Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Y Tế: Bệnh Viện, Phòng Khám, Nha Khoa, Trạm Y Tế, …. mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Nguồn phát sinh nước thải y tế
Nguồn phát sinh nước thải y tế đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân loại thành 2 nguồn chính:
– Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, hoạt động vệ sinh phòng ốc…
– Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.
Nhìn chung các nguồn thải trên đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh. Do vậy việc thu gom và xử lý triệt để nước thải bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết.
Các thành phần chính của nước thải y tế như:
– Các chất hữu cơ
– Các chất rắn lơ lửng
– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
– Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh
– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
– Ngoài ra, nước thải y tế còn chứa một số các thành phần ô nhiễm khác thể hiện ở bảng sau:
2. Giải pháp xử lý:
Liên hệ ngay để được tư vấn biện pháp tốt nhất 0911.782.236
Ứng dụng công nghệ sinh học AAO (Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí) kết hợp màng MBR trong việc xử lý nước thải y tế.
Ưu điểm của màng lọc MBR:
– Tăng hiệu qủa sinh học 10-30%
– Thời gian lưu nước ngắn (HRT:Hydraulic Residence Times (6h))
– Thời gian lưu bùn dài (SRT: Sludge Residence Times )
– Bùn hoạt tính tăng 2-3 lần
– Quy trình điều khiển tự động
– Loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước cực nhỏ, các Coliform, E-Coli.
– Thay thế cụm bể truyền thống: Bể lắng, bể trung gian, bể khử trùng, tiết kiệm diện tích xây dựng.
– Vận hành và bảo trì dễ dàng.
Sơ đồ công nghệ
3. Thuyết minh quy trình:
Nước thải y tế theo mương dẫn và được tách rác trước khi đưa về về hố thu gom. Tiếp đó, một bơm chìm bơm nước thải sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý.
Tiếp theo, nước thải được chuyển sang cụm AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn kỵ khí Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… sau đó chuyển sang ngăn thiếu khí Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD, cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.
Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng.
Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được xử lý theo đúng quy định.
Nước thải y tế sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A.
4. Ứng dụng công nghệ màng MBR
Được áp dụng trong ngành xử lý nước thải phổ biến như:
– Xử lý nước thải sinh hoạt: khách sạn, nhà hàng, Resort, trường học, Khu chế xuất, khu công nghiệp….
– Xử lý nước thải y tế: bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, ….
– Xử lý nước thải ngành công nghiệp: sản xuất nước giải khát, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, …
Mô hình công nghệ
Module xử lý nước thải phòng khám
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế Phòng Khám Đa Khoa
Xử lý nước thải y tế phòng khám là gì?
Mỗi năm, các phòng khám đa khoa mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Như một điều tiết yếu cúa các hoạt động khám chữa bệnh, các phòng khám đa khoa sẽ phát sinh một lượng nước thải y tế cần phải xử lý theo quy định của nhà nước. Các chất phát sinh gây ô nhiễm trong phòng khám như máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…nên cần xử lý nước thải y tế tại các phòng khám đa khoa.
Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh. Nhằm bảo vệ nguồn nước, môi trường sống và sức khỏe của người dân. Các cơ sở phòng khám đa khoa Hồ Chí Minh cần trang bị hệ thống xử lý nước thải y tế. Vì các phòng khám đa khoa thường có quy mô nhỏ hơn bệnh biện nên lưu lượng nước thải thấp với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn. Nhưng đừng vì thế mà lơ là và thiếu cảnh giác dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Một số phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám hiện nay
Hiện này có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám đã được đưa vào sử dụng và đạt chỉ tiêu xử lý của nhà nước đưa ra, bao gồm:
Xử lý theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
Xử lý theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).
Xử lý theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)
Xử lý bằng hồ sinh học ổn định
Xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí
Xử lý theo nguyên tắc AO
Bảng: So sánh ưu, nhược điểm của các công nghệ, phương pháp xử lý trên
1
Xử lý theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
– Xử lý tương đối hiệu quả nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vừa phải;
– Kết cấu đơn giản, lắp đặt đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư không cao;
– Có thể không cần cấp khí cưỡng bức;
– Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, tiêu thụ ít điện năng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao;
– Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính;
– Không gây tiếng ồn.
