Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài nước thải crôm, nước thải còn chứa nhiều ion kim loại nặng như: niken, đồng, kẽm, cacđimi… Để xử lý kim loại nặng thường dùng các phương pháp: phương pháp kết tủa, điện phân, trao đổi ion, kỹ thuật phân ly màng, cô đặc, bay hơi…
1. Phương pháp kết tủa hóa học
a. Phương pháp kết tủa hợp chất hyđrôxit
– Cho vào nước thải chất kết tủa tính kiềm (NaOH, Na2CO3, vôi…), làm cho ion kim loại phản ứng với gốc OP-1 tạo thành hợp chất hyđrôxit không tan, do đó bị phân ly ra. Phương pháp kết tủa là phương pháp điều chỉnh, khống chế pH.
– Nước thải có ion kim loại nặng, về cơ bản có thể điều chỉnh pH để kết tủa phân ly. Khi ion kim loại nặng ở dạng phức chất, trước tiên phải phân hủy phức chất, sau đó điều chỉnh pH để kết tủa.
– Công nghệ trung hòa kết tủa có hai loại: trung hòa kết tủa một lần và trung hòa kết tủa phân đoạn. Mấu chốt của phương pháp trung hòa kết tủa là khống chế tốt pH, cần căn cứ tính chất của nước và loại kim loại nặng phải loại bỏ mà chọn công nghệ trung hòa kết tủa.
b. Phương pháp kết tủa hợp chất sunfua
– Cho vào nước thải hợp chất sunfua như Na2S , (NH4)2S… làm cho ion kim loại và ion lưu huỳnh phản ứng, sinh thành hợp chất sunfua kim loại khó hòa tan, được loại bỏ đi. Thứ tự kết tủa hợp chất sunfua như sau: Hg+2, Ag+1, As+3, Bi+3 , Cu+2, Pb-2, Cd+2,Sn+2, Zn+2, Co+2, Ni+2, Fe+2, Mn+2. hợp chất sunfua có vị trí ở phía trước, độ hòa tan rất nhỏ, xử lý dễ dàng.
2. Xử lý nước thải niken
– Phương pháp xử lý nước thải niken gồm có các phương pháp: phương pháp kết tủa, phương pháp trao đổi ion, phương pháp thẩm thấu ngược. Ở đây giới thiệu đơn giản phương pháp trao đổi ion. Trong nước thải có niken, niken tồn tại ở dạng ion Ni+2, pH nước thải vào khoảng 6. Dùng phương pháp này, do thế trao đổi của Ni+2 so với Cu+2, Fe+2 thấp, yêu cầu hàm lượng Ni+2 trong nước thải không thấp hơn 200 – 400 mg/l, do đó cần bể thu hồi nước thải niken mới đạt yêu cầu. Nhựa trao đổi thường dùng là DK – 110, DK – 116, nhựa 732 axit mạnh sau khi chuyển về dạng Na thì sử dụng. Trong thực tế sản xuất, thường xứ lý nước thải niken 2 cột cố định.
Phương pháp thao tác:
– Nước thải sau khi lọc, cho vào cột A, tiên hành trao đổi ion. Khi cột A có ion niken lọt ra (dùng Dimethyl gliôxim để kiểm tra), lắp cột B song song với cột A, sau khi cột A hấp phụ đã bão hòa, ngắt nguồn nước, tiến hành tái sinh.
– Cột B tiến hành trao đổi, khi có ion niken lọt ra, cột A mắc song song vừa được tái sinh, cột B đã hấp phụ bão hòa, tái sinh cột B, cho cột A tiến hành trao đổi. Thao tác tái sinh: Trước tiên rửa ngược bằng nước, để loại bỏ chất huyền phù trong nhựa, dùng N1SO4 12% làm chất tái sinh, lượng dùng gấp 1,3 – 1,4 lần thể tích nhựa. Nước rửa ngược và nước rửa thường ra ngoài, dùng Dimethyl gliôxim để kiểm tra không hiện ra màu đỏ là được.
