải giấy, nước rỉ rác…
Nguyên tắc hoạt động của quá trình dựa trên cơ sở của phương pháp điện hóa hòa tan các anốt nhằm tạo ra nhôm hydroxit có hoạt tính cao để keo tụ các chất gây ô nhiễm trong nước thải, nhất là các chất màu hữu cơ.
Giới thiệu các đặc điểm của quá trình keo tụ điện hóa:
Dòng điện sử dụng là dòng điện một chiều
Các điện cực dương là kim loại hòa tan có khả năng tạo ra chất keo tụ
Thời gian lưu nước, cường độ dòng điện, hiệu điện thế và hiệu suất vận hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tùy vào pH và đặc tính của nước thải mà chọn kim loại làm cực dương
Hệ thống điện cực được đặt ngập trong nước thải để đảm bảo khả năng tiếp xúc giữa bọt khí và các chất ô nhiễm
Bể keo tụ điện hóa có thể hoạt động trong điều kiện là nạp nước thải đầu vào liên tục hoặc chỉ nạp một lần.
Oxy hóa điện hóa
Oxy hóa điện hóa mở ra con đường mới đối với việc xử lý chất hữu cơ độc hại, nó có thể oxy hóa các chất hữu cơ độc hại khó bị phân hủy bằng vi sinh phenol thành những chất hữu cơ có thể bị phân hủy bằng vi sinh hoặc oxy hóa hoàn toàn thành CO2 và nước.
Hiệu quả oxy hóa phụ thuộc vào vật liệu anôt. Trong quá trình điện phân phản ứng phụ tạo thành oxy có thể xảy ra và làm giảm hiệu suất oxy hóa. Việc sử dụng các vật liệu anôt có quá thế oxy cao như PbO2, SnO2 pha Sb2O3 đã làm tăng điện thế oxy hóa, cho nên để oxy hóa những chất hữu cơ không oxy hóa được bằng vi sinh cần có những anôt:
Có quá thế oxy cao
Bền vững trong môi trường nước thải khác nhau
Có tác dụng xúc tác điện hóa cho quá trình oxy hóa
Đặc điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa
Xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phản ứng giải phóng oxy hóa rất nhạy đối với sự thay đổi thành phần và cấu trúc bề mặt điện cực và rất quan trọng trong quá trình điện phân, nó là phản ứng phụ trong quá trình oxy hóa phenol hoặc các chất hữu cơ khác và vì vậy làm giảm hiệu suất dòng.
Mật độ dòng anôt ảnh hưởng đến đến quá trình oxy. Mật độ dòng tăng làm giảm hiệu suất oxy hóa phenol. khi mật độ dòng tăng, điện thế điện cực cũng tăng lên và lượng oxy được giải phóng cũng tăng hơn.
Quá trình oxy còn có thể bị khống chế bởi quá trình vận chuyển khối lượng các chất hữu cơ đến bề mặt điện cực. Với nồng độ phenol ban đầu là là 1g/l lượng các chất hữu cơ được vận chuyển đến bề mặt không đủ cho oxy hóa ở mật độ dòng cao.
Phương pháp điện hóa mang lại hiệu quả cao và xử lý triệt để các chất gây độc hại. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật, vận hành hệ thống.
Xử lý nước thải bằng công nghệ MET hay điện hóa
Khi xem qua về cách xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa, các bạn có những nhìn nhận khác nhau. Vậy tại sao bạn không thử tìm hiểu qua về công nghệ xử lý nước thải MET.
Hệ thống được Công ty TNHH Công nghệ xử lý nước TA phát minh theo công nghệ tiên tiến tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là công nghệ xử lý nước thải không sử dụng nguồn năng lượng điện năng hay nhiệt năng, công nghệ MET được hoạt động theo phương pháp cơ học và không sử dụng các hóa chất.
Công nghệ MET có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các công nghệ tiên tiến hiện nay như xử lý được tất cả các nguồn nước từ nước thải sinh hoạt đến nước thải công nghiệp, nông nghiệp và cho ra chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định.