2
Xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
3
Xử lý theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).
– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. Hiệu suất xử lý tương đối ổn định;
– Kỹ thuật vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính;
– Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
– Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành không đúng;
– Vỏ bằng kim loại không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi.
4
Xử lý theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao;
– Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có;
– Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp;
– Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển;
– Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt chìm và kín.
5
Xử lý bằng hồ sinh học ổn định
– Không phù hợp với nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm cao;
– Chiếm nhiều diện tích đất sử dụng cho công trình.
6
Xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí
– Xử lý hiệu quả nước thải ở mức độ thấp và trung bình;
– Chi phí đầu tư không cao;
– Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt nếu tăng cường dung tích bể yếm khí;
– Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp;
– Không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao;
– Tạo cảnh quan thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
– Phải đầu tư bể yếm khí lớn nếu nước thải có tải lượng ô nhiễm cao;
– Chiếm nhiều diện tích sử dụng;
– Hiệu quả khử trùng trên bãi lọc không đảm bảo nếu thời gian lưu ngắn (dưới 07 ngày).
7
Xử lý theo nguyên tắc AO (Thiếu khí/anoxic – Hiếu khí/oxic)
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm vừa;
– Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có;
– Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp;
– Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển;
– Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt nguyên khối và kín.
(Theo tapchimoitruong.vn)
Đánh giá độ phù hợp của các phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám trên
– Bình Dương: Phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo cho 8 chi nhánh (từ 5 đến 40 khối)
– Đồng Nai: Phòng khám Hoàng Dũng, PK Hoàng Tiến Dũng, PK Trung Thanh, PK Thành Tâm, PK Gài Gòn Tâm Trí…
– Long An: PK Sài Gòn Vàm Cỏ
– Tp. HCM: PK KaiYen, PK SIHG,….
Vác các Phong khám, thẫm mỹ viện nhỏ khác…
Qua các kinh nghiệm thực tế đó, HANA đã nhận ra phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám phù hợp nhất là Phương pháp AO kết hợp MBR
Công nghệ AO kết hợp MBR để xử lý nước thải y tế phòng khám
Tính chất nước thải phòng khám
Nước thải phòng khám nhìn chung vẫn chứa các chất đọc hại và tính chất chung của nước thải y tế. Tuy nhiên, nước thải phòng khám lại có các đặc trưng sau đây
Lượng nước thải ít, tùy thuộc vào quy mô và số lượng khám bệnh của phòng khám mà nước thải sẽ có khoảng từ 500 lít đến 10 khối/ ngày
Thời gian xả thải không đều tùy thuộc vào nhu cầu khám chữa bệnh
Nước thải không chứa nhiều chất độc hại, phần lớn là các vi sinh vật gây bệnh.
Phần lớn phòng khám có diện tích nhỏ nên cần hệ thống xử lý nhỏ gọn hoặc âm đất
Phòng khám không có nhận viên quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải 24/7, vì vây, Phòng khám cần có một hệ thông xử lý nước thải có thể chạy auto.
Qua các đặc điểm trên, ta có thể thấy công nghệ AO với kích thước nhỏ gọn kết hợp với màng MBR giúp xử lý triệt để các vi sinh vật gây hại trong nước.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế phòng khám AO kết hợp MBR
Module xử lý nước thải y tế phòng khám bằng phương pháp AO kết hợp MBR
Môi trường HANA là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa từ lúc đi vào hoạt động đến nay, luôn tự hào và được các bệnh viện, phòng khám lớn và nhỏ trong nước tin tưởng cộng tác cung cấp hệ thống xử lý nước thải y tế.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Môi trường HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa và vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, chất thải y tế. tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
đảm bảo về chất lượng, sự an toàn, ít tốn diện tích và chi phí vận hành. Đặc biệt, chịu trách nhiệm bảo trì, sữa chữa hoàn toàn nếu hệ thống hoạt động không tốt.
Liên hệ để được tư vấn trực tiếp, và nhận được các khuyến mãi của dành riêng cho khách hàng khi xử lý nước thải y tế.