3. Xử lý nước thải có đồng
a. Phương pháp trao đổi ion
– Nước thải mạ đồng piro phôtphat có thể loại bỏ báng nhựa trao đổi ion âm tính kiểm, như nhựa số 731 loại muối sunluaric. dùng hỗn hợp chất tái sinh là (NH4)2S04 15% và KOH 3%, có thể tái sinh hiệu quả. Dùng nhựa trao đổi ion dương tính axit mạnh (số 732) để trao đổi hấp phụ Cu+2 trong nước, sau khi nhựa hấp phụ đã bão hòa. dùng axit lái sinh, sau đó trở thành dạng Na2S04.
– Nước thải mạ đồng xianua, dùng cột trao đổi ion âm đê loại bỏ xianua, thông thường dùng nhựa trao đổi ion âm kiểm mạnh polistron sổ 711 để trao đổi, tái sinh bằng axit mạnh, khi phản ứng tái sinh, sinh ra khí HCN rất độc. dùng thiết bị hấp phụ kín khít đế hấp phụ (dung dịch NaOH), như vậv có thể giải quyết được sự ô nhiễm cùa HCN, mà còn thu hồi được NaCN. Sau đó loại bỏ đóng trong hợp chất xianua, bằng cột trao đổi ion dương. Chất thu hồi được cho vào bể mạ. Phương pháp xử lý như trên, hàm lượng đồng trong nước thải dưới 1 mg/l.
b. Phương pháp kết tủa– điện phân màng
Nguyên lý cơ bản:
Cho ion đồng hoặc các ion kim loại khác kết tủa, thông qua điện phân, làm kết tủa biến thành kim loại.
– Kết tủa hóa học: lon đồng trong nước thái ở điều kiện trung tính hoặc kiềm yếu sinh thành kết tủa hợp chất hyđrôxit.
– Điện phân màng: Cho kết tủa Cu(OH): vào trong buồng anôt của bể điện phân màng, buồng catôt cho dung dịch ion đồng, buồng anôl, catôt dùng màng tách ra, anôt là chì, catôt là kim loại dễ tách lớp mạ ra. Chỉ cần bảo đảm nồng độ ion đồng, pH và nhiệt độ dung dịch, ờ mật độ dòng điện thích hợp, kim loại được tách ra.
– Thành phần dung dịch và điều kiện công nghệ như sau: buồng catôt hàm lượng dung dịch là: CuS045H20 200 – 250 g/l, pH < 1 ,2 nhiệt độ 30 – 40°c, nguyên liệu catôt là đồng tinh khiết, buồng anôt gồm kết tủa đồng, cho lượng nước gấp 10 lần, anôt là chì, mật độ dòng điện 1 – 3 A/dnr, màng là tấm nỉ, dùng phương pháp này có thể xử lý nước thải có niken và kẽm.
4. Kỹ thuật xử lý nước thải hỗn hợp
a. Công nghệ mới xừ lý nước thải mạ: phương pháp điện phân sắt
– Nước thải được bơm cho vào cột xử lý sắt hoạt tính, sinh ra một loạt phản ứng, loại bỏ các loại ion kim loại trong nước thải. Nước thải qua kết tủa hoặc dùng thiết bị phân ly nước cặn bã, nước chảy ra ngoài hoặc dược dùng lại.
b. Chất thu hồi kim loại nặng cao phân tử (DTCR)
– DTCR là dạng nhựa chất lỏng, sau khi phản ứng với ion kim loại nặng trong nuớc thải, tạo thành muối không hòa tan trong nước, cho thêm chất hữu cơ hoặc vỏ cơ, sẽ sinh thành kết tủa không hòa tan, đạt mục đích loại bỏ ion kim loại nặng trong nước thải. DTCR có thể tạo thành phản ứng với ion kim loại năng như: Hg+2, Cd+2, Pb+2 Mn+2 Cu+2, Ni+2, Zn+2, Cr+3 Cr+6… tạo thành muối không hòa tan trong nước, tiến hành xử lý một lần được tất cả các ion kim loại nặng.
