Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su – Pacific Entech mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn gốc và ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường
Nước thải cao su phát sinh trong một số quá trình như sản xuất mủ khối, sản xuất mủ skim, công đoạn chế biến mủ skim, dây chuyền sản xuất mủ, dây chuyền sản xuất mủ ly tâm,…Đặc điểm của nước thải cao su:
Độ pH từ 4,2 – 5,2
Chất thải rắn dễ bay hơi chiếm tới 90%
Hàm lượng nito trong amoniac cao
Protein phân hủy tạo ra nhiều mùi hôi, đồng thời tạo ra nhiều khí khác như NH3, CH3COOH, H2S,..
Hàm lượng Photpho cao COD (15.000 mg/l), BOD (12.000 mg/l)
Ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường
Làm đục nước, nổi váng và bốc mùi hôi thối
Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến quá trình tự hủy
Mùi hôi thối bắt nguồn từ việc lên men khiến quá trình này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Đặc trưng nước thải sản xuất cao su thiên nhiên
Hiện nay nước ta có khoảng 500 doanh nghiệp chế biến mủ cao su trên tổng số hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất các vật liệu từ cao su trong cả nước nhưng hiện chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, số doanh nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý nước thải sản xuất không đạt chuẩn cho phép (Theo Báo cáo môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường; số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê).
Căn cứ các công đoạn sản xuất của công ty sản xuất, trong nước thải có chứa mủ cao su có chứa các thành phần sau: NH3 cao, BOD, COD, SS cao; pH thấp (công đoạn sản xuất có châm thêm axit vào để mủ đông lại).
Nước thải cao su có pH thấp do phải dùng axit cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, axit foomic dùng trong quá trình đánh đông. Đặc trưng của nước thải cao su là trong nước thải chứa nhiều hạt cao su nhỏ, không đóng thành mảng lớn được, tồn tại ở dạng huyền phù.
Như vậy, nước thải mủ cao su có BOD, COD, N cao là loại nước thải khó xử lý, công nghệ xử lý nước thải cao su phải vừa kết hợp giữa xử lý hóa học và sinh học để đạt được QCVN 01:2015/BTNMT, cột B.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên
Thuyết minh quy trình công nghệ
– Song chắn rác: Từ các công đoạn sản xuất, nước thải chế biến cao su được thu gom vào hệ thống xử lý thu gom và dẫn về trạm xử lý. Đầu tiên nước thải đưa qua song chắn rác để loại bỏ sơ bộ rác và các tạp chất có kích thước lớn.
– Bể tách mủ: Tiếp đến nước thải sẽ được đưa vào bể gạt mủ nhằm loai bỏ những hạt mủ có kích thước nhỏ. Nước thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài.
– Bể phản ứng: Trong nước thải cao su pH thường thấp khoảng từ 4,2 – 5,2 do sử dụng axit trong quá trình làm đông mủ và pH được nâng lên bằng hóa chất NaOH, giá trị pH của nước thải được kiểm soát bằng thiết bị pH controller và sau đó nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.
– Bể keo tụ: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn PAC sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.
– Bể tạo bông: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể tạo bông, hóa chất polymer được dẫn bơm định lượng châm vào.
– Bể lắng 1: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, các bông bùn sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ kết dính lại tạo thành những bông bùn lớn, có khả năng lắng trọng lực.
– Bể điều hòa: Bể điều hòa có tác dụng điều hòa dung lượng nước đầu vào. Chức năng chính của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ. Trong quy trình này, nước thải từ bể lắng ra với lưu lượng thấp và nước thải sinh hoạt từ đầu vào chưa ổn định, trong khi đó hoạt động của vi sinh vật trong các giai đoạn của quá trình xử lý sinh học tiếp theo yêu cầu phải có lưu lượng nước thải ổn định. Vì thế cần thiết phải có bể điều hòa để điều hòa ổn định lưu lượng nước thải đầu vào cho bể vi sinh.
– Bể kỵ khí UASB: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể xử lý kỵ khí (bể UASB) để làm giảm thể tích cặn nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, quá trình lên men axit, lên men bazo và quá trình metan hóa. Làm giảm sốc tải cho các công trình sinh học phía sau.
– Bể thiếu khí: Làm giảm BOD, COD trong nước thải, nhờ hoạt động của chủng vi sinh thiếu khí, quá trình phản nitrit, nitrat trong nước thải diễn ra, chuyển hóa các dạng nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) trong nước thải thành dạng nito phân tử (N2) thoát ra môi trường, làm giảm lượng Nito (N) trong nước thải.