Một vài dự án tiêu biểu về Xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa mà HANA đã thực hiện:
Hệ thống xử lý nước thải – Công suất 15 m3/ngày.đêm – Phòng Khám đa khoa Hoàn Hảo chi nhánh 4.
Hệ thống xử lý nước thải – Công suất 05 m3/ngày.đêm – Phòng Khám đa khoa Hoàng Dũng
Hệ thống xử lý nước thải – Công suất 05 m3/ngày.đêm – Phòng Khám đa khoa Hoàng Tiến Dũng
Hệ thống xử lý nước thải – Công suất 05 m3/ngày.đêm – Phòng Khám đa khoa Thành Tâm
Module xử lý nước thải – Công suất 01 m3/ngày.đêm – Phòng Khám Singapore Indochina Healthcare Group
Module xử lý nước thải – Phòng khám FV
…
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Công ty cải tạo sửa chữa hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Dịch vụ xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Module Xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Sửa chữa hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin” . Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế
Nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế trong đó có chứa các thành phần có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân hoặc từ hoạt động khám, chữa bệnh.
Thành phần trong nước thải có thể là:
– Các chất ô nhiễm thông thường như: chất rắn lơ lửng (TSS), chất rắn hòa tan (TDS), các chất hữu cơ dễ ôxy sinh hóa, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật như nitơ (ở dạng NH4+ hoặc NH3), phốt phát…
– Các thành phần nguy hại như: vi khuẩn gây bệnh dịch, chất phóng xạ, hóa chất xạ trị… Do vậy, nước thải y tế cần được thu gom và xử lý bằng các phương pháp, công nghệ phù hợp trước khi xả thải ra môi trường.
Hiện nay, việc xử lý nước thải y tế đã được các cơ sở y tế quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm đảm bảo yêu cầu sau khi xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 39/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ TN&MT). Theo đó, căn cứ vào các thành phần ô nhiễm đặc trưng, nồng độ các chất ô nhiễm, khối lượng nước thải phát sinh tại mỗi cơ sở y tế, yêu cầu chất lượng của nước thải y tế khi thải ra môi trường… mà chủ đầu tư áp dụng, lựa chọn công nghệ và phương pháp xử lý phù hợp.
Để xử lý nước thải y tế đạt các tiêu chuẩn về môi trường cần dựa trên cơ sở phân tích một số ưu, nhược điểm của các phương pháp khác nhau. Các tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý nước thải cho các cơ sở y tế bao gồm: hiệu quả xử lý nước thải, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành bảo dưỡng, diện tích đất xây dựng, các tác động đối với môi trường cảnh quan xung quanh, khả năng đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ, khả năng bố trí công trình trong khuôn viên cơ sở y tế, thời gian đưa công trình vận hành hiệu quả, khả năng khắc phục hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố mất điện.
Bảng so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp xử lý nước thải y tế hiện nay:
STT
Phương pháp xử lý nước thải y tế
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
– Xử lý tương đối hiệu quả nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vừa phải; – Kết cấu đơn giản, lắp đặt đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư không cao; – Có thể không cần cấp khí cưỡng bức; – Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, tiêu thụ ít điện năng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao; – Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính; – Không gây tiếng ồn.
– Không xử lý triệt để với nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao; – Cần có bể điều hòa để ổn định nước thải và bể lắng thứ cấp hở; kết cấu thiết bị cồng kềnh; – Cần có trạm bơm nước thải sau bể lắng 1; – Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng.
2
Xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao; – Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp; – Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành.
– Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi nhân viên vận hành phải được tập huấn và đào tạo; – Tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức, chi phí vận hành cao; – Có thể phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu vận hành không đúng cách; – Cần thời gian để hệ thống bùn hoạt tính hoạt động lại bình thường sau sự cố.
3
Theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).
– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. Hiệu suất xử lý tương đối ổn định; – Kỹ thuật vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính; – Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
– Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành không đúng; – Vỏ bằng kim loại không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi.
Theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao; – Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có; – Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp; – Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển; – Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt chìm và kín.
* Đối với hệ thống có sử dụng màng lọc:
– Phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên, đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ, phải thay thế màng lọc sau khoảng thời gian hoạt động; – Chi phí thay màng lọc cao và chi phí thay thế thiết bị thường phụ thuộc vào nhà cung cấp, đây là rào cản chính đối với các CSYT khi áp dụng mô hình này.