5. Xử lý ion kim loại có kẽm
a. Phương pháp hóa học
– Dùng axit để điều chỉnh nước thải có kẽm tính kiềm, có pH = 8,5 – 9, sinh thành Zn(OH)2 kết tủa, cho kiềm để hòa tan kết tủa, được dùng lại cho bể mạ. Dùng kiềm để điều chỉnh nước thải tính axit có pH = 8,5 – 9, sinh thành Zn(OH)2 kết tủa, chất kết tủa cho axit để tạo thành ZnS04 hoặc ZnCl2, được dùng lại cho bể mạ. – Để nâng cao độ tinh khiết của hóa chất thu hồi, nước rửa phải dùng nước cất hoặc nước trao đổi ion. Thời gian phản ứng kết tủa vào khoảng 20 phút, nồng độ nước thải có kẽm không bị hạn chế, nước thải sau khi xử lý có thể sử dụng lại được hoặc thải ra ngoài đạt tiêu chuẩn.
b. Phương pháp siêu lọc Khi pH = 8 – 10, ion kẽm sinh thành Zn(OH) kết tủa tương đối ổn định, trong máy siêu lọc, Zn(OH)2 bị màng lọc chặn lại, đạt mục đích lọc loại bỏ, dung dịch lọc được sử dụng lại tuần hoàn ở bể rửa, nước thải ra, hàm lượng kẽm dưới 0,5 mg/1.
Quy trình công nghệ xem hình 24.3.
6. So sánh các phương pháp xử lý
Xem bảng 24 – 1.
Xử Lý Nước Thải Nhiễm Dầu – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Để xử lý nước thải nhiễm dầu cần phải hiểu rõ các dạng tồn tại của dầu trong nước thải (Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu)
Xử lý nước thải nhiễm dầu cần chú ý các dạng tồn tại của dầu trong nước thải. Trong thực tế, dầu tồn tại nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định thành phần. Thông thường, dầu tồn tại ở bốn trạng thái cơ bản sau:
Dầu tồn tại dưới dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các váng dầu, dầu tự do sẽ nổi lên trên bề mặt nước do trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước
Dầu tồn tại dưới dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học hoặc các hóa học asphaten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
Dầu tồn tại dưới dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy thuộc vào đường kính của giọt dầu
Vài chục micromet: độ ổn định thấp
Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao hơn, tương tự như dạng keo
Dầu tồn tại dưới dạng hòa tan: phân tử hòa tan như các chất thơm
Dầu không hòa tan sẽ tạo thành lớp màng bao bọc quanh chất rắn lơ lửng, chúng ảnh hưởng tới khả năng lắng hoặc nổi của chất rắn lơ lửng, gây khó khăn trong việc xử lý nước thải nhiễm dầu.
Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các dàn khoan dầu: nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ sàn tàu, thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc thiết bị, nước bẩn của đáy tàu,….
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ sự cố tràn dầu: ô nhiễm dầu do các vụ chìm tàu chở dầu; thiết bị máy móc khi bị sự cố. Ngoài ra còn do sự phun trào dầu tại các mỏ dầu.
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các nhà máy lọc hóa dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các hoạt động của kho chứa xăng dầu: nước thải phát sinh từ quá trình súc rửa, làm mát bồn chứa; vệ sinh máy móc thiết bị; rơi vãi xăng dầu,…
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ quá trình sử dụng xăng dầu: trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường.
Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới ba khía cạnh lớn mà chúng ta cần quan tâm như sau: ảnh hưởng tới môi trường; ảnh hưởng tới vi sinh vật và ảnh hưởng tới kinh tế con người.