Hệ thống lắp đặt với chi phí thấp hơn so với các công nghệ khác, máy vận hành dễ dàng và trơn tru, quy trình bảo trì và bảo dưỡng cũng đơn giản, tuổi thọ của máy lên đến 20 năm.
Qua những tổng kết trên có thể thấy ưu điểm vượt trội của công nghệ MET, đây là công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay. Đáp ứng đủ các tiêu chí để lựa chọn. Giá thành – Quy trình – Chất lượng đều được đảm bảo. Ngoài ra với uy tín và những giải thưởng mà hệ thống có được, thì đây chắc chắn sẽ là một hệ thống đáp ứng được sự kỳ vọng của các bạn.
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì ?
Đó là phương pháp xử lý nước thải dựa vào vi sinh vật để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Có những công nghệ xử lý nước thải áp dụng hiệu quả và giá thành thấp hiện này là:
Công nghệ vi sinh thiếu khí kết hợp hiếu khí
Công nghệ vi sinh kỵ khí kết hợp thiếu khí và hiếu khí
2. Ứng dụng của phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật xử lý nước thải áp dụng đối với nước thải sinh hoạt, thực phẩm, chăn nuôi, các ngành sản xuất khác.
Đồng thời, công nghệ này kết hợp thêm những hạng mục bể hóa lý khác để xử lý hầu hết các loại nước thải.
3. Tại sao nên chọn phương pháp sinh học để xử lý nước thải ?
Phướng pháp sinh học được lựa chọn phổ biến vì những ưu điểm như sau:
Phương pháp thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất
Xử lý hiệu quả chất hữu cơ trong nước thải, Nito, Photpho. Đã được thực tế chứng minh trong nhiều năm qua ở Việt Nam và trên thế giới
Chi phí vận hành và bảo thì thấp và đơn giản hơn các công nghệ khác. Định kỳ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng và bảo trì thiết bị.
Phướng pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng hoạt động oxy hoá chất hữu cơ trong nước thải của vi sinh vật. Vì vậy, cần đảm bảo các điều kiện môi trường sống, thức ăn dinh dưỡng trong nước thải ở các bể sinh học để vi sinh vật hoạt động hiệu quả.
4. Điều kiện để vi sinh trong bể hiếu khí hoạt động tốt nhất, lượng bùn vi sinh nhiều
Nhiệt độ : 18 -27 oC
pH : 6,4 – 7,5
Thời gian lưu : ≥ 8h
Chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, các chất độc hại ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của vi sinh vật
Tỷ lệ Dinh dưỡng (BOD:N:P = 100:5:1)
Lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí, phụ thuộc các yêu tố
Tỷ lệ thức ăn cho cho vi sinh vật: F/M = (BOD x Q ) : (MLSS x V)
MLSS (g/l) : Nồng độ bùn
SVI (g/l): Chỉ số bùn, tuổi bùn
SV30 (ml/l) : Thể tích bùn lắng sau 30 phút
BOD (kg/ngày) : nhu cầu oxy sinh học
COD : nhu cầu oxy hóa học
SVI = SV30 : MLSS
SVI < 100: Bùn già
100 ≤ SVI ≤ 150: Bùn lắng tốt
Để duy trì các chỉ số tối ưu cho sự hoạt động của vi sinh vật xử lý nước thải, phương pháp này cần các sử dụng các sản phẩm gồm: Chế phẩm men vi sinh vật chọn lọc (men hiếu khí, men kị khí, men thiếu khí, Chất dinh dưỡng (Mật rỉ đường, Phân NPK, …).
Đồng thời, đòi hỏi phải tách vớt dầu mỡ, duy trì sục khí oxy sạch cho bể hiếu khí để vi sinh vật hô hấp , oxi hóa chất ô nhiễm.
5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thiếu khí kết hợp hiếu khí
Áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt như
STT
Hạng mục Công dụng
Mô tả
01 Bể tách dầu Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải từ nhà bếp được cho vào bể tách dầu 3 ngăn để giữ lại cặn dầu
02 Hố thu gom Tập trung nước thải Nước thải từ các nguồn được tập trung tại hố thu gom sau đó tự chảy qua bể điều hòa
03 Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn
04 Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
05 Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.