– Bể hiếu khí: Tại bể này quá trình hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhờ vào việc sục khí liên tục để làm giảm hàm lượng COD tới mức cho phép , đồng thời giúp giảm mùi của nước thải đầu ra.
– Bể lắng 2: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải. Bùn này là bùn sinh học, được tuần hoàn về bể hiếu khí và thiếu khí, phần bùn dư thừa được đưa về bể chứa bùn, sau đó được tách nước tuần hoàn về bể điều hòa, phần bùn dư được thu đi xử lý.
– Bể khử trùng: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.
Sau quá trình xử lý sẽ đưa ra nguồn tiếp nhận, nước thải đạt loại B, QCVN 01:2015/BTNMT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.
Liên hệ: 0902 431 304 để được tư vấn cụ thể về phương pháp xử lý nước thải cao su
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PACIFIC
Địa chỉ: 68 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chế Biến Cao Su
Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải cao su công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Liên hệ : 0905555146
Ngày nay ngành cao su ngày càng phát triển và với việc phải cung cấp một lượng lớn cao su cho sản xuất, tiêu dùng thì lượng mủ phải chế biến ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh nền kinh tế phát triển đó là một môi trường ngày càng ô nhiễm do nước thải cao su chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Nước thải cao su có hàm lượng các hợp chất hữu cơ phân hủy cao như acid acetic, đường, protein, chất béo… Đặc biệt là các chỉ số COD, BOD và Nitơ rất cao. Ngoài ra vấn đề mùi hôi do tạo thành mercapta và H2S cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp xử lý nước thải chế biến cao su hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất, công ty môi trường Ngọc Lân đã xử lý được loại nước thải cao su này, đặc biệt là công nghệ khử mùi hôi hiệu quả.
Với những đặc trưng như BOD, COD, N và SS cao, cùng với pH thấp, khiến cho việc xử lý loại nước thải này phải kết hợp giữa hóa lý và sinh học để đạt hiệu quả cao.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su như sau: Nước sau công đoạn sản xuất mủ cao su sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ những rác lớn như cành cây, lá… để tránh làm ảnh hưởng đến đường ống cũng như các công trình xử lý phía sau. Nước được đưa vào bể gạn mủ để loại bỏ những bông mủ hình thành trên mặt thoáng. Tiếp đến, nước sẽ vào 2 bể keo tụ và bể tạo bông để giúp làm giảm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước. Ở 2 bể này, các hóa chất là phèn và polymer sẽ được bổ sung để tăng hiệu quả của việc xử lý. Sau khi loại bỏ hết cặn ở bể lắng sơ cấp, nước được đưa vào bể UASB và bể Aerotank để sử dụng các quá trình kị khí-hiếu khí nhằm loại bỏ các chất hữu cơ có thể phân hủy như protein… Sau Aerotank, nước được đưa qua bể lắng 2 để loại bỏ hết các bông cặn và đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT. Bùn từ các bể lắng và UASB sẽ được đưa vào bể nén bùn rồi ép bùn để xử lý.
Thân ái!
Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Bằng Công Nghệ Biogas – Pacific Entech
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp sinh học, lý học, hóa học. Theo các nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, cụ thể xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí Biogas, nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí Biogas sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như dùng để chạy máy phát điện.
Ngoài ra, xử lý yếm khí (Biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch, không có mùi, giải mầm bệnh, khí đốt tạo ra tối đa năng lượng (khí đốt, điện…)
Ở quy mô trung bình với số lượng là dưới 1000 gia súc thì sẽ được bổ sung theo nhiều yếu tố khác, để đảm bảo quá trình xử lý nước thải tốt hơn. Có hai công nghệ khác có thể tiến hành là:
Nước thải – Ngăn lắng cát – Hố Biogas – Hố lắng – Mương sinh học hiếu khí – Hố lắng – Mương chứa – Tuần hoàn để tưới cây.
Nước thải – Ngăn lắng cát – Hố Biogas – Hố lắng – Bể Aerotank – Bể lắng bùn – Hố ổn định – Tuần hoàn để tưới cây.
Với quy mô lớn hơn với hơn 1000 gia súc thì đây là hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp:
Nước thải – Bể lắng cát – Bể điều hòa – Bể kỵ khí UASB/Hố Biogas – Bể điều chỉnh nồng độ – Bể Aerotank – Bể lắng bùn – Hố ổn định – Tuần hoàn để tưới cây.
Tùy theo từng quy trình mà cho ra phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác nhau hoặc từng điều kiện nhất định mà hầm khí biogas sẽ được sử dụng với nhiều loại khác nhau trong đó, hầm biogas composite và hầm phủ bạt HDPE là được ứng dụng nhiều nhất.
Biogas là gì?
Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một dạng khí hỗn hợp được sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật.
Hỗn hợp khí biogas (hay khí sinh học biogas) được sinh ra gồm: khí metan (CH4) chiếm hơn 60%, khí cacbonic (CO2) chiếm khoảng 30% và các khí khác như N2, h2, H2S…
Trong đó khi metan (CH4) là chủ yếu và là khí tạo ra năng lượng khí đốt nhờ khả năng gây cháy. Lượng biogas sinh ra còn phụ thuộc vào quá trình phân hủy sinh học, loại phân, tỷ lệ phối trộn với nước và nhiệt độ môi trường…
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI THU HỒI BIOGAS
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm ủ Biogas do Công ty Môi trường Pacific đề xuất đảm bảo hiệu quả xử lý cao, giảm tải cho cho công nghệ xử lý phía sau. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hầm biogas có hai chế độ vận hành là tự động, và chế độ vận hành bằng tay khi gặp sự cố kỹ thuật.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo, bò bằng hầm biogas
Hố thu
Toàn bộ nước thải phát sinh của trại chăn nuôi heo, bò của Trang trại sẽ được hệ thống mương dẫn thu gom và chảy về hố thu. Tại hố thu nước thải chăn nuôi được bố trí kiểu thu nước tĩnh, Các hạt cát sẽ được lắng xuống và được loại bỏ định kỳ. Từ hố thu nước thải chăn nuôi chảy vào hầm biogas
Hầm Biogas
Hầm biogas được Công ty Môi trường Pacific nghiên cứu, thiết kế với kỹ thuật thi công chuyên dụng, trải qua nhiều công trình thi công khác nhau, chúng tôi đúc rút ra nhiều kinh nghiệm đảm bảo hiệu quả xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm có hàm lượng lớn có trong nước thải chăn nuôi và thu được lượng khí Biogas lớn nhất cho nước thải.
Trong Hầm Biogas, dưới sự tác động của chế phẩm vi sinh tốc độ cao. kết hợp sự tác động của các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ lên men nước thải, làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi. Phù hợp với tải chịu đựng của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau Biogas, đồng thời sinh ra khí Biogas quay lại sản xuất.
Ngoài ra hệ thống xáo trộn nước thải bên trong hầm, nhằm tránh lắng cặn và tạo điều kiện sinh khí Biogas (CH4) triệt để nhất.
Khí từ hầm Biogas được dẫn qua hệ thống tách nước và khử H2S nhằm thu khí CH4 đạt hiệu quả cao. Khí CH4 sau cùng được dẫn vào bình tạo áp (PT101) và được phân phối sử dụng.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau Biogas
Tùy vào quy định của cơ quan chức năng và yêu cầu của chủ đầu tư. Hệ thống XLNT sẽ được thiết kế phù hợp.
Hiện nay quy định trong nước thải chăn nuôi QCVN 62:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi đã nêu ra rõ các cơ sở nào chỉ cần xử lý qua biogas, cơ sở chăn nuôi nào phải xử triệt để đạt các thông số ô nhiễm theo QCVN
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ BIOGAS PHỤC VỤ SẢN XUẤT – ĐỐT – PHÁT ĐIỆN
Ưu điểm của xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
Xử lý được chất ô nhiễm cao, giảm tải cho các công trình xử lý phía sau;
Xử lý được lượng phân trong chăn nuôi thành phân vi sinh;
Thu hồi khí Biogas phát điện – làm chất đốt;
Thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp khi bán chứng chỉ giảm phát thải – CERs hàng năm khi thực hiện chương trình CDM
Đặc biệt hầm biogas chúng tôi thiết kế thi công có khả năng xáo trộn và hút bùn ra khi hầm biogas đầy bùn. Các hầm biogas thông thường sau 3-5 năm hoạt động thì lượng bùn trong bể quá nhiều, chiếm diện tích phần xử lý của vi sinh, nước sau hầm biogas có bùn kéo theo, nên phải khui hầm tốn kém chi phí.