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới môi trường:
Nước thải nhiễm dầu làm tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước, làm thay đổi tính chất lí hóa của môi trường nước dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường nước. Dầu trong nước có khả năng chuyển hóa thành các hóa chất độc hại khác đối với con người và thủy sinh như phenol, các dẫn xuất clo của phenol,…
Tính chất ô nhiễm của nước thải làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (pH bị bất ổn định, DO giảm xuống)
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới vi sinh vật
Nước thải nhiễm dầu chưa được xử lý mà xả ra môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật. Do khi nước thải nhiễm dầu trước tiên là ảnh hưởng tới bộ lông của động vật. Khi bị dính dầu, sẽ làm động vật khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, giảm độ nổi trên bề mặt nước; khó thoát khỏi động vật săn mồi, giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Nếu nuốt phải nước thải nhiễm dầu, động vật sẽ bị mất nước, giảm khả năng tiêu hóa.
Khi bị ướt lông, động vật thường có xu hướng rỉa lông, càng rỉa lông thì càng nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi và kích thích hệ tiêu hóa.
Nước thải nhiễm dầu nổi trên bề mặt nước làm giảm khả năng chiếu sáng vào nước, làm hạn chế sự quang hợp của thực vật trong nước, nếu kéo dài sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội và con người
Nếu con người sử dụng nguồn nước bị nhiễm dầu thì trước tiên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, mắc một số bệnh về đường ruột, bệnh về da,..đặc biệt hơn có thể gây ung thư phổi, làm tốn tiền bạc, giảm tuổi thọ.
Không chỉ sử dụng nguồn nước nhiềm dầu, nếu con người hít phải hơi dầu cũng có cảm giác buồn nôn, nhức đầu, gây khó chịu.
Nước thải nhiễm dầu có thể phá hủy hoạt động của con người
nếu bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính
Ngoài ra, nếu nước cấp cho nuôi trồng thủy sản bị nhiễm dầu thì con vật nuôi sẽ chậm phát triển hoặc có thể bị chết, người dân có thể bị mất trắng, thiệt hại tiền trăm hoặc nghìn tỉ đồng.
Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu
Xử lý nước thải nhiễm dầu thường được xử lý bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp thiếu khí
Ưu điểm của phương pháp: xử lý nước thải nhiễm dầu có nồng độ chất hữu cơ cao; thiết kế và trang bị đơn giản; hệ thống dễ điều chỉnh theo nồng độ và lưu lượng nhiễm bận.
Nhược điểm của phương pháp: chi phí đầu tư lớn; tăng lưu lượng nước thải phát sinh, cần diện tích mặt bằng rộng
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa lý
Lọc qua song chắn rác
Lắng tụ
Lọc
Đông tụ và keo tụ
Tuyển nổi
Hấp phụ
Trao đổi ion
Thẩm thấu ngược
Siêu lọc
Thẩm tách và điện thẩm tách
Các phương pháp điện hóa
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa lý có nhiều ưu điểm như: hiệu quả xử lý cao hơn; ít chiếm diện tích; có thể tự động hóa hoàn toàn; có thể thu hồi các chất khác nhau; có khả năng loại bỏ các chất độc hữu cơ không bị oxy hóa sinh học; không cần theo dõi hoạt động của vi sinh.
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa học
Trung hòa
Oxy hóa
Khử
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa học thường dùng các tác nhân hóa học nên chi phí bỏ ra lớn. Thường sử dụng phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín và sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay xử lý nước thải lần cuối trước khi xả nước vào nguồn tiếp nhận.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu thường phát sinh từ nhiều nguồn (như khu công nghệ, nước thải bề mặt nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt và các dạng bùn thải lẫn nước) và có chứa nhiều tạp chất. Nên để xử lý hiệu quả nước thải nhiễm dầu cần chia làm nhiều bộ phận và nhiều cấp để xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu được thể hiện như sau:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu:
Nước thải phát sinh từ nhà máy, theo hệ thống ống nhựa được tập trung tại bể thu gom, ở bể thu gom có gắn thêm thiết bị chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn: lá cây, bọc nilong,….những rác này định kỳ sẽ được lấy ra đem xử lý như rác thải sinh hoạt. Nước thải trước khi qua bể điều hòa sẽ được đưa qua bể tách dầu, nước dính dầu sẽ được đưa qua bồn chứa dầu.
Nước thải ở bể điều hòa đảm bảo nồng độ và lưu lượng được ổn định, ở bể điều hóa có lắp thêm thiết bị khuấy trộn, tránh tình trạng bị lắng cặn ở dưới đáy bể, tránh phát sinh mùi hôi. Nước ở bể điều hòa tự chạy qua bể lắng. Sau đó, nước từ bể lắng sẽ được đưa qua bể phản ứng UASB, ở đây các chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật kị khí phân hủy thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản hơn. Tiếp tới, nước được đưa qua bể phản ứng (Bể trung hòa, bể hiếu khí, bể lọc màng) quá trình keo tụ, tạo bông xảy ra, xử lý toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nước từ bể phản ứng sẽ được chảy qua bể nano để xử lý tiếp BOD, COD, chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Sau đó, nước được đưa qua bể khử trùng, ở đây có châm thêm hóa chất như chlorine, phèn để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Nước sạch sẽ được đưa vào bể chứa và thải ra nguồn tiếp nhận, đạt giới hạn tiếp nhận theo quy định của phép luật.
Để hiểu chi tiết về công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ công ty Môi Trường Việt Envi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917.932.786: Ms. Hương
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Web: https://congtyxulynuoc.com
Vi Sinh Xử Lý Nước Thải – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Vai trò của vi sinh trong xử lý nước thải: Vi sinh vật là tập hợp nhiều loại vi sinh khác nhau mà chúng ta không thể thấy bằng mắt thường. Vi sinh trong xử lý nước thải có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và sử dụng các chất hữu cơ như thức ăn của chúng để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp. Trong công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh là quá trình quan trọng nhất vì nó đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải như COD, BOD, Tổng Nito, Tổng P, …nhờ các loại vi sinh vật khác nhau có trong nước thải: Vi sinh vật hiếu khí xử lý BOD, COD, Sinh vật yếm khí và thiếu khí xử lý Tổng N, Tổng P.
Vi sinh vật tham gia xử lý nước thải như thế nào?
– Những vi sinh vật xử lý nước thải có thể liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng cách là tổng hợp thành tế bào (nguyên sinh chất) mới. Chúng có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Nhưng sau khi hấp thụ, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm tới 0. Một lượng nhất định các chất hữu cơ hấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.
– Dựa trên phương thức phát triển vi sinh vật xử lý nước thải được chia thành 2 nhóm:
Các vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp
Các vi sinh vật tự dưỡng: Có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ: các loại vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt,…
– Bùn hoạt tính cùng như màng sinh vật là tập hợp các loại vi sinh vật khác nhau, chứa khoảng 70 – 90% chất hữu cơ; 10 – 30% chất vô cơ. Bùn hoạt tính có hình dạng là bông màu vàng nâu dễ lắng, có kích thước 3 – 150pm, có khả năng hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy (được dùng trong phương pháp xử lý sinh học hiếu khí). Những bông này bao gồm các vi sinh vật sống và cơ chất rắn (40%). Những vi sinh vật sống bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, một số nguyên sinh động vật, dòi, giun.
– Màng sinh vật (màng sinh học) phát triển ớ bề mặt các vật liệu lọc có dạng nhầy, dày từ 1 – 3 mm hoặc hơn. Màu của nó thay đổi theo thành phần của nước thải từ mầu xám đến nâu tối. Màng sinh vật cũng bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, động vật nguyên sinh.
– Bùn gốc ban đầu được nuôi dưỡng tạo thành loại bùn có hoạt tính cao và có tính kết lắng tốt. Có thể gọi đó là quá trình hoạt hóa bùn hoạt tính. Cuối thời kỳ này, bùn sẽ có dạng hạt. Các hạt này có độ bền cơ học khác nhau, có mức độ vỡ ra khác nhau khi chịu tác động của khuấy trộn. Bùn có nguồn gốc tốt nhất được lấy từ các cơ sở xử lý nước thải đang hoạt động.