06 Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.
07 Bể trung gian Không gây xáo trộn nước thải Giữ cho nước thải sau bể lắng ít bị xáo trộn
08 Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước
09 Bể khử trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước
10 Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn. Định kỳ được nạo xét giao cho đơn vị có chức năng xử lý
6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thiếu khí và hiếu khí
Áp dụng cho xử lý nước thải chế biến chế biến thực phẩm, chăn nuôi…., và các nhà máy có nước thải ô nhiễm hữu cơ nặng
STT Hạng mục Công dụng Mô tả
Bể xử lý sơ bộ Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải được dẫn qua lưới chắn rác đặt trong bể tách mỡ để giữ lại rác, mỡ nổ trên mặt. Chúng được vớt bỏ thường xuyên
Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn và pH được kiểm soát ở mức trung hòa
Bể kị khí Xử lý COD, BOD nồng độ cao Tại đây pH được duy trì trong khoảng 6,8 – 7,5, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Lượng khí phát sinh sẽ được thu lại có thể sử dụng cho mục đích khác hoặc thải bỏ.
Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.
Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.
Bể khủ trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước
Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước
Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.
Để xử lý nước thải hiệu quả, cần ứng dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhưng Công nghệ MBR, MBBR, FBBR.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Điểm: 4.7 (10 bình chọn)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}} {{^error}} {{/error}}
Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra lại đường truyền
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Vật Lý
Nước thải công nghiệp, cũng như nước thải sinh hoạt thường chứa các chất tan và không tan ở dạng hạt lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành hệ huyền phù.
Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thông thường người ta sử dụng các quá trình cơ học (gián đoạn hoặc liên tục): lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào các hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
Xử lý bằng phương pháp cơ học nhằm loại bỏ và tách các chất không hoà tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:
Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công.
Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động.
Bể điều hoà ổn định lưu lượng.
Bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 tách cặn lơ lửng.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân huỷ sinh học BOD đến 20%.
1. Lọc qua song chắn hoặc lưới chắn
Đây là bước xử lý sơ bộ. Mục đích của quá trình là khử tất cả các vật có trong nước thải có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống nước thải như làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho cả hệ thống. I.2.1.1 Song Chắn Rác Nước thải đưa tới công trình làm sạch trước hết phải qua song chắn rác. Tại song chắn rác, các tạp chất thô như rác, túi nylon, vỏ trái cây, giẻ, gỗ và các vật khác được giữ lại nhằm đảm bảo cho máy bơm và các công trình, thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo độ an toàn cho toàn hệ thống xử lý nước thải.
1.1 Song chắn rác
Nước thải đưa tới công trình làm sạch trước hết phải qua song chắn rác. Tại song chắn rác, các tạp chất thô như rác, túi nylon, vỏ trái cây, giẻ, gỗ và các vật khác được giữ lại nhằm đảm bảo cho máy bơm và các công trình, thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo độ an toàn cho toàn hệ thống xử lý nước thải.
Dựa vào khoảng cách giữa các thanh chắn có thể chia song chắn rác thành các loại như: song chắn rác loại thô, khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Song chắn rác được làm bằng kim loại, làm sạch bằng thủ công hoặc cơ giới và đặt nghiêng một góc 45 – 600. Vận tốc nước chảy qua thanh chắn rác được giới hạn trong khoảng từ 0,6 – 1 m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 – 1 m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song chắn rác và vận tốc nhỏ nhất qua khe là 0,4 m/s nhằm tránh quá trình phân huỷ các chất rắn.
Song chắn rác thô Nước thải đưa đến công trình làm sạch trước hết phải qua song chắn rác. Song chắn có thể đặt cố định hoặc di động, cũng có thể là tổ hợp với máy nghiền rác. Thông dụng hơn cả là các song chắn cố định. Các song chắn được làm bằng kim loại đặt ở cửa vào của kênh dẫn. Thanh song chắn có thể có tiết diện tròn, vuông, hoặc hỗn hợp.
Song chắn rác mịn Để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ thường sử dụng song chắn rác mịn có kích thước lỗ từ 0,5 – 1 mm.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Học – Công Nghệ Met trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!