Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Với Công Nghệ Hiện Đại Tối Ưu Chi Phí mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NGO News – Với con số hơn 40% đơn vị trên cả nước chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn thì việc xử lý nước thải bệnh viện đang trở nên cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường, tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh cho con người.
1. Thành phần nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện thường chứa các chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ…
Các yếu tố nguy hại có trong nước thải bệnh viện từ các khoa, phòng khác nhau như sau:
Khu vực nha khoa là nơi có khả năng phát sinh thủy ngân (Hg) vào nước thải cao.
Khoa chống nhiễm khuẩn là nơi sử dụng lượng chất khử trùng nhiều nhất. Trong đó chất khử trùng dạng aldehyde được sử dụng phổ biến làm gia tăng mức độ ô nhiễm trong nước thải.
Khu vực giặt là làm cho nước thải có độ pH tăng cao, tăng hàm lượng phốt phát và đặc biệt là các hợp chất chứa clo có nguồn gốc từ chất khử trùng được sử dụng.
Ở khu vực điều trị, lượng kháng sinh, chất khử trùng (glutaraldehyde) làm cho nước thải ô nhiễm hơn. Đồng thời, lượng ô nhiễm hữu cơ tăng cao khi tiếp nhận dịch rửa từ cơ thể của người bệnh.
Phòng thí nghiệm là nguồn phát sinh nước thải có chứa hóa chất, hóa chất thường được sử dụng là các chất halogen, dung môi hữu cơ, tế bào (nhuộm Gram), formaldehyde,…
STT
Thông số
Đơn vị
Khoảng
giá trị
Giá trị
điển hình
QCVN 28:2010
(Cột B)
QCVN 28:2010
(Cột A)
1
BOD5
Mg/l
120-250
170
50
30
2
COD
Mg/l
150-350
300
100
50
3
SS
Mg/l
100-200
180
100
50
4
Amoni
Mg/l
30-60
40
10
5
5
Phosphat
Mg/l
10-30
25
10
6
6
Coliform
MPN/100 ml
106 – 109
106 – 107
5000
3000
Bảng 1: Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện
2. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện đến con người và môi trường
Đối với con người:
Vi khuẩn gây bệnh trong nước thải có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật thông qua nguồn nước, qua các loại rau xanh tới bằng nước thải
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải bệnh viện có nguy cơ mắc bệnh ngoài da và bệnh hiểm nghèo
Đối với môi trường:
Nước thải bệnh viện
chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt như ao, hồ, sông ngòi cũng như các nguồn nước ngầm từ đó dẫn đến tình trạng các chất độc hại đi vào cây trồng, tích tụ trong chuỗi thức ăn của con người
3. Các giai đoạn xử lý nước thải bệnh viện
Hiện nay, quy trình xử lý nước thải bệnh viện bao gồm các bước chính: tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý.
3.1 Giai đoạn tiền xử lý
Đây là khâu hết sức quan trọng trong xử lý nước thải nói chung nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Nếu giai đoạn này thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải. Giai đoạn tiền xử lý cần được thực hiện như sau:
Nước thải từ khu vực căng tin, nhà ăn thường có phát sinh lượng dầu mỡ động thực vật cao, do đó cần được thiết kế hệ thống tách mỡ từ dòng thải ở khu vực này trước khi đấu nối vào hệ thu gom nước thải chung của bệnh viện
Các dòng nước thải đặt thù phát sinh từ phòng xét nghiệm, khoa răng, khoa hóa trị liệu, khu vực giặt là,… cần được xử lý sơ bộ tại nguồn phát
3.2. Giai đoạn xử lý cấp 1
Giai đoạn này nhằm loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng nếu được thiết kế đủ tiêu chuẩn. Qua công đoạn tiền xử lý, hàm lượng COD, BOD trong nước thải bệnh viện đã giảm đáng kể. Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công đoạn này thông thường gồm: Song chắn rác, bể lắng cấp một, bể điều hòa.
Song chắn rác
Dùng để tách rác trong nước thải trước khi vào trạm bơm hoặc trạm xử lý tập trung nhằm bảo vệ máy bơm khỏi bị tắc nghẽn
Các loại song chắn rác có thể sử dụng: song chắn rác thô, song chắn rác tinh
Cần tính toán, lựa chọn loại hình và bố trí song chắn rác phù hợp với lưu lượng và tính chất của nguồn thải
Bể lắng sơ cấp
Làm nhiệm vụ tách cát và các hợp chất vô cơ
Bể lắng sơ cấp thông thường được sử dụng tập trung vào hai loại là bể lắng đứng và bể lắng hai vỏ
3.3. Giai đoạn xử lý cấp 2
Nhiệm vụ của giai đoạn xử lý cấp 2 là loại bỏ carbon hòa tan và các dạng hợp chất ni-tơ, phốt pho dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong nước thải. Các kỹ thuật xử lý cấp 2 thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam bao gồm:
Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học ngập nước
Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Đĩa quay sinh học
Bể hiếu khí truyền thống
Bể hiếu khí hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR)
Mương oxy hóa
Xử lý nước thải bệnh viện
3.4. Giai đoạn sau xử lý:
Sau xử lý là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Công đoạn tiến hành ở giai đoạn sau xử lý là bước khử trùng nước thải. Các phương pháp khử trùng nước thải chính:
Khử trùng bằng tia cực tím
Khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất clo
Khử trùng bằng ozon
Ngoài ra, sau quá trình xử lý cần tiến hành xử lý bùn cặn.
4. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến tại Việt Nam
Công nghệ sinh học nhỏ giọt
Công nghệ bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
Xử lý nước thải bệnh viện
theo nguyên lý hợp khối
Công nghệ AAO
Hồ sinh học ổn định
Công nghệ màng lọc sinh học MBR
Nhìn chung, mỗi công nghệ phía trên đều có ưu và nhược điểm riêng do vậy các đơn vị đầu tư nên dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như diện tích xây dựng, vốn đầu tư, kinh nghiệm của đơn vị triển khai để lựa chọn giải pháp xử lý nước thải bệnh viện phù hợp.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
2 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Tốt Nhất Hiện Nay
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; phòng khám, bệnh viện đa khoa, nha khoa. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, thuốc dư, chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh (trong các bệnh viện có khoa xạ trị). Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo 2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất hiện nay.
Lượng nước thải phát sinh dự kiến của các bệnh viện:
Trung tâm KTMT đô thị và KCN -Trường ĐHXD, Hà Nội, 2002
Đối với các cơ sở y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp nước thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp thường dao động từ 10 m 3/ngày đến 70 m 3/ngày đối với các cơ sở y tế dự phòng và từ 1 m 3/ngày – 3 m 3/ngày đối với các trạm y tế xã/phường.
Bảng thông số đối với nước thải bệnh viện
Tính chất nước thải dệt nhuộm – trung tam quan trắc
Nước thải bệnh viện có các thông số ô nhiễm khá cao: đặc biệt là nồng độ Amoni trong nước thải vượt tiêu chuẩn xả thải gấp 8 lần. Đặc biệt lượng Amoni trong nước thải sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh. Nếu lượng nước thải này phát sinh ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng – gây mùi hôi thối, kênh đen, phú dưỡng hóa…
– Công nghệ xử lý AAO.
– Công nghệ xử lý AO.
2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trên được áp dụng và đang hoạt động rất hiệu quả tại các trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc. Với những ưu điểm mà 2 công nghệ trên đem lại: các công nghệ trên được xác định là công nghệ tối ưu cho việc xử lý nước thải. Công nghệ xử lý AAO và AO khác nhau do công nghệ AAO có giai đoạn kỵ khí giúp hiệu quả xử lý tăng cao, công nghệ xử lý AAO phù hợp với các bệnh viện có nước thải ô nhiễm vào mức nghiệm trọng.
Thuyết minh quy trình
Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vi trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt đọng luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.
Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat : NO 3– ® N 2 ) ra khỏi dòng thải.
Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A.
Khi thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chúng tôi luôn đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về hệ thống xử lý nước thải như sau:
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải
Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
Chi phí đầu tư thấp.
Sử dụng ít hóa chất.
Chi phí xử lý bùn thải thấp.
Hiện đại hóa cao.
Tự động hóa cao cho người vận hành.
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com để được hỗ trợ.
CÁC DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH ĐÃ THỰC HIỆN
NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN CUNG CẤP BÙN VI SINH VỚI CÁC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN SAU: NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN VẬN CHUYỂN BÙN VI SINH DẠNG LỎNG TOÀN QUỐC
Ưu Điểm Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sbr
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, có rất nhiều công nghệ khác nhau để áp dụng tùy theo điều kiện và tính chất của từng nguồn nước thải mà có thể lựa chọn quy trình xử lý phù hợp nhất. Đối với những doanh nghiệp phát sinh nước thải ít, hoặc việc phát sinh nước thải không liên tục thì áp dụng công nghệ xử lý nước thải SBR là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Giới thiệu qua về công nghệ xử lý nước thải SBR:
Công nghệ SBR (tên đầy đủ: Sequencing batch reactor) là công nghệ xử lý nước thải dạng sinh học theo từng mẻ nhỏ. Công nghệ SBR có thể phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thải, đồng thời giảm đáng kể lượng Nito cùng chất rắn lơ lửng; Một hệ thống xử lý nước thải SBR thường được thiết kế riêng để đáp ứng theo yêu cầu cụ thể của từng đơn vị.
– Bể hỗ trợ (Bao gồm bể điều hòa, bể chứa chùn, bể chứa nước sạch sau xử lý)
– Cụm thiết bị hỗ trợ phụ trợ khác bao gồm: Boem tuần hoàn, bơm dẫn truyền, máy thổi khí, đĩa thổi khí, bồn khử trùng, hệ thống kiểm soát…
Hệ thống xử lý SBR hoạt động theo chu kỳ tuần hoàn baio hồm 5 pha như sau:
– Thiết kế đơn giản, độ bền cao;
– Vận hành dễ dàng, tiết kiệm nhân công;
– Có thể lắt đặt từng modul và có khả năng nâng cấp, mở rộng thêm khi có nhu cầu;
– Khả năng cạnh tranh tốt do chi phí đầu tư thấp;
– Khử rất tốt Ni tơ và phôtpho;
– Ổn định và linh hoạt.
Với những ưu điểm vượt trội nêu trên, chúng ta thấy rằng việc lựa chọn và xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ SBR sẽ có hiệu suất xử lý cao hơn so với hệ thống bể aerotank truyền thống.
Công ty môi trường ETM có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải SBR và các hệ thống đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà xưởng, khu công nghiệp lớn hiện nay; Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline 0904 921 518 để được tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc.
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Hiện Đại
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Đối với các công trình xử lý nước thải nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều.
Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khi còn tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, khi đó thì quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia ra thành: xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng để khử các chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hố làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí.
Trong số những quá trình này thì quá trình bùn hoạt tính hiếu khí là quá trình diễn ra phổ biến nhất. Còn đối với việc xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật dạng trưởng thành dạng bám dính như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hóa với màng cố định.
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải trực tiếp, tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Trong quá trình sục khí liên tục nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đầy đủ một lượng oxy một cách liên tục và duy trì hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Tính chất của phương pháp sinh học là phân hủy sinh học hiếu khí với cung cấp oxy để xảy ra quá trình cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao, do vậy tải trọng phân hủy hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý.
Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học này có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình xử lý. Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể sinh vật. Các sinh vật này sẽ tự phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa các chất hữu cơ đó thành các tế bào mới.
Với việc ứng dụng phương pháp cơ học với ứng dụng công nghệ MET vào việc xử lý nước thải hiện nay đang mang lại rất nhiều tín hiệu khả quan trong việc lựa chọn các phương pháp khác thay thế phương pháp sinh học trong việc xử lý nước thải. Ngoài việc xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thì việc ứng dụng công nghệ MET trong việc xử lý nước thải còn có một ưu điểm đó là công nghệ MET không sử dụng bất kỳ năng lượng nào trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, đây có thể nói là một ưu điểm vượt trội mà các phương pháp cơ học có được so với các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và các phương pháp truyền thống khác.
Ứng dụng các công nghệ sinh học trong việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phần nào đó mang lại những lợi ích to lớn, trong việc xử lý nước thải bảo vệ ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng thành công công nghệ sinh học vào việc xử lý nước thải còn có thể giải quyết rất nhiều bài toán về chi phí để vận hành một hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Với Công Nghệ Hiện Đại Tối Ưu Chi Phí trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!