* Đối với hệ thống không sử dụng màng lọc cho khử trùng mà khử trùng bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp khác: chi phí đầu tư ban đầu ở mức trung bình.
4
Xử lý bằng hồ sinh học ổn định
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm thấp và trung bình; – Chi phí đầu tư thấp; – Chi phí vận hành và bảo trì rất thấp; – Vận hành và bảo trì dễ dàng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.
– Không phù hợp với nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm cao; – Chiếm nhiều diện tích đất sử dụng cho công trình.
5
Xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí
– Xử lý hiệu quả nước thải ở mức độ thấp và trung bình; – Chi phí đầu tư không cao; – Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt nếu tăng cường dung tích bể yếm khí; – Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp; – Không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao; – Tạo cảnh quan thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
– Phải đầu tư bể yếm khí lớn nếu nước thải có tải lượng ô nhiễm cao; – Chiếm nhiều diện tích sử dụng; – Hiệu quả khử trùng trên bãi lọc không đảm bảo nếu thời gian lưu ngắn (dưới 07 ngày).
Trên cơ sở các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường và ưu, nhược điểm của từng phương pháp xử lý nước thải y tế nêu trên, các cơ sở y tế – chủ đầu tư dự án cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo nguyên tắc lựa chọn công nghệ hiện có tốt nhất (BAT) trên cơ sở khối lượng, thành phần của nước thải y tế phát sinh, điều kiện mặt bằng xây dựng, phù hợp với khả năng tài chính của cơ sở y tế nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và theo hướng phát triển bền vững.
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ Sinh Học
Cùng tìm hiểu nước thải y tế là gì???
Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả
1. Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt
Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt
Bể keo tụ và bể lắng: Nước từ bể điều hòa qua thiết bị keo tụ. Ở đây sẽ được thêm thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Khi đã keo tụ để tăng kích thước thì nước thải sẽ chảy vào bể lắng. Các cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy của bể và chuyển đến bể phân hủy bùn.
2. Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính
Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính
Bể kỵ khí UASB: Để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Bể này có tạo ra một lượng bùn khá lớn. Bùn sẽ được xử lý bằng cách thu gom và đưa vào máy ép bùn.
Bể thiếu khí ANOXIC: Trong nước thải, có chứa hợp chất Nitơ và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình diễn ra nhanh vào gian đoạn đầu và sẽ giảm dần về sau. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu có bề mặt riêng lớn sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Bể này hoạt động hiệu quả hơn bể Aerotank rất nhiều do có vật liệu đệm cho vi sinh dính bám phát triển. Quá trình hoạt động ổn định không gián đoạn như bể Aerotank. Quá trình này cũng ít sinh bùn hơn Aerotank. Hiệu quả xử lý cũng cao hơn rất nhiều. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng.
Bể khử trùng: Ở bể khử trùng nước được thêm một số chất có khả năng hấp phụ mạnh như: , vôi,.. để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm gây hại cho môi trường và con người trước khi được đưa ra bên ngoài. Ngoài ra có thể cho clo vào để làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Bể chứa bùn: Đây là nơi tiếp nhận bùn từ bể lắng, Khi bùn đã vào bể sẽ được đưa qua máy ép bùn. Bùn sẽ thành dạng bánh để tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển đi xử lý.
Ngoài ra còn có một số phương pháp xử lý nước thải ý tế sau:
a. Xử lý nước thải y tế theo công nghệ hợp khối
Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxi hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải.
b. Xử lý nước thải y tế bằng bể lọc sinh học
Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau xử lý sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
c. Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp hóa sinh
Biện pháp xử lý hóa sinh là biện pháp xử lý kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học và phương pháp xử lý hóa học. Nước thải sau khi áp dụng phương pháp này được làm sạch đảm bảo và được đưa vào hệ thống thoát nước chung.
Bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ con người chúng ta. Hãy chung tay áp dụng các phương pháp xử lý nước thải y tế một cách hiệu quả. Mong rằng các kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Y Tế: Bệnh Viện, Phòng Khám, Nha Khoa, Trạm Y Tế, …. trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!