– Trong hệ thống xử lý nước thải, vi khuẩn luôn chiếm ưu thế (90%). Vi khuẩn có kích thước trung bình từ 0,3 – 1 mm. Trong hệ thống bùn hoạt tính có sự hiện diện của vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, vi khuấn tùy nghi và vi khuấn yếm khí.
– Một số vi khuẩn dị dưỡng thông thường trong hệ thống bùn hoạt tính gồm có: Achromobacter, Alcaligenes, Arthrobacter, Citromonas, Flavobacterium, Pseudomonas, Zoogloea. (Jenkins, et ah, 1993). Hai nhóm vi khuân chịu trách nhiệm chuyên hóa amoni thành nitrát là vi khuân Nitrobacter và Nitrosomonas.
Một số giống vi khuẩn chính có trong bùn hoạt tính và chức năng của chúng khi tham gia xử lý nước thải
Vậy quá trình vi sinh xử lý nước thải diễn ra như thế nào?
Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí: quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình nhờ các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy có nghĩa là dùng vi sinh kỵ khí để xử lý nước thải.
Phân hủy kỵ khí có thể phân chia thành 06 quy trình sau:
Quá trình Thủy phân polymer: thủy phân các protein, polysacearide, chất béo.
Lên men các amino acid và đường.
Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo mạch dài và rượu.
Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic).
Quá trình hình thành khí methane từ acid acetic.
Quá trình hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.
Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí (dùng vi sinh hiếu khí để xử lý nước thải): là quá trình sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí chia làm 3 giai đoạn chính như sau:
Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
Tổng hợp tế bào mới
Phân hủy nội bào.
Làm thế nào để nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải?
Trước khi bắt đầu nuôi cấy vi sinh người thực hiện cần bổ sung một lượng bùn vào khoảng 10-15% thể tích bể và sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.
Có hai giai đoạn nuôi cấy vi xinh trong xử lý nước thải:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nuôi mới.
Ngày thứ 1: cho một lượng nước sạch vào bằng 1/3 bể, sau đó cho vi sinh dạng bùn vào trong bể. Trước khi cho vi sinh dạng bùn vào người nuôi cấy cần hòa vào nước làm tan những khối bùn lớn. Sau đó mở chế độ sục khí khoảng 2-3 ngày để cung cấp oxy cho vi sinh sống và phát triển trở lại bình thường.
Sau khi sục khí 2-3 ngày bắt đầu cho khoảng 1/3 bể là lượng nước thải vào bể để xử lý, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn chạy thích nghi .
Sau khi chạy thích nghi khoảng 3- 5 ngày ta cho nước thải vào bình thường và bắt đầu vận hành hệ thống. Lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định và vi sinh bắt đầu xử lý các chất hữu cơ trong nước thải
Giai đoạn 2: Giai đoạn bổ sung vi sinh xử lý nước thải
Nếu sau khi nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải chạy vận hành ổn định ta chỉ cần thêm một lượng chế phẩm vi sinh Aquaclean và dinh dưỡng như: Mật rỉ đường, NPK…để bổ sung cho vi sinh xử lý nước thải sống và phát triển. Liều lượng bổ sung tùy thuộc vào sự phát triển của hệ vi sinh trong bể.
Ví dụ
Ngày 01: 20ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (20×100)/(1000*3.785) = 0.53 gallon ~ 2lit
Ngày 07: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 14: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 21: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 28: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit.
Quý khách hàng quan tâm đến Vi sinh xử lý nước thải xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917 932 786 Ms Hương
Web: https://congtyxulynuoc.com/
Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Xử Lý Nước Thải Xianua
1. Phương pháp clo hóa tính kiềm
– Phương pháp clo hóa tính kiềm là phương pháp xử lý phổ biến nhất, do tác dụng ôxi hóa của clo hoạt tính làm cho hợp chất xianua ôxi hóa thành muối xianua, độc tính muối xianua bằng 1/1oo ion CN-1, muối xianua tiếp tục ôxi hóa,tạo thành khí CO2 và khí Nitơ, đạt mục đích loại bỏ hợp chất xianua.
– Hóa chất clo tính kiềm là: CaơOCl, NaClO, chất được dùng nhiều nhất là CaClO. Dùng CaClO để xử lý nước thải xianua, có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục. Phương pháp gián đoạn xử lý nước thải số lượng ít, nồng độ xianua cao và thay đổi nhiều, yêu cầu xử lý nghiêm túc, phương pháp xứ lý liên tục, xử lý nước thải số lượng nhiều, nồng độ xianua biến đổi ít. Thông thường dùng phương pháp gián đoạn, quy trình công nghệ xem hình 24.4.
– Dùng CaCIOCl để xử lý xianua hiệu quả tốt, thiết bị đơn giản, thao tác thuận lợi, chi phí thấp. Nhược điểm là: hoạt tính Cl trong CaClOCl trong quá trình bảo quản dần dần giảm tác dụng. Khi phản ứng, cần khống chế pH = 8,5 – 11, không được tiến hành trong môi trường axit, nếu không, sinh ra khí HCN rất độc. Sau khi xử lý có lượng kết tủa nhất định. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của chất ôxi hóa xem bảng 24 – 2.
3. Phương pháp brôm – ôxi
– Dùng phương pháp brôm – ôxi để xử lý nước thải, phản ứng chia làm hai cấp. Cấp 1: CN-1 ôxi hóa thành CNCT cấp 2: CNO- 1 bị ôxi hóa thành N2 và HCO3-1. Ưu điểm của phương pháp này là năng lực ôxi hóa brôm – ôxi mạnh, rất dễ phân hủy trong nước, không ô nhiễm nguồn nước. Do chế tạo brôm – oxi hóa tốn nhiều điện, vì thế chỉ dùng để xử lý trong trường hợp có lượng nước thải nhỏ.
4. Phương pháp ôxi hóa điện hóa
– Nước thải có xianua, khi điện phản xảy ra phản ứng ớ anôt, catôt, ôxi hóa thành N2 và CO2. Phương pháp ôxi hóa điện hóa, dùng phương pháp điện phân trực tiếp hoặc phương pháp điện phân gián tiếp.
– Phương pháp điện phân trực tiếp: Anôt là grafit, độ dày cực 25 – 50 mm. Catôt là tấm sắt, độ dày cực 2-3 mm. Cự ly giữa anôt và catôt 15-30 mm, điện áp bể 6 – 8,5V. Sau khi xử lý, hàm lượng xianua là 0 – 0,5 mg/1. trên catôt thu hồi kim loại, nhưng trong quá trình sản xuất sinh ra lượng nhó chất khí CuCl, phải dùng quạt hút. – Phương pháp điện phân gián tiếp: Trước hết điện phân muối ăn, để sinh ra NaClO, óxi hóa xianua thành N2 và CO2. Phương pháp điện phân gián tiếp có thể xử lý trên dây chuyển, tốc độ xứ lý nhanh, hóa chất tiêu hao ít, thiết bị đơn giản, dùng để xử lý nước thải có nồng độ xianua cao.
5. Phương pháp thu hồi hóa học
Do phản ứng giữa axit và ion gốc CN-1 trong nước thải, sinh thành khí HCN, thu hồi bằng kiềm. Quy trình công nghệ như sau: Gia nhiệt nước thải có xianua 51°c, ớ pH = 2 – 4, dẫn vào tháp phản ứng chân không H2SO4, tháp phản ứng có dòng không khí và hơi nước, nhiệt độ 98 – 99°c, sinh thành hỗn hợp chất khí nóng HCN và H20, sau khi qua bộ phận trao đổi nhiệt, dẫn đến tháp hấp phụ NaOH, sinh thành NaCN.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!