Hình ảnh một số công trình xử lý nước thải chăn nuôi đã thực hiện
Hầm biogas HDPE
Hầm biogas composite
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Cao Su
Đối với con người, cao su có vai trò đặc biệt quan trong, chúng được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất các đồ dùng cho gia đình, bệnh viện, ngành công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, …
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp cao su đang phát triển mạnh mẽ và có xu hướng phát triển hơn nữa trong tương lai bởi điều kiện khí hậu cũng như nguồn nhân lực ở nước ta đều thuận lợi. Việt Nam sở hữu 80% tổng diện tích trồng sao su trên thế giới. Theo thống kê của Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG), cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang 45 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới trong đó Trung Quốc là thị trường số 1. Trong giai đoạn 2019 -2024, VRG cũng có những kế hoạch nhất định để phát triển bền vững ngành công nghiệp này.
Vì sao cần xử lý nước thải cao su?
Trên thực tế, trong nước thải công nghiệp cao su có chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước và con người. Cụ thể như sau:
Trong quá trình làm đông tụ, mủ đông cao su, một lượng lớn BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học) và SS (chất rắn lơ lửng) hình thành, tích tụ dần trong nước thải. Nếu xả trực tiếp các chất này ra môi trường, chúng sẽ sinh ra quá trình phân hủy sinh học, làm tiêu hao một lượng oxy lớn.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi Nguyễn Văn Phúc trong cuốn “Giáo trình xử lý nước thải“, 2010, nồng độ BOD của nước thải cao su trong giai đoạn đánh đông sản xuất mủ cốm (sản phẩm được sản xuất từ mủ nước) dao động từ 3859 đến 9780, trong giai đoạn sản xuất mủ ly tâm (mủ cô đặc bằng phương pháp ly tâm) là từ 1890 đến 17500. Với COD, nồng độ của chúng trong các giai đoạn trên nằm trong khoảng từ 4358 đến 13127 và 3560 đến 28450.
Song song với việc mang lại lợi ích kinh tế, ngành chế biến cao su sản sinh lượng nước thải lớn, gây ô nhiễm môi trường
Trong nước thải công nghiệp cao su còn có lượng lớn chất amonia và nito. Các chất này nếu không được xử lý triệt để sẽ dẫn đến tình trạng gây hại, có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư. Ngoài ra, amonia còn kết hợp với các chất vi lượng trong nước như: Hợp chất hữu cơ, photpho, sắt, mangan, … tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài vi khuẩn.
Sunfat là một loại ion có công thức hóa học là SO4 (2-). Trong quá trình sản xuất cao su, sunfat sinh ra do việc sử dụng axit sunfuirc trong quá trình đông tụ mủ cao su. Khi làm lượng sunfat trong nước tăng cao, chúng khiến quá trình xử lý kỵ khí sinh học phát sinh khí H2S. H2S sinh ra gây mùi khó chịu, ức chế quá trình xử lý các chất hữu cơ.
Theo kết quả phân tích, đánh giá của các nhà khoa học, nồng độ các chất có trong nước thải cao su như sau:
Trước những ảnh hưởng không nhỏ mà nước thải cao su gây ra cho con người cũng như môi trường, tất cả các doanh nghiệp khai thác, chế biến và sản xuất cao su đều được yêu cầu xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải cao su phổ biến gồm: Phương pháp cơ học, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học.
Phương pháp vật lý là một trong những cách xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt phổ biến nhất. Chúng phù hợp với nước thải có chứa chất tan và không tan tồn tại ở dạng lơ lửng kết hợp với nước tạo thành dung dịch huyền phù. (Tìm hiểu thêm tại: https://nuocthaicongnghiep.com/3-phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-hieu-qua/)
Khi sử dụng phương pháp cơ học để xử lý nước thải cao su, doanh nghiệp áp dụng các quy tình: Lọc qua song chắn rắc, lọc qua lưới chắn rác, lắng trong bể điều hòa ổn định lưu lượng, lắng đợt 1, lắng đợt 2 để tách cặn.
Nguyên lý làm việc của phương pháp sinh học là dựa trên hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất. Phương pháp được chia thành 2 loại gồm: Phương pháp kỵ khí (Sử dụng sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy) và phương pháp hiếu khí (Sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện oxy được cung cấp liên tục).
Tốc độ xử lý sinh học phụ thuộc vào các yếu tố như: Nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và độ ổn định của lưu lượng nước thải. Ngoài ra, các yếu tố như: Chế độ thủy động, hàm lượng oxy, độ pH, nhiệt độ, dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng cũng có ảnh hưởng nhất định.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su – Pacific Entech